Các nhà thiết kế đã công bố ý tưởng về một máy bay không cánh có tốc độ siêu thanh, bố trí nội thất sang trọng như một khách sạn “bay” đẳng cấp, có cả phòng ngủ, phòng tắm, nhà hàng, không phát thải.
Thay vì chen chúc chật chội trên những chuyến bay kéo dài tới 8 tiếng, hành khách di chuyển giữa London (Anh) và New York (Mỹ) có thể tận hưởng hành trình trên máy bay không cánh Sky OV Evo, dòng máy bay chở khách nhanh nhất thế giới, nội thất như một khách sạn.
Đây là ý tưởng cho những chiếc máy bay chở khách dân dụng trong tương lai, do nhóm thiết kế Tây Ban Nha OVI's Design khởi xướng.
Theo thông tin đăng tải trên trang The Mirror hôm 9/5, Sky OV Evo đạt tốc độ siêu thanh lên đến 1.836km/h (Mach 1,5), nhanh hơn mọi máy bay chở khách hiện nay. Với vận tốc “khủng”, dòng máy bay này giảm thời gian di chuyển giữa London và New York từ 8 giờ xuống 5 giờ đồng hồ.
Về nội thất, Sky OV Evo không bố trí quá nhiều ghế ngồi nhỏ chật chội, thay vào đó là các phòng ngủ, phòng suite (loại phòng ghép cao cấp trong khách sạn) và cả phòng tắm, nhà hàng có đầu bếp phục vụ chuyên nghiệp.
“Động cơ máy bay trong tương lai sẽ nhẹ hơn, hạn chế rung lắc, hoạt động hiệu quả hơn, do đó trải nghiệm bay sẽ được nâng cao đáng kể với không gian rộng rãi, chứa được nhiều hàng hóa đặc biệt, xa xỉ”, đơn vị thiết kế máy bay chia sẻ.
Dù được cho là “không có cánh” nhưng thực tế, cánh của chiếc máy bay đã được cách điệu, giúp giảm thiểu lực cản, tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
“Máy bay loại này có sải cánh lớn hơn so với Boeing 747, có thể hoạt động trên các sân bay thông thường hiện tại, có trọng lượng nhẹ hơn, ít tiếng ồn, hạn chế phát thải và chi phí vận hành thấp”, đơn vị thiết kế nói thêm.
Đến nay, Sky OV Evo vẫn chỉ dừng lại ở ý tưởng. Tuy nhiên, đây không phải chiếc máy bay thương mại duy nhất đang được phát triển để vượt qua tốc độ âm thanh.
Thực tế, Công ty Boom Supersonic có trụ sở tại Mỹ đã cho ra mắt các mẫu thiết kế máy bay Overture có thể đạt vận tốc gần 2.100km/h nhằm cắt giảm hành trình bay giữa New York và London còn hơn 3 tiếng.
Hiện nay, đã có hơn 130 máy bay Overture được đặt hàng, bao gồm 20 chiếc do hãng hàng không Mỹ American Airlines đặt cọc hồi năm 2022, 15 chiếc do United Airlines đặt trước vào năm 2021 và 20 chiếc do Japan Airlines (Nhật Bản) đặt hàng hồi 2017.
Vua Quang Trung cầu hôn con gái vua Càn Long, danh tính của công chúa khiến ai nấy đều tò mò
Trong cuốn sách Danh nhân văn hoá Ngô Thì Nhậm, giáo sư sử học Lê Văn Lan xác nhận sự tồn tại của biểu văn cầu hôn do đích thân Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung. Giáo sư cho rằng việc cầu hôn nằm trong một kế hoạch sâu xa nào đó của vua và triều thần nhưng trên thực tế thì chưa có một đoàn sứ nào đi sứ nhà Thanh để đặt vấn đề. Thêm nữa, sự ra đi đột ngột của vua Quang Trung vào ngày 16/9/1792 đã khiến cho mọi dự định đều đổ bể.
Dù rất nhiều tài liệu ghi nhận về sự kiện cầu hôn như sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện... nhưng lại có nhiều nhà nghiên cứu phản bác điều này. Họ cho rằng vua Quang Trung thực chất chỉ mong muốn bành trướng lãnh thổ Ðại Nam về phương Bắc, đòi 2 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây - vốn thuộc nước Nam Việt thời Triệu Ðà (năm 207 trước Tây lịch) - bị nhà Hán thôn tính trước đó. Về phía Càn Long, vua ngoài mặt đồng ý, nhưng thực tế chỉ muốn trao cho Quảng Tây làm đất đóng đô, coi như "của hồi môn" cho con gái.
Tuy nhiên, danh tính công chúa mà vua Quang Trung cầu hôn cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Một blog chuyên về lịch sửu đã phân tích dựa trên danh sách các con gái của vua Càn Long, cụ thể như sau:
- Các công chúa chết từ khi còn nhỏ là Hoàng trưởng nữ (1728–1729), mẹ là Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, chết yểu; Hoàng nhị nữ (1731), mẹ là Triết Mẫn Hoàng quý phi, chết yểu; Hoàng ngũ nữ (1753–1755), mẹ là Kế hoàng hậu, chết yểu; Hoàng lục nữ (1755–1758), mẹ là Hãn Quý phi, chết yểu; Hoàng bát nữ (1758–1767), mẹ là Hãn Quý phi, mất sớm.
- Các công chúa đã có chồng, và chết trước năm 1780 bao gồm: Hòa Thạc Hòa Gia Công Chúa (1745–1767), Cố Luân Hòa Tĩnh Công Chúa (1756–1775),Hòa Thạc Hòa Khác Công Chúa (1758–1780),Hòa Thạc Hòa Uyển Công Chúa (Con nuôi, 1734–1760),.
- Hai công chúa còn sống và đã có chồng là Cố Luân Hòa Kính Công Chúa (1731–1792), lấy chồng năm 1747 và Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa (1775–1823) lấy chồng từ năm 1879.
Từ đó cho thấy, trong thời điểm vua Quang Trung cầu hôn (1792), chỉ còn hai vị công chúa còn sống nhưng đều đã lấy chồng. Điều này càng khiến cho danh tính của vị công chúa mà Càn Long phê chuẩn cho lấy vua Quang Trung trở nên bí ẩn và gây tò mò hơn.
Theo SHTT&ST