Cả 3 nữ tướng Trưng Trắc, Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân đều đánh giặc phương Bắc. Ngoài ra, cả 3 nữ tướng còn có điểm chung là cưỡi voi mỗi khi xung trận.
Tương truyền, Trưng Trắc, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Hán năm 40-43, từng giúp Thi Sách giết hổ dữ, sau đó khéo léo nhường lại công lao cho chồng.“Tây Sơn ngũ phụng thư” – 5 con chim phụng – là biệt hiệu của 5 nữ tướng nổi tiếng nhất Tây Sơn, gồm: Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Nguyễn Thị Lan, Huỳnh Thị Cúc, Nguyễn Thị Dung.
Lê Chân là nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Bà được coi là người có công khai khẩn, lập nên vùng đất sau phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày nay.
Tương truyền, trên đường gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, Trần Quang Diệu bị hổ dữ tấn công, may có Bùi Thị Xuân kịp thời xuất hiện để cùng giết hổ. Sau này, hai người trở thành cặp vợ chồng võ tướng nổi tiếng nhất sử Việt
Công chúa Ngọc Vạn là con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1620, bà được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II và trở thành hoàng hậu nước này với tước hiệu Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac.
An Tư công chúa là con vua Trần Thái Tông, bà từng tự nguyện kết hôn với Thoát Hoan để giữ cho quân Trần rút lui an toàn trong kháng chiến chống quân Nguyên vào năm 1285.
Nguyễn Thị Bích Châu – vợ vua Trần Duệ Tông – từng hy sinh thân mình để giúp vua tiến quân đánh lui quân Chiêm Thành năm 1377.
“Hổ Tướng Tây Sơn” Nguyễn Văn Lộc: Đánh Cho Tôn Sĩ Nghị Còn 50 Quân Tháo Chạy Về Quảng Tây
Năm 1775, quân Tây Sơn do Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ tấn công vào chiếm lại Phú Yên, nơi đây tướng chỉ huy quân chúa Nguyễn là Tống Phúc Hiệp có cả thảy hơn 2 vạn quân. Trong trận này, ông là người có những đóng góp đáng kể. Kết quả quân Nguyễn bại trận, tướng quân của chúa Nguyễn là Nguyễn Văn Hiền bị giết tại trận, tướng Nguyễn Khoa Kiên bị bắt sống. Đường tiến quân thẳng vào Gia Định được mở rộng.
Năm 1786, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ vượt đèo Hải Vân đánh thẳng vào đạo quân Trịnh đang đóng tại Phú Xuân (Huế). Tướng chỉ huy quân Trịnh trong trận đánh đó là Tạo Quận công Phạm Ngô Cầu và Tạo Sĩ Hoàng Đình Thể. Qua nhiều trận đánh, tướng quân của chúa Trịnh là Hoàng Đình Thể và 2 con trai tử trận. Tướng Võ Tá Kiên chết trận. Phạm Ngô Cầu bị bắt sống. Sau lần thứ nhất đưa quân ra Bắc, Nguyễn Văn Lộc được phong làm Phòng Ngự sử tại Thanh Hóa.
Năm 1789, khi quân Tây Sơn đại phá 20 vạn quân Thanh thì Đô đốc Nguyễn Văn Lộc được giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng thủy binh từ Biện Sơn theo đường biển tiến vào Hải Dương, sau đó vòng lên Phượng Nhãn và Lạng Giang (Bắc Ninh – Bắc Giang) phục kích, truy quét tàn quân Mãn Thanh khi chúng rút chạy, nhằm tránh việc Tôn Sĩ Nghị đủ sức tập hợp tàn binh và quay lại phản kích. Do đi đường biển nên cánh quân của Đô đốc Nguyễn Văn Lộc đến trễ hơn dự tính vài ngày nhưng cánh quân của ông cũng đã kịp tiếp sức đánh một trận lớn ở Phượng Nhãn. Kết quả Tôn Sĩ Nghị chạy thẳng về Quảng Tây dưới trướng còn chừng 50 quân lính.
Trong thời gian đầu của thời vua Cảnh Thịnh, Đô đốc Nguyễn Văn Lộc cùng phối hợp với Thái phó Trần Quang Diệu vây hãm và phá vỡ thành Quy Nhơn, buộc viên danh tướng của Nguyễn Phúc Ánh là Võ Tánh phải tự vẫn. Sau trận đánh đó ông được thăng cấp làm Thần Võ Hữu quân Đô thống chế.
Sau trận Kỳ Sơn, danh tướng Nguyễn Văn Lộc lại tiếp tục thắng trong 20 trận đánh giằng co giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn. Quân Nguyễn dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh cao cấp của Nguyễn Phúc Ánh là Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành.
Sau đó, vì Bùi Đắc Tuyên lộng hành triều chính, vua Quang Toản còn trẻ nên ông bị kẻ gian hãm hại thu hết binh quyền rồi bị giáng xuống làm quan Thị lang ở Bộ lễ. Ông từ quan về ẩn cư tại núi Hoàng Mai, huyện Tuy Viễn (nay thuộc tỉnh Bình Định). Khi ông mất, vua Quang Toản ban cho ông tên thụy là Trung Liệt.
Theo một số tài liệu khác thì ông không xin từ chức lúc ấy. Mãi đến khi vua Cảnh Thịnh bị bắt, ông mới tự giải tán đội quân của mình rồi lên núi Kỳ Sơn ẩn náu. Đồng đội của ông là tướng Nguyễn Quang Huy cũng bỏ đi lánh thân. Tương truyền, hai ông có gặp lại nhau bàn chuyện phục nghiệp nhà Tây Sơn, nhưng khi suy tính kỹ, cả hai thấy không thể làm gì được nên thôi.
Lời bàn:
Tiếc rằng triều đại của người anh hùng áo vải Quang Trung quá ngắn ngủi, nên các danh tướng Tây Sơn phải chịu sự thiệt thòi lớn. Họ có cả một đời xông pha oanh liệt với hàng loạt những chiến công kiệt xuất, nhưng sử sách ghi chép về họ lại quá ít. Họ đã anh dũng chiến đấu quên mình vì nghĩa cả là cứu nước và cứu dân, nhưng ngay sau đó sự nghiệp phi thường của họ đã bị sử gia của triều Nguyễn cố tình lãng quên. Âu đó cũng là điều dễ hiểu, bởi với triều đình nhà Nguyễn thì nghĩa quân Tây Sơn là kẻ thù. Nhưng với nhân dân thì cuộc đời, sự nghiệp và công lao cũng như tấm lòng trung thành của các tướng lĩnh thời Tây Sơn sẽ không bao giờ phai mờ.
Tuy nhiên, điều mà hậu thế đáng trân trọng là theo sử sách còn lưu truyền đến ngày nay, hầu hết các danh tướng của nhà Tây Sơn đều xuất thân không phải từ tầng lớp quan lại “cha truyền con nối”, mà họ được tập hợp dưới ngọn cờ Tây Sơn, được rèn luyện, giáo dục thành những danh tướng tài ba và cũng nhất mực trung thành. Từ đó cho thấy, Nguyễn Huệ không chỉ là vị vua xuất chúng về quân sự, mà còn là vị vua có tài về nghệ thuật dùng người. Ông đã giáo dục từ đứa trẻ chăn trâu, thậm chí là một tướng cướp… để trở thành những vị tướng tài đánh nam, dẹp bắc, với những chiến công lẫy lừng và lưu danh sử sách. Đây là bài học quý cho hậu thế hôm nay và mai sau.
Ngắm Vẻ Đẹp “Nghiêng Thành” Của Nam Phương Hoàng Hậu Qua Ảnh Ít Người Biết
Nam Phương Hoàng hậu có quốc tịch Pháp và tên Pháp là Jeanne Mariette Thérèse. Sau khi học tại Pháp và sau một lần gặp vua Bảo Đại, họ đã kết hôn với điều kiện Nam Phương Hoàng hậu được tấn phong ngay sau khi cưới và các điều kiện về tôn giáo và hôn nhân.
Nam Phương Hoàng hậu cao tới 1m75, với thân hình mảnh mai và cân đối.
Vua Bảo Đại sau đó kết hôn với một phụ nữ khác và cuộc hôn nhân của họ kéo dài đến năm 1972. Ảnh: Một bức ảnh khác về Nam Phương năm 1949. Bà mặc trang phục hoàng gia mặc dù lúc này nhà Nguyễn đã chấm dứt sự tồn tại, và bà chỉ còn là một cựu hoàng hậu.