a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

Ăn Cơm Nhà Me (Mẹ) Vợ


Làm rể người Khmer Nam bộ nên tôi có nhiều dịp hòa nhập vào đời sống tộc người nầy, nhứt là trong lãnh vực ẩm thực.

Tháng Mười âm lịch năm đó, sau ngày cưới vài ba tháng, vợ chồng tôi về thăm nhà cha mẹ vợ. Sáng sớm, vợ rủ tôi tâu phsa (đi chợ). Chợ nông thôn là chợ bán dọc lề đường, chồm hổm, người Khmer gọi là sa ờ cham khờ no. Vợ tôi mua một số rau củ, tép và thịt ba rọi khi nhìn thấy người ta bán lá và bông nhôm sađau (sầu đâu). Cô nói tháng Mười âm lịch là mùa sầu đâu chuyển mình thay lá, ra những chùm bông nở trắng. Nhưng cô không pơhair mua mắm prahoc, một món ăn, gia vị chính nên nhà người Khmer nào cũng phải có.

Mắm prohok, theo mẹ vợ tôi kể, khí hậu ở miền Nam có hai mùa mưa và nắng. Ngoài mùa lúa ra mùa cá còn là mùa chính của những người nông dân khmer Nam bộ. Họ đánh bắt cá bằng nhiều hình thức như tát đìa hay cắm câu, giăng lưới, nơm.... Đánh bắt được đến đâu thì phơi khô đến đó với các loại lớn, còn loại cá nhỏ thì làm mắm prohok. Nhà nào cũng làm đôi ba hũ để ăn quanh năm. Mắm prohok gần như được coi là món ăn chính trong đời sống ẩm thực của bà con dân tộc Khmer cũng như các loại mắm lóc, sặc, rô... của người Việt. Dù cách làm mắm prohok của họ cũng giống cách làm ở Campuchia, nhưng qua các công đoạn để trở thành mắm prohok, nhứt thiết phải không còn mùi thum thủm, đặc biệt không có những con giòi. Thường họ dùng cá lóc nhiều hơn các loại cá khác, đương nhiên là cá lóc làm mắm sẽ ngon hơn. Chọn cá lóc ngộp, đánh vảy, cạo máu trên xương sống, rửa sạch rồi ngâm trong nước lạnh tròn một ngày một đêm (24g), sau đó vớt ra để trong rổ cho ráo nước. Dùng sống dao dần cá đều, cho muối hột đâm nhỏ và một ít cơm nguội vào, trộn đều. Ủ trong khạp đậy kín, qua ngày hôm sau vớt cá ra để trong rổ dày, đậy mặt rổ bằng một miếng mo cau, dùng đá hoặc vật nặng dằn lên cho rỏ nước có mùi hôi tanh. Sau đó, cho cá vào hũ hoặc keo thủy tinh, dùng tay nhận cá cho dẽ, cắt mo cau vừa với miệng hũ hay keo đậy lên, dùng nẹp tre gài cho chặt. Tiến hành nấu nước muối đổ lên trên mặt cá rồi đem phơi nắng. Khoảng 3 tháng, mắm có thể ăn được, nhưng chỉ dùng cho việc làm món chưng, chiên, nêm canh, nấu bún hoặc nấu canh bồ ngót với bắp bào cùng nấm rơm và cá lóc hoặc tép. Muốn ăn sống phải để mắm từ một năm trở lên, càng để lâu vị mắm càng thơm ngon. Thường mắm được ăn sống với trái cần thăng xắt lát mỏng hay cặp với rau thơm các loại. Đặc biệt khi nấu bún, thịt mắm được xé nhỏ, bỏ xương, cho vào cối quết chung với củ ngải bún, nấu sôi, lược lấy nước, sau đó cho thêm cá lóc tươi, thịt heo, sả bầm nhỏ vào nồi nước lèo. Ai chưa từng ăn qua mắm prohok, khi nghe nhắc đến tên đã sợ. Nhưng nếu tình cờ đứng dưới gió, có nhà ai đang nấu mắm thì khứu giác được thưởng thức một mùi thơm thoang thoảng trộn lẫn giữa cái hăng hắc của cá ủ và vị thơm ngòn ngọt của mắm. Mùi vị đó làm ta say ngầy ngật, nghe bụng dạ cồn cào đói. Được húp một ngụm canh rau bồ ngót hay một tô bún, lúc đó thật không gì hạnh phúc bằng. Hạnh phúc hơn nếu được ăn một miếng mắm sống kẹp với trái cần thăng, vị chua chua của cần thăng pha vị ngọt thơm của mắm, cay ấm của sả bằm, tan trong ngụm rượu đế nấu bằng gạo thì còn gì cho bằng. Cứ như nghe rượu đẩy mắm và cần thăng trôi từ từ vào cuống họng vừa trôi vừa chín dần… chín dần, lọt thỏm vào dạ dày. Thôi xin chịu, không biết phải dùng ngôn ngữ nào để lột tả hết cái thú “ngon sướng” ấy !

Về nhà, vợ tôi nhẹ tay rửa tùng chùm lá non, từng chùm bông nhôm sađau nhỏ li ti, để ráo trước khi trộn gỏi cùng dưa leo, cà chua xắt lát mỏng, hành tím . Cũng giống như cách trộn gỏi sầu đâu của người Việt miệt núi Sam (Châu Đốc, An Giang), là trộn với khô cá lóc, cá sặc rằn nướng xé nhỏ hay với tép, sú, thịt ba rọi luộc xắt miếng vừa ăn cùng những chiếc lá rau răm. Nhưng, với người Khmer thì khác đôi chút. Các loại rau củ sau khi rửa sạch, cà chua bào thành khoanh tròn mỏng, củ hành tím xắt mỏng, rau răm, ngò gai xắt chỉ, ớt, tỏi bằm. Sau đó, vợ tôi bắt tay chế biến nước trộn là lấy me chín cho vô cái tô chế nước sôi, khuấy tan cơm me. Rồi cô bắt tay chế biến nước trộn, dùng me chín cho vào một cái tô hay chén, cho nước sôi vào, cầm đũa khuấy đều cho chất chua tan loãng trong nước. Mắm prohok cũng cho vào tô, cho nước sôi vào, dằm cho thịt mắm tan vỡ. Sau đó, lược lấy nước gạn bỏ bả cá và xương. Đâm tỏi, ớt, cho vào chút đường cát rồi cho hai thứ nước me, mắm vào khuấy đều, nêm chua chua ngọt ngọt. Khi tép hay sú đã chín vớt ra, thịt chín vớt ra, xắt miếng mỏng. Cho cả hai vào thau rau, cho nước hỗn hợp vào trộn đều với lá và bông sầu đâu là bắt đầu thưởng thức. Không như ở nhà tôi ngồi ăn cơm trên ghế quanh cái bàn, người Khmer ngồi ăn trên bộ ván, tất cả các món ăn được bày xếp trong lòng bộ ván. Mọi người trong gia đình cùng với hai chú em của ba và cậu em của me (mẹ), vợ tôi ngồi xếp bằng quây quần bên mâm cơm. Ba tôi là người lớn nhất trong gia đình, cầm chén, đũa lên mời: “Nẹt từng ót khơ nia hôp bai” (cả nhà ăn cơm). Tôi gắp từng đũa gỏi cho vào miệng, nhai từ từ, chất ngọt ngọt chua chua của dưa leo, cà chua, vị cay thơm của tỏi, ớt, rau răm, ngò gai hòa chung vị ngọt của thịt tép, béo của thịt ba rọi hòa huyện cùng vị ngọt ngọt, đăng đắng của sầu đâu. Tất cả những thứ ấy thấm đậm đà vị ngọt thơm của mắm bò hóc tạo ra một thứ vị ngon tuyệt trần.

Gỏi sầu đâu còn là món nhắm khoái khẩu cho các đấng mày râu nhâm nhi với rượu khề khà, kể chuyện trong những lần quây quần tụ họp thì còn gì bằng. Ba vợ tôi cầm chai rượu đế được ủ men với gạo nếp nấu tại nhà mà hai chú tôi đem lại theo phong tục của người Khmer trong những ngày Sene Dolta (lễ cúng ông bà). Ông rót ra chiếc ly nhỏ, những giọt rượu trong vắt từ từ sủi tăm, cho thấy nồng độ rượu rất cao. Cầm ly lên ông nói: “Onh Chơnh nẹt từng ót khơ nia phấc sẹ” (mời mọi người uống rượu). Ông kê ly rượu lên môi, nốc cạn rồi thở khè khè, nói: “Sẹ Chchờ nganh” ( rượu ngon) rồi rót chuyền cho từng người. Khi tới vòng tôi, tôi từ chối vì thấy rượu quá mạnh, nhưng chú tôi nói: “Nhum sa lanh tôp anh chơn” (Ba thương ba mới mời) nghe vậy, tôi không thể nào từ chối liền đưa tay nhận lấy ly rượu. Trước khi uống, tôi gắp một đũa gỏi cho vào miệng nhai từ từ thưởng thức vị ngọt hương thơm rồi mới nuốt, sau đó nín thở nốc cạn ly, chất rượu cay sè đọng trên mặt lưỡi rồi “lùa” những miếng gỏi cho chúng trôi dần, trôi dần, nóng lên như đang chín mềm tan rã. Thưởng thức món ngon nầy tôi nghiệm ra rằng, dù có buồn rầu chăng nữa, nhưng khi nhai miếng gỏi sầu đâu thì sầu cũng tan vỡ hòa quyện vào vị ngon trôi dần, lọt thỏm xuống bao tử, chỉ còn đọng lại hậu ngòn ngọt đăng đắng nơi đầu lưỡi mà ta luôn cảm thấy còn thèm muốn ăn thêm !

Lại nhớ, ngày ấy, khi những ngọn gió mát làm dập dềnh mặt sông Hậu, thì cơn mưa đầu mùa tháng Tư tưới mát cánh đồng, đánh thức những chú tép mòng còn ngủ xuân trong lớp vỏ bám trên mặt ruộng hay trong các hang ếch, cua, lươn, rắn... Bấy giờ các chú bắt đầu một cuộc sống tự lực cánh sinh. Đây cũng chính là thời điểm bà con nông dân người Khmer tất bật cho mùa sạ lúa. Những thảm mạ xanh tươi lớn dần theo con nước. Những chú tép cũng lớn dần lên. Đến trung tuần tháng Tám âm lịch, lúa bắt đầu chín rộ, vàng đồng. Bà con nôn nao cho mùa gặt, ruộng được tháo nước chảy xuống các kinh, rạch. Đây chính là mùa đánh bắt tép mòng trong kinh, rạch. Trẻ con, người lớn, phụ nữ, thanh niên ai cũng có thể tham gia.

Người ta dùng sà-nen đan bằng tre, dạo ở những góc ruộng sâu hoặc dùng lưới nhuyễn kéo dọc theo các bờ kinh. Nhưng thông dụng hơn cả là dùng chà-ngom đặt nơi rảnh tháo nước chảy xuống các kinh rạch để bắt tép mòng.

Tép mòng là một nguồn thực phẩm dân dã rẻ tiền nhưng giàu chất đạm, calxi, dễ chế biến. Có thể luộc ăn với bánh tráng, rau sống, chiên bột, kho, rang... nhưng ngon nhứt là làm mắm. Mắm tép mòng của người Khmer, gọi là bò-ót, khác với loại mắm tép ta thường dùng. Cách làm cũng đơn giản, nhưng phải lựa chọn kỹ lưỡng, loại bỏ rong rêu, vỏ ốc, lá úa, cỏ, rác.... Quan trọng nhứt là loại bỏ những con trên đầu có chất dạ quang bằng cách cho tép vào trong bóng tối để dễ nhìn. Nếu lựa sót thì khi làm thành mắm ăn dễ bị ngộ độc. Sau khi lựa xong, rửa sạch, cứ 1kg tép dùng một xị rượu đế gốc nồng độ cao, 50gr muối hột, ướp xong, đậy kín khoảng 30 phút, chắt bỏ nước, trộn vào 1 chén cơm nguội, 100gr đường cát trắng, nhận tép vào keo. Khoảng 3 ngày sau cho thêm gừng thái chỉ, tỏi, ớt giã nhuyễn, trộn đều vào keo. Thử ăn một cọng gừng, nếu thấy có vị chua là mắm đã ăn được. Mắm bò-ót ăn rất ngon, vị chua, ngọt, thơm, cay cay... kích thích dịch vị khó có loại mắm tép nào có thể so sánh được với hương vị độc đáo của nó. Mắm tép được ăn kèm với rau sống các loại cùng với bún tươi, bánh tráng và khóm, chuối chát, trái bần chua, cần thăng lát mỏng khi gia đình có giỗ, tiệc... Nhưng cũng được dùng làm thức ăn trong bữa cơm hàng ngày của gia đình. Khi ăn kẹp với cá trê nướng, mắm bò ót đem lại cho tôi mùi vị tuyệt vời của nó. Nên tôi không thể không “làm siêng” đưa vợ về thăm gia đình cô ấy những khi có dịp, bên cạnh thăm hỏi sức khỏe ba mẹ vợ, tôi lúc nào cũng được hân thưởng mùi vị độc đáo của mắm pohoc và mắm bò ót trong bữa cơm đậm đà tình cảm thân thương.

 HUỲNH DUY LỘC


Nam châm mạnh nhất thế giới, hút tàu sân bay lên khỏi mặt nước: "Át chủ bài" của ITER!


Năng lượng sạch của loài người: Dùng trong nghìn năm?Bằng cách tạo ra ánh sáng và nhiệt thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân, Mặt Trời đã thúc đẩy sự sống trên Trái Đất trong hàng tỷ năm. Với sức mạnh và tuổi thọ đáng kinh ngạc đó, có vẻ như khó có cách nào để tạo ra năng lượng tốt hơn bằng cách khai thác các quá trình hạt nhân tương tự xảy ra trong các ngôi sao, bao gồm cả Mặt Trời của chúng ta.Tuy nhiên, con người đang nuôi tham vọng chế tạo một lò phản ứng nhiệt hạch nhân tạo ngay trên Trái Đất: Một cỗ máy tái tạo sức mạnh nhiệt hạch của Mặt Trời; Một trong những dự án năng lượng tham vọng nhất từng được thử nghiệm của loài người, với mục đích tạo ra nguồn năng lượng sạch trong hàng nghìn, thậm chí hàng triệu năm.

Ở miền nam nước Pháp, 35 quốc gia đang hợp tác chế tạo tokamak lớn nhất thế giới, một thiết bị nhiệt hạch từ tính được thiết kế để chứng minh tính khả thi của phản ứng tổng hợp trên hành tinh chúng ta.

Tọa lạc trên một vùng đất rộng 180 hecta ở Saint-Paul-lès-Durance, miền nam nước Pháp, có một công trình mang tên Khu phức hợp Tokamak đang được xây dựng tuân theo một thí nghiệm cực kỳ tham vọng: Một buồng chân không hình bánh vòng (donut) được bao quanh bởi 1.000 tấn nam châm siêu dẫn - có khả năng tạo ra từ trường để khởi tạo, giới hạn, định hình và điều khiển plasma ITER.

Khu phức hợp Tokamak rộng 180 hecta đang được xây dựng ở Saint-Paul-lès-Durance, miền nam nước Pháp. (Ảnh: Nuclear Newswire)

1.000 tấn nam châm đó được chế tạo với độ chính xác đến từng milimet bởi một tập đoàn đa quốc gia đang cố gắng khai thác phản ứng tổng hợp hạt nhân - nguồn năng lượng của các vì sao!

Giới chuyên môn gọi nó là Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER).

ITER là thí nghiệm tổng hợp hạt nhân lớn nhất trên thế giới. Mục đích chính của nó là chứng tỏ phản ứng tổng hợp hạt nhân là an toàn và khả thi về mặt thương mại. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, nhân loại sẽ khai thác lượng năng lượng khổng lồ một cách bền vững mà không làm tổn hại đến hành tinh.

Nặng 23.000 tấn, ITER được xem là một trong những cỗ máy phức tạp nhất từng được tạo ra, nó được lên kế hoạch bắt đầu tạo ra plasma đầu tiên vào năm 2025 trước khi đi vào hoạt động công suất cao vào khoảng năm 2035.

ITER, đang được xây dựng với tư cách là sự hợp tác giữa 35 quốc gia, bao gồm cả các quốc gia ở EU, nhằm mục đích củng cố hơn nữa khái niệm hợp nhất. Các Thành viên ITER bao gồm Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Mỹ đã tổng hợp các nguồn lực cho dự án này.

Với tư cách là thành viên chủ trì của ITER, Liên minh Châu Âu (với Vương quốc Anh và Thụy Sĩ) đang tài trợ 45% chi phí của dự án. Mỗi thành viên khác - Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc - đang đóng góp mỗi nước 9%.

Bên trong Khu phức hợp Tokamak ở Pháp. (Ảnh: ITER)

Trên lý thuyết, phản ứng tổng hợp hạt nhân là một giấc mơ về năng lượng: Dồi dào; và không có hiện tượng nóng chảy, hay phát ra khí thải carbon nung chảy hành tinh, hoặc chất thải phóng xạ tồn tại lâu dài.

Các lò phản ứng tổng hợp hạt nhân nhằm mục đích hợp nhất các nguyên tử hydro để tạo ra heli, giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Duy trì điều này ở quy mô lớn có khả năng tạo ra một nguồn cung cấp điện an toàn, sạch, gần như không cạn kiệt.

Sở dĩ, lò phản ứng đang tiến hành được gọi là ITER vì theo tiếng Latin, nó có nghĩa là "con đường" - Con đường hướng tới năng lượng tương lai. Nó được thiết kế để làm cho các hạt nhân hydro hợp nhất thành heli, sẽ làm nóng các bức tường của lò phản ứng. Trong các lò phản ứng trong tương lai, nhiệt lượng này có thể đun sôi nước để chạy các tua bin hơi nước.

"Trái tim của Iter Tokamak"

Tuy nhiên, để lò phản ứng nhiệt hạch hoạt động là cả "một cơn ác mộng" về kỹ thuật.

Theo lý thuyết, ITER sẽ sử dụng từ trường để bẫy một plasma siêu nóng của deuterium và triti - các đồng vị nặng hơn của hydro - để hạt nhân của chúng có thể hợp nhất để tạo ra heli và giải phóng năng lượng. Mục tiêu cụ thể của ITER là chứng minh rằng một tokamak có thể tạo ra năng lượng gấp 10 lần mức cần thiết để tạo ra plasma.

Điều này có nghĩa là ITER được thiết kế để tăng công suất nhiệt hạch cao. Đối với 50 MW điện được đưa vào tokamak thông qua hệ thống làm nóng plasma, nó sẽ tạo ra 500 MW điện nhiệt hạch trong khoảng thời gian từ 400 đến 600 giây.

Nhiệt hạch sẽ xảy ra khi plasma đạt tới 150 triệu độ C - nóng hơn lõi của Mặt Trời 10 lần - giải phóng một lượng lớn năng lượng được truyền dưới dạng nhiệt.

Vấn đề là, chưa có tokamak nào đạt được "hòa vốn khoa học - scientific breakeven", nghĩa là trong đó plasma của lò phản ứng giải phóng nguồn năng lượng tương đương được sử dụng để đốt nóng plasma đó [hay công suất của lò phản ứng phát ra khớp với những gì được sử dụng để làm nóng plasma, theo giải thích của National Geographic].

Khi ITER đạt đến sức mạnh đầy đủ, dự kiến vào giữa đến cuối những năm 2030, nó sẽ vượt quá mức "hòa vốn khoa học" ít nhất là hệ số 10. Mục tiêu: Tạo ra dữ liệu giúp các kỹ sư thiết kế các nhà máy điện chạy bằng năng lượng của các ngôi sao.

Lợi tức gấp mười lần này được biểu thị bằng Q ≥ 10 (tỷ số giữa công suất đầu vào sưởi ấm và công suất đầu ra nhiệt). Kỷ lục hiện tại về mức tăng điện nhiệt hạch trong một tokamak là Q = 0,67 do cơ sở JET của Châu Âu đặt tại Culham, Vương quốc Anh nắm giữ, nơi sản xuất 16 MW nhiệt điện nhiệt hạch cho 24 MW điện gia nhiệt vào những năm 1990.

ITER Tokamak sẽ là loại lớn nhất từng được chế tạo, với với bán kính plasma (R) là 6,2 m và thể tích plasma là 830 mét khối. Khối lượng plasma khổng lồ của ITER sẽ cho phép nó lần đầu tiên tạo ra một "plasma cháy" trong đó phần lớn nhiệt lượng cần thiết để duy trì phản ứng nhiệt hạch được tạo ra bởi các hạt alpha tạo ra từ trong chính quá trình nhiệt hạch. Việc sản xuất và kiểm soát một loại plasma tự nóng như vậy đã là mục tiêu của nghiên cứu nhiệt hạch từ trong hơn 50 năm.

Nặng 23.000 tấn, ITER được xem là một trong những cỗ máy phức tạp nhất từng được tạo ra. (Nguồn: National Geographic)

Điện từ trung tâm (Central Solenoid) đóng vai trò là 'xương sống' của hệ thống ITER. Và Mỹ chịu trách nhiệm về 100% chế tạo nam châm điện từ trung tâm. Và 'trái tim' của ITER chính là khối nam châm siêu dẫn nặng 1.000 tấn này.

Khối nam châm khổng lồ 1.000 tấn được mệnh danh là "nam châm mạnh nhất thế giới", có lực từ đủ mạnh để hút một tàu sân bay (Aircraft carrier) lên khỏi mặt nướcITER.org cho biết.

Central Solenoid sẽ bao gồm sáu mô-đun được chế tạo riêng, mỗi mô-đun chứa sợi siêu dẫn niobi-thiếc được cuộn lại.

Khi được lắp ráp hoàn chỉnh, Central Solenoid cao 5 tầng, rộng 4,2 mét và nặng 1.000 tấn. Đây là nam châm điện siêu dẫn xung mạnh nhất từng được chế tạo, trở thành 'Trái tim đang đập của ITER'.

Theo General Atomics, khối nam châm Central Solenoid gây ra phần lớn sự thay đổi từ thông cần thiết để khởi tạo plasma, tạo ra dòng plasma và duy trì dòng điện này trong thời gian đốt cháy.

Khối nam châm 1.000 tấn Central Solenoid, do Tập đoàn quốc phòng và năng lượng Mỹ General Atomics chế tạo và hoàn thành vào năm 2021.

Nhà vật lý Liên Xô Lev Artsimovich (1909 – 1973) được biết đến là "cha đẻ của Tokamak" từng cho biết, tokamak nói chung là một cỗ máy thí nghiệm được thiết kế để khai thác năng lượng của phản ứng tổng hợp hạt nhân. Bên trong một tokamak, năng lượng được tạo ra thông qua sự hợp nhất của các nguyên tử được hấp thụ dưới dạng nhiệt trong thành bình.

Cũng giống như một nhà máy điện thông thường, một nhà máy điện nhiệt hạch sẽ sử dụng nhiệt này để tạo ra hơi nước và sau đó là điện năng bằng con đường tuabin và máy phát điện, website của ITER thông tin.

Hy vọng rằng, chỉ vài năm nữa thôi, nhân loại sẽ chứng kiến cỗ máy ITER Tokamak tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ, sạch và bền vững, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho con người hiện tại và tương lai.

Những con số khổng lồ (Nguồn: ITER.org)

100.000km

100.000 km sợi siêu dẫn niobi-thiếc (Nb3Sn) được dùng để tạo nên khối nam châm Central Solenoid hình xuyến của ITER.

100.000 km sợi siêu dẫn được chế tạo bởi các nhà cung cấp thuộc dự án ITER - Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Mỹ - bắt đầu sản xuất vào năm 2009 và kết thúc vào năm 2014.

Hơn 400 tấn dây đa sợi này đã được sản xuất cho ITER với tốc độ khoảng 150 tấn / năm, sự gia tăng ngoạn mục về năng lực sản xuất trên toàn thế giới (ước tính, trước khi mở rộng quy mô cho ITER, tối đa chỉ là 15 tấn / năm).

Kéo dài từ đầu đến cuối, tổng sợi Nb3Sn được tạo ra cho ITER sẽ quấn quanh Trái Đất ở đường xích đạo hai lần 150 TRIỆU°C

Nam châm gấp 2 lần lực đẩy tàu con thoi

Nhiệt độ tại bề mặt Mặt Trời của chúng ta là 6.000°C, và tại lõi của nó là 15 triệu°C. Nhiệt độ kết hợp với mật độ trong lõi Mặt trời của chúng ta để tạo ra các điều kiện cần thiết cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra.

Trong ITER Tokamak, nhiệt độ sẽ lên tới 150 triệu°C - tức là gấp 10 lần nhiệt độ tại lõi của Mặt Trời của chúng ta.

23.000 tấn

Máy ITER sẽ nặng 23.000 tấn. Kim loại chứa trong tháp Eiffel (7.300 tấn) cũng chưa là gì so với ITER.

ITER nặng gấp 3 lần tháp Eiffel. Chỉ riêng tàu chân không, với các cảng, tấm phủ và bộ phân luồng, đã nặng 8.000 tấn. Khoảng một triệu linh kiện sẽ được tích hợp vào cỗ máy phức tạp này.

104km

Cấu trúc của điện từ trung tâm ITER, tức Central Solenoid — nam châm điện lớn, nặng 1.000 tấn ở trung tâm của máy — đủ mạnh để chứa một lực gấp 2 lần lực đẩy của tàu con thoi khi cất cánh. Đó là 60 meganewtons, hay hơn 6.000 tấn lực.

310 tấn

Mỗi một trong số 18 cuộn dây trường hình xuyến (hình chữ D) của ITER tokamak sẽ nặng 310 tấn. Các cuộn dây sẽ được dỡ khỏi các tàu viễn dương trước khi được vận chuyển theo Hành trình ITER trên các tàu vận tải được điều khiển bằng sóng vô tuyến.

310 tấn là trọng lượng xấp xỉ của một chiếc máy bay Boeing 747-300 đã được tải đầy. Mỗi cuộn dây trường hình xuyến cao 17 mét và rộng 9 mét.

400.000 tấn

Khoảng 400.000 tấn sẽ nằm trên nền dưới của Khu phức hợp Tokamak, bao gồm các tòa nhà, máy móc và thiết bị ITER nặng 23.000 tấn.

400.000 tấn - nhiều hơn trọng lượng của Tòa nhà Empire State ở New York, Mỹ.

5.000 người

Các thành phần nặng nhất của cỗ máy ITER được chuyển đến cảng Địa Trung Hải gần nhất và sau đó được vận chuyển dọc theo 104 km đường sửa đổi đặc biệt được gọi là Hành trình ITER.

Kích thước của các thành phần này rất ấn tượng: Nặng nhất sẽ nặng gần 900 tấn bao gồm cả phương tiện vận chuyển; tòa nhà lớn nhất sẽ cao khoảng bốn tầng. Một số sẽ có chiều ngang 9 mét; những chiếc khác dài 33 mét.

National Geographic, ITER.org, Scitechdaily, Powerengineeringint, Interestingengineering

Vào thời điểm cao điểm xây dựng ITER năm 2019-2022, có khoảng 5.000 người tại ITER (trên công trường và tại văn phòng), tăng so với 1.400 trong năm 2014. Dự kiến, sự gia tăng này là do số lượng công nhân xây dựng và lắp ráp tăng mạnh trên Khu phức hợp Tokamak.

172.000 du khách

Các số liệu mới nhất là: 172.169 người đã ghé thăm Khu phức hợp Tokamak kể từ khi công việc bắt đầu vào năm 2007 (dọn dẹp và san lấp đất cho việc lắp đặt khoa học trong tương lai).

Sau một năm bị chững lại do Covid-19, lượt du khách ghé thăm đã tăng trở lại vào năm 2021 với 11.540 người.

Sưu Tầm

Con gà hay quả trứng có trước – câu hỏi đã có đáp án.

“Con gà hay quả trứng có trước” – câu hỏi khó và gây tranh luận từ lâu nay đã có đáp án. Nhưng nó cũng mang đến câu hỏi hóc búa hơn. 

“Con gà hay quả trứng có trước” là một câu hỏi thường được đề cập đến khi tranh luận về nguyên nhân và hệ quả trong nhiều ngôn ngữ. Câu hỏi đại khái là “Gà đẻ ra trứng trước, hay trứng nở ra gà trước, cái nào bắt đầu vòng luẩn quẩn này?”. Theo các triết gia cổ điển, câu hỏi của vòng luẩn quẩn nguyên nhân – hệ quả này đưa đến lý luận về sự sống và đến cả Vũ trụ.

Con gà hay quả trứng có trước? (Nguồn: Zhane Luk/Shutterstock)

Rất may là, tháng 7/2010, các nhà khoa học đến từ 2 trường Đại học danh tiếng Sheffield và Warwick tại Anh quốc đã đưa ra đáp án cho câu hỏi này.

Câu trả lời của khoa học: gà có trước trứng

Các nhà khoa học đến từ nước Anh đã tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.

Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết rằng một loại protein trong vỏ trứng gà có tên là ovocledidin-17 (OC-17) phải đóng một số vai trò nào đó trong việc hình thành vỏ trứng.

Trong báo cáo khoa học có tên “Kiểm soát cấu trúc của hạt nhân tinh thể bằng protein vỏ trứng”, các nhà khoa học đến từ Đại học Sheffield và Đại học Warwick, nước Anh cho biết họ đã sử dụng siêu máy tính HECToR mô phỏng quá trình tạo thành quả trứng. Siêu máy tính cho thấy rằng OC-17 là một thành phần quyết định tạo ra vỏ trứng. OC-17 biến canxi cacbonat thành những tinh thể canxit, nguyên liệu không thể thiếu giúp tạo nên vỏ trứng.

Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.

Cơ chế protein CO-17 hình thành nên vỏ trứng gà (nguồn: Đại học warwick)

Theo tiến sĩ Colin Freeman, đến từ Khoa Vật liệu Kỹ thuật, thuộc Đại học Sheffield “Nhiều ý kiến cho rằng quả trứng ra đời trước, nhưng đến bây giờ chúng tôi có các bằng chứng khoa học cho thấy trong thực tế con gà sinh ra trước”.

Theo giáo sư John Harding, cũng từ khoa Vật liệu Kỹ thuật: “Hiểu được quá trình sản sinh ra vỏ trứng gà rất thú vị, nó có thể là tiền đề cho việc chế tạo ra các nguyên liệu mới theo các quy trình mới. Chúng ta đã học hỏi rất nhiều phương pháp sáng tạo trong tự nhiên để ứng dụng vào giải quyết các vấn đề trong khoa học vật liệu và công nghệ hiện nay”.

Tuy vậy, phát hiện này lại mang đến cho chúng ta câu hỏi khác, nếu không phải trứng có trước và nở ra gà, thì ai đã tạo ra con gà đầu tiên?

Vậy ai đã sinh ra con gà đầu tiên? 

Theo thuyết tiến hóa, sự sống được hình thành một cách ngẫu nhiên. Các loài được hình thành nhờ tiến hóa thông qua đột biến gen và chọn lọc bởi tự nhiên. Các acid amin ngẫu nhiên hình thành từ các nguyên tố hóa học, rồi các acid amin lại ngẫu nhiên kết hợp tạo thành các protein, sau đó các protein lại ngẫu nhiên kết hợp tạo thành tế bào, tế bào ngẫu nhiên tập hợp tạo thành sinh vật đơn bào, sinh vật đơn bào tiến hóa và được chọn lọc tự nhiên thành sinh vật đa bào, thực vật, động vật bậc thấp, động vật bậc cao, vượn, người…

Như vậy, theo thuyết tiến hóa, thì con gà đầu tiên sẽ được hình thành nhờ sự đột biến gen một cách ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên từ 1 loài họ hàng của gà.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tính toán rằng, xác suất để các acid amin ngẫu nhiên tạo thành 1 loại protein là 1/10113, và xác suất để các acid amin có thể tạo thành tất cả các enzyme cần thiết cho sự sống là 1/1040.000.

Trong khi đó, theo các nhà toán học, một sự kiện có xác suất  1/1050  trong thực tế không thể xảy ra và được coi = 0. Như vậy, việc hình thành các yếu tố đầu tiên của sự sống một cách ngẫu nhiên là không thể xảy ra.

Hãy nói về sự phức tạp trong một quả trứng gà có trống (trứng được thụ tinh và có thể nở thành gà). Quả trứng đó cần phải có 15 bộ phận, gồm: 1) Vỏ trứng 2) Màng vỏ ngoài 3) Màng vỏ trong 4) Dây chằng 5) Lớp albumen mỏng ngoài 6) Lớp Albumen dày 7) Màng noãn hoàng 8) Nhân 9) Đĩa phôi 10) Lòng đỏ đậm 11) Lòng đỏ nhạt 12) Lớp albumen bên trong 13) Dây treo 14) Buồng khí 15) Lớp cutin.

15 bộ phận của quả trứng cần đảm bảo các đặc tính riêng biệt, phù hợp về cơ học, hóa học, sinh học, phân tử học, di truyền học… để có thể phát triển quả trứng thành gà con.

Cấu tạo của trứng gà gồm 15 thành phần: 1) Vỏ trứng 2) Màng vỏ ngoài 3) Màng vỏ trong 4) Dây chằng 5) Lớp albumen mỏng ngoài 6) Lớp Albumen dày 7) Màng noãn hoàng 8) Nhân 9) Đĩa phôi 10) Lòng đỏ đậm 11) Lòng đỏ nhạt 12) Lớp albumen bên trong 13) Dây treo 14) Buồng khí 15) Lớp cutin (nguồn: wikiwand.com)

Ví dụ, về mặt cơ học, vỏ trứng cần dày 1mm, 2mm, 0,5mm hay 0,4mm, độ giòn của vỏ cần chịu ứng suất (lực) tối đa bao nhiêu N/mm2 để không bị vỡ khi gà mẹ đẻ, nằm ấp, nhưng lại đủ để gà con có thể tự dùng mỏ phá vỡ để chui ra ngoài? Các nhà khoa học nếu không có thí nghiệm và tìm hiểu thực tế quả trứng trước, liệu có thể trả lời cho câu hỏi này, huống hồ vỏ trứng ngẫu nhiên xuất hiện đủ dày và đủ cứng như yêu cầu?

Làm thế nào để sự ngẫu nhiên, đột biến gen và chọn lọc tự nhiên “biết rằng” cần có 2 đoạn dây chằng (vốn là 1 loại protein) ở 2 phía lòng đỏ, bám vào 2 đầu quả trứng, nhằm giữ cho lòng đỏ nằm ngay chính giữa quả trứng, không bị dính vào vỏ trứng và giảm thiểu ảnh hưởng của chấn động bên ngoài? Dây chằng này cần có độ bền thế nào và đặc tính sinh hóa học gì để giữ được lòng đỏ an toàn và có thể tự biến mất khi lòng đỏ và lòng trắng biến đổi thành phôi gà?

Làm thế nào để sự ngẫu nhiên, đột biến gen và chọn lọc tự nhiên “biết được” cần hình thành 1 khoảng trống trong lòng quả trứng gọi là buồng khí. Buồng khí này cần lớn đến đâu để cung cấp đủ O2 cho phôi trong quá trình trứng được ấp và biến thành gà con?

Làm thế nào để sự ngẫu nhiên, đột biến gen và chọn lọc tự nhiên khiến vỏ trứng có đủ đặc tính cơ học, hóa học… để có thể hút khí O2 vào nhằm dự trữ trong buồng khí và thải khí CO2 ra ngoài trong quá trình trứng phát triển thành phôi và gà con?

Chỉ cần đặt các câu hỏi về tính cơ – lý – hóa học của một số bộ phận đơn giản của quả trứng, chưa nói đến các đặc tính và quá trình hóa –  sinh – phân tử –  di truyền học… để lòng đỏ và lòng trắng biến thành da, lông, mỏ, móng, hệ thần kinh, mắt, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, tuyến nội tiết, cơ, xương, máu, cơ quan sinh dục, tuyến ngoại tiết, mô liên kết…. của gà, ta cũng thấy được rằng không sự ngẫu nhiên, đột biến gen và chọn lọc tự nhiên nào có thể tạo ra được cơ chế hình thành những quả trứng có đặc tính kỳ diệu như vậy trong buồng trứng của gà mẹ. Xác suất để tất cả những điều ngẫu nhiên này xảy đồng thời sẽ nhỏ hơn xác suất để có thể hình thành đầy đủ các enzyme như chúng đã đề cập phía trên (1/1040.000) vô số lần. Con người và khoa học hiện nay cũng còn xa lắm lắm mới có thể tạo ra được cơ chế sinh ra trứng gà này. Vậy ai là người “thiết kế” nên những quả trứng gà – một thực thể sinh học kỳ phức tạp và kỳ diệu – như vậy?

Trứng gà trước khi ấp, sau khi ấp 1 ngày, sau khi ấp 8 ngày và sau khi ấp 21 ngày – ngày cuối (nguồn: kinhdientamquoc.vn)

Rõ ràng, nếu không thể hình thành quả trứng theo cách ngẫu nhiên, đột biến gen và chọn lọc tự nhiên như thuyết tiến hóa thì cũng không thể qua những cách này để hình thành gà trống, gà mái, khiến gà mái có thể được sinh trưởng, thụ tinh và sinh ra quả trứng – một tiến trình còn phức tạp hơn nhiều so với tiến trình chỉ sinh ra quả trứng.

Hay nói một cách khác, con gà đầu tiên trên Trái đất, nói chính xác hơn là cặp gà trống và gài mái đầu tiên trên Trái đất và cơ chế hình thành những quả trứng gà trong lòng gà mái, phải là do một trí huệ siêu việt, có hiểu biết siêu việt, vĩ đại về cơ, lý, hóa, sinh, phân tử, di truyền học…, có thể nhìn thấu những vật chất vi quan như phân tử, nguyên tử, quá trình trao đổi chất, quá trình từ sinh sản đến khi tử vong của loài gà, mới có thể sáng tạo ra.

Trí huệ siêu việt này, thực thể có thể tạo ra loài gà, những quả trứng gà và hết thảy mọi sinh vật trên Trái đất – vốn phức tạp, tinh vi và kỳ diệu không kém những quả trứng và những con gà – phải chăng là các vị Thần?

Thiện Tâm