Mỗi lần nghe lời ca
" ai về miền Đất Phương Nam cho tôi nhắn gởi bao niềm nhớ thương " ,
hoặc nghe ca khúc Trăng Phương Nam của nhạc sĩ Anh Hoa: " đây phương nam
đây ruộng Cà Mau no lành , với tiếng hát êm đềm trong suốt đêm thanh, quê
hương anh lúa rợp khắp bờ ruộng xanh, lúa về báo nhiều tin lành từ khắp quê
cùng kinh thành "
Hoặc câu hò :
"Đất phương nam cò bay thẳng cánh
" Tiếng ai hò dìu dặt thắm tình quê "
" Ai về nhớ ghé quê em "
" Cho tôi nhắn gởi đôi lời nhớ thương "
Đã gợi cho tôi biết bao niềm thương nỗi nhớ về một vùng đất nơi
tôi sinh ra và lớn lên chan chứa bao kỷ niệm thời thơ ấu
Nhìn về quá khứ đất phương nam là một vùng đất rất cổ lại vừa rất
mới . Người ta tìm thấy được nền văn hoá xa xưa như ở Dốc Chùa ( Bình Dương ),
Núi Gốm ( Biên Hoà ), An Sơn ( Long An ), Óc Eo ( Ba Thê Kiên Giang ), trải dài
trên một dịa bàn rộng lớn .
Do cấu tạo địa lý hình thể thiên nhiên đất phương nam được hình thành
do 2 khu vực lớn là miền đông và miền tây giữa 2 miền đó là vùng đệm Sài Gòn.
Thời đệ nhất CỘNG HOÀ miền đông nam phần tổng diện tích khoảng
26.000 km2, gồm có 12 tỉnh và thủ đô : Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh,
Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước, Thành, Hậu Nghĩa, Biên Hoà, Long
Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy, và Long An
Đây là vùng đất cao, phù sa cổ là vùng đệm giửa cao nguyên và đông bằng sông Cửu Long, Miền đông nam phần có những ngọn núi thấp như núi Bà Đen ( Tây Ninh), thưa thớt xen giửa các triền đồi đất đỏ, ít sông rạch rãi rác có những con suối khô cạn vào mùa khô, đường bộ kha nhiều so với miền tây. Sông rạch ở đây phẳng lặng ít ghe xuồng di chuyển thỉnh thoảng thấy ít chiếc ghe chở các hàng hoá nặng nề như lu, hủ, mía, nước chảy lững lờ. Trong quá trình đi mở đất phương nam thì miền đông là điểm dừng chân đầu tiên rồi sau đó mới lấn chiếm xuống miền tây
Miền đông nam phần có nhiều vườn tược cây trái xum xuê như ở BIÊN
HOÀ nên mới có câu đố :
" Anh người xứ bưởi Biên Hoà "
" Đố anh biết bưởi Thanh Trà đâu ngon "
Vườn tiêu, chuối, chôm chôm ( Long Khánh ), mít, sầu riêng, măng
cụt ( Lái Thiêu ), dua hấu ( Tây Ninh ), với các khu rừng cao su ngút
ngàn và rừng gỗ quí.
Còn miền tây nam phần tổng diện tích hơn 40.000km2 còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long, sau 75
được gọi là miền tây nam bộ. Thời đệ nhất Cộng Hoà miền Tây Nam phần gồm có 11
tỉnh : An Xuyên ( Cà Mau ), Ba Xuyên ( Sóc Trăng ), An Giang ( Long Xuyên ),
Kiên Giang ( Rạch Giá ), Phong Dinh ( Cần Thơ ), Vĩnh Long, Kiến Hoà ( Bến Tre
), Vĩnh Bình ( Trà Vinh ) ,Kiến Phong (Cao Lãnh ), Định Tường ( Mỹ Tho )
,Kiến Tường ( Mộc Hoá, vùng nầy được hình thành do hội tụ của sông Cửu
Long một trong 10 con sông lớn trên thế giới.
Những văn thi sĩ miền bắc và miền trung đến đồng bằng sông CỬU
long thương ca ngợi không tiếc lời như Phạm Quỳnh tả lại khung cảnh TIỀN GIANG
như sau : " suốt một ngày ngồi trên tàu, mà không mõi, không chán, rất lạ,
rất vui...
Lúc nào cũng có một cảm giác một sự sinh hoạt mạnh mẽ của tạo vật
phát hiện ra cây cỏ, tốt tươi đất bùn mầu mỡ, đối với sự sinh hoạt êm đềm của
người dân, hoặc đi lại ung dung trên đường phố không vội không vàng...
Còn Phan Khôi năm 1927 lưu lạc đến tận ven rừng U Minh ( Cà Mau )
,đó là Tân Bằng ven sông Trèm Trẹm, Phan Khôi tả lại vùng nầy ghê rợn nào
là sâu, rắn độc.
Do điều kiện thổ nhưỡng đồng ruộng bao la bát ngát, nên hoàn cảnh
sống đã tạo cho con người phương nam một tính tình phóng khoáng, bộc trực,
không thủ đoạn, ít chịu ràng buộc bởi những định kiến, ngang tàng hào hiệp.
Thuở xa xưa đi mở đất họ gánh trên vai mình nào là con cái, trâu
bò và họ cũng không quên đem theo cây đàn để giải sầu lúc xa rời quê cha đất tổ
nên sau nầy họ đặt ra điệu " nhạc lễ ' tức nhạc không lời ,đó cũng là tiền
thân của bộ môn đờn ca tài tử và cải lương sau nầy, với tiềm thức văn hoá ấy
tưởng chừng như những hạt giống được gieo trên mảnh đất phù sa đầy màu mỡ cùng
với những hình thức văn hoá mới tràn đầy sức sống do người dân sáng tạo và vay
mượn của các sắc tộc khác sống chung trên vùng Đất Phương Nam nầy, nền văn hoá
của đất phương nam nầy là dòng chảy hợp lưu hội tụ và kết tinh của nhiều nguồn
văn hoá vật chất lẫn tinh thần, nền văn hoá ấy thể hiện qua cách ăn, cách mặc ,
cách ở cách xây dựng xóm làng nhà cửa. Những ngôi nhà lợp lá dừa nước nàm rải
rác ven sông với chiếc áo bà ba đen theo cùng với cuộc đời người nông dân chân
lấm tay bùn, tay làm hàm nhai, cùng với chiếc phảng cỏ, chiếc nóp ngủ thay mùn
để chống muỗi vắt, sương gió, cùng với chiếc tắc ráng chạy trên sông rạch vì
sống nơi vùng có nhiều sông rạch phương tiện giao thông chính là ghe xuồng nên
họ mới chế ra chiếc xuồng lớn, dài, nhẹ, chẻ nước chạy nhanh chiếc xuồng nầy
được đóng tại một nơi có tên là TẮC RÁNG ( đó là tên một con rạch nhỏ ở Rạch
Giá, chữ TẮC có nghĩa là con rạch đi tắt, chữ ráng là loài dương xỉ cọng to
dùng để bó chổi quét nhà nghĩa trọn vẹn là con rạch tắt nầy có nhiều ráng).
Đồng bằng sông Cửu Long sông rạch như mạng nhện đời sống có lắm khi ở trên sông như chợ nổi Phụng Hiệp , chợ nổi Ngã Năm ( Sóc Trăng ) ,phương tiện di chuyển hàng hoá là ghe xuồng chở các thú cồng kềnh như lu , hủ , đồ gốm, than củi từ Năm Căn ( Cà Mau ) cái lợi thế là sông Cửu Long không có bờ đê nên việc vận chuyển rất là dễ dàng không giống như sông Hồng ngoài bắc, ngoài hệ thống sông ngòi thiên nhiên còn có một số kinh đào như kinh Vĩnh Tế ( An Giang).
Bên cạnh bức tranh sông nước hữu tình ấy có những cánh đồng bát
ngát " cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi "rất phù sa màu mỡ sản
xuất nhiều loại gạo ngon nổi tiếng như gạo thơm Chợ Đào, ( Mỹ Tho ), gạo Nàng
Hương (Bạc Liêu ), gạo Nanh Chồn, ngoài các cánh đồng bát ngát còn có các khu
rừng ngút ngàn như rừng tràm Cà Mau, rừng U Minh.
Thuở xa xưa đoàn người đi mở đất phương nam bằng 2 phương tiện :
đường biển và đường bộ , bằng đường biển có những ghe bầu tù xứ Huế , xứ Quảng
, tấp nập đi vào các cửa biển Cần Giò , Lôi Lạp , cửa Tiểu , cửa đại , cửa Ba
Lai , cửa Hàm Luông , cửa Cổ Chiên , , vùng đất hứa nầy mở một kỷ nguyên cho
đời sống kinh tế sau nầy .
Đoàn người di dân mở sinh lộ vào Đất Phương Nam thuở ấy phần nhiều
là, nông dân, lính thú, tội đồ, những người có óc phiêu lưu mạo hiểm, cuộc đòi
họ quá cơ cực họ muốn trút bỏ hết mọi định chế thời phong kiến, khắc nghiệt
hoặc muốn thoát khỏi cảnh phân tranh nồi da xáo thịt giửa chúa TRỊNH và chúa
NGUYỄN để đi tìm một cuộc sống mới và cũng có thể một số người có quyền thế
chiêu mộ phu từ miền bắc và miền trung để khẩn hoang lập ấp.
Về văn hoá người đất phương nam sinh động phong phú, cùng với nền
văn hoá dân gian, điển hình là nhà văn Hồ Biểu Chánh qua các tác phẩm tiêu biểu
Ngọn Cỏ Gió Đùa, Cha Con Nghĩa Nặng Can Thường v. v... Ông là văn sĩ miền nam
rặt ròi dùng tiếng địa phương văn của ông cùng thời với Huỳnh Tịnh Của, Trương
Vĩnh Ký giọng văn bình dị không cầu kỳ như các văn sĩ miền Bắc, hoặc các câu
chuyện trao phúng cười sảng khoái của bác Ba Phi ở Cà Mau.
Đất phương nam là vùng
đất mới nhưng có một lịch sử phát triển nhanh chóng đậm đặc bản sắc riêng ,
cùng với ngưỡng danh lam thắng cảnh như ở Hà Tiên bêb cạnh miệt vườn cây trái
trĩu quả như ở Cái Mơn ( Vĩnh Long )và đất phương nam còn là vựa lúa của cả
nước trên cơm dưới cá nhờ mùa nước nổi sông Tiền sông Hậu đủ cho người
dân sống ấm no hạnh phúc.
Miền nam mưa nắng hai mùa
Có đồng lúa đẹp có vườn dừa xanh
Có đồng lúa đẹp có vườn dừa xanh
Phương nam như một bức tranh
Tình quê thắm đượm không đành rời xa
Tình quê thắm đượm không đành rời xa
Trịnh Quang Chiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét