a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2023

Ông Ngộ, cụ viết mướn thư tay tại Bưu Điện Sài Gòn đã nghỉ việc ...





Ông cụ viết thư tay cuối cùng ở Sài Gòn đã nghỉ việc vì sức khỏe yếu, nhiều người Sài Gòn tiếc nuối: Bưu điện như mất đi một phần "linh hồn"
Năm tháng bom đạn đã đi qua, nhưng với nghề viết thư tay thuê của ông Dương Văn Ngộ ở Sài Gòn vẫn còn nguyên vẹn nét xưa.
Thông tin ông cụ viết thư tay cuối cùng ở Bưu điện Sài Gòn dừng việc sau 30 năm gắn bó với nghề khiến nhiều người tiếc nuối và có chút chạnh lòng. Một người bảo vệ ở Bưu điện thành phố cho hay, vì tuổi cao sức yếu cộng thêm mắt kém nên ông cụ sẽ dừng hẳn công việc viết thư thuê.
Hằng năm ông Ngộ vẫn làm nghề viết thư thuê tại Bưu điện Sài Gòn. Ảnh: Phạm Hữu.
"Ông cụ viết thư tay cuối cùng ở Sài Gòn" chính là những thông tin đầu tiên khi người ta nhắc đến ông Dương Văn Ngộ. Ông khiến nhiều người mến mộ ngay từ những giây phút đầu tiên người ta thấy ông ngồi một góc ở Bưu điện Sài Gòn tay cầm chiếc kính lúp tròn, tay nắn nót viết từng nét chữ nào là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt.
Ông Ngộ năm nay đã được 91 tuổi, từng giữ chức Chánh sự bộ (thư ký) Bưu điện vào năm ông 18 tuổi. Ông gắn bó với công việc viết và dịch thư thuê vào thời điểm về hưu năm 1990, tính đến nay ông đã gắn bó với Bưu điện thành phố hơn 70 năm.
Ông Ngộ được cho là người "giữ hồn" cho những bức thư tay xuyên thế kỷ, từng là một phần liên lạc không thể thiếu cho người Việt Nam và người ngoại quốc.
Ông Ngộ mỗi ngày đều đạp xe lên Bưu điện thành phố để viết thư tay.
Trước đó, cứ mỗi sáng ông lại đạp xe lạch cạch có mặt tại Bưu điện Sài Gòn để làm việc với đống giấy, bút mực và chiếc kính lúp nhỏ nhắn. Ông viết từ 3-5 lá thư tay mỗi ngày, giá cả do người thuê tùy tâm nhưng không vượt quá 30.000 đồng. Đến nay, những bức thư tay của ông đã đến tay nhiều người trên khắp thế giới như: Canada, Singapore, Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Úc...
Hình 3
Hàng ghế trong Bưu điện thành phố giờ vắng bóng ông.
Nhiều gia đình có con du học hoặc định cư tại các nước đều đến đây muốn ông giúp viết bức thư tay gửi đến người thân xa xứ cho thỏa nỗi nhớ mong, một phần do không biết tiếng, phần do không biết sử dụng email. Sau này, ông được biết đến nhiều hơn nhờ tờ báo nước ngoài.
Vào năm 2009, ông Ngộ từng được công nhận kỷ lục là "người viết thư thuê lâu năm nhất Việt Nam".
Dù không phải là người đi khắp 5 châu nhưng ông Ngộ luôn có nhiều bạn bè trên thế giới từ nghề viết thư thuê. Hằng năm, nhiều du khách đến Sài Gòn tham quan Bưu điện đã liên hệ với ông cùng trò chuyện như một người bạn lâu năm. Nhiều du khách sau khi trở về nước vẫn thi thoảng gửi vài bức thư tay đến bưu điện hỏi thăm sức khỏe của ông.
Khi ông Ngộ nghỉ, nhiều người đã tỏ ra bất ngờ và luyến tiếc, bởi vì họ xem ông như một phần trong 'linh hồn' của Sài Gòn cổ xưa./-
Sưu tầm


Sự cố này xảy ra tại nhà nghỉ liền kề khu bảo tồn Kombaru ở Karnataka.
Một con báo đuổi theo con chó. Con chó trốn vào nhà vệ sinh theo ngả cửa sổ mà cửa chính đã đóng từ bên ngoài và cả hai con đều bị kẹt trong nhà vệ sinh. Con chó hoảng loạn và lặng lẽ ngồi một góc không dám sủa.
Báo đói đuổi theo nhưng
cũng không ăn thịt con chó dù nó có thể xé con chó chỉ trong một cú táp.
Hai con vật đã ở bên nhau ở những góc khác nhau trong gần mười hai tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó, con báo cũng im lặng.
Bộ phận quản lý rừng đã bắt con báo bằng một phi tiêu gây mê.
Câu hỏi đặt ra là: tại sao con báo đói mà không ăn thịt con chó khi nó có thể dễ dàng làm điều đó?
Các nhà nghiên cứu động vật hoang dã trả lời câu hỏi này:
Theo họ, động vật hoang dã rất nhạy cảm với tự do của chúng. Ngay khi chúng nhận ra sự tự do đã bị tước đoạt, tâm trạng chúng cảm thấy nỗi buồn sâu thẳm đến nỗi chúng có thể quên đi cơn đói của mình.
Nhu cầu tự nhiên của chúng để thoả mãn cơn đói bắt đầu mờ dần.
Tự do và hạnh phúc được kết nối với nhau. Tự do là được suy nghĩ, hành động và sống theo cách mà bản thân mong muốn. Khi mất tự do những nhu cầu khác không còn giá trị nữa.
Chia sẻ từ FB Thiên nhiên hoang dã


Bức hình được cho là bà Sương Nguyệt Anh, tìm thấy ở trên Internet, nhưng nhiều người cho biết không phải hình bà thật. Tôi vẫn để nguyên vì không tìm ra một tấm hình (khác) mà cũng không hại gì.



Đường Sương Nguyệt Ánh, Sài Gòn, là con đường nhỏ, xinh xắn và nhiều người biết. May mắn, đường chưa bị đổi tên, lại được sửa lại tên cho đúng: Sương Nguyệt Anh - không có dấu sắc - dù đa số bảng hiệu vẫn giữ tên Sương Nguyệt Ánh!
Sương Nguyệt Anh là bút hiệu của một trong những nhà báo nữ đầu tiên của miền Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Khuê, sinh 1864, và là con gái thứ tư của nhà nho Nguyễn Đình Chiểu, tức cụ đồ Chiểu. Được cha dạy chữ Nho, chữ Nôm từ nhỏ, bà tham gia vào những việc văn hóa xã hội, kể cả hỗ trợ tài chánh cho phong trào Đông Du.
Năm 1917, bà được mời ra làm chủ bút tờ báo 'Nữ Giới Chung'. "Chung" là chuông - nghĩa là tiếng nói của phụ nữ. 'Nữ Giới Chung' ra số đầu 1 tháng 2, 1918, nhưng đến tháng 7 cùng năm thì bị nhà cầm quyền thực dân đóng cửa.
Sau khi chồng chết, người con gái duy nhất cũng bị bệnh qua đời, bà đau buồn, khóc nhiều, cuối cùng đôi mắt cũng trở thành mù, y hệt như bố bà, cụ Đồ Chiểu.
Bà Sương Nguyệt Anh qua đời năm 1921.

Sưu tầm.