a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

CƯỜI CHÚT CHƠI

                                                                             
                                                                             
SỜ NẶNG & SỜ NHẸ






Chắc các bạn đều đã có lúc nhầm lẫn giữa sờ nặng (S) và sờ nhẹ (X), nhất là cách phát âm của người Hà Nội không phân biệt 2 kiểu "sờ" này. Riêng tôi, tôi không bao giờ nhầm vì từ khi còn nhỏ, tôi đã được cô giáo dạy cách phân biệt - rất đặc biệt - mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ về buổi học đó. Xin kể lại để các bạn tham khảo tránh nhầm lẫn, sờ đúng lúc, đúng chỗ, đừng sờ lung tung. 

Một hôm trong giờ ngữ pháp, sau khi các thầy cô giáo về dự giờ ổn định vị trí xong. Cô giáo đặt vấn đề vào bài trực tiếp theo phương pháp mới nói: 


- Hôm nay chúng ta sẽ học cách phân biệt sờ nặng và sờ nhẹ. Đểcác em dễ nhớ, cô chỉ cho các em nhé. Cô giáo viết chữ S và X lên bảng và nói: 


- Các em có nhìn hấy chữ sờ nặng (S) này không? 


- Các em có thấy hình chữ này nó giống con gì? 


Học sinh đáp: 


- Thưa cô, giống con chim ạ!. 


- Còn đây là chữ sờ nhẹ (X), trông nó giống con gì? 


Học sinh đáp: 


- Thưa cô, giống con bướm. 


Cô giáo: 


- Đúng rồi! 


- Bây giờ cả lớp đọc theo cô nhé. Sờ nặng là sờ chim, sờ nhẹ là sờ bướm. 


Cả lớp cùng đồng thanh đọc theo cô; sau đó, để hoạt động nhóm có hiệu quả, cô chia lớp ra thành 2 nhóm nam và 2 nhóm nữ. Cô bảo: 


- Bây giờ các em đã biết thế nào là sờ nặng, sờ nhẹ rồi. Ưu tiên cho đại diện nhóm nữ trả lời trước. Em nào có thể lấy ví dụ cho cô về cặp từ liên quan đến sờ chim? 


Một bạn gái đứng lên : 


- Em thưa cô, sờ chim là “Sạch sẽ” ạ! 


- Đúng rồi, em giỏi lắm, đấy là sờ nặng. 


- Đến lượt nhóm nam. Thế ai lấy ví dụ cho cô về sờ bướm nào ? 


Một em trai phát biểu: 


- Em thưa cô, sờ buớm là sờ “Xấu xí” ạ! 


- Đúng rồi, em giỏi lắm, đấy là sờ nhẹ. Ôi, các em giỏi quá. 


Tiếp tục, cô giáo lần lượt cho các nhóm còn lai và nhận được các câu trả lời: 


-Sờ chim là “Sung sướng”; sờ bướm là “Xui xẻo” 


Cô giáo: 


- Các em rất giỏi. Bây giờ các em xem và cho nhận xét về cặp từ “Xuất sắc”, “Sâu xa” thuộc loại nào nhé! 


Học sinh: 


- Thưa cô sờ bướm trước, sờ chim sau là Xuất sắc; còn sờ chim trước, sờ bướm sau là “Sâu xa”. 


- Đúng rồi, thế bây giờ chúng ta cùng đọc lại cho thật thuộc nhé. 


Và thế là cả lớp đồng thanh đọc: 


- Sờ nặng là sờ chim. Sờ chim là “sạch sẽ”, “sung sướng” Sờ nhẹ là sờ bướm. Sờ bướm là “xấu xí”, “xui xẻo”. 


Vừa sờ chim vừa sờ bướm thì là“xuất sắc”, “sâu xa”. 
                                                                             
Người quan trọng nhất trong đời
 Chuyện xảy ra tại một trường đại học. Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,

- "Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"  Một nam sinh bước lên.

Giáo sư nói,

- "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể rời bỏ".  Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân...

Giáo sư nói:

- "Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!"  Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.
Giáo sư lại nói:

- "Em hãy xoá thêm một người nữa!".  Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.
Giáo sư nói tiếp:

- "Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp.....
Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba tên: bố mẹ, vợ, và con.

Cả giảng đường im phăng phắc,  Mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi !!

Giáo sư bình tĩnh nói tiếp : 
- "Em hãy xóa thêm một tên nữa! "
Chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn... anh đưa viên phấn lên... và gạch đi tên của bố mẹ!
- "Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai.

Chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai... Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ.
Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi:

- "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó rời xa nhất?"

Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời.  Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:

- "Theo thời gian, cha mẹ sẽ là rời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành, cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!"

Nói xong rồi, chàng trai quay sang nói nhỏ vào tai vị giáo sư : "Thưa thầy con phải nói như vậy là vì con vợ của con đang ngồi bên dưới ... không nói như vậy thì chỉ có chết với nó, xin thầy thông cảm giùm con."
Vị giáo sư cười như mếu : "Thầy cũng chẳng khác gì con! Bài trắc nghiệm này là do vợ của thầy đưa ra !!!

Không có nhận xét nào: