Đêm nay đúng 23h35 hai vợ chồng tôi mới về được đến nhà, vừa dắt xe vào nhà bà vợ tôi vội dâng lễ trên ban thờ.Miệng vừa lẩm nhẩm khấn vái vừa giục tôi: Chồng mau đem lộc ra để còn bày lên cho đủ lễ.Vừa mệt, vừa buồn ngủ díp cả mắt, tôi thò tay vào áo đưa phần lộc cho vợ tôi sắp vào đĩa rồi tôi đi ngủ...chưa kịp ngả lưng, tôi thấy vợ tôi thét lên kinh hoàng: Giời ạ, các của nợ gì thế này?Vội chống mắt ngó vào đĩa lộc, tôi tự dưng á khẩu và đứng hình trong giây lát.Từ trước tết hơn một tháng, bà vợ tôi đã lo lắng và bảo: Sang năm chồng sao Thái Bạch đó, tôi phải tìm chùa làm lễ dâng sao giải hạn cho khỏi tai ương. Các cụ nói “Thái Bạch bán sạch cửa nhà” đó.Nghe vậy tôi bèn nói: khiếp, nhiều đứa lô đề cờ bạc vẫn bán nhà đó thôi, cần gi phải sao Thái Bạch hay sao Thái Dương.Vợ tôi mắng át đi: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, ông đừng nhiều chuyện phá ngang nhé.Biết không cãi được nên tôi đành kệ , sau nhiều lần hỏi han bạn bè.Bà vợ tôi phấn khởi thông báo: Đầu năm tới nhà mình sẽ dâng sao giải hạn tại chùa cây Đề nhé, đó là ngôi chùa vô cùng linh thiêng...Sao bà biết nó thiêng, tôi vặn lại?Thì tôi nghe nhiều người nói là nó thiêng, còn vì sao thì ai mà biết được...chắc xưa kia nó có thánh tích của Đức Phật chứ sao nữa.Thôi thì đành chiều theo ý bà vợ, ngay từ 20 tết, ai vợ chồng tôi đã phải đến chùa làm lễ đăng ký. Vợ tôi nói: chùa thiêng nên đông lắm, nếu chậm chân là nhà chùa chốt sổ không nhận thêm nữa đâu.Bà vợ tôi nói cũng không sai, sau khi nghe nói việc dâng sao giải hạn của vợ tôi, bà vãi giúp việc trong chùa chắc kiêm luôn thư kí, kiêm thu ngân cho sư trụ trì mở sổ ra và nói: Sao Thái Bạch sẽ giải hạn đúng ngày rằm tháng hai nhé, chị nộp tôi 800 ngàn, còn 4 người khác trong nhà chị sao không xấu, mỗi người 500 ngàn. Vị chi là 2 triệu 800 ngàn.Nghe đến số tiền khổng lồ đó tôi suýt ngất, có mỗi cái lễ mà mất gần 3 triệu đúng là giết người không dao.Nhìn vào cuốn sổ, tôi thấy tên nhà tôi cũng đang ở số 780 rồi. Chắc từ giờ đến lúc làm lễ phải tầm 2 ngàn người. Thấy bà vợ nộp một mớ tiền mà tôi thấy bần thần cả người, trên đường về tôi nói: Cứ tính bình quân 500 ngàn một người, vậy nhân với 2 ngàn người là có 1 tỷ rồi, buôn gì cho lại. Chưa tính các sao xấu như; sao La Hầu, sao Kế Đô... đúng là làm giàu không khó, lại không mất xu thuế nào...cứ theo dòng suy nghĩ như vậy cho đến khi về nhà.Bà vợ tôi nhìn nét mặt đầy tâm trạng của tôi bèn hỏi: Ông nghĩ nghĩ thế?Biết thế ngày xưa tôi đi tu cho nhàn, tự nhiên có một mớ tiền tha hồ tiêu. Thích điện thoại xịn, có ngay...thích xe ô tô 7 chỗ cũng có ngay, tôi trả lời mà lòng đầy luyến tiếc.Nghe thấy thế bà vợ tôi mắng luôn: Giời ạ, ông chỉ nói linh tinh, xe ô tô là để các sư thầy đi hoằng dương đạo pháp, lấy đâu mà đi chơi, người như ông có mà tu hú, tu trên chùa lô đề ý.Không buồn tranh luận với vợ, tôi chỉ bận tâm về mấy mớ tiền mà nhà chùa thu được vào mỗi dịp lễ mà thôi. Đúng là giàu nghèo có số thật.Như lịch hẹn từ trước tết, đúng ngày 15 tháng hai, nhà tôi chở nhau đến chùa, quả đúng như tôi dự đoán, hôm đó trong chùa lẫn ngoài sân đông nghẹt người, hai vợ chồng tôi chen mãi không vào nổi gian tam bảo để đặt lễ.Nghe nói có người đã đi xí chỗ từ 9h sáng, dù 18h mới bắt đầu làm lễ. Cứ mỗi chiếc ghế nhựa con để ngồi trong sân chùa là mất phí 20 ngàn, dù chiếc ghế đó ra chợ mua chắc cũng giá đó.Nhưng vì đi muộn nên nhà tôi cũng chả còn chỗ để mà ngồi, trong gian chính thì khỏi bàn...không bao giờ có suất ngồi gần sư trụ trì rồi.Đang tìm chỗ thì một bà vãi chỉ ngay sang dãy nhà đối diện chùa và nói:Trong này đông lắm, hết chỗ rồi cô chú sang bên kia mà ngồi, Phật tại tâm mình nên bái vọng từ xa vẫn được.Nghe thấy vậy hai vợ chồng tôi lại kéo nhau sang dãy nhà dân ngay gần chùa, hầu như nhà nào cũng có dịch vụ trông xe máy và ô tô với giá cắt cổ.Thấy tôi bà chủ nhà nói luôn:Ngồi trên ban công tầng 3 vái vọng sang thì cho chị xin 50 ngàn một suất, có phục vụ trà nóng. Ngồi trên sân thượng thì 30 ngàn và chỉ có nước lã đun sôi, cô chú chọn chỗ nào.Vợ tôi tặc lưỡi: cái áo còn lo được nữa là cái dải áo.Thôi bác cho xin 2 suất ngồi ban công, nộp xong 100 ngàn nhà tôi lên ban công ngồi hóng sang sân chùa đợi chính lễ.Ngoài ban công có hơn chục ghế và cũng gần đủ người. Một thằng cu tầm 16 ngồi ngay gần đó thông báo: Các bác đi tè cho cháu xin 5 ngàn, đi ị nhà cháu thu 10 ngàn nhé. Đúng là dịch vụ quá chi li, ngồi từ 6h đến nửa đêm, kiểu gi chả đi tè, vậy là nhà này lại thu được mớ tiền.Tranh thủ lúc chưa đến giờ làm lễ, tôi mò lên sân thượng, trên đó gần 30 con người đứng ngồi lố nhố trên này cũng có một thằng cu đang thông báo: các bác đi tè nhà cháu xin 3 ngàn nhé, không có có chỗ đi ị đâu.Thấy lạ tôi bè hỏi: Này sao đi tè ở trên này rẻ thế?Nó bèn chỉ cho tôi chỗ thoát nước mưa ở góc sân thượng và nói, trên này chỉ đứng và tè vào đây thôi nên rẻ hơn bác nhé.Quả là hợp lý trong các mức dịch vụ, nhìn sang tất cả các nhà dân bên cạnh, hầu như nhà nào cũng có dịch vụ y chang như vậy.Tôi thấy dịch vụ ở đây giống như dịch vụ đi máy bay vậy, trên sân thượng là hạng phổ thông economy, còn dưới ban công là hạng thương gia business. Ngó nghiêng chán chê, tôi quay xuống hạng thương gia của mình.Đúng 18h tiếng gõ mõ tụng kinh bắt đầu vang lên, báo hiệu lễ dâng sao giải hạn bắt đầu, do nhà chùa đầu tư hệ thông loa có công suất lớn cho nên ngồi trên này tôi nghe khá rõ.Lúc đọc tên làm lễ theo danh sách dài dằng dặc cũng là gần 22h đêm rồi, đúng là uông nước trà bồm pha với nước chưa sôi nên tối đó, không riêng tôi mà các vị ngồi hạng thương gia đều phải vào nhà vệ sinh vài lần, riêng khoản phí xả thải này nhà đó cũng thu thêm được mớ tiền.Đang gà gật bỗng vợ tôi kêu: Ông mau xuống lấy lộc đi, nhanh không hết bây giờ. Ngó xuống sân chùa tôi thấy có kê một cái bàn khá dài và phủ miếng vải đỏ, trên đó cơ man nào là hoa quả để phát cho các phật tử: gọi là đem về thụ lộc.Khi xuống đến sân chùa, một cảnh tượng hỗn loạn xảy ra, vì khuya rồi nên ai cũng muốn có lộc để còn về, thế là không ai chịu nhường ai, cảnh tranh cướp ngay sân chùa chả khác gi cảnh phá kho thóc của Nhật năm 1945.Cố chen vào gần bàn để lễ mà tôi vẫn bị bật ra mấy lần vì biển người xô đẩy nhau. Ai lấy được lộc rồi phải nhanh tay cho ngay vào người, nếu không sẽ bị cướp mất. Có mẹ chen khỏe quá tụt cả váy mà không sao cúi xuống kéo lên được vì sự xô đẩy chen lấn.Mất 15 phút mà tôi vẫn không sao len vào được, cuối cùng tôi cũng nhìn thấy cái bàn lộc ngay tầm tay nhưng đông quá, tôi bèn nghiêng người rồi thọc mạnh tay qua đám người xô đẩy.Bàn tay tôi cũng tóm được một quả mềm mềm, tôi đoán là Thanh Long, vừa tóm vừa thu về mà không có được, tiếng la hét ầm ĩ khắp nơi.Nghiến răng tôi giật mạnh một phát, thoáng nhìn thấy miếng vải lộc màu đỏ, tôi nhét vội vào trong người và lại sấp ngửa chen ra ngoài để về.
Thấy tôi đầu tóc xơ xác, mồ hôi nhễ nhại, vợ tôi an ủi: Một miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần, thôi thì mình chịu vất vả chút nhưng bù lại cả năm mọi việc hanh thông ....Khi nghe bà vợ hét ầm lên vì đĩa lộc, tôi ngó vào và giật mình. Hoá ra cái mà tôi tưởng miếng vải đỏ của nhà chùa lại là một nửa cái coóc xê ren đỏ của mẹ nào đó.Thôi chết rồi, đến đây thì tôi hiểu ra. Cái mà tôi tưởng là quả thanh long và túm bằng được là cái gì rồi... lúc đó quá hỗn loạn nên mọi tiếng la hét đều không nghe rõ được.Chả hiểu sao tôi lại giật được nửa cái áo này nhỉ, cứ nghĩ lại cảnh đó tôi thấy ái ngại quá.Chắc tôi phải mua lễ tạ lỗi ngay, khổ thân mẹ nào hôm nay bị tôi bóp cho bẹp tí... chắc thù tôi cả năm.Mô Phật, thiện tai, thiện tai.
Sưu tầm.
Ý Nghĩa Ngày Tết Việt Nam
Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" .
Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Nguyên nghĩa của từ "Tết" chính là "tiết". Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ cho đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.
Ý nghĩa ngày tết Việt Nam:Ở Việt Nam là những ngày lễ hội lớn cho cả nước. Những ngày ấy mọi xóm làng, nhà nhà, ai ai cũng nghỉ làm việc và vui vầy đoàn tụ. Ngày tết có tính thiêng liêng và là một dịp làm mới lại mọi việc.
Ý nghĩa ngày tết Việt Nam:Ở Việt Nam là những ngày lễ hội lớn cho cả nước. Những ngày ấy mọi xóm làng, nhà nhà, ai ai cũng nghỉ làm việc và vui vầy đoàn tụ. Ngày tết có tính thiêng liêng và là một dịp làm mới lại mọi việc.
Chính thức Tết là ngày lễ gồm ba ngày đầu tiên của năm mới âm lịch. Giây phút thiêng liêng nhất là đêm giao thừa, là lúc 0 giờ bắt đầu bước qua năm mới.
Người Việt ăn mừng Tết với niềm tin thiêng liêng Tết là ngày đoàn tụ, là ngày làm mới, là ngày tạ ơn và là ngày của hy vọng.
Ngày Đoàn Tụ - Tết luôn luôn là ngày đoàn tụ của mọi gia đình. Dù ai buôn bán, làm việc hay đi học ở xa, họ thường cố gắng dành tiền và thời giờ để về ăn Tết với gia đình. Đó là nỗi mong mỏi của tất cả mọi người, người đi xa cũng như người ở nhà đều mong dịp Tết gặp mặt và quây quần đoàn tụ.
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình theo Phật giáo đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên đã qua đời về ăn cơm vui Tết với các con các cháu.
Ngày Tết người ta cũng hay thực hiện những nghi lễ, để dâng hương lên các vị thần ban phúc cho gia đình được nhiều sức khỏe, nhiều tiền tài, nhiều may mắn và an vui hạnh phúc trong năm.
Ngày Làm Mới - Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và làm mới mọi việc. Việc làm mới có thể về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Hoặc làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần của con người, để mối liên hệ với người thân được cảm thông hơn hoặc để tinh thần mình thoải mái, thanh thản hơn. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi phủi bụi. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa gội đầu sạch sẽ, mặc quần áo mới may bảnh bao. Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới để xả xui hay để tạo một sự tín nhiệm nơi người chủ nợ. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối liên hệ được tốt đẹp. Người Việt tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm sẽ báo hiệu một năm mới tốt đẹp sắp tới.
Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi, còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được nhờ phúc.
Ngày của lạc quan và hy vọng - Năm cũ đã qua mang theo mọi xui xẻo và năm tới sắp đến mang theo đầy niềm tin lạc quan. Nếu năm cũ khá may mắn, thì tin sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.
Ngày Tết người ta múa rồng múa lân sư tử khắp mọi nơi, nhất là những cửa hàng buôn bán để rước may mắn thịnh vượng về.
Mùa Tết cũng là mùa cưới hỏi. Các cặp trai gái thích làm đám cưới vào dịp đầu năm, mùa xuân đất trời đang đẹp và đang mùa hy vọng. Họ hy vọng cho một cuộc đời mới vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau và sẽ có đàn con ngoan.
Ngày Tạ Ơn - Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn ân nghĩa mình đã được hưởng năm vừa qua. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, cấp chỉ huy cũng cám ơn nhân viên qua những buổi tiệc đãi hoặc quà thưởng để ăn tết.
Nhiều gia đình đi chùa lễ Phật đêm giao thừa để tạ ơn và theo truyền thống họ thường hái lộc, mang về nhà những nhánh cây có lá non nụ mới, như xin Phật được sự tươi mát cùng phúc lành mang về nhà.
Mồng Một tết - là ngày đầu trong năm, thường dành riêng cho gia đình nhỏ của mình và gia đình bố mẹ chồng. Trẻ con người lớn đều mặc quần áo đẹp quây quần bên nhau. Con cháu bắt đầu chắp tay trước ngực cung kính mừng tuổi và chúc tết, chúc sức khỏe ông bà, cha mẹ. Sau đó, ông bà cha mẹ và người lớn lì xì mừng tuổi cho trẻ con. Lì xì đây là tặng một chút tiền, thường là tiền giấy mới tinh, gọi là chút quà đem lại may mắn cho trẻ con kèm lời chúc khuyến khích trẻ con cố gắng học và sống hòa thuận với những người chung quanh.
Mùng hai tết - là ngày thứ nhì trong năm mới, thường dành để thăm viếng và chúc tết gia đình bên vợ và gia đình những người bạn thân. Đi tới đâu trẻ con cũng được lì xì và lời chúc mừng năm mới.
Mùng ba tết - là ngày thứ ba trong năm mới. Mối giây liên hệ xã giao mở rộng ra ngoài phạm vi gia đình. Trong ngày này, người Việt đi chúc tết thầy giáo, hàng xóm, bạn bè....
Tối ngày mùng ba tết là bữa cơm cúng tiễn đưa tổ tiên về lại thiên đường. Các gia đình đốt vàng mã là tiền và thỏi vàng, bạc bằng giấy để gửi tiền lộ phí cho tổ tiên về chầu trời.
Mùng bốn tết - là ngày thứ tư, là ngày chẵn tốt ngày. Mọi cơ quan, văn phòng dịch vụ, cửa hàng thường chọn ngày này để mở cửa lại. Khi xưa, các vị học giả nhà nho cũng cẩn thận chọn ngày tốt, giờ tốt đem bút giấy ra khai bút làm thơ hay viết câu đối.
Ta thường nói “Ba ngày Tết” nhưng thật ra không khí Tết kéo dài cả tháng. Những lễ hội mừng Tết lan rộng từ phạm vi gia đình, tới họ hàng, làng xã, đâu đâu cũng có hội mừng xuân. Người ta nô nức rủ nhau đi thật nhiều chùa để xin được nhiều phúc lộc. Tất cả mọi người vui đùa với nhau, sống trong sự hòa thuận và đoàn kết. Đó là những ý nghĩa tuyệt vời của ngày TẾT Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét