a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2024

RẤT NỂ PHỤC NGƯỜI PHỤ NỮ NÀY

 


Bức ảnh chụp Margaret Bourke-White từ năm 1935 thật sự là một khoảnh khắc đáng kinh ngạc, không chỉ vì vị trí nguy hiểm mà cô ngồi để tác nghiệp mà còn bởi tinh thần dũng cảm và niềm đam mê của cô đối với nhiếp ảnh. Ngồi trên đỉnh một tòa nhà chọc trời ở thành phố New York, với chân treo lơ lửng giữa không gian, Margaret đã ghi lại những hình ảnh độc đáo, không chỉ về cảnh vật mà còn về chính quá trình sáng tạo đầy phi thường của cô.
Margaret Bourke-White là một trong những nữ nhiếp ảnh gia tiên phong, và bức ảnh này không chỉ là biểu tượng cho tài năng nhiếp ảnh, mà còn là minh chứng cho sức mạnh ý chí và sự gan dạ. Đứng trước thành phố sôi động, với những tòa nhà cao vút làm nền, cô không chỉ đơn giản là chụp ảnh mà còn thể hiện niềm đam mê vượt qua mọi rào cản, để ghi lại những khoảnh khắc đáng giá.
Cảnh tượng này cũng khiến ta phải suy ngẫm về nghệ thuật nhiếp ảnh trong quá khứ, khi mọi thứ đều yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và dấn thân không hề sợ hãi, như cách Margaret đã làm.

(Nguồn: IVIVU)










SA MẠC RỘNG NHẤT CHÂU Á VỚI HỒ NƯỚC BÁN NGUYỆT NỔI TIẾNG
- Sa mạc Gobi thuộc vùng lãnh thổ của Trung Quốc và Mông Cổ, có diện tích tới 1,3 triệu km2. Đây cũng là sa mạc rộng lớn nhất châu Á.
Gobi có khí hậu và cảnh quan thú vị. Nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C vào mùa hè nhưng vào mùa đông thì có thể giảm còn -40 độ C, tuyết phủ trắng.
Lượng mưa tại đây dao động 50-200mm, có hai mùa mưa và mùa khô. Chính vì thời tiết nóng lạnh đa dạng đó mà Gobi có nhiều cồn cát, đồng bằng sỏi, núi đá đẹp, thú vị tạo nên cảnh quan thu hút du khách. Đặc biệt sa mạc này đã khai quật được những bộ hóa thạch của các loài khủng long khác nhau đã tuyệt chủng hàng ngàn năm trước.
Sa mạc này có một ốc đảo đặc biệt ở cách thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc khoảng 5km về phía tây nam, nơi có hồ nước hình bán nguyệt độc lạ.
Nguyệt Nha Tuyền (Crescent Lake) là tên gọi của hồ nước hình bán nguyệt này, xuất hiện từ cách đây hơn 2.000 năm. Tên gọi của hồ có thời nhà Minh, xuất phát từ chính hình dáng trăng lưỡi liềm của mặt hồ. Trước đó, vào thời nhà Hán, nơi đây đã được liệt vào danh sách 8 danh thắng đẹp của vùng đất Đôn Hoàng.
Hồ nước có chiều dài 218m, rộng 54m, mực nước trong hồ đã giảm gần 8m sau 3 thập kỷ. Không chỉ là điểm dừng chân của các thương nhân Ả Rập trên Con Đường Tơ Lụa, địa danh này còn gắn liền với hành trình tìm về cõi Phật của các tín đồ Phật Giáo. Du lịch tỉnh Cam Túc, du khách nhất định phải dành thời gian ghé thăm hồ nước đặc biệt này.
Nguồn: Tổng hợp

Những cái tổ kỳ thú nhất trong thế giới các loài chim.

Chim là một trong những nhóm động vật có sự đa dạng phong phú về hình dáng, kích thước và cách sống. Một trong những yếu tố thú vị nhất về chúng là cách mà chúng xây dựng tổ.


1. Tổ chim hồng hạc. Chim hồng hạc xây tổ từ bùn và đá nhỏ, tạo thành những đống đất cao khoảng 30-60 cm. Các tổ thường được xây dựng thành từng cụm trên các khu vực ngập nước. Ảnh: Pinterest.


Cách xây tổ độc đáo của hồng hạc giúp bảo vệ trứng khỏi các động vật săn mồi. Hồng hạc thường đẻ một trứng duy nhất, và cả bố mẹ đều tham gia trong việc ấp trứng và chăm sóc chim non. Ảnh: Pinterest.


2. Tổ chim tổ lều. Chim tổ lều nổi tiếng với khả năng xây dựng tổ rất đặc biệt, giống như túp lều. Chúng tạo ra một cấu trúc phức tạp từ cành cây, lá và các vật liệu trang trí như hoa, vỏ sò, và thậm chí cả rác thải màu sắc. Ảnh: Pinterest.


Chỉ có chim trống xây tổ, và điều này nhằm mục đích thu hút chim mái. Chúng thường rất chăm chút trong việc trang trí, thậm chí điều chỉnh màu sắc để cái tổ trở nên ấn tượng hơn. Ảnh: Pinterest.


3. Tổ đại bàng. Đại bàng xây tổ rất lớn, thường được đặt trên cây cao hoặc vách đá. Tổ của chúng có thể nặng tới hàng trăm kilôgam và được xây dựng từ cành cây, lá và các vật liệu tự nhiên khác. Ảnh: Pinterest.


Đại bàng thường sử dụng tổ này trong nhiều năm, thường là để nuôi dưỡng nhiều thế hệ chim non. Ảnh: Pinterest.


4. Tổ chim mòng biển. Chim mòng biển xây tổ trên các vách đá biển hoặc bãi biển, thường sử dụng cát, đá và các vật liệu có sẵn xung quanh. Ảnh: Pinterest.


Tổ của chúng thường đơn giản và không có cấu trúc phức tạp. Tuy nhiên, chim mòng biển thường tạo thành các quần thể tổ lớn, giúp bảo vệ nhau khỏi kẻ thù. Ảnh: Pinterest.


5. Tổ chim ruồi. Chim ruồi là loài chim nhỏ nhất và tổ của chúng cũng nhỏ nhất trong các loài chim, thường có kích thước chỉ bằng một quả bóng golf, và được gắn chặt vào cành cây hoặc bụi cây. Ảnh: Pinterest.


Tổ của loài chim ruồi thường được làm từ lông, nhện, và các vật liệu mềm khác, giúp tạo ra một nơi ấm cúng và an toàn cho trứng. Ảnh: Pinterest.

6. Tổ chim nhạn. Chim nhạn thường xây tổ từ bùn, tạo thành những cấu trúc hình chén gắn trên tường, gốc cây hoặc dưới mái nhà. Tổ của chúng thường rất chắc chắn và có thể tái sử dụng trong nhiều năm. Ảnh: Pinterest.


Chim nhạn cũng rất thông minh khi chọn vị trí xây tổ, thường ở những nơi an toàn và gần nguồn thức ăn. Ảnh: Pinterest.


7. Tổ chim kền kền. Kền kền thường không xây tổ mà sử dụng các vị trí trên các vách đá hoặc cây cối cao để đặt trứng. Một số loài kền kền, như kền kền Ai Cập, lại dùng những vật liệu như rác thải, lông và cành cây để tạo thành tổ đơn giản. Ảnh: Pinterest.


Điều thú vị là kền kền không không dành nhiều thời gian quanh quẩn ở tổ để chăm con. Chúng chỉ quay về tổ khi cần cho con ăn. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng trong khi tìm kiếm thức ăn. Ảnh: Pinterest.

T.B (tổng hợp)


Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, vừa được tìm thấy ở Việt Nam

Loài vật quý hiếm này có kích thước khoảng gần 13cm với đôi mắt to, đầu hình tam giác, màu xanh lục.

Hang Va nằm ở trong vùng lõi của vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, nằm trên km số 28 của đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.

Hang Va nằm trong một thung lũng nhỏ, bao quanh là những vách núi đá vôi cao.

Cách đây không lâu, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, một loài thằn lằn mới vừa được phát hiện tại hang Va bởi các nhà khoa học Việt Nam.


Theo đó, loài thằn lằn mới có tên khoa học Cyrtodactylus hangvaensis. Loài này được gọi tên bản địa là tắc kè ngón Hang Va, do chúng được phát hiện ở hang Va.

Được biết, nhóm nghiên cứu tình cờ phát hiện tắc kè ngón Hang Va bám trên vách đá khi màn đêm buông xuống, chúng rời các kẻ đá ra săn mồi. Loài này thu hút sự chú ý của các nhà khoa học khi có kích thước khoảng gần 13cm với đôi mắt to, đầu hình tam giác, màu xanh lục. Sau khi nghiên cứu, nó được xác định là loài mới.

Đây là loài thằn lằn ngón thứ 4 được phát hiện ở di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Tắc kè ngón hang Va được các chuyên gia của Việt Nam phát hiện, mô tả trong đề tài nghiên cứu đa dạng sinh học tại hang Sơn Đoòng, do PGS. TS Vũ Văn Liên (Phó Tổng Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), làm chủ nhiệm.

Khu vực hang Va là nơi đầu tiên và duy nhất cho tới hiện nay tìm thấy loài này. Nghiên cứu được công bố trên Zootaxa, tập san khoa học quốc tế dành cho các nhà phân loại sinh vật.

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có hệ động vật, thực vật vô cùng đa dạng và phong phú với 2.953 loài thực vật, 1.394 loài động vật hoang dã.

Trong đó, có 43 loài mới phát hiện cho khoa học và nhiều loài quý hiếm, loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.

Hang Va, một trong những hang động nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, đồng thời cũng là nơi cư ngụ của những kiến tạo thạch nhũ đẹp mắt và hiếm thấy trên thế giới. Hang va là hang đá cách đường Hồ Chí Minh nhánh Tây trên km số 28 khoảng hơn 4km.

Minh Hoa (t/h)

Sinh vật bọc thép ở châu Phi: Phun máu để tấn công kẻ thù nhưng lại thành mồi ngon 

cho đồng loại

Sinh vật bọc thép ở châu Phi này sở hữu 5 tuyến phòng thủ kẻ thù. Một trong số đó lại trở thành điểm chí mạng của chúng.

Phi châu là miền đất của rất nhiều loài động vật kỳ lạ, khác biệt. Chúng khác biệt từ hình dạng, đặc điểm sinh học đến chiến thuật sinh tồn. Một trong số đó làdế bọc thép châu Phi (danh pháp khoa học: Acanthoplus discoidalis)

Hình ảnh bên ngoài "bọc thép" của loài dế lớn châu Phi.

Đúng như cái tên của chúng, loài dế lớn này có thân dài 5 cm với những chiếc gai nhỏ sắc nhọn ở ngực và chân cùng một cặp hàm cắn khỏe. Chúng có khả năng phun máu nếu bị tấn công. Con đực cũng có thể tạo ra tiếng động lớn chói tai bằng cách cọ xát các bộ phận cơ thể với nhau trong một hành vi gọi là stridulation (tiếng rít).

Acanthoplus discoidalis có nhiều tên gọi, như dế bụi bọc thép, dế đất bọc thép, katydid bọc thép, dế ngô, setotojane và koringkrieke.

Đây là loài côn trùng có nguồn gốc từ bụi rậm châu Phi, phân bố rộng rãi trên khắp Namibia, Botswana, Zimbabwe và Nam Phi.

Vẻ ngoài đầy sự đe dọa của dế bọc thép châu Phi. Ảnh: Adobe Sto

Dế bọc thép châu Phi có thể có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên, loài mà chúng ta thường thấy thường có màu nâu đến xanh ô liu. Trên ngực và chân, có những chiếc gai nhọn nhỏ tạo nên tên gọi của nó là Dế bọc thép.

Những con dế này được phân loại là loài gây hại ở châu Phi - chúng ăn kê và lúa miến (sorghum). Riêng tại Namibia (quốc gia ở phía nam châu Phi) coi dế bọc thép là loài động vật hoang dã đáng sợ vì chúng có thể gây ra dịch hại cho cây trồng trên đồng ruộng khi quần thể đạt đỉnh vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.

Dế bọc thép phá hoại mùa màng ở châu Phi. Ảnh: Sonia Soma via Wikimedia Commons

Nông dân ở Siavonga (Zambia) năm 2022 mất từ 70-100% mùa màng do bị dế bọc thép tàn phá. Các loại cây trồng bị ảnh hưởng bao gồm lúa miến,` kê, bí ngô, đậu mắt đen và dưa chuột.

5 tuyến phòng thủ đỉnh cao của dế bọc thép châu Phi

Vì dế bọc thép là món ăn ngon cho nhiều loài động vật ăn thịt khác nhau, nên loài này buộc phải tiến hóa để sở hữu một loạt các biện pháp phòng thủ đáng chú ý.

Những chiến lược này có thể được triển khai một cách có chọn lọc, tùy theo giới tính, để chống lại các mối đe dọa khác nhau.

Khi gặp nguy hiểm, dế bọc thép "bật" 5 chế độ phòng thủ. Ảnh: RUDIBOS BOUER via WIKIMEDIA COMMONS.

Tuyến phòng thủ đầu tiêncủa dế bọc thép là "bộ giáp" ngoài cứng cáp như bọc thép, giúp bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi. Ngoài lớp giáp, phần ngực của dế còn được bao phủ bởi những chiếc gai sắc nhọn.

Tuyến phòng thủ thứ haiđến từ cặp hàm khỏe và một cú cắn đủ mạnh để hút máu người. Cả con đực và con cái đều sẽ cố gắng cắn nếu bị tấn công.

Tuyến phòng thủ thứ bađến từ đặc điểm chỉ có ở loài dế bọc thép đực. Con đực có thể tạo ra tiếng ồn lớn, chói tai bằng cách cọ xát các bộ phận cơ thể với nhau (gọi là stridulation). Khi bị tấn công từ bên cạnh, con đực sẽ stridulation để dọa những kẻ săn mồi hoặc cảnh báo.

Tuyến phòng thủ thứ tưđến từ việc phun máu. Nếu lớp giáp "bọc thép", gai nhọn, hàm cứng và tiếng ồn chói tai của chúng không ngăn cản được động vật ăn thịt, dế bụi bọc thép sẽ phun máu (máu côn trùng, là huyết tương) từ các đường nối trong bộ xương ngoài của chúng. Máu có màu vàng chanh nhạt, có mùi hăng và khó chịu. Dế có thể phun máu ở khoảng cách lên đến 6 cm.

Tuyến phòng thủ thứ năm.Nếu mọi cách khác đều không hiệu quả, không ngăn được kẻ săn mồi chúng sẽ nôn. Dế bụi bọc thép sẽ nôn ra thức ăn trong dạ dày, phủ kín cơ thể bằng chất nôn. Những chất nôn này có mùi khó chịu, có thể đuổi những kẻ ăn thịt đi xa.

Điểm chí mạng của dế bọc thép châu Phi

Tuy sở hữu 5 tuyến phòng thủ theo từng lớp - triển khai theo từng tình huống nguy hiểm khác nhau - nhưng 1 trong số 5 tuyến phòng thủ này có thể giết chết chính chúng. Đó là tuyến phòng thủ thứ tư - Phun máu. Đây là điểm chí mạng đối với con dế khi chúng vừa tránh được "vỏ dưa" thì gặp ngay "vỏ dừa".


Là loài ăn tạp (ăn thịt và ăn chay) nhưng khi thiếu muối và protein, dế bọc thép sẽ ăn thịt đồng loại.

Dế bọc thép châu Phi là những kẻ ăn thịt đồng loại.Khi một con dế phun máu để xua đuổi kẻ ăn thịt khác, cơ thể đầy máu của chúng sau đó thu hút sự chú ý rất lớn từ các con dế đồng loại. Những con dế đồng loại khi đó nghĩ con dế vừa phun máu bị thương và sẽ cố gắng ăn thịt chúng.

Loài dế bọc thép châu Phi ăn thịt đồng loại khi chúng thiếu protein và muối trong chế độ ăn của chúng, trong khi những con dế khác là nguồn cung cấp tốt các chất dinh dưỡng này.

Theo Trang Ly/Thanh niên Việt