Nguyên nhân giải thích cho hiện tượng phi tần thời nhà Thanh không phải những mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành là gì?
Khi nhắc đến "Phi tử hoàng gia" là mọi người sẽ nghĩ ngay đến những vẻ đẹp của "Hậu cung ba nghìn giai lệ", nhưng khi nhìn vào những bức ảnh về các phi tần vào cuối triều đại nhà Thanh, dường như mọi chuyện về nhan sắc các phi tử lại không như mọi người thường nghĩ.
Ví dụ như trong các bức ảnh về cung đình mà Từ Hy thái hậu lưu lại, những phi tần đứng cạnh Từ Hy chụp ảnh thực sự đã làm cho các độc giả của hậu thế cảm thấy vô cùng "sốc".
Nhan sắc thực sự của họ khác xa so với trong tưởng tượng của mọi người. Thậm chí, các phi tần với "nhan sắc khác xa tưởng tượng" đó khi đứng chung khung hình với Từ Hy, đã vô tình làm nền cho vị thái hậu này, làm cho nhan sắc vốn đã ngoài 60 của Từ Hy bỗng chốc trở thành "Hoa dung nguyệt mạo".
Nếu như nói đến nhan sắc các phi tần khi đứng chung khung hình với Từ Hy, bị "nhan sắc của Từ Hy" lấn át nên thường bị "kém sắc" đi thì có thể coi như tình huống tình cờ.
Thế nhưng đến những bức ảnh chụp cá nhân của các phi tần cuối triều đại nhà Thanh cũng thường làm cho hậu thế cảm thấy khó tin sau khi xem xong.
Ví dụ như Cẩn Phi – phi tần của Hoàng đế Quang Tự, và cả phi tử mà Quang Tự hết mực sủng ái, lưu lại trong cuộc đời ông rất nhiều hồi ức, đó là Trân Phi.
Nếu cho rằng nguyên nhân các phi tần triều Thanh đều xấu như vậy là vì khi triều đình nhà Thanh tuyển chọn phi tử đã không tuyển chọn kĩ lưỡng, có lẽ bạn đã nhầm.
Nếu không tin, có thể nhìn vào bức ảnh vương triều nhà Thanh tổ chức tuyển tú nữ vào năm 1852, ngay cả vị thái hậu tiếng tăm lừng lẫy như Từ Hy cũng "bước ra" từ cuộc thi tuyển chọn tú nữ năm ấy.
Thế nhưng, khi nhìn vào nhan sắc "ai nấy đều như nhau" của dàn tú nữ tham gia tuyển chọn năm đó, sẽ hiểu ra rằng tại sao các phi tần nhà Thanh đều không đẹp như tưởng tượng, vậy nguyên nhân là gì?
Thanh triều tuyển phi tần không chỉ chú trọng nhan sắc
Phi tần triều Thanh đều xuất thân từ tú nữ, và khi triều Thanh tuyển tú nữ, chủ yếu sẽ tuyển những cô gái xuất thân từ những gia đình là người Mãn.
Phàm là những cô gái người Mãn từ 13 đến 17 tuổi bắt buộc đều phải đến Hộ bộ (chức quan thời xưa, Trung Quốc) để làm hồ sơ ứng tuyển, sau đó sẽ tham gia cuộc thi 3 năm mới tổ chức 1 lần: "Tuyển tú nữ".
Từ năm của Càn Long đã đưa ra quy định, nếu đã là phụ nữ người Mãn thì đều phải tham gia cuộc thi, nếu không tham gia sẽ không được đi xem mắt, không được "thành thân".
Khi tham gia cuộc thi "Tuyển tú nữ", các cô gái bắt buộc phải mặc Kì trang (trang phục trong cung đình của phụ nữ Mãn Thanh, Trung Quốc), không được mặc các trang phục thông thường hàng ngày hoặc bất cứ loại trang phục nào khác.
Cứ như vậy, 5 đến 6 người trong 1 nhóm tham gia tuyển chọn. Và một điều gây ngạc nhiên là, trong các tiêu chuẩn tuyển chọn tú nữ của triều Thanh, nhan sắc của các cô gái lại tuyệt nhiên không phải là điều quan trọng nhất, mà quan trọng nhất là: Dòng dõi và tình trạng gia đình, dòng tộc của người tham gia tuyển chọn!
Khi nói đến hương thức tuyển chọn này, Phổ Nghi – Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh đã nhớ lại và thuật lại rằng:
"Các cô gái khi tham gia tuyển chọn sẽ xếp thành các hàng, và để cho phu quân tương lai (Hoàng đế) đứng trước mặt để xem và chọn mặt, Hoàng đế ưng ai sẽ để lại trên người người được chọn 1 kí hiệu đặc biệt".
Cho đến khi lễ Đại hôn của Phổ Nghi được tổ chức, khi đó Đại Thanh đã diệt vong, do đó quy định cũng thay đổi, từ "tuyển mặt thật người thật", Hoàng đế sẽ tuyển chọn phi tần qua ảnh!
Khi ấy, Phổ Nghi đã "nhìn trúng" một cô gái nhìn khá "thuận mắt", đó là Văn Tú. Tuy rằng Văn Tú khá ưa nhìn nhưng gia thế lại bần hàn, vì vậy chỉ có thể làm phi tử của Phổ Nghi, không thể làm Hoàng hậu.
Trái ngược với Thục phi Văn Tú của Hoàng đế Phổ Nghi, Hoàng hậu Long Dụ của Hoàng đế Quang Tự lại có gia thế vô cùng hiển hách.
Long Dụ chính là cháu gái ruột của Từ Hy thái hậu; cha là Thị lang (chức quan tương đương với chức Bộ trưởng, Thứ trưởng ngày nay); bác trai là Tướng quân tại Quảng Châu, có quan hệ mật thiết với gia đình của Từ Hy.
Với địa vị như vậy, Long Dụ có thể ngồi vững ở chức vị Hoàng hậu trong một Hậu cung đầy rẫy những âm mưu thủ đoạn thâm hiểm như triều đình nhà Thanh.
Vận mệnh của các phi tần cũng rất thăng trầm, phía sau họ kéo theo biết bao lợi ích và sự tranh đấu của các gia tộc. Với "giá trị nhan sắc" như vậy, sẽ không ngạc nhiên khi mà những "người yêu lịch sử" cảm thấy vô cùng sốc khi nhìn vào những bức ảnh của những phi tần nhà Thanh.
Nguyên nhân khác
Vào những năm của thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, cho dù một người có nhan sắc đẹp đến đâu, muốn lên hình khi chụp ảnh thật đẹp, thật tương xứng với nhan sắc mà họ có cũng không phải là một chuyện dễ dàng.
Kĩ thuật chụp ảnh ở giai đoạn đó là kĩ thuật chụp sơ cấp nhất. Nếu như chúng ta tìm hiểu sâu về giai đoạn đó, với những bức ảnh được chụp bằng những kĩ thuật thô sơ ở các quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, nhân vật trong những bức ảnh ấy nếu được coi là đẹp, thật lòng mà nói số lượng không nhiều!
Yếu tố giúp một người ở thời đại đó lên hình đẹp nhất không chỉ là cách chọn tư thế chụp hoặc cách chọn góc độ chụp, ngược lại yếu tố quan trọng nhất là: Quá trình thiết kế hình ảnh vô cùng tỉ mỉ dụng công của thợ chụp.
Ví dụ như một người vô cùng yêu thích chụp ảnh như Từ Hy thái hậu, vì sao với nhan sắc của Từ Hy khi lên hình lại có thể coi là "tạm chấp nhận được"?
Nguyên nhân là, mỗi lần khi Từ Hy chụp ảnh, bà đều trang điểm vô cùng kĩ lưỡng, thậm chí mỗi lần sau khi chụp xong bà lại thay một bộ đồ mới.
Sau khi "ra đời", những bức ảnh "khổng lồ" ấy sẽ một lần nữa được phối thêm màu sắc, biến chúng thành những bức ảnh đầy màu sắc tinh tế.
Ánh sáng, địa điểm chụp cũng là những yếu tố được đầu tư, chú trọng hàng đầu khi Từ Hy chụp ảnh. Trải qua vôn vàn các quá trình cân nhắc và lựa chọn công phu, tỉ mỉ, hậu thế mới có những ảnh "khá là đẹp" của Từ Hy để xem.
Tương tự như vậy, trong cùng một bức ảnh, để làm nổi bật lên hình tượng của Từ Hy, sẽ không thể thiếu việc phải "bổ sung" các phi tần hậu cung đứng bên cạnh vị thái hậu này, điều này cũng quan trọng như việc phải tô nền cho một bức tranh vậy!
Còn về chuyện địa vị và góc độ chụp hình không tương đồng, rất dễ hiểu, khi đứng cạnh một nhân vật đã được trang bị kĩ lưỡng mọi thứ để lên hình một cách rực rỡ tỏa sáng nhất như Từ Hy, nhan sắc của các phi tần đương nhiên sẽ bị làm mờ và giảm đi rất nhiều.
Đến những bức ảnh của Từ Hy còn như vậy, vậy những phi tần muốn lên hình đẹp bằng phương pháp chụp ở thời kì đầu và thô sơ nhất trong tiến trình phát triển của máy ảnh, thực sự là một chuyện vô cùng khó.
Bởi vì, với kĩ thuật chụp ảnh thô sơ thời kì đó, không chỉ là những phi tần hậu cung, và cả những cung nữ bình thường khi lên hình cũng đều như vậy, nhan sắc của họ sẽ bị mờ nhạt đi mấy phần.
Và một điểm mấu chốt phải bàn đến, đó là, muốn chụp ra những bức ảnh đẹp lung linh và chói lọi như Từ Hy, chi phí và giá thành cũng không hề thấp.
Máy chụp ảnh thời đó, toàn bộ các chất liệu để làm ra những bộ phận máy đều là hàng nhập khẩu, âm bản càng là một bộ phận đắt tiền nhất vì chất liệu của nó là thủy tinh.
Tính từ chất liệu máy đến quá trình chụp ảnh và cuối cùng là lên hình thành công, mỗi một phân đoạn tại thời điểm đó đều vô cùng tốn kém.
Và khi tìm hiểu, tham khảo về quá trình "cồng kềnh", tốn kém để làm ra một bức ảnh vào thời điểm đó, thời điểm mà Đại Thanh đang nằm trong mối nguy "nước sôi lửa bỏng", mới thấy rõ sự tiêu xài hoang phí cùng cực của vị Thái hậu "tai tiếng" Từ Hy, làm cho hậu thế cảm thấy thương xót đau lòng cho con dân Đại Thanh thời điểm đó.
Vì có quá nhiều người thích chụp ảnh, nên vào thời điểm đó, Hoàng thất Thanh triều đã gọi kĩ thuật chụp ảnh là "yêu thuật", đứng trước mối nguy bị bài trừ, kĩ thuật chụp đã nhanh chóng được được lưu truyền lại tại thời cận đại của Trung Quốc.
Cũng nhờ sự cố gắng lưu truyền kĩ thuật chụp trong thời đại đó mà ngày nay chúng ta mới có thể nhìn rõ vào một thời đại cách chúng ta hàng trăm năm.
Những bức ảnh về nhan sắc thật sự của những phi tần thời nhà Thanh là bằng chứng lật đổ suy nghĩ cố định "Phi tần cung đình rất đẹp" bấy lâu nay của chúng ta.
Quỳnh Mai (Theo Tổ Quốc)
Bí ẩn quần thể lăng mộ nơi 'cỏ không thể mọc, chim không dám đậu'.
Vương triều Tây Hạ chỉ tồn tại chưa đến 200 năm song lăng mộ hoàng gia Tây Hạ lại nổi tiếng trường tồn với thời gian, 1.000 năm qua không ai dám xâm phạm.
Tây Hạ (1038 - 1227) hay Đại Hạ là vương triều do tộc người Đảng Hạng ở Tây Bắc Trung Quốc sáng lập. Trong ngôn ngữ Tây Hạ, “Đại Hạ” có nghĩa là “Đại Bạch Cao quốc”. Vương triều này tồn tại trong thời gian tương đối ngắn ngủi, chỉ 189 năm với 10 đời hoàng đế trị vì.
Theo các nghiên cứu, nhà nước phong kiến Tây Hạ có nền chính trị hoàn thiện, luật pháp nghiêm minh, còn sở hữu hệ thống chữ viết độc đáo, từng sánh ngang với nhà Tống, nhà Liêu.
Tuy nhiên, tới giữa thế kỷ thứ 13, Tây Hạ không còn đủ sức để chống lại sức tấn công như lũ cuốn của đế quốc Mông Cổ. Năm 1226, Thành Cát Tư Hãn đem quân tấn công Tây Hạ và lần lượt chiếm đóng lãnh thổ của vương quốc chỉ trong 4 tháng. Sau khi hạ được Hưng Khánh phủ, đô thành của Tây Hạ, quân đội Mông Cổ đã xông vào thành, cướp bóc. Gót ngựa của kỵ binh Mông Cổ đi tới đâu, xương trắng của người Tây Hạ phơi tới đó. Trường tồn suốt 189 năm, Tây Hạ, vương triều trấn giữ một phương trong lịch sử Trung Quốc đã bị tiêu vong.
Dân tộc Đảng Hạng cũng biến mất từ đó. Chỉ còn lăng vua Tây Hạ xây bằng đất cao lớn sừng sững dưới chân núi, trải qua bao mưa nắng, thăng trầm lịch sử vẫn đứng vững với thời gian, thậm chí được mệnh danh là "Kim tự tháp phương Đông".
Quần thể lăng mộ hoành tráng là nơi yên nghỉ của 9 vị hoàng đế với lịch sử hơn 900 năm. (Ảnh: Baijiahao).
Lăng mộ hoàng gia Tây Hạ nằm trước ngọn núi Hạ Lan, cách Ngân Xuyên (thủ phủ khu tự trị Ninh Hạ) khoảng 30km. Đây là nơi yên nghỉ của 9 vị hoàng đế với lịch sử hơn 900 năm. Công trình này trải dài khoảng 5km từ đông sang tây, 10km từ bắc xuống nam, diện tích khoảng 53km vuông. Lăng vua quy mô như vậy ở Trung Quốc được đánh giá là rất hiếm.
Các nhà khảo cổ đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu khu di tích này từ thập kỷ 70 thế kỷ XX. Họ khai quật được 1 lăng vua, 4 ngôi mộ bồi táng, 4 đình bia và một di chỉ cung điện phát hiện một số cổ vật Tây Hạ rất giá trị. Trong đó, có chữ viết Tây Hạ, những bức tranh phản ánh cuộc sống du mục và cuộc sống trong thành của người Tây Hạ, các tác phẩm điêu khắc, rất nhiều đồng tiền cổ lưu thông thuộc các thời kỳ cùng rất nhiều loại đồ đồng, đồ gốm… Điều khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc là có rất nhiều tượng đá, tượng đất hình dáng độc đáo.
Đồng thời, các nhà khảo cổ còn đo đạc, vẽ bản đồ nhiều lần, có hệ thống toàn bộ khu lăng, tiếp tục phát hiện mới nhiều lăng mộ to nhỏ khác nhau. Đến năm 1999, tổng cộng đã phát hiện 9 lăng mộ vua, 253 ngôi mộ bồi táng.
Ấn tượng là 9 lăng mộ vua Tây Hạ được bố trí chính xác theo mô hình chòm sao Bắc Đẩu, những ngôi mộ lân cận được sắp xếp theo bố cục chiêm tinh. Với trình độ khoa học công nghệ thế kỷ 11, vì sao người Tây Hạ làm được điều này là câu hỏi đến nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra câu trả lời.
Tòa tháp chính được xây theo lối kiến trúc tháp bát giác, đặc trưng trong Phật giáo.
Là một đất nước Phật giáo, xem trọng Nho học và Hán pháp, kiến trúc lăng mộ Tây Hạ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những văn hóa trên. Các tòa tháp chính trong lăng đều được xây theo lối kiến trúc tháp bát giác, mang đậm dấu ấn phong thủy phương Đông.
Ngoài ra, tất cả lầu tháp và lầu cổng trong lăng đều do các tháp Phật to nhỏ tạo thành. Tương xứng với tháp lăng bên trong, hình thành một quần thể kiến trúc mang nét đặc sắc dân tộc sâu đậm.
Các nhà khảo cổ suy luận, vương quốc Tây Hạ lấy đài lăng có hình tháp nhiều mái hiên cao to hùng vĩ làm trung tâm, xung quanh là quần thể tháp Phật cao thấp, đan xen nhau. Từ đó làm cho lăng viên đầy khí thế hùng tráng tôn sùng Phật pháp, làm nổi bật nét đặc sắc kiến trúc độc đáo của lăng vua Tây Hạ.
Mỗi lăng mộ nhà vua có diện tích khoảng 100.000 mét vuông được xây tường đá, thành lũy bảo vệ, lầu để bia ghi danh, phòng thờ... Tuy nhiên nhiều trong số chúng bị hư hại trong chiến tranh khi quân Mông Cổ đốt phá lăng mộ vào năm cuối cùng của vương triều. Nắng gió thiên tai trong 900 năm qua cũng góp phần bào mòn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến những công trình còn lại.
Tuy nhiên, kỳ lạ là 9 lăng mộ vua Tây Hạ vẫn vẹn nguyên, không hề hấn gì trước những tác động của ngoại cảnh.
Đi sâu vào tìm hiểu các nhà khoa học khám phá ra rằng xây nhà đất chính là sở trường của người Tây Hạ. Người Tây Hạ đã sử dụng kỹ thuật xây dựng có tên là xây đất nện.
Về cơ bản, đất sẽ được nén chặt lại bằng một chiếc đầm cho tới khi thành một bức tường hoặc nền nhà. Kỹ thuật xây dựng này giúp cho các công trình có thể đứng vững hàng nghìn năm, Vạn Lý Trường Thành từ thời nhà Tần cũng được xây bằng đất nện. Đặc biệt đất nện của người Tây Hạ được thêm sợi gai và hạt gạo khi trộn để thêm phần chắc chắn.
Thành tựu kỹ thuật đất nện Tây Hạ đạt đến đỉnh cao trong việc xây dựng lăng mộ hoàng gia. Những lăng mộ này được ghi nhận là "cỏ không bao giờ mọc, chim không bao giờ đậu".
Theo cuốn Tây Hạ Sử, những vị vua Đại Hạ không muốn cỏ dại mọc trên mộ để giữ được vẻ uy nghi bề thế cũng như tránh việc cỏ cắm sâu rễ xuống đất gây ảnh hưởng đến độ chắc chắn của công trình.
Để làm được điều này, những người thợ đã sử dụng 2 phương pháp: Thứ nhất, cho hoàng thổ vào nồi lớn hấp chín để tiêu diệt hạt giống cỏ bên trong; thứ hai, khử trùng hoàng thổ, cho thêm dầu mè rồi bắc lên bếp xào, điều này khiến các loại cây không thể nảy mầm.
Khu lăng mộ Tây Hạ còn ẩn chứa nhiều bí mật chờ được giải mã.
Xung quanh lăng mộ cũng có nhiều loài chim hoang dã như quạ, chim sẻ, … nhưng tuyệt nhiên chúng không bao giờ đậu vào những lăng mộ. Phải chăng loài chim cũng biết kính nể các vị vua?
Nhà khảo cổ tin rằng chính kết cấu hình sao Bắc Đẩu của với nhiều lăng mộ xuất hiện dày đặc đã khiến những con chim cảm thấy bức bối, có cảm giác sợ hãi và không muốn đậu lại. Trong khi đó các nhà sử học lại cho rằng những người thợ xây đã thêm một loại chất độc nào đó vào đất đai khiến loài chim tránh xa.
Vấn đề này cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa đi đến thống nhất. Ngoài ra loạt thắc mắc như: Những lăng mộ này còn ẩn chứa những bí mật gì? Những thứ được tìm thấy trong lăng mộ có vai trò thế nào trong vương triều của người Tây Hạ?... có lẽ phải còn rất lâu nữa mới có được câu trả lời.
Minh Hoa (t/h)
Quốc gia nhiều đảo nhất thế giới.
Thụy Điển là quốc gia nhiều đảo nhất với 267.570 hòn đảo được tìm thấy. Trong số đó, 1.000 hòn đảo có người dân sinh sống. Ngoài ra, người dân quốc gia này được phép tiếp cận 24.000 hòn đảo để tìm thức ăn, hái quả tự do, với điều kiện là người dân phải tôn trọng môi trường tự nhiên và tài sản tư nhân.
Thống kê của World Atlas cho thấy Na Uy là quốc gia nhiều đảo thứ hai thế giới với 239.057 đảo và quần đảo lớn nhỏ. Xếp thứ ba là Phần Lan với 178.947 đảo được tìm thấy. Canada, Mỹ cũng lọt vào top 5 quốc gia nhiều đảo, số lượng đảo của hai nước này lần lượt là 52.455 và 18.617.
Theo Minh Thúy/Zing News