Con tàu Nhật Bản Montevideo Maru chở hơn 1.000 người được tìm thấy sau 81 năm bị chìm ở biển Đông.
Montevideo Maru là tàu thương gia Nhật Bản bị đánh chìm trong Thế chiến thứ hai khi đang chở hơn 1.000 tù nhân chiến tranh.
Phó Thủ tướng Úc Richard Marles ngày 22-4 xác nhận trên mạng xã hội Twitter rằng tàu Montevideo Maru được phát hiện ngoài khơi phía Tây Bắc của đảo Luzon - Philippines ở độ sâu hơn 4.000 m.
"Phát hiện này giúp chấm dứt một trong những chương bi thảm nhất trong lịch sử hàng hải của Úc" - ông Marles nói.
Sau 5 năm lập kế hoạch, các nhà thám hiểm bắt đầu tìm kiếm xác tàu vào ngày 6-4 năm nay, sử dụng những thiết bị công nghệ cao.
Tàu Montevideo Maru. Ảnh: Đài tưởng niệm chiến tranh Úc
Trước đó, vào ngày 1-7-1942, tàu Montevideo Maru chở khoảng 1.060 tù nhân từ 16 quốc gia, dự kiến đi từ vùng lãnh thổ Papua New Guinea đến hòn đảo Hainan do Nhật Bản kiểm soát.
Một tàu ngầm của Mỹ sau đó phóng ngư lôi đánh chìm tàu Montevideo Maru do không nhận ra nó đang vận chuyển tù nhân chiến tranh.
Vụ chìm tàu Montevideo Maru là thảm họa hàng hải tồi tệ nhất của Úc, giết chết khoảng 979 công dân Úc, trong đó có ít nhất 850 quân nhân.
Theo nhóm khảo cổ học hàng hải Silentworld Foundation, dân thường từ hơn 10 quốc gia - bao gồm Anh, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Ireland, Hà Lan, New Zealand, Quần đảo Solomon, Thụy Điển và Mỹ - cũng ở trên tàu, đưa tổng số tù nhân thiệt mạng lên con số khoảng 1.060 người.
Sau khi tìm thấy xác tàu ở biển Đông, nhà chức trách Úc ca ngợi những người tham gia chiến dịch tìm kiếm, bao gồm các chuyên gia khảo sát biển sâu và các thành viên của Lực lượng Vũ trang Úc.
Tướng Simon Stuart, Tham mưu trưởng Lục quân Úc, cho biết: "Sự mất mát này nhắc nhở chúng ta về cái giá phải trả cho những cuộc xung đột của con người".
Trong khi đó, Thủ tướng Úc Anthony Albanese đề cập tới sự tưởng nhớ và tôn vinh những người đã phục vụ nước Úc. Ông chia sẻ: "Cuối cùng, nơi an nghỉ của những linh hồn đã mất của Montevideo Maru đã được tìm thấy".
Phạm Nghĩa
THĂM MỘ ALEXANDRE DE RHODE, NGƯỜI TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ VN
Từ thuở còn sinh viên, khi được học về nguồn gốc chữ quốc ngữ mà chúng ta có được để sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi như ngày nay. Tôi đã thầm cảm ơn những nhà truyền giáo phương Tây, đặc biệt là Alexandre de Rohdes, người đã có đóng góp lớn lao trong việc hoàn thiện hệ thống bảng chữ cái cho người Việt Nam của chúng ta. Và may mắn thay, trong chuyến đi Iran lần này. Một cơ duyên vô cùng quý báu đã giúp tôi có cơ hội đến viếng thăm ngôi mộ, nơi yên nghỉ của ông trong một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran. SỰ CHỈ GIÚP CỦA NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT BỤNG Từ lời gợi ý của một chị bạn, chúng tôi biết được thông tin về ngôi mộ của Alexandre de Rhodes được an tán trong một nghĩa trang công giáo của người Armenia tại Esfahan. Nhưng do thời gian lưu lại nơi đây khá ngắn, vì thế hy vọng được đến viếng thăm ngôi mộ của ông là khá mong manh cho chúng tôi. Khi nghe chúng tôi nói về ước nguyện của mình, cô Malih- một hướng dẫn viên người Iran vô cùng thông cảm và hết sức tận tình giúp đỡ. Mặc dù với thâm niên hơn 10 năm làm nghề hướng dẫn viên, đã đưa biết bao nhiêu đoàn khách từ khắp năm châu đến thăm Esfahan, nhưng là người Hồi giáo cho nên cô chưa hề biết đến thông tin về khu nghĩa trang người công giáo Armenia nằm ở đâu. Và cô cũng không hề biết đến thông tin nào về Alexandre de Rhodes. Sau quá trình tìm kiếm, thông qua một người bạn gái gốc Armenia, cô Malih hỏi thăm được địa chỉ của nghĩa trang. Nhưng vấn đề là không phải ai cũng được vào thăm nghĩa trang. Mà cần phải có sự đồng ý của người quản lý ở nghĩa trang. Một lần nữa, chúng tôi may mắn gặp được một vị quản lý ở nhà thờ Vank, ông đã nhiệt tình viết cho chúng tôi một tờ giấy phép để xuất trình cho người quản lý ở nghĩa trang. Cầm tờ giấy trên tay, chúng tôi vội vàng đi về phía ngoại ô thành phố Esfahan. Nơi có nghĩa trang của cộng đồng người Armenia sống tại đây. Trước mặt chúng tôi là một nghĩa trang rộng lớn. Những dãy mộ xếp hàng dài nối bên nhau mênh mông. Chúng tôi biết là sẽ không dễ dàng để tìm ra vị trí lăng mộ của ngài. Chúng tôi tìm gặp một cụ già quản mộ ở đây dò hỏi. Cụ nhanh chóng lên xe đưa chúng tôi đến ngôi mộ có tên Alexandre de Rhodes.... Hôm chúng tôi đến, là ngày đầu năm mới của tết cổ truyền Nowruz của người Ba Tư (Iran), một vài ngôi mộ gần đấy được đặt những chậu hoa. Còn ngôi mộ của ông không có một cành hoa nào, đó chỉ là một nấm mồ nhỏ làm bằng một tảng đá hình chữ nhật nằm khép mình khiêm tốn bên những ngôi mộ khác. Một niềm xúc cảm thân thương nghẹn ngào mà tôi không thể tả thành lời đang tuông chảy trong tôi. Đây là nơi an nghỉ của người đã có đóng góp vô cùng to lớn cho dân tộc Việt Nam. Dưới lớp đất ấy là thi hài của một người phương Tây xa lạ. Ông đã mất từ gần 4 thế kỉ trước nhưng ông là người đã giúp cho dân tộc Việt Nam có được một bảng chữ cái với các thanh sắc uyển chuyển nhẹ nhàng, nhằm để ghi lại và diễn đạt tiếng mẹ Việt Nam. Đặt một chậu hoa tím mua được trong một hiệu bán hoa tết của người Iran lên mộ ông. Chúng tôi không ai nói lời nào. Nhưng giữa chúng tôi có một sự đồng cảm sâu sắc. Chấp tay lên ngực, tôi khẻ cúi đầu xin gửi đến người một lời tri ân sâu sắc. Nhìn thái độ thành khẩn và tôn kính của chúng tôi dành cho người nằm dưới nấm mộ. Người quản trang hỏi cô Malih: ông ấy là ai mà chúng tôi có vẽ tôn kính thế. Và ông đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng đây là người đã có công hoàn thiện bản chữ cái cũng như xuất bản những quyển tự điển Việt -Bồ- La tinh đầu tiên cho người Việt Nam từ những năm 1651. Qua cuộc chuyện trò, tôi đuợc biết người quản trang có tên gọi là Rostam Gharibian, ông đã làm việc ở đây được 17 năm. Tôi hỏi, trong 17 năm đó có bao giờ ông thấy ai là con cháu hay người thân của ngài Alexandre de Rhodes đến viếng mộ ông ấy hay không. Thoáng chút đăm chiêu, ông trả lời rằng: vì là một thầy tu cho nên khi mất đi cũng như bao người khác Alexandre de Rhodes cũng không có vợ con. Và họ hàng thì cũng ở xa tít tận châu âu cho nên chắc cũng không ai còn nhớ. Vì thế trong 17 năm nay ông cũng chưa hề nghe thấy một người họ hàng hay con cháu nào của ông đến thăm. Chỉ thĩnh thoảng đôi khi ông thấy có một vài người Việt Nam đến viếng mà khi đó thì ông cũng không biết họ là ai và có quan hệ như thế nào với người đã mất... Theo truyền thống của những người Iran, tôi lấy một ít nước rửa lên nấm mồ của ông. Những giọt nước mát trong chảy lên bia mộ ông tựa như lời thì thầm của chúng tôi xin gửi đến người. Cả một đời ông cống hiến vì đạo. Và trong quá trình truyền giáo, với mục đích mong muốn truyền tải những thông điệp trong kinh thánh một cách dễ dàng hơn. Ông đã không quản khó nhọc để tìm cách sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt. Trong suốt quá trình truyền giáo, ngài đã nhiều lần bị trục xuất khỏi Việt Nam, nhưng ông đã luôn quay lại khi có thể. Và đến khi cuối đời, sau sáu lần bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam. Ông đã về lại Châu Âu, nhưng rồi lại lên đường truyền giáo ở Ba Tư. Tại đây ngài đã sống cho đến những ngày cuối đời. Ngài đã lặng lẽ nằm lại nơi xứ người, có lẽ giờ đây ông không còn một người bà con họ hàng nào nhớ đến ông để thỉnh thoảng ghé thăm chăm nom nấm mồ của ông nữa, nhưng có lẽ ông cũng ấm lòng khi biết rằng vẫn còn đó những người con nước Việt, vẫn còn đó hơn 90 triệu người con nước Việt trên khắp 5 châu sẽ mãi mãi không bao giờ quên ơn ông. Người đã có công vĩ đại trong việc chấm dứt 1000 năm tăm tối, 1000 năm khốn khó khi những người Việt phải đi mượn chữ Tàu ghi lại tiếng Việt. Và giờ đây, hạnh phúc thay. Chúng ta đã có được bảng chữ cái của riêng mình. Một bảng chữ cái dựa trên các ký tự La Tinh nhưng vô cùng uyển chuyển và dễ học. Xin cám ơn người, một vị đại ân nhân của những người con nước Việt. Xin tri ân người với lòng kính yêu sâu sắc: Alexandre de Rohde !
Esfahan, Iran. 21/3/2017 TRẦN VĂN TRƯỜNG - VYC TRAVEL