Hầu hết chúng ta đều biết nước là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cuộc sống. Các bác sĩ thường khuyên bạn uống khoảng tám ly một ngày để tốt cho sức khỏe. Hơn thế nữa, nước ấm lại còn là thứ nước thần kỳ có rất nhiều công dụng cực tốt cho sức khỏe.Dưới đây là những lợi ích của việc uống nước ấm:
Giảm cân
Nước ấm rất tốt cho việc duy trì sự trao đổi chất lành mạnh, nhờ đó có thể giúp bạn giảm cân. Cách tốt nhất để bạn thực hiện việc này là bắt đầu sự trao đổi chất vào sáng sớm với một ly nước chanh nóng. Uống nước ấm sẽ giúp phá vỡ các mô mỡ (aka chất béo cơ thể) trong cơ thể của bạn.
Uống nước ấm giúp giảm nghẹt mũi và đau họng
Đây là một liệu pháp tự nhiên tuyệt vời để chữa cảm lạnh, ho và đau họng. Nước ấm không chỉ làm tiêu đờm mà còn giúp loại bỏ đờm khỏi đường hô hấp.
Đau bụng kinh
Nước ấm cũng có thể giúp làm giảm các cơn đau bụng kinh. Nhiệt từ nước có tác dụng xoa dịu cơ bụng, cuối cùng giúp chữa trị những con đau và co thắt.
Giải độc cơ thể
Đây là lựa chọn tuyệt vời trong việc thanh lọc cơ thể. Khi uống nước ấm, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, khiến bạn đổ mồ hôi, giúp giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể và làm sạch cơ thể một cách lành mạnh. Để có kết quả tối ưu, bạn hãy thêm một ít nước chanh trước khi uống.
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Các chất độc trong cơ thể sẽ khiến bạn dễ dàng bị lão hóa. Ngoài ra, uống nước ấm giúp tái tạo các tế bào da làm tăng độ đàn hồi cho da, giúp da trở nên mịn màng hơn.
Ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nhọt
Nước ấm sẽ làm sạch sâu bên trong cơ thể và loại bỏ các căn nguyên gây nên nhiễm trùng do mụn trứng cá.
Tóc và sức sống của tóc
Uống nước ấm sẽ giúp mái tóc mềm, sáng bóng. Nước nóng tiếp thêm sinh lực cho các dây thần kinh trong chân tóc, làm chúng mềm mượt và săn chắc hơn.
Kích thích mọc tóc
Nước ấm thúc đẩy hoạt động thường xuyên của chân tóc và gia tăng độ phát triển của tóc.
Ngăn ngừa gàu
Nước ấm dưỡng ẩm cho da đầu và giúp chống lại da đầu khô hoặc gàu.
Tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh
Một lợi ích quan trọng khác của việc uống nước ấm là làm tăng lưu thông máu, điều này giúp ích rất nhiều cho các cơ và thần kinh trong cơ thể. Ngoài ra, nước nóng giữ cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khối mỡ cứng xung quanh hệ thần kinh.
Tiêu hóa
Nước ấm đặc biệt có lợi cho quá trình tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước lạnh trong hoặc sau bữa ăn có thể làm cứng dầu có trong thực phẩm bạn tiêu thụ, giúp hình thành khối mỡ cứng trên thành ruột, dẫn đến ung thư ruột. Tuy nhiên, nếu bạn thay thế một ly nước lạnh bằng một ly nước nóng, bạn có thể tránh được vấn đề này. Ngoài ra, uống nước ấm còn rất có lợi cho tiêu hóa sau khi ăn.
Các hoạt động ở ruột
Nói về tiêu hóa, nước ấm có thể giúp bạn giữ được sự đều đặn, cũng như làm cho các hoạt động của ruột được khỏe mạnh và không còn đau đớn. Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề mãn tính với táo bón. Khi phân tích tụ trong ruột, hoạt động của ruột trở nên chậm hơn. Bạn nên uống một cốc nước nóng hoặc ấm mỗi sáng khi dạ dày trống rỗng. Nước ấm sẽ phân hủy bất kỳ thực phẩm còn thừa lại và giúp dễ dàng tiêu hóa hơn.
Nhiều người thường thích uống nước lạnh hơn, nhất là trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, với những lợi ích tuyệt vời của nước ấm cho sức khỏe, bạn cũng nên bắt đầu thay đổi thói quen của mình, chẳng hạn thức dậy với một cốc nước ấm để giúp xoa dịu dạ dày nhé.
Tương Tác Giữa Thuốc Và Thực Phẩm
Từ lâu , người ta đả biết rằng một vài loại thức ăn , hoặc thức uống có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ và tác dụng của thuốc sử dụng . Khoa học gọi đây là hiện tượng tương tác ( interaction ) giửa thực phẫm và dược phẫm . Tác dụng của món thuốc có thể bị thay đổi, như nó có thể bị gia tăng , suy giãm , hoặc bị vô hiệu quá . Một số phản ứng phụ ( effets indésirables , side effects ) củng nhân đó mà xuất hiện ra . Liều lượng thuốc sử dụng , tuổi tác , sức nặng của bệnh nhân , nam hay nử , ăn lúc nào , uống thuốc lúc nào củng như tình trạng sức khỏe đều là nhửng nhân tố có thể ảnh hưởng và chi phối hiện tượng tương tác.
Một vài thí dụ điển hình
( Trong thực tế còn rất nhiều loại dược phẫm không được nêu ra ở đây )
1- Các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng
Penicillin ( Amoxicillin, Ampicillin) , Erythromycine : tránh ăn hay uống những thứ có tính chua hay acid , như nước trái cây , nước cam ,cà tomate , café . Dùng nhửng loại thực phẫm nầy sẻ làm tăng độ acid của bao tử và làm giãm tác dụng của thuốc . Nên uống lúc bụng trống , nghỉa là 1 giờ trước , hoặc 2 giờ sau khi ăn .Trường hợp bị xót bao tử thì nên ăn một chút thức ăn lúc uống thuốc .
Tetracycline , Ciprofloxacin ( Cipro) : tránh ăn , hay uống nhửng thực phẫm có chứa nhiều calcium , như sữa , crème glacée , fromage , và yogourt .Củng không nên uống chung với các loại vitamins hay supplements có chất sắt .Với nhửng loại thức ăn nầy , thuốc sẽ bị kém tác dụng đi . Nếu uống chung với café , Coca Colas , trà , chocolat , sẻ làm gia tăng nồng độ caffeine trong máu lên nhiều ,và gây kích thích , bồn chồn . Củng không nên uống chung với các loại thuốc làm giãm độ chua của bao tử thường được gọi là antacids như Maalox , Mylanta ….
Metronidazole ( Flagyl ) trị nhiễm trùng đường ruột và đường sinh dục : tránh rượu vì có thể làm xót dạ dầy , làm đỏ mặt ( flushing ) , nhức đầu , đau bụng và nôn mửa . Các loại Sulfonamides , như Sulfamethazole + Trimetroprim ( Bactrim , Septra ) : tránh rượu vì có thể làm nôn mửa . Nên uống lúc bụng trống . Nếu cãm thấy khó chiụ , thì có thể ăn một chút gì đó .
2- Các loại thuốc chống nhiễm trùng do nấm ( antifungals )
Griseofulvin ( Grifulvin) , Ketoconazole ( Nizoral) : tránh uống chung với sữa, fromage, yogourt , cà rem, và củng không nên dùng cùng một lúc với các loại thuốc antacids . Tránh uống rượu, vì sẻ bị đỏ mặt , nhức đầu , đau bụng và nôn mửa .
3- Các loại thuốc chống đau nhức có codeine và narcotique
Codeine + Acetaminophen ( Tylenol avec Codeine ), Morphine, Oxycodone +Acetaminophen( Percocet ) , Meperidine ( Demerol ) : Không nên uống rượu cùng 1 lúc với thuốc , vì sẻ làm gia tăng sự ngầy ngật và buồn ngủ , rất nguy hiểm nếu phải lái xe hay sử dụng máy móc …. Nên uống thuốc lúc bụng đầy để khỏi làm xót bao tử
4- Các loại thuốc làm giãm viêm sưng và làm giãm đau nhức .
Acetylsalicylic ( Aspirin) ,Ibuprofen(Advil , Motrin ), Naproxen, Feldene vv…nên uống lúc bụng đầy hay uống với sửa để khỏi xót dạ dầy .
Tránh dùng chung với rượu hay với các loại nước trái cây có tính chua . Rượu có thể làm hại gan và tăng nguy cơ xuất huyết bao tử . Tốt nhất là nên dùng các loại Aspirin có áo bọc bên ngoài ( buffered Aspirin , enteric coated Aspirin ) để không làm hại bao tử . Acetaminophen ( Tylenol , Tempra ) không hại bao tử , muốn có hiệu quả cấp thời ,nên uống lúc bụng trống . Tuy nhiên đối với nhửng người nào thường hay uống rượu ,củng có thể bị hại gan và xuất huyết bao tử. Đối với các thuốc nhóm Corticosteroide trị viêm sưng , ngứa ngái , như Dexamethasone , Hydrocortisone, Prednisone, Triamcinolone vv… , nên tránh rượu để khỏi làm xót bao tử. Các loại thuốc nầy có khuynh hướng giử nước cho nên cần tránh nhửng thức ăn có chứa nhiều muối sodium . . Nên dùng nhửng thực phẫm nào có nhiều calcium như sữa chẳng hạn . Uống thuốc lúc bụng đầy để không xót bao tử .
5 - Các loại thuốc trị bệnh tiểu đường .
Ví dụ Chlopropamide ( Diabinese ) : Tránh rượu vì có thể làm đỏ mặt và gây nôn mửa . Tránh nhửng thực phẫm chứa nhiều bột đường ( carbohydrate ) nhưng lại chứa ít chất xơ . Tốt hơn hết nên theo lời chỉ dẩn của bác sĩ và dược sĩ .
6 – Các loại thuốc chống suy nhược tinh thần ( trầm cảm ) thuộc nhóm IMAO
Phenelzine ( Nardil) có thể tương tác với chất Tyramine hiện diện trong một số các loại fromage cứng , chocolat , gan bò , gan gà , rượu chát ,trong trái avocado và trong các loại saucisse khô . Bệnh nhân bị nôn mửa , áp huyết động mạch gia tăng, và có thể bị tai biến mạch máu não .
7- Các loại thuốc an thần khác như Paroxetine ( Paxil) , Sertraline ( Zoloft)
Fluoxetine ( Prozac ) : có thể uống lúc bụng trống hay bụng đầy . Tránh rượu .
8 - Các loại thuốc chống lo âu phiền muộn ( Anti anxiety drugs)
Lorazepam ( Ativan) , Diazepam (Valium) , và Aprazolam ( Xanax ) : Tránh sử dụng máy móc vì sẻ bị ngầy ngật , và phản ứng chậm lại lúc lái xe . Café ngược lại sẻ kích thích, gây bồn chồn, và làm giãm sự công hiệu của thuốc .
9 – Các loại thuốc antihistamines chống dị ứng
Diphenhydramine ( Benadryl ) , Chlorpheniramine ( Chlor-Tripolon ) , Loratadine ( Claritin ) , Brompheniramine ( Dimetane ), và Asternizole ( Hismanal ) : Nên uống lúc bụng trống để tăng hiệu quả của thuốc . Không uống chung với rượu , sẻ làm tăng sự ngầy ngật và buồn ngủ . Các loại sirop để trị ho cảm có chứa chất Dextromethorphane ( Sirop Balminil DM ) củng không nên được uống chung với rượu .
10 – Các loại thuốc làm giãn nở phế quản và trị hen suyển
Theophylline ( Theo- Dur) , Aminophylline ( Phyllocontin ) , không nên dùng nhửng thứ gì có caffeine ( trà ,café , Coke , Pepsi vv…) Vì thuốc và caffeine đều kích thích hệ thần kinh trung ương . Tránh rượu vì có thể bị nhức đầu và nôn mửa .
Theophylline , thức ăn nhiều chất béo làm tăng chất thuốc trong cơ thể lên , còn ngược lại với thức ăn nhiều bột dường sẻ làm giãm chất thuốc xuống .
Các loại thuốc trị bệnh tim và tuần hoàn
A - Thuốc lợi tiểu ( Diuretics ) giúp đem nước ra ngoài cơ thể , và có 2 nhóm :
Nhóm làm mất Potassium, như Furosemide ( Lasix) và Hydrochlorithiazide ( HydroDiuril) : tránh dùng thực phẫm có nhiều muối sodium ( thịt nguội , bacon, đồ hộp , bột ngọt ) vì chúng sẻ làm thất thoát potassium ra ngoài, gây xáo trộn các điện giải, và có hại đến sức khoẻ .
Nhóm giử potassium, như Tramterene ( Dyrenium) ,và Spironolacton ( Aldactone) : tránh dùng thực phẩm có chứa nhiều potassium như chuối , trái cây khô , mọng lúa mì , nước cam ( 2-3 ly ) , sung khô , hoặc sử dụng nhửng chất thay thế muối ( salt substitude ) có chứa nhiều potassium . Sự thặng dư potassium rất có hại cho tim , làm nó đập không đều .
B- Thuốc làm giản nở mạch, giãm áp huyết và điều hòa nhịp tim .
Catopril ( Capoten) , Enalapril ( Vasotec ) ,Nitroglycerine ( Nitrostat ), Atenolol ( Tenormin ) , Hydralazine ( Aprelosine ) , Methyldopa ( Aldomet ) và Metoprolol ( Lopressor ) : cần giãm thực phẫm có nhiều muối sodium . Tránh rượu , vì áp huyết có thể hạ xuống quá thấp . Capoten có thể làm tăng chất potassium trong cơ thể , rất hại cho nhịp đập của tim , bởi vậy cần nên tránh dùng nhửng thực phẫm có nhiều potassium như chuối , cam và rau cải có lá thật xanh lúc uống thuốc nầy . Thức ăn có thể làm giãm việc hấp thụ của thuốc Capoten , nên uống 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi dùng bửa . Đối với thuốc Digoxin , nếu ăn quá nhiều chất xơ và chất pectin ( có trong các loại jelly ) , sự hấp thụ của thuốc có thể bị giãm đi .
C - Các thuốc làm giãm cholesterol
Thuờng được gọi chung là “Statins” . Tác dụng chính là làm giãm loại cholesterol xấu ( LDL ) . Một vài loại thuốc củng có thể giúp kéo chất béo triglyceride xuống nửa . Thí dụ : Atorvastatin ( Lipitor ) , Simvastatin ( Zocor ) , và Lovastatin ( Mevacor ) , Pravastatin ( Pravachol) . Mevacor và Pravachol nên được uống vào bửa cơm tối để tăng sự hấp thụ của món thuốc . Tránh uống nhiều rượu vì có thể hư gan .
Các thuốc làm loảng máu và thuốc kháng đông ( Anticoagulant)
Warfarin ( Coumadin ) : vitamin K làm đông máu nên có ảnh hưởng ngược lại với các loại thuốc kháng đông . Nếu uống Coumadin thì nên tránh dùng nhửng thực phẫm có chứa nhiều vitamin K như cải broccoli , rau mồng tơi ( spinach ) , turnip , bông cải ( cauliflower ) , cải brussel ( brussel sprouts ) . Ngoài ra nếu có uống thêm supplement vitamin E với liều lượng lớn trên 400 IU thì coi chừng nguy hiểm vì nó có thể làm gia tăng sự xuất huyết .
Các thuốc trị bệnh dạ dầy và ruột
Cimetidin ( Tagamet ) , Ranitidine ( Zantac ) , Famotidin ( Pepcid ) là nhửng thuốc trị loét bao tử bằng cách giãm độ chua acid của cơ quan nầy . Tránh rượu , café và thuốc lá . Đối với nhửng thuốc antacids làm giãm độ chua của dạ dầy như thuốc Mylanta và Maalox , nên tránh dùng chung với sửa , crème glacée , fromage và yogourt .
Các thuốc nhuận trường và thuốc xổ .
Lạm dụng nhửng thuốc loại nầy sẻ dẩn đến tình trạng cơ thể có thể bị mất các vitamins A,D,E, K , chất khoáng Potassium , Sodium , và các dưởng chất do thực phẫm mang vào . Nếu sử dụng loại dầu huile minérale để làm thuốc xổ thì sẻ bị mất đi các vitamin hòa tan trong chất béo , như các vitamins A,D,E K .
Cẩn thận với nước bưỡi.
Nước bưởi ( grapefruit juice ) , củng như bưởi trái có thể làm gia tăng gấp bội mức độ hấp thụ của một số thuốc vào trong máu , đồng thời củng kéo theo nhửng phản ứng bất lợi nguy hiễm . Cam và chanh không thấy có ảnh hưởng nầy . Sau đây là nhửng thí dụ :
*- Thuốc trị cao áp huyết : Felodipine ( Plendil) , Nifedipine ( Adalat) , Nimodipine (Nimotop )
*- Thuốc làm giãm cholesterol : Simvastatin ( Zocor) , Lovastatin ( mevacor ), Atorvastatin ( Lipitor ) .
*- Thuốc làm giãm sức miển nhiễm dùng ở nhửng ca ghép bộ phận : Cyclosporine ( Neoral)
*- Thuốc trị lo âu , mất ngủ, suy nhược tinh thần : Diazepam ( Valium), Triazolam ( Halcion) , Carbamazepine ( Tegretol) , Trazodone ( Desyrel) , Chlomipramine ( anafraninl ) .
*- Thuốc trị dị ứng : Astremizole ( Hismanal ).
*- Thuốc trị Sida : Saquinavir ( Fortovase )
Nên uống thuốc với nước gì ?
RƯỢU : là thứ cần nên tránh nhất lúc uống thuốc . Rượu thường làm đỏ mặt , , nhức đầu , ói mửa , tim đập nhanh, làm ngầy ngật , gây buồn ngủ thêm . Các loại thuốc trị dị ứng củng như nhửng loại thuốc có chứa morphine đều không được uống chung với rượu .
NƯỚC NGỌT CÓ GAZ : ví dụ Pepsi , Coke vv…đều có tính làm tăng nhanh thời gian loại thải thuốc ra ngoài bao tử .
CAFÉ : Một số thuốc có thể làm chậm lại sự biến duởng của café trong gan , vì vậy tác dụng của chất caffein tồn tại rất lâu trong cơ thể ,và gây ra một số phản ứng phụ bất lợi như làm tim đập nhanh và làm mất ngủ .
SỮA : Calcium trong sữa sẻ kết hợp với Tetracycline để tạo thành 1 hổn hợp không hấp thụ được .
TRÀ : Các hoạt chất của trà sẻ kết hợp với các chất sắt trong thuốc để tạo nên 1 hổn hợp không thể hấp thụ được . Tránh uống các supplement có chứa chất sắt với nước trà .
NƯỚC LẠNH : Uống thuốc với 1 ly nước lạnh là tốt nhất .
KẾT LUẬN :
Đại học Laval , Quebec gần đây đả thực hiện 1 cuộc thăm dò về cách sữ dụng thuốc ở giới cao niên . . Kết quả thật đáng ngại : 70% không hiểu rỏ nhửng lời chỉ dẩn ghi trên lọ thuốc , trong số nầy 50% không tôn trọng cách dùng thuốc củng như thời gian trị liệu . Hậu quả là 20% bệnh nhân điều trị ở bệnh viện đều có nguyên do bắt nguồn từ thuốc mà ra …như dùng thuốc không đúng cách , dùng không đúng liều lượng chỉ dẩn , phản ứng phụ quá mạnh vv… Ngăn ngừa sự tương tác xảy ra , không có nghỉa là phải nhịn ăn , hay nhịn uống . Điều quan trọng ở đây là cần phải biết rỏ là mình có thể ăn những gì, lúc nào có thể ăn được và lúc nào có thể uống được . Muốn biết rỏ, không gì tốt hơn là nên hỏi và nghe theo lời chỉ dẩn của bác sĩ và dược sĩ . /.
Nguyễn Thượng Chánh, DVM.
Bàn chân "con tim thứ hai" của cơ thể
Hàng ngày bạn tiêu tốn thời gian để dưỡng da, tập thể thao, thiền, yoga… với mục đích giữ gìn cơ thể khỏe mạnh nhưng lại bỏ quên đôi chân, nơi chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể của cả ngày.
Chân được ví như con tim thứ hai của cơ thể. Theo Đông y tất cả các huyệt ở chân đều ảnh hưởng đến các cơ quan khác với vô số đầu dây thần kinh nối liền với não. Tất cả máu lưu thông trong cơ thể đều đi qua mạng mạch máu dưới chân. Bảo vệ đôi chân là bảo vệ sức khỏe của cơ thể. Nếu khí huyết lưu thông tốt , cơ thể sẽ mạnh khoẻ và tránh được bệnh tật. Mà chân lại là nơi giao nhau của rất nhiều kinh mạch, tập trung nhiều huyệt đạo, nên giữ cho khí huyết lưu thông ở chân rất quan trọng.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách giúp khí huyết lưu thông ở chân một cách hiệu quả.
1. Để bàn chân được tự do
Hàng ngày khi đi làm, đi học, bàn chân đều được bọc kín trong tất, giày làm mồ hôi ứ đọng, các ngón chân không được vận động thoải mái, khí huyết cũng ứ trệ khó lưu thông. Vậy nên khi có cơ hội hãy để chân trần được thông thoáng, giúp bạn mang lại cảm giác dễ chịu hơn và ngăn ngừa được các bệnh ở chân như nấm, nhiễm khuẩn.
Lúc ở nhà, nên đi chân trần, như vậy các ngón và cơ bàn chân có cơ hội vận động, giúp cơ thể bám chắc trên nền đất. Điều này rất quan trọng vì chân là nơi chịu lực của cơ thể, một bàn chân mềm yếu thì tướng đi sẽ không đẹp, đi và đứng lâu dễ mỏi.
Theo Trung y, khi chân trần tiếp đất cũng là lúc cơ thể và mặt đất cân bằng âm dương, giúp cơ thể giải phóng những khí dương dư thừa và bổ sung tính âm còn thiếu.
2. Ngâm chân bằng nước ấm
Chân có hệ thống mạch máu phức tạp và dày đặc, là nơi phần lớn máu của cơ thể tập trung để trao đổi chất độc và đi ngang qua. Vì vậy chân được mệnh danh là trái tim thứ hai, tuy nhiên trái tim này ở xa trung tâm và dễ bị nhiễm lạnh nhất. Ban đêm nếu chân lạnh, dòng máu lưu thông từ chân trở về tim sẽ mang khí lạnh khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, và làm tim tiêu hao năng lượng để sưởi ấm máu.
Vì vậy ngâm chân bằng nước ấm vào ban đêm chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho cơ thể, nhất là những ngày đông lạnh hay lúc cơ thể bị cảm lạnh. Nước ấm giúp mạch máu nỡ ra, giúp cơ thể trao đổi chất được nhiều hơn.
Cách thức:
Ngâm chân với lượng nước ấm vừa phải từ 40-50 độ C, nước ngang mắt cá chân, ngâm từ 5-10 phút trước khi đi ngủ. Có thể rắc 1 chút muối, có tác dụng diệt khuẩn, sẽ giúp làm sạch bề mặt da và các khoé móng. Sau khi ngâm nhớ lau thật khô bàn chân cũng như khoé móng.
3. Tắm nắng cho chân
Cũng giống như ngâm chân bằng nước ấm, tắm nắng cho chân cũng là một biện pháp tuyệt vời để sưởi ấm cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, trao đổi chất hiệu quả. Sáng sớm hoặc chiều tà là khoảng thời gian tuyệt nhất để tắm nắng.
Bạn hãy cởi hết giày tất, để hai bàn chân về hướng mặt trời sưởi nắng 20-30 phút, các chuyên gia cho rằng đây là biện pháp tắm trần cho chân. Điều kỳ diệu của biện pháp này là làm cho tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu rọi vào lòng bàn chân, thúc đẩy toàn thân trao đổi chất, tăng nhanh tuần hoàn máu, nâng cao hoạt lực cho các cơ quan nội tạng, làm cho chức năng của các bộ phận trong cơ thể được phát huy dồi dào.
Cách này có hiệu quả chữa trị khá tốt đối với các bệnh như huyết áp thấp, thiếu máu, viêm mũi, bệnh còi xương v.v.
4. Massage chân
Như đã trình bày ở trên, chân là nơi tập trung của hầu hết các đường kinh mạch lớn của cơ thể, và tập trung nhiều huyệt quan trọng bổ trợ cho ngũ tạng. Vậy nên xoa bóp, bấm huyệt giúp kinh mạch lưu thông, có thể gián tiếp điều chỉnh những bất ổn hay thiếu xót trong cơ thể, tránh được bệnh tật.
Cách làm cụ thể là mỗi lần rửa chân thì massage toàn bộ phần chân 1-2 lần, mỗi lần khoảng 30-40 phút.
5. Vận động ngón chân tốt cho bao tử
Các nhà y học Nhật bản gần đây đã nghiên cứu và phát hiện, thường xuyên vận động ngón chân có thể làm mạnh khỏe bao tử. Lý luận kinh lạc cho rằng, kinh lạc của dạ dày là nằm giữa ngón chân thứ 2 và thứ 3, nguồn huyệt của bao tử cũng nằm ở vị trí đốt ngón chân. Vì vậy, chúng ta nên luyện tập ngón chân thứ 2 và thứ 3 giúp 2 ngón có tính đàn hồi, linh hoạt. Ngoài ra, người có chức năng bao tử mạnh, khi đứng thẳng thì ngón chân cũng bám rất chắc. Người có chức năng dạ dày yếu thì nên thường xuyên luyện tập các ngón chân.
Cách làm rất đơn giản mỗi ngày bất cứ khi nào rảnh bạn cho các ngón chân cử động, dùng 2 ngón thứ 2 và 3 gắp đồ… Cứ luyện tập dần dần như vậy chức năng của bao tử sẽ mạnh dần lên.
6. Đấm chân luyện tập sức khỏe
Sau mát xa, ngâm chân nước ấm thì đấm chân cũng là 1 cách tác động lên các huyệt đạo, giúp khí huyết lưu thông.
Dùng một cây gậy đấm lưng đấm nhẹ lên lòng bàn chân, mỗi lần khoảng 50-100 cái, làm cho chúng ta có cảm giác nhức, tê, nóng, sưng, lần lượt đấm từ chân trái rồi chân phải. Thông qua đấm chân để kích thích hậu tố thần kinh dưới chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể đạt được hiệu quả khỏe mạnh và phòng chống bệnh tật.
7. Lắc chân giải tỏa mệt mỏi
Nằm ngửa, hai chân nhắc lên cao, sau đó lắc đi lắc lại hai chân, cuối cùng chuyển động một cách có tiết tấu giống như đạp xe đạp, mỗi lần làm từ 5-6 phút. Cách này có thể thúc đẩy toàn thân tuần hoàn máu, giải tỏa cảm giác mệt mỏi.
8. Cọ xát chân thư giãn gân cốt
Bỏ giày, đặt một vật hình tròn to như quả bóng tennis vào lòng bàn chân, chuyển động qua lại 1-2 phút, như thế có thể giúp cho chúng ta phòng chống chuột rút ở chân hoặc mệt mỏi quá độ.
9. Ấm chân phòng bệnh
Hàn lạnh bắt đầu từ chân, cho nên mùa đông chúng ta phải đặc biệt chú ý. Lòng bàn chân cách xa tim, lượng máu cung ứng ít, bề mặt có liên kết với thần kinh của đường hô hấp trên, đặc biệt là có liên kết chặt chẽ với niêm mạc mũi. Vì vậy không nên xem nhẹ giữ ấm cho chân, nếu không sẽ dễ bị cảm, trúng gió. Nếu bạn bị nghẹt mũi, cảm lạnh, có thể dùng dầu gió thoa một ít ở lòng bàn chân, cũng là 1 cách giữ ấm và chữa bệnh hiệu quả.
10. Chăm sóc chân đuổi bệnh
Móng chân chỉ cần một chút là có thể bong ra khỏi ngón và vùng đó có thể sẽ bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Để tránh trường hợp này chúng ta có thể thường xuyên cắt móng chân để tránh móng chân bị gãy đột ngột. Ngoài ra, khi cắt móng chân không nên để móng chân nhọn, hai bên móng cũng không nên cắt quá ngắn, nếu không móng chân sẽ châm vào da và ảnh hưởng đến sự phát triển của thịt móng phía trong.
Qua 10 phương pháp đơn giản trên bạn đã có thể chăm sóc bàn chân để cơ thể khỏe mạnh. Hãy nhớ kiên trì và bền bỉ để có được hiệu quả tốt, ngoài ra cách đơn giản nhất để bảo vệ chân là không nên đứng quá lâu, massage chân trước khi đi ngủ.
Thư Hùng (tổng hợp)/quinhon11
Con người ngày càng sợ hãi chuyện sinh con.
"Tất nhiên chúng tôi nghĩ sẽ có nhiều hơn một bé," Marcoux cho biết, cô sống ở Alberta, Canada. Nhưng ngày nay, cặp đôi rất chắc chắn là cậu con trai của họ đang ở tuổi tiểu học sẽ không có thêm anh em gì nữa. "Chúng tôi có thể dành cho con cuộc sống khá tốt," cô chia sẻ. "Nhưng nếu chúng tôi có thêm bé nào nữa, thì chất lượng sống sẽ giảm sút thấy rõ."
Đó một phần là quyết định tài chính; thậm chí với thu nhập chung của Marcoux và chồng nhập lại, thì chăm sóc con cái vẫn rất vất vả, và họ sẽ không thể tiết kiệm được nhiều. Nhưng quyết định này cũng một phần vì không có hỗ trợ nào và họ nghi ngại về tương lai.
"Tôi cảm thấy có thêm con sẽ là gánh nặng mà chúng tôi không chịu nổi," Marcoux thú thật. "Không ai muốn nghĩ tạo dựng gia đình là gánh nặng. Thậm chí chỉ nói ra điều đó thôi đã là quá đáng rồi. Nhưng nhiều ngày chúng tôi nghĩ mình không thể làm nổi dù chỉ có một con. Làm sao chúng tôi có thể [sống nổi] nếu có nhiều con? Một số thành viên trong gia đình thất vọng khi biết chúng tôi quyết định như vậy, nhưng thế giới giờ đây đã khác."
Tỷ lệ sinh toàn cầu đang sụt giảm. Đây không hẳn là tin tức mới mẻ gì; tỷ lệ sinh vẫn theo chiều đi xuống từ năm 1950, theo dữ liệu mà tổ chức phi lợi nhuận có tên Cục Tham chiếu Dân số từ Washington DC ghi nhận.
Nhưng tỷ lệ sụt giảm những năm gần đây đặc biệt cao: trong năm 2021, tỷ lệ sinh toàn cầu là 2,3 trẻ trên một phụ nữ; vào năm 1990, tỷ lệ này là 3,2.
Một khảo sát mới gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew nhận thấy tỷ lệ người lớn không có con ở Hoa Kỳ từ 18 đến 49 tuổi vẫn ở mức độ như cũ. Với mỗi quốc gia châu Âu, tỷ lệ thụ thai năm 2021 là dưới 2,1 trẻ/phụ nữ, tức dưới mức được coi là "tỷ lệ thay thế" dân cư. Ở một số các quốc gia trong nhóm này, tỷ lệ sinh đạt mức thấp chưa từng thấy.
Không khó để tưởng tượng vì sao người trẻ ngần ngại sinh nhiều con. Họ càng ngày càng khó đạt được mức ổn định tài chính hơn trước.
Cứ 10 người Mỹ chưa đến tuổi nghỉ hưu thì có một người nói tình hình tài chính của họ sẽ không bao giờ hồi phục được vì đại dịch, và mức lạm phát đáng kể sẽ tiếp tục bao trùm Châu Âu.
Ở nhiều nơi, sở hữu nhà gần như hóa thành giấc mơ không tưởng. Bất ổn về chính trị và dân sự tràn lan khắp thế giới, và vấn đề biến đổi khí hậu vẫn đang trong cuộc khủng hoảng. Từ đó người ta dễ dàng cảm thấy tương lai thật ảm đạm.
"Cách lý giải trọng tâm là sự bất an ngày càng gia tăng," Daniele Vignoli, giáo sư về nhân khẩu học từ Đại học Florence phát biểu trong bài thuyết trình tại một hội thảo nghiên cứu do Viện Đại học Châu Âu tổ chức qua Zoom.
Tốc độ biến động ngày càng tăng, cũng như cơ chế của "sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực," ông giải thích, "khiến cho mỗi người càng khó có thể dự báo được tương lai".
Và khi tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu được cải thiện sau thời suy thoái, thì mức cải thiện lại không tương đương nhau trong các ngành nghề và theo cấp độ.
"Số việc làm tốt dành cho người thuộc nhóm thu nhập thấp và thu nhập trung bình giảm dần - các việc từ nghiệp đoàn, nghề xây dựng, việc sản xuất - các công việc này không quay trở lại, và đó là các việc làm tốt và ổn định dành cho người có học thức thấp," Gemmill cho biết.
Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ năm 2019 cho thấy một số công việc đã biến mất, trong đó có nhóm việc về sản xuất, gây tác động đáng kể hơn với tỷ lệ thất nghiệp lên tỷ lệ sinh sản nói chung.
Gemmill cho biết thêm việc làm thời vụ và việc làm theo ca - là những công việc thường không có phúc lợi gì cho gia đình, như tiền chăm sóc con cái hay bảo hiểm sức khỏe ở những quốc gia tư nhân hóa - làm dấy lên lo lắng về sự ổn định trong tương lai, và điều này ảnh hưởng đến quyết định sinh con.
Sự bất ổn kinh tế cũng ảnh hưởng đến việc làm cũ và gây bất an trong vấn đề nhà cửa. Một nghiên cứu gần đây do Trung tâm Biến động Dân số từ Đại học Southampton, Anh Quốc cho thấy quan niệm thông thường cho rằng mọi người sẽ có nhà trước khi sinh con - quan niệm này thể hiện qua dữ liệu thu thập được đến năm 2012 - và giờ đây không còn đúng nữa. Trong thực tế, hiện thực tài chính có thể khiến người trẻ phải chọn giữa chuyện mua nhà hay có một hoặc nhiều con.
"Nói chung sự đứt gãy giữa quyết định sở hữu nhà và làm cha mẹ đã ảnh hưởng đáng kể tới việc làm cha mẹ," giáo sư Ann Berrington, trưởng nhóm nghiên cứu, lý giải trong thông cáo báo chí. "Nếu đây là nguyên nhân, như chúng tôi thấy, thì việc sở hữu nhà ngày cạnh tranh về mặt chi phí so với việc sinh con, thế cho nên có vẻ như những người mua được nhà sẽ phải tính chuyện hoãn chuyện sinh con, hoặc thậm chí là bỏ luôn ý định sinh con."
Marcoux cho biết áp lực phải trả góp tiền nhà và chăm sóc tổ ấm là một phần nguyên nhân khiến cô quyết định không sinh thêm con.
Cô nói rằng cứ nghĩ đến cảnh có chuyện đó kinh khủng xảy ra khiến cả nhà rơi vào khủng hoảng tài chính là điều thật đáng sợ. Marcoux cho biết thêm, hơn nữa, cô còn lo lắng cô không chu cấp đầy đủ cho con trai hiện giờ.
"Cộng đồng đã bị bào mòn"
Với người muốn làm cha mẹ, lo lắng về tài chính có thể kết hợp với lo ngại về bất ổn chính trị và dân sự, cả ở địa phương và trên toàn cầu - và nỗi sợ có thể trầm trọng hơn vì sự hiện diện thường trực của truyền thông trong đời sống hàng ngày, thứ có thể làm sự chia rẽ và xung đột ngày càng sâu sắc hơn.
Dù chiến tranh và vấn đề chính trị có thể xảy ra với gần như mọi thế hệ ở khắp nơi, nhưng cha mẹ ngày nay dường như phải đối mặt với một thế giới đáng sợ hơn rất nhiều so với thời cha mẹ hay ông bà của họ.
Dù tuổi thọ của con người cao hơn bao giờ hết, công nghệ phát triển và khả năng tiếp cận với điều kiện chăm sóc y tế hiện đại, phương tiện truyền thông có mặt ở khắp nơi nghĩa là ta ngày càng chú tâm vào những điều khủng khiếp xảy ra khắp toàn cầu, từ thiếu thốn lương thực tới tình trạng xả súng trong trường học.
Dữ liệu mới đây từ Chỉ số Hòa bình Toàn cầu, một báo cáo thường niên do Viện Kinh tế và Hòa Bình ở Sydney thực hiện, cho thấy tình trạng bất ổn dân sự đã tăng gấp đôi trên thế giới trong thập niên vừa qua, với sự gia tăng đáng kể vào năm 2020, khi tỷ lệ tăng toàn cầu tới 10%.
Bốn mươi năm dữ liệu ở khắp các quốc gia có xảy ra tình trạng xung đột cho thấy tỷ lệ sinh con giảm xuống khoảng 1/3 trong thời kỳ bất ổn. Theo Gemmill, người ta sinh ít con hơn khi họ hoảng sợ nghĩ đến những gì con cháu họ sẽ phải đối phó.
Marcoux cũng cảm thấy tình trạng chia rẽ ở ngay khu vực nơi cô sống. Cô cho biết không còn cộng đồng nữa, và điều đó khiến cha mẹ cảm thấy khó khăn và cô đơn hơn trước đây. "Khi tôi còn bé vào đầu thập niên 1990, tất cả các bà mẹ trong khu phố đều ở nhà làm mẹ. Mọi người luôn ở cạnh nhau, bạn quen biết hàng xóm và bạn có cộng đồng hỗ trợ," cô chia sẻ.
Marcoux cho biết cô không cảm thấy có sự hỗ trợ như vậy nữa, và cảm giác bị cô lập khỏi cộng đồng khiến cô sợ phải làm mẹ.
Trong một nghiên cứu năm 2018, 2/3 người trẻ Hoa Kỳ trong thế hệ thiên niên kỷ được khảo sát cho thấy họ cảm thấy mất kết nối khỏi cộng đồng - đây là phát hiện không hay ho gì, vì sự gắn bó xã hội là một trong những chỉ dấu mạnh nhất cho thấy mức độ hạnh phúc.
"Chúng tôi thậm chí không quen hàng xóm. Tôi nghĩ cộng đồng đã bị bào mòn," Marcoux nói. "Và giờ đây, đặc biệt là khi các vấn đề chính trị thực sự xuất hiện ở tuyến đầu, một số người dần mất đi quan hệ với những người mà họ từng tin tưởng trong quá khứ, bởi niềm tin, phẩm giá và đạo đức của các bên đơn giản là không còn phù hợp với nhau nữa."
Khí hậu bất an
Trong khảo sát của Pew, khi họ hỏi những người nói có thể sẽ không sinh con trong tương lai, thì 5% trong số đó viện dẫn lý do môi trường.
Một khảo sát năm 2019 cho tờ Business Insider thực hiện cho thấy gần 1/3 người Mỹ, trong đó khoảng 40% trong độ tuổi 18-29, cho rằng các cặp đôi nên "suy xét tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu khi quyết định có nên sinh con hay không."
Dân số tăng không phải nguyên nhân duy nhất làm tăng dấu vết carbon của nhân loại, Marcoux cho biết, cô lo sợ thế hệ tiếp theo sẽ chịu hậu quả nặng nề nhất vì biến đổi khí hậu, và cô lo lắng về tình trạng Trái Đất mà con cô và có thể cháu của cô sẽ thừa hưởng.
Cô cho biết khủng hoảng biến đổi khí hậu chỉ càng làm gia tăng quyết tâm không sinh thêm con.
"Tại sao tôi phải sinh thêm một đứa trẻ vào sự hỗn loạn khi tôi nghĩ về tương lai và hoảng sợ thay cho bé? Tôi từng thức khuya suy nghĩ tương lai của con sẽ ra sao," cô nói. "Đây là vấn đề mà hai vợ chồng tôi liên tục thảo luận. Anh ấy tự hỏi liệu chúng tôi đã chọn đúng hay không? Liệu ta có đè gánh nặng lên vai con vì nó phải gánh chịu hậu quả? Liệu ta có quá ích kỷ?"
Đó là những câu hỏi khiến cả thế hệ người lo lắng khi họ phải quyết định xem nên sinh bao nhiêu con, hoặc liệu có nên sinh con hay không, trong tình cảnh ngày càng nhiều báo cáo tồi tệ về sức khỏe của hành tinh.
"Tôi không ngờ rằng đỉnh điểm của tình trạng khí hậu sẽ xảy ra trong thời điểm vàng sinh con của tôi," biên tập viên chuyên viết về mảng thám hiểm trên tạp chí Sierra Kate O'Reilly viết trong một bài báo năm 2019 đăng trên tạp chí này, bài báo có chủ đề về sự vật lộn với quyết định có nên làm mẹ hay không, khi cô đang là phóng viên tường thuật về môi trường trong kỷ nguyên khủng hoảng khí hậu.
"Tôi không thể nào phớt lờ sự thật là mọi thứ ngày càng trở nên đen tối hơn cho thế hệ con tôi. Làm sao tôi có thể nhìn vào mắt đứa con chưa thành hình của mình và nói rằng tôi sẵn sàng đưa con vào thế giới hỗn loạn và ngày càng không thể sống nổi, rằng tôi biết tất cả những con thú trong sách tranh của bé rồi sẽ tuyệt chủng?"
Sự lạc quan trong bất an
Khi tôi viết bài báo này, đứa con đầu lòng của tôi cựa mình và đạp chân trong bụng tôi. Tôi được ban phước khi mang thai bé suôn sẻ về mặt thể chất, nhưng về tinh thần và cảm xúc, tôi chìm ngập trong cảm giác lẫn lộn, mù mờ khi sắp phải làm mẹ.
Tôi nghĩ rằng ở tuổi 31 tôi đã có tình trạng tài chính khác trước. Số tiền nợ vay thời sinh viên tôi vẫn chưa trả xong, và trừ khi có có những thay đổi quan trọng về luật pháp đối với khoản vay này, ít nhất tôi vẫn sẽ tiếp tục mang nợ cho đến khi con tôi vào mẫu giáo.
Tôi sống ở vùng nông thôn Pennsylvania, Hoa Kỳ, nơi chi phí cuộc sống thấp và tôi có thể dễ dàng tiếp cận các loại thực phẩm từ địa phương, giá rẻ và lành mạnh.
Nhưng tôi đang thuê nhà, sống xa gia đình, và dù tôi có hàng xóm và cộng đồng đáng mến, tôi khó có thể nào rũ bỏ cảm giác không yên ổn.
Tôi lo lắng khi phải sinh con trong thời đại dịch, và sinh con trong một quốc gia mà sự bình ổn về chính trị cảm thấy rất mong manh. Tôi lo lắng về nhiều thứ.
Áp chế nỗi sợ là sự phấn khích sâu sắc từ bên trong và là sự lạc quan không thể nhầm lẫn được.
Tôi mong chờ sẽ được đi dạo cùng con trong thế giới tự nhiên, dù nơi ấy đã bị hủy hoại ít nhiều, tôi muốn chỉ cho con thấy những cây thân gỗ trên dãy Appalachia và những con bướm đêm và sò, và lớp tuyết dày trên đồi trượt tuyết.
Tôi tự nhắc bản thân rằng ta đơn giản là cố gắng hết sức để giúp con cái quen với vấn đề của thế giới thay vì sợ hãi, và giúp con mạnh mẽ hơn để chúng tin tưởng rằng chúng có thể giúp làm điều đúng.
Làm mẹ thật đáng sợ, nhưng tôi cảm thấy đây là điều đúng mình đã chọn. Dường như cả hai cảm giác đều rất thành thật.
Kate Morgan