Một góc cổng thủy điện Ankroet
Thiết kế ban đầu của thủy điện Ankroet là 600 kW, nhỏ hơn hàng trăm lần khi so với các thủy điện hạng trung ngày nay. Điều này cũng dễ hiểu bởi công trình này ngày trước chủ yếu chỉ cấp điện cho các biệt thự quanh vùng mà thôi.
Thủy điện Ankroet do người Pháp thiết kế nên mang nét đặc trưng của vùng tây nam nước Pháp và kiến trúc công xưởng đặc trưng đầu thế kỷ 20. Công trình này xây bằng đá chẻ, liên kết bằng mạch vữa. Trước đây nó được thi công chủ yếu bằng sức người. Ấy thế mà đến hiện tại thủy điện Ankroet vẫn rất kiên cố, vững chãi và hoạt động đều.
Với người dân, du khách, thủy điện Ankroet còn đặc biệt hơn nữa khi có cảnh quan nên thơ như trong những cuốn cổ tích. Nhà máy thủy điện này trông giống một biệt thự nghỉ dưỡng hơn. Quá trình ngăn dòng khi làm thủy điện Ankroet đã tạo nên hồ Suối Vàng thơ mộng giữa rừng thông, là địa điểm nổi tiếng ở Lâm Đồng ngày nay.
Năm 1960, người Nhật đã nâng công suất thủy điện Ankroet lên 3.100 kW để phục vụ xây dựng thủy điện Đa Nhim. Đến năm 2004, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nâng công suất nhà máy này lên 4.400 kW. Cũng kể từ đó, sản lượng điện nơi đây bình quân tăng gần 22 triệu kWh/năm, nhận nhiệm vụ cung cấp điện cho Đà Lạt và hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm nhà máy thủy điện lâu đời nhất Việt Nam (17/10/1945 - 17/10/2015), nhà máy thủy điện Ankroet đã chính thức thay thế, đưa vào vận hành hệ thống điều khiển nhà máy theo công nghệ mới, chuyển hệ thống điều khiển nhà máy từ bán tự động sang công nghệ tự động hiện đại. Công nghệ mới này sẽ giúp giảm sức lao động và nâng cao độ an toàn cho người điều khiển thiết bị tại nhà máy.
Theo Sở Hữu Trí Tuệ & Sáng Tạo
Là quốc gia
luôn đứng top đầu trong số những quốc gia sống thọ nhất thế giới, Nhật Bản nổi
tiếng với quy tắc khắt khe trong sinh hoạt ngay cả khi đi ngủ giúp nâng cao sức
khỏe và kéo dài tuổi thọ. Ở Nhật, người dân đi tất quanh năm, kể cả khi đi ngủ.
Đối với họ, đi tất cũng giống như mặc quần áo, là nhu cầu thiết yếu hằng ngày.
Không những thế,
theo quan niệm của người dân nơi đây, đi tất đồng nghĩa với vệ sinh và lịch sự.
Việc bạn cởi giày và để lộ chân trần khi đến thăm nhà người khác ở Nhật sẽ được
cho là hành động thiếu tinh tế, gây mất thiện cảm.
Ngoài ra, người
Nhật luôn mang tất khi ngủ. Họ cho rằng việc đi tất khi ngủ có thể giúp họ ngủ
ngon hơn, tốt cho sức khỏe và tuổi thọ. Điều này là hoàn toàn có cơ sở.
Mang tất khi đi ngủ tốt cho sức khỏe
Đông y cho rằng
bàn chân như “trái tim thứ hai” của cơ thể, chân ấm thì thân mới khỏe. Nếu bàn
chân được bảo vệ thì các cơ quan trong cơ thể cũng được bảo vệ. Theo các nghiên
cứu khoa học, thân nhiệt bình thường của cơ thể con người là khoảng 37 độ C và
sẽ giảm xuống 1-2 độ C khi đi ngủ vào ban đêm. Vì vậy, nhiều người dễ cảm thấy
tay chân lạnh, khó đi vào giấc ngủ hơn, giấc ngủ không sâu. Cũng từ đó, nhiều
người chọn đi tất khi ngủ để bàn chân được ấm áp và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Các chuyên gia
cho biết việc đi tất khi ngủ có thể giúp thay đổi sự chênh lệch nhiệt độ ở
chân, từ đó điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều
mạch máu và huyệt vị, đồng thời cũng là bộ phận trao đổi nhiệt hiệu quả nhất
trên cơ thể. Mang tất vào sẽ làm ấm chân, giúp làm giãn mạch máu, tăng lượng
máu đến da làm giảm thân nhiệt, giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Mar De Carlo,
tác giả và người sáng lập của Viện Sức khỏe và Nuôi dạy con cái Quốc tế, Hiệp hội
các nhà tư vấn giấc ngủ chuyên nghiệp, giải thích tất có thể giúp mọi người ngủ
nhanh hơn và ngủ lâu hơn. De Carlo cho biết, việc đi tất khi ngủ đã được chứng
minh là làm tăng lưu thông máu và lưu lượng máu đến bàn chân. Điều đó có thể
giúp hạ nhiệt độ cơ thể, báo hiệu cho não rằng đã đến giờ đi ngủ.
Các nghiên cứu
khác cũng đã chứng minh quan điểm này. Theo đó, một nghiên cứu liên quan đã chỉ
ra rằng những thanh niên đi tất ngủ nhanh hơn 7,5 phút, ngủ lâu hơn 32 phút và
thức dậy ít hơn 7,5 lần so với những người không đi tất.
Khái niệm về tất
trên giường dường như liên quan đến nhịp sinh học – đồng hồ sinh học điều khiển
các chức năng của chúng ta dựa trên một ngày 24 giờ. Tổ chức Sleep Foundation
cho biết: “Nhiệt độ cơ thể thấp hơn thường xảy ra trước khi buồn ngủ và bằng chứng
cho thấy việc sử dụng tất hoặc các phương pháp làm ấm chân khác có thể làm giảm
nhiệt độ cơ thể và giúp bạn ngủ nhanh hơn” .
Ngoài việc giúp
ngủ ngon hơn, mang tất đi ngủ còn đem lại 5 lợi ích khác cho sức khỏe. Cụ thể:
javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201020);}else{parent.admSspPageRg.draw(201020);}
1. Thúc đẩy
lưu thông máu
Bàn chân thường
là bộ phận dễ lạnh nhất trên cơ thể, việc lưu thông máu kém ở bàn chân gây ra
sưng tĩnh mạch và đau chân. Vì vậy, giữ ấm chân là rất quan trọng. Mang vớ là
cách dễ nhất và an toàn nhất để giữ ấm cho đôi chân của bạn qua đêm. Việc giữ ấm
chân sẽ làm giãn các mạch máu, giúp cho tăng lưu lượng máu đến da và nhiệt được
giải phóng.
2. Giảm bệnh
Raynaud
Raynaud là hội
chứng co thắt động mạch làm giảm máu nuôi cơ, do phản ứng quá mức của tế bào
máu đối với nhiệt độ lạnh, khiến cơ thể bị tê liệt hoặc đau đột ngột, các triệu
chứng giống như chuột rút. Việc mang tất có thể giữ ấm cho bàn chân, điều chỉnh
nhiệt độ bên trong cơ thể và cải thiện lưu thông máu giúp ngăn ngừa hội chứng
này.
3. Ngăn ngừa
tình trạng nứt chân
Mang tất khi ngủ
vừa có thể làm chậm tốc độ mất nước ở chân, vừa giúp chân luôn được giữ ẩm, từ
đó cải thiện tình trạng khô da chân khô hoặc nứt gót chân.
4. Loại bỏ đổ
mồ hôi
Đổ mồ hôi chân
khiến bạn mất tự tin và gây khó chịu khi đi ngủ. Mang tất giúp thấm hút mồ hôi
sẽ giúp bạn khử mùi hôi chân hiệu quả và đồng thời giúp bạn có một giấc ngủ
ngon hơn.
5. Phòng chống
nấm da chân hiệu quả
Tất có khả năng
thấm hút mồ hôi và khử mùi hiệu quả. Nhờ đó giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn
gây ra bệnh nấm da chân.
(Tổng hợp)
Làm xét nghiệm ADN ‘cho vui’, bất ngờ tìm thấy người thân mất tích hơn 70 năm
MỸ - Làm xét nghiệm ADN trực tuyến 'chỉ để cho vui', người phụ nữ không ngờ lại tìm thấy cậu ruột bị bắt cóc cách đây hơn 70 năm.
Theo công ty truyền thông Bay Area News Group, ông Luis Armando Albino (79 tuổi) bị bắt cóc khi mới 6 tuổi trong lúc chơi cùng anh trai ở công viên tại Tây Oakland thuộc bang California vào năm 1951. Người phụ nữ đã dụ dỗ Albino đi theo bằng lời hứa sẽ mua kẹo cho ăn. Sau khi bị bắt cóc, Albino bị đưa đến Bờ Đông nước Mỹ, và được một cặp vợ chồng nuôi dưỡng.
Nhờ sự trợ giúp của cảnh sát, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), và Bộ Tư pháp Mỹ, cháu gái của ông Albino là Alida Alequin (63 tuổi) đã tìm thấy người thân. Bà Alequin hiện sinh sống ở Oakland. Trong khi người cậu Albino từng tham gia quân đội và làm lính cứu hỏa đang sống ở Bờ Đông. Gia đình họ đã được đoàn tụ ở bang California vào tháng 6.
Bà Alequin cho hay, trong 73 năm, gia đình vẫn mong có ngày tìm thấy người cậu, và hình ảnh của ông Albino vẫn được treo trong nhà. Khi mẹ của ông Albino qua đời vào năm 2005, gia đình vẫn tin ông còn sống, và không từ bỏ hy vọng tìm thấy người thân.
Cảnh sát Oakland thừa nhận, những nỗ lực của bà Alequin "đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm người cậu".
Theo những bài báo được tờ Oakland Tribune đăng tải vào thời điểm Albino bị bắt cóc, cảnh sát, binh lính từ một căn cứ quân sự địa phương, cảnh sát biển, và nhiều người khác đã tham gia vào cuộc tìm kiếm quy mô lớn. Thậm chí, người anh trai Roger Albino cũng đã bị các nhà điều tra thẩm vấn nhiều lần, song vẫn khẳng định em trai bị một người phụ nữ đưa đi.
Manh mối đầu tiên cho thấy ông Albino vẫn còn sống đã xuất hiện vào năm 2020, khi bà Alequin làm xét nghiệm ADN trực tuyến "chỉ để cho vui". Kết quả cho thấy, bà Alequin trùng gene 22% với một người đàn ông. Bà đã cố gắng tìm hiểu, nhưng không nhận được phản hồi.
Tới đầu năm nay, bà Alequin và con gái nối lại tìm kiếm. Trong một lần đến thư viện công cộng Oakland, bà Alequin đã phát hiện một bài báo có hình ảnh của 2 anh em ông Albino, và tin chắc bản thân đã đi đúng hướng. Cùng ngày hôm đó, bà đã đến Sở Cảnh sát Oakland để báo tin. Cuối cùng, các điều tra viên đã nhất trí rằng manh mối mới này đủ để lật lại vụ án mất tích cách đây hơn 70 năm.
Ông Albino sau đó được xác định đang sống ở Bờ Đông, và đồng ý cung cấp mẫu ADN để so sánh với người chị gái tức mẹ của bà Alequin.
Tới ngày 20/6, các nhà điều tra báo tin cho bà Alequin biết rằng, họ đã tìm thấy người cậu mất tích hơn 70 năm.
Vào ngày 24/6, với sự hỗ trợ của FBI, ông Albino đã đến Oakland để gặp các thành viên trong gia đình. Ông sau đó trở về Bờ Đông, nhưng đã trở lại Oakland vào tháng 7 để có kỳ nghỉ kéo dài 3 tuần. Đây cũng là lần cuối cùng, ông gặp anh trai Roger, người đã qua đời vào tháng 8.
Bà Alequin cho biết, chính người cậu không muốn chia sẻ câu chuyện tìm thấy người thân với giới truyền thông. Song bà cho rằng việc này có thể giúp ích cho những gia đình khác. “Tôi đã luôn quyết tâm tìm ra ông ấy, và biết đâu khi câu chuyện của tôi được công khai, nó có thể giúp ích cho những gia đình khác đang phải trải qua điều tương tự. Tôi muốn nói: đừng bỏ cuộc”, bà Alequin chia sẻ.
Vietnamnet
Ấn Độ tìm thấy máy bay quân sự mất tích sau 7 năm
Mảnh vỡ máy bay vận tải quân sự An-32 của Không quân Ấn Độ bị mất tích trên vịnh Bengal vào năm 2016 mới được phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.
Theo thông cáo báo chí của chính phủ Ấn Độ hôm 12/1, hình ảnh các mảnh vỡ của chiếc máy bay An-32 được phát hiện nằm dưới đáy biển sâu và cách bờ biển thành phố Chennai khoảng 310km. Khi gặp nạn, máy bay chở theo 29 người.
"Các hình ảnh tìm kiếm đã được xem xét kỹ lưỡng, và được xác định là giống với máy bay An-32. Phát hiện này xảy ra tại địa điểm có thể là hiện trường vụ tai nạn. Chưa từng ghi nhận bất cứ báo cáo về chiếc máy bay nào khác mất tích trong cùng khu vực, nên các mảnh vỡ có thể thuộc máy bay An-32 của Không quân Ấn Độ bị rơi”, tờ India Today dẫn thông báo.
Vào sáng ngày 22/7/2016, máy bay An-32 đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Tambaram ở thành phố Chennai thuộc bang Tamil Nadu của Ấn Độ. Máy bay dự kiến hạ cánh xuống căn cứ không hải quân INS Utkrosh ở thành phố Port Blair thuộc quần đảo Andaman và Nicobar.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi cất cánh, máy bay đã mất liên lạc, và biến mất khỏi radar theo dõi trong lúc bay qua vịnh Bengal. Sự biến mất của An-32 đã khiến Ấn Độ triển khai nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn có quy mô lớn nhất đối với một máy bay mất tích trên biển.
Tới ngày 15/9/2016, Không quân Ấn Độ buộc phải dừng tìm kiếm do không thể xác định được vị trí của chiếc máy bay mất tích, và không còn lựa chọn nào khác khi phải tuyên bố những người có mặt trên máy bay "đã qua đời".