a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2024

Cleopatra (1963)....

 



Cleopatra (1963) là bộ phim duy nhất trong lịch sử có doanh thu cao nhất năm nhưng vẫn lỗ nặng. Mãi đến năm 1973, 10 năm sau khi ra mắt, bộ phim mới hòa vốn. Kinh phí tăng vọt từ 2 triệu USD ban đầu lên tới 31 triệu USD, quá trình sản xuất suýt nữa khiến hãng 20th Century Fox phá sản, còn nữ chính Elizabeth Taylor tí thì mất mạng.


Quay phim đúng vào mùa đông khắc nghiệt của phim trường nước Anh, những cơn mưa dai dẳng đã phá hỏng phim trường rộng lớn, khiến Taylor mắc bệnh viêm phổi nghiêm trọng. Sau khi tạm dừng quay phim nhiều tháng để Taylor hồi phục, đoàn phim quyết định chuyển địa điểm tới Rome ấm áp hơn, đồng nghĩa 70 bối cảnh phải xây lại từ đầu.

Cho rằng người La Mã cổ đại thiếu tham vọng, phim trường xây mới đã được mở rộng...gấp ba lần kích thước ban đầu, cao hơn 500 mét và rộng hơn 300 mét. Công trình đồ sộ này lớn đến mức suýt khiến Italy cạn kiệt nguyên liệu xây dựng.

"Ăn chơi không sợ mưa rơi" bộ phim còn phá kỷ lục xa hoa ở nhiều khía cạnh khác. Cảnh quay thể hiện quy mô hạm đội tàu chiến của Cleopatra sử dụng nhiều tàu bè đến mức người ta đồn rằng hãng phim 20th Century Fox có hạm đội lớn thứ 3 thế giới.

Flop về mặt thương mai, Cleopatra chí ít cũng giành được 4 giải Oscar, trong đó có giải Thiết kế Mỹ thuật xuất sắc cho bối cảnh ấn tượng. Tác phẩm đã trượt Giải Phim hay nhất.

Nguồn: Ổ Phim



Cận cảnh Eshima Ohashi: Cây cầu đáng sợ nhất Nhật Bản

Eshima Ohashi được nhiều người gọi là cây cầu đáng sợ nhất tại Nhật Bản, thậm chí là đáng sợ nhất thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi khánh thành thì cây cầu này lại thu hút rất nhiều người dân và khách du lịch vì kiến trúc sáng tạo.

Khởi công vào năm 1997 và chính thức đi vào hoạt động năm 2004, ai nhìn từ xa cũng không khỏi hốt hoảng vì độ dốc quá khủng, gần như là thẳng đứng. Điểm cao nhất so với mực nước biển là 45m, sở dĩ cầu Eshima Ohashi được xây cao như vậy để cho những chiếc tàu lớn có thể đi qua phía dưới, khách qua cầu chỉ được phép chạy tối đa 40km/h để đảm bảo sự an toàn.

Cầu Eshima Ohashi được chia thành 2 làn xe chạy, tổng chiều dài là 1700 m, gầm cầu dài tới 1500m còn chiều rộng là 11,3m. Cây cầu dốc nhất thế giới từng xuất hiện trong một quảng cáo ô tô của hãng Daihatsu, mỗi ngày có khoảng 14.000 lượt xe lưu thông trên cầu Eshima Ohashi.

Nhiều người đã ngạc nhiên khi nhìn thấy chiều cao và độ dốc của cầu Eshima Ohashi qua những tấm hình được lan truyền trên Internet, thậm chí việc tưởng tượng đi trên cây cầu này cũng khiến nhiều người cảm thấy sợ.
Nhìn từ xa, cầu Eshima Ohashi có độ dốc khá lớn và việc chạy xe lên cầu dường như là điều bất khả thi. Tuy nhiên, mặc dù trông đáng sợ nhưng cây cầu Eshima Ohashi thực sự khá an toàn.

Trên thực tế, chiều cao và độ dốc ‘khủng’ của cầu Eshima Ohashi đều là do góc nhìn. Nếu nhìn trực tiếp từ xa thì cây cầu khá đáng sợ nhưng khi nhìn từ một góc độ khác, cầu Eshima Ohashi lại giống như những cây cầu thông thường.

Sau khi những tấm hình chụp cầu Eshima Ohashi được lan truyền trên mạng, rất nhiều người dân và khách du lịch từ khắp nơi đã đến đây để ngắm nhìn và chụp ảnh cây cầu ‘đáng sợ’ này.

Sưu tầm - Tổng hợp

Ngai Của Hoàng Đế Ngày Xưa Có Được Làm Từ Vàng Thật?

Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn. Đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có tay nghề cao.


Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ngai vàng của vua chúa ngày xưa không phải được làm từ vàng hoàn toàn, mà bằng gỗ được sơn son thếp vàng. Sơn son được chế ra từ nhựa cây sơn ở nước ta. Thếp vàng là trang trí dán lớp vàng lá, vàng quỳ dát mỏng lên mặt các vật dụng bằng gỗ, đá, đồng… để tạo màu vàng tự nhiên, có ánh kim bắt mắt và sang trọng. Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn. Đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có tay nghề cao.


Hiện nay, duy nhất ngai vàng của triều Nguyễn còn tồn tại. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, chiếc ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm. Phía trên ngai có bửu tán thếp vàng lộng lẫy. Tất cả đều được làm bằng gỗ với các hình ảnh trang trí rồng mang ý nghĩa cầu phúc, thọ, may mắn.


Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ngai vàng triều Nguyễn được chế tác dưới thời vua Gia Long (1802-1819), sau đó được sử dụng xuyên suốt trong thời Nguyễn với tổng cộng 13 đời vua, kéo dài trong 143 năm.


Trong suốt 143 năm của triều Nguyễn, một lần ngai vàng được trùng tu dưới thời vua Khải Định (1916-1925). Khi làm vua, ông cho làm lại bửu tán phía trên ngai, chuyển từ chất liệu gấm lụa sang gỗ sơn son thếp vàng và chạm khắc tinh xảo


Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, hiện nay, ngai vàng được gìn giữ trong điện Thái Hòa, thuộc khu vực Đại nội của kinh thành Huế. Tháng 1/2016, ngai vàng được xếp hạng bảo vật quốc gia.


Dục Đức là vua có thời gian ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn ít nhất: 3 ngày. Tự Đức (1829-1883) ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn lâu nhất, 36 năm (1847-1883).



Vua cuối cùng ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn là Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Bảo Đại thoái vị, triều Nguyễn cáo chung, sứ mệnh của chiếc ngai vàng cũng khép lại. Điều đặc biệt là trong 143 năm tồn tại của nhà Nguyễn, chiếc ngai vàng tại điện Thái Hòa chưa bao giờ bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Đến nay, ngai vàng triều Nguyễn là hiện vật độc bản có giá trị lịch sử, văn hóa và mỹ thuật.

Sưu tầm