Các nghiên cứu khoa học ngày nay cho thấy rằng có nhiều cách để não luôn ở trong trạng thái tốt nhất có thể tránh mắc bệnh suy giảm trí nhớ do gene di truyền. Tập luyện thành thói quenđều đặn, trau dồi thường xuyên 19 cách cơ bản dưới đây là những yếu tố giúp bạn duy trì khả năng tư duy sắc bén suốt đời.
Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng gene có thể quyết định con người có mắc bệnh suy giảm trí nhớ hay không. Nhưng các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ) khẳng định rằng chúng ta có thể tìm ra nhiều cách để não luôn ở trong trạng thái tốt nhất. Họ đã kiểm tra khả năng nhận thức của 2.500 người trong độ tuổi 70 - 79 trong suốt 8 năm.
Công năng não của hơn một nửa số người nghiên cứu suy giảm do tuổi già, 16% bị suy giảm đáng kể trí nhớ và khả năng suy nghĩ trong giai đoạn nghiên cứu. Song điều đáng chú ý là 30% người tham gia vẫn duy trì khả năng hoạt động thần kinh ở mức ổn định.
Sau đó các nhà khoa học tìm hiểu xem những yếu tố nào tạo nên sự khác biệt trên. Kết quả cho thấy tập luyện thể thao, học tập, thói quen hút thuốc và hoạt động xã hội đóng vai trò then chốt. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những người tập thể dục từ mức độ trung bình trở lên ít nhất một lần/ tuần có cơ hội duy trì trí óc minh mẫn cao hơn 30% so với những người không tập bao giờ hoặc tập không thường xuyên.
Những người học tới trình độ phổ thông trung học trở lên có khả năng duy trì khả năng nhận thức ở mức ổn định cao gấp 3 lần so với người có học vấn thấp hơn. Sự khác biệt càng tăng lên nếu người có học vấn cao liên tục trau dồi tri thức (như khám phá lĩnh vực mới, học thêm ngoại ngữ).
1. Thói quen hút thuốc
Hút thuốc làm giảm khả năng nhận thức của chúng ta, bởi người không hút thuốc có khả năng tư duy sắc bén gấp hai lần so với người nghiện thuốc khi về già. Một số hoạt động xã hội cũng tốt cho não. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những cá nhân thích tham gia hoạt động xã hội có khả năng duy trì tư duy sắc bén cao hơn 24% so với người khác.
"Việc tìm ra những yếu tố liên quan tới khả năng duy trì nhận thức có thể giúp con người tìm ra những cách hiệu quả trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi một số yếu tố, như luyện tập thể thao và không hút thuốc", Alexandra Fiocco, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
"Việc tìm ra những yếu tố liên quan tới khả năng duy trì nhận thức có thể giúp con người tìm ra những cách hiệu quả trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi một số yếu tố, như luyện tập thể thao và không hút thuốc", Alexandra Fiocco, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chứng minh rằng, khi con người tập luyện, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một số nhân tố tăng trưởng. Những nhân tố tăng trưởng ấy làm tăng khả năng hoạt động của tế bào thần kinh.
2. Tập thể dục
Là cách tự nhiên giúp tăng sức mạnh cho não bộ của bạn và thậm chí tạo ra tế bào thần kinh mới trong não. Tập thể dục thường xuyên cũng ngăn ngừa việc suy giảm nhận thức và giúp bạn tránh khỏi các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Các nghiên cứu cho thấy rằng nhảy, khiêu vũ cải thiện não của bạn. Trong khi đó, yoga không chỉ giúp cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung của bạn, nó cũng tăng cường nhận thức của bạn và ngăn ngừa việc suy giảm nhận thức.
Bên cạnh đó những thói quen nhỏ dưới đây cũng giúp bộ não phát triển tốt hơn, ngăn chặn suy giảm nhận thức.
3. Vẽ
Hầu hết chúng ta có xu hướng nghĩ rằng các bản vẽ như 1 hoạt động chỉ dành cho trẻ em, nhưng nó thực sự khá hữu ích cho người lớn. Vẽ tranh kích thích bán cầu não phải của bạn và tăng cường sự sáng tạo của bạn.
4. Uống dầu cá
Dầu cá có chứa nhiều thành phần xây dựng màng não của bạn. Uống nó thường xuyên giúp cải thiện sự tập trung, tăng cường các trung tâm cảm xúc của bộ não và làm tăng họat động não bộ tổng thể của bạn.
5. Ăn các loại hạt
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn các loại hạt cải thiện não đáng kể, đến mức mà những sinh viên ăn chúng ngay trước khi kỳ thi sẽ làm bài tốt hơn nhiều so với những người không ăn.
6. Hít thử sâu
Đi ra ngoài 10 - 15 phút mỗi ngày để ngồi và hít thở sâu, tăng lượng oxy cho não.
7. Tránh ăn vặt
7. Tránh ăn vặt
Thức ăn nhanh làm giảm năng lượng của bạn và làm cho tâm trí bạn trở nên mơ hồ. Để cải thiện bộ não, hãy tránh xa đồ ăn vặt và bắt đầu ăn các bữa ăn lành mạnh thay thế.
8. Tranh luận
8. Tranh luận
Việc tranh luận khiến bạn phải suy nghĩ nhanh chóng và thông minh, suy nghĩ đến các tình trạng khác nhau.
9. Nghe nhạc
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người nghe nhạc thường xuyên thông minh hơn và nhiều cảm xúc tích cực hơn so với những người không nghe. Điều này là do âm nhạc kích thích bán cầu não phải của bạn và thậm chí thay đổi cấu trúc của nó.
Đặc biệt, nghe nhạc cổ điển phương Tây có thể cải thiện khả năng toán học, kích thích bán cầu não trái của bạn.
10. Thay đổi thói quen của bạn
Khi bạn gặp khó khăn trong cùng một thói quen, não của bạn trở nên buồn tẻ và thiếu sáng tạo.Để kích thích nó, cố gắng thay đổi thói quen thường xuyên như tìm những cách khác nhau để làm việc hoặc cố gắng có 1 bữa ăn mới.
11. Suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có suy nghĩ tích cực (khách quan, thiện hảo …) cóđiện não tốt hơn so với những người có suy nghĩ tiêu cực (chủ quan, bất thiện …). Hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để suy nghĩ tích cực và đặt mục tiêu cho chính mình, kể từ khi lập mục tiêu cũng kích hoạt 1 phần của bộ não của bạn cũng được tham gia với suy nghĩ tích cực.
Trong khi bạn không thể tránh căng thẳng hoàn toàn, hãy cố gắng giữ mức độ căng thẳng đừng quá cao, vì cortisol - hormone stress gây trở ngại cho não và giết chết các tế bào não của bạn.
12. Ngủ đủ
Ngủ cải thiện trí nhớ của bạn, không ngủ đủ giấc có thể làm cho bạn hay quên và chậm chạp.
13. Cười thường xuyên, khóc
13. Cười thường xuyên, khóc
Tiếng cười không chỉ kích thích sự gia tăng các endorphin, nó cũng làm giảm căng thẳng và làm giảm đau, giúp não của bạn hoạt động tốt hơn nhiều.
Bên cạnh đó, khóc cũng làm tăng khả năng não vì nó giúp việc lưu thông máu đến não của bạn tốt hơn. Nó giải tỏa cảm xúc và giúp não tỉnh táo.
14. Giải các ô chữ, câu đố
Câu đố ô chữ nâng cao kỹ năng tư duy của bạn và khả năng để nhớ lại những kỷ niệm. Chúng hoạt động hoàn hảo để kích thích trí não. Bạn có thể chơi ô chữ hoặc giải câu đố cũng có tác dụng tương tự.
15. Đọc sách, học 1 ngôn ngữ mới
Đọc sách dạy bộ não của bạn hấp thu rất nhiều thông tin cùng 1 lúc, trong khi đó còn cải thiện trí nhớ của bạn, kỹ năng tư duy phê phán và từ vựng.
Bên cạnh đó, học 1 ngôn ngữ mới cũng giúp kích thích não bạn suy nghĩ, tư duy.
16. Tránh uống nhiều thuốc
Thuốc cản trở bộ não của bạn và tiêu diệt các tế bào não của bạn. Trong thực tế, các loại thuốc khác nhau có tác dụng khác nhau, bao gồm từ chảy máu não và làm thần kinh suy yếu và các tế bào não bị hư hại.
17. Đừng xem ti vi quá nhiều
Xem truyền hình 1 chút thì khá tốt nhưng tránh xem quá nhiều vì sẽ khiến não của bạn khó chịu, làm chậm lại sóng não và khiến chức năng não tồi tệ hơn.
18. Đặt câu hỏi
Hãy tạo thói quen đặt câu hỏi về những điều bạn không hiểu và yêu cầu những người khác nói những suy nghĩ của họ về 1 vấn đề cụ thể. Điều này sẽ đặt bạn vào những ý tưởng khác nhau và suy nghĩ, kích thích suy nghĩ của riêng bạn.
19.. Uống nước
Uống Nước Đúng Cách. Nếu cơ thể bạn bị mất nước, bộ não của bạn không thể hoạt động tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên uống trái cây và nước rau ép ít bị bệnh Alzheimer – một chứng mất trí phổ biến nhất hơn so với những người khác
7 BÀI TẬP XOA BÓP CHÂN
Sinh thời, Lão Tử có câu: “Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ”. Nghĩa là đường đi nghìn dặm bắt đầu từ dưới bàn chân.
Con người càng muốn đi xa càng cần có được đôi bàn chân cứng cáp, mà quá trình dưỡng sinh cũng lấy bộ phận này làm chủ đạo.
Trung y quan niệm, bàn chân là “gốc rễ” của cơ thể với tập hợp của 6 đường kinh với nhiều huyệt vị quan trọng. Cũng theo đó, hai cách tốt nhất để chăm sóc đôi bàn chân chính là xoa bóp và ngâm chân.
Đúc kết từ kinh nghiệm của cổ nhân hàng ngàn năm, trọn bộ bí kíp dưỡng sinh từ lòng bàn chân được chuyên trang Trung y... chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc đôi chân của mình một cách trọn vẹn nhất.
7 bài tập xoa bóp chân ai cũng làm được. Không tốn quá nửa tiếng mỗi ngày!
1. Đi bộ bằng chân trần
Tác dụng: Lòng bàn chân là bộ phận chủ yếu giúp cơ thể giữ thăng bằng. Đi chân trần sẽ giúp gan bàn chân (nơi tập trung nhiều huyệt vị) được kích thích.
Cách thực hiện: Nếu thể trạng khỏe mạnh, không mắc cảm lạnh, bạn nên đi chân trần trong nhà. Khi bước đi chú ý giữ khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai để bước chân càng trở nên nhẹ nhàng.
Đi chân trần trong nhà khi cơ thể khỏe mạnh là thói quen tốt cho sức khỏe.
2. Cho lòng bàn chân tắm nắng
Tác dụng: Việc cho bàn chân “tắm nắng” sẽ mang lại nhiều công dụng đối với cơ thể. Bởi tia cực tím (ở mức độ vừa phải) sẽ mang lại sự kích thích đối với lòng bàn chân, tăng cường sự trao đổi chất và nâng cao công năng đối với nội tạng.
Cách thực hiện: Khi thời tiết tốt, ánh nắng không quá gay gắt, bạn nên cho chân “tắm nắng” bằng cách để ánh nắng chiếu vào lòng bàn chân từ 20 – 30 phút.
Chú ý: Bạn nên phơi nắng cho chân ở ngoài trời, bởi việc bị ngăn cách bởi một lớp kính cũng có thể khiến tia cực tím bị ngăn trở và mất đi tác dụng vốn có.
3. Xoa nắn ngón chân
Tác dụng: Trong quá trình chăm sóc đôi chân, ngón chân thường là bộ phận bị bỏ qua. Nhưng ít ai biết rằng, chỉ cần thường xuyên xoa nắn ngón chân, trí nhớ của chúng ta sẽ được cải thiện đáng kể.
Cách thực hiện: Xoa nắn các ngón chân theo hình tròn. Mỗi ngày làm vài lần, nên tiến hành vào trước khi đi ngủ khoảng 5 phút, mỗi lần kéo dài 2-3 phút, xoa từ ngón chân cái đến ngón chân út.
Năng lực suy nghĩ do tiểu não khống chế, xoa nắn ngón chân sẽ kích thích hoạt động của bộ phận này, từ đó đạt được hiệu quả tăng cường trí nhớ.
4. Massage lòng bàn chân
Tác dụng: Xúc tiến tuần hoàn máu, làm chân ấm lên, hỗ trợ điều trị mất ngủ.
Cách thực hiện: Nằm ngửa trên giường, giơ hai chân lên cao vừa phải và tự cho chúng cọ xát lẫn nhau. Kết hợp massage với tay, làm khoảng 20 lần. Khi chân ấm lên, bạn sẽ đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Cọ hai lòng bàn chân vào nhau cũng là một cách massage đơn giản làm cho chân ấm lên.
5. Ấn vào lòng bàn chân
Tác dụng: Tiêu trừ mệt nhọc, kích thích huyệt vị, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường công năng nội tạng.
Cách thực hiện: Ngồi khoanh chân, đặt bàn chân lên đầu gối của chân còn lại, lấy điểm trung tâm ở giữa lòng bàn chân, bàn tay nắm lại, dùng phần gồ lên của ngón trỏ ấn vào 4 phía. Chú ý lực ấn lòng bàn chân nên vừa phải hoặc chỉ ở mức cảm thấy hơi đau. Thực hiện khoảng 100 cái một bên rồi đổi chân.
6. Tư thế đạp xe trong không trung
Tác dụng: Cải thiện tuần hoàn máu ở hai chi dưới, giảm cảm giác tê bì, tăng cường công năng nội tạng, rèn luyện thân thể, tiêu trừ mệt nhọc.
Cách thực hiện: Nằm ngửa, giơ hai chân lên không trung, di chuyển hai chân đạp theo vòng tròn như động tác đạp xe đạp. Tiến hành động tác liên tục trong 5-6 phút.
7. Ấn gót chân
Tác dụng: Thông kinh bàng quang, chữa còng lưng.
Cách thực hiện: Dùng ngón tay ấn vào gót chân, lực đạo duy trì từ mức vừa đến mức mạnh cho tới khi gót chân cảm thấy đau nhói mới thôi.
Ấn vào gót chân có tác dụng thông kinh lạc, chữa còng lưng hiệu quả.
Những “thần dược” ngâm chân Trung y ưa chuộng
1. Giấm chua
Giấm có tác dụng diệt khuẩn cho đôi chân, đồng thời làm dịu làn da, tăng độ đàn hồi cho da.
Cùng với đó, giấm chua còn có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố, khử phong thấp, hỗ trợ điều trị mất ngủ và chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính khác.
Ngâm chân cùng giấm chua được tiến hành hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần cho một lượng vừa phải giấm chua hòa cùng nước ấm là có thể dùng được..
2. Gừng
Thêm gừng vào nước ngâm chân có thể chống giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, dung dịch ngâm chân được kết hợp với gừng và giấm chua có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh mất ngủ.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dùng 100g gừng sống cùng 20g trần bì và 30g bạc hà để pha nước ngâm. Công thức ngâm chân này sẽ giúp cơ thể khử thấp, tiêu trừ mệt nhọc.
Những nguyên liệu rẻ và sẵn có như gừng, chanh, muối… hoàn toàn có thể trở thành “thần dược” giúp bạn bảo dưỡng đôi bàn chân.
3. Muối
Muối có công năng tương tự như giấm trong việc diệt khuẩn, làm sạch đôi chân. Đặc biệt, ngâm chân cùng nguyên liệu này còn có thể điều trị hiệu quả căn bệnh phù nề ở chi dưới.
Khi ngâm chân cùng muối, bạn nên kết hợp massage huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân để đạt được công năng tăng cường miễn dịch, chữa mất ngủ, phòng cảm mạo.
4. Chanh
Nước chanh hoặc tinh dầu chanh sẽ mang lại tác dụng thuận khí, nâng cao tinh thần. Cùng với đó, ngâm chân cùng chanh còn giúp cơ thể phòng cảm mạo, trị tiêu thũng.
* Lưu ý: Những đối tượng không nên ngâm chân
1. Người bị tiểu đường
Bệnh lý này khiến làn da của người bệnh trở nên yếu ớt, thần kinh ở vùng chân kém nhạy, ít hoặc không có cảm giác với nước ấm.
Do đó, những người bị tiểu đường khó có thể cảm nhận được độ ấm chuẩn xác của nước ngâm. Họ thường có xu hướng ngâm chân với nước nóng hơn mức bình thường và dễ bị phỏng khi nhiệt độ nước quá cao.
Nếu không phát hiện kịp thời, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiễm trùng, thối rữa vùng da bỏng…
2. Người bị giãn tĩnh mạch
Van tĩnh mạch của những người mắc căn bệnh này thường bị suy giảm công năng. Khi ngâm chân với nước nóng, máu của họ càng nhanh bị vón cục, khiến gánh nặng đối với tĩnh mạch càng gia tăng, làm tăng nguy cơ bị phồng hoặc sung huyết tĩnh mạch.
Bởi vậy, những người bị giãn tĩnh mạch không thích hợp ngâm chân, cũng không nên chườm ấm vào bộ phận này.
Giãn tĩnh mạch là căn bệnh không thích hợp với liệu pháp ngâm chân hoặc chườm nóng.
3. Người bị bệnh ngoài da
Với nhóm đối tượng bệnh nhân này, việc dùng nước ấm ngâm chân càng tăng thêm nguy cơ lây lan, phát tán của vi khuẩn, khiến vùng da mắc bệnh càng lan rộng.
Đối với vết thương hở, người bệnh càng không nên ngâm chân mà cần để miệng vết thương khô thoáng, tránh nước.
Người có mụn nước hoặc bị mẩn ngứa, lở loét cũng không thích hợp ngâm chân.
4. Trẻ em
Nếu tình trạng lạnh chân ở trẻ không quá nghiêm trọng, bạn không nhất thiết phải áp dụng hình thức ngâm chân đối với bé.
Nguyên nhân là bởi việc thường xuyên dùng nước ấm ngâm chân khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển sẽ khiến dây chằng trở nên lỏng, làm tăng nguy cơ mắc chứng chân bẹt ở trẻ.
Con người càng muốn đi xa càng cần có được đôi bàn chân cứng cáp, mà quá trình dưỡng sinh cũng lấy bộ phận này làm chủ đạo.
Trung y quan niệm, bàn chân là “gốc rễ” của cơ thể với tập hợp của 6 đường kinh với nhiều huyệt vị quan trọng. Cũng theo đó, hai cách tốt nhất để chăm sóc đôi bàn chân chính là xoa bóp và ngâm chân.
Đúc kết từ kinh nghiệm của cổ nhân hàng ngàn năm, trọn bộ bí kíp dưỡng sinh từ lòng bàn chân được chuyên trang Trung y... chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc đôi chân của mình một cách trọn vẹn nhất.
7 bài tập xoa bóp chân ai cũng làm được. Không tốn quá nửa tiếng mỗi ngày!
1. Đi bộ bằng chân trần
Tác dụng: Lòng bàn chân là bộ phận chủ yếu giúp cơ thể giữ thăng bằng. Đi chân trần sẽ giúp gan bàn chân (nơi tập trung nhiều huyệt vị) được kích thích.
Cách thực hiện: Nếu thể trạng khỏe mạnh, không mắc cảm lạnh, bạn nên đi chân trần trong nhà. Khi bước đi chú ý giữ khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai để bước chân càng trở nên nhẹ nhàng.
Đi chân trần trong nhà khi cơ thể khỏe mạnh là thói quen tốt cho sức khỏe.
2. Cho lòng bàn chân tắm nắng
Tác dụng: Việc cho bàn chân “tắm nắng” sẽ mang lại nhiều công dụng đối với cơ thể. Bởi tia cực tím (ở mức độ vừa phải) sẽ mang lại sự kích thích đối với lòng bàn chân, tăng cường sự trao đổi chất và nâng cao công năng đối với nội tạng.
Cách thực hiện: Khi thời tiết tốt, ánh nắng không quá gay gắt, bạn nên cho chân “tắm nắng” bằng cách để ánh nắng chiếu vào lòng bàn chân từ 20 – 30 phút.
Chú ý: Bạn nên phơi nắng cho chân ở ngoài trời, bởi việc bị ngăn cách bởi một lớp kính cũng có thể khiến tia cực tím bị ngăn trở và mất đi tác dụng vốn có.
3. Xoa nắn ngón chân
Tác dụng: Trong quá trình chăm sóc đôi chân, ngón chân thường là bộ phận bị bỏ qua. Nhưng ít ai biết rằng, chỉ cần thường xuyên xoa nắn ngón chân, trí nhớ của chúng ta sẽ được cải thiện đáng kể.
Cách thực hiện: Xoa nắn các ngón chân theo hình tròn. Mỗi ngày làm vài lần, nên tiến hành vào trước khi đi ngủ khoảng 5 phút, mỗi lần kéo dài 2-3 phút, xoa từ ngón chân cái đến ngón chân út.
Năng lực suy nghĩ do tiểu não khống chế, xoa nắn ngón chân sẽ kích thích hoạt động của bộ phận này, từ đó đạt được hiệu quả tăng cường trí nhớ.
4. Massage lòng bàn chân
Tác dụng: Xúc tiến tuần hoàn máu, làm chân ấm lên, hỗ trợ điều trị mất ngủ.
Cách thực hiện: Nằm ngửa trên giường, giơ hai chân lên cao vừa phải và tự cho chúng cọ xát lẫn nhau. Kết hợp massage với tay, làm khoảng 20 lần. Khi chân ấm lên, bạn sẽ đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Cọ hai lòng bàn chân vào nhau cũng là một cách massage đơn giản làm cho chân ấm lên.
5. Ấn vào lòng bàn chân
Tác dụng: Tiêu trừ mệt nhọc, kích thích huyệt vị, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường công năng nội tạng.
Cách thực hiện: Ngồi khoanh chân, đặt bàn chân lên đầu gối của chân còn lại, lấy điểm trung tâm ở giữa lòng bàn chân, bàn tay nắm lại, dùng phần gồ lên của ngón trỏ ấn vào 4 phía. Chú ý lực ấn lòng bàn chân nên vừa phải hoặc chỉ ở mức cảm thấy hơi đau. Thực hiện khoảng 100 cái một bên rồi đổi chân.
6. Tư thế đạp xe trong không trung
Tác dụng: Cải thiện tuần hoàn máu ở hai chi dưới, giảm cảm giác tê bì, tăng cường công năng nội tạng, rèn luyện thân thể, tiêu trừ mệt nhọc.
Cách thực hiện: Nằm ngửa, giơ hai chân lên không trung, di chuyển hai chân đạp theo vòng tròn như động tác đạp xe đạp. Tiến hành động tác liên tục trong 5-6 phút.
7. Ấn gót chân
Tác dụng: Thông kinh bàng quang, chữa còng lưng.
Cách thực hiện: Dùng ngón tay ấn vào gót chân, lực đạo duy trì từ mức vừa đến mức mạnh cho tới khi gót chân cảm thấy đau nhói mới thôi.
Ấn vào gót chân có tác dụng thông kinh lạc, chữa còng lưng hiệu quả.
Những “thần dược” ngâm chân Trung y ưa chuộng
1. Giấm chua
Giấm có tác dụng diệt khuẩn cho đôi chân, đồng thời làm dịu làn da, tăng độ đàn hồi cho da.
Cùng với đó, giấm chua còn có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố, khử phong thấp, hỗ trợ điều trị mất ngủ và chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính khác.
Ngâm chân cùng giấm chua được tiến hành hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần cho một lượng vừa phải giấm chua hòa cùng nước ấm là có thể dùng được..
2. Gừng
Thêm gừng vào nước ngâm chân có thể chống giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, dung dịch ngâm chân được kết hợp với gừng và giấm chua có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh mất ngủ.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dùng 100g gừng sống cùng 20g trần bì và 30g bạc hà để pha nước ngâm. Công thức ngâm chân này sẽ giúp cơ thể khử thấp, tiêu trừ mệt nhọc.
Những nguyên liệu rẻ và sẵn có như gừng, chanh, muối… hoàn toàn có thể trở thành “thần dược” giúp bạn bảo dưỡng đôi bàn chân.
3. Muối
Muối có công năng tương tự như giấm trong việc diệt khuẩn, làm sạch đôi chân. Đặc biệt, ngâm chân cùng nguyên liệu này còn có thể điều trị hiệu quả căn bệnh phù nề ở chi dưới.
Khi ngâm chân cùng muối, bạn nên kết hợp massage huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân để đạt được công năng tăng cường miễn dịch, chữa mất ngủ, phòng cảm mạo.
4. Chanh
Nước chanh hoặc tinh dầu chanh sẽ mang lại tác dụng thuận khí, nâng cao tinh thần. Cùng với đó, ngâm chân cùng chanh còn giúp cơ thể phòng cảm mạo, trị tiêu thũng.
* Lưu ý: Những đối tượng không nên ngâm chân
1. Người bị tiểu đường
Bệnh lý này khiến làn da của người bệnh trở nên yếu ớt, thần kinh ở vùng chân kém nhạy, ít hoặc không có cảm giác với nước ấm.
Do đó, những người bị tiểu đường khó có thể cảm nhận được độ ấm chuẩn xác của nước ngâm. Họ thường có xu hướng ngâm chân với nước nóng hơn mức bình thường và dễ bị phỏng khi nhiệt độ nước quá cao.
Nếu không phát hiện kịp thời, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiễm trùng, thối rữa vùng da bỏng…
2. Người bị giãn tĩnh mạch
Van tĩnh mạch của những người mắc căn bệnh này thường bị suy giảm công năng. Khi ngâm chân với nước nóng, máu của họ càng nhanh bị vón cục, khiến gánh nặng đối với tĩnh mạch càng gia tăng, làm tăng nguy cơ bị phồng hoặc sung huyết tĩnh mạch.
Bởi vậy, những người bị giãn tĩnh mạch không thích hợp ngâm chân, cũng không nên chườm ấm vào bộ phận này.
Giãn tĩnh mạch là căn bệnh không thích hợp với liệu pháp ngâm chân hoặc chườm nóng.
3. Người bị bệnh ngoài da
Với nhóm đối tượng bệnh nhân này, việc dùng nước ấm ngâm chân càng tăng thêm nguy cơ lây lan, phát tán của vi khuẩn, khiến vùng da mắc bệnh càng lan rộng.
Đối với vết thương hở, người bệnh càng không nên ngâm chân mà cần để miệng vết thương khô thoáng, tránh nước.
Người có mụn nước hoặc bị mẩn ngứa, lở loét cũng không thích hợp ngâm chân.
4. Trẻ em
Nếu tình trạng lạnh chân ở trẻ không quá nghiêm trọng, bạn không nhất thiết phải áp dụng hình thức ngâm chân đối với bé.
Nguyên nhân là bởi việc thường xuyên dùng nước ấm ngâm chân khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển sẽ khiến dây chằng trở nên lỏng, làm tăng nguy cơ mắc chứng chân bẹt ở trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét