a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

HÌNH ẢNH SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960.

 

Nhà Quốc Hội và Continental Hotel nhìn từ khách sạn Caravelle

Đường Tự Do, nhìn ra phía khách sạn Caravelle  

Giao lộ Công Lý – Nguyễn Đình Chiểu (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Trần Quốc Toản) – Ngay góc viện Pasteur

Đại lộ Nguyễn Huệ 1969

Ngã 6 Nguyễn Tri Phương năm 1968

Đại lộ Thống Nhất năm 1968

Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1967-1968

Đại lộ Thống Nhất năm 1967-1968

Đường Duy Tân năm 1967

Đường Tự Do năm 1967, phía trước là đường Lê Lợi

Bưu điện Chợ Lớn năm 1966-1967

Khu vực bán xe đạp ở Ngã Bảy, trên đường Minh Mạng năm 1966 (nay là Ngô Gia Tự)

Ngã 6 Phù Đổng năm 1966

Sài Gòn 1966

Ngã tư Lê Lợi – Nguyễn Huệ năm 1966

Saigon Brinks Hotel năm 1966. Nơi đây còn gọi là Cư xá Brinks, cao 6 tầng có 168 phòng nằm ở đường Hai Bà Trưng. Bộ Chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam thuê cư xá Brinks làm nơi trọ cho nhiều sĩ quan cao cấp.

Trường nữ Gia Long năm 1966

Đường Phan Văn Đạt nhìn ra công trường Mê Linh 1965-1966. Ngày nay là đường này vẫn giữ nguyên tên cũ.



Ngã Ba Chi Lăng – Nguyễn Văn Học (ngã 3 trường Vẽ) năm 1965. Ngày nay vị trí này là Phan Đăng Lưu – Nơ Trang Long.



Đường Pasteur năm 1965

Đường Nguyễn Tri Phương năm 1965

Nhà thờ Đức Bà năm 1965

Nhà thờ Đức Bà năm 1965

Bên trong Thảo Cầm Viên năm 1965

Viện bảo tàng bên trong Thảo Cầm Viên năm 1965

Tòa đô chánh 1965

Bưu Điện Trung Tâm năm 1964

Ngã tư Trần Hưng Đạo – An Bình năm 1963

Đi về bên trái là ra Saigon, đi về bên phải là vào đường Đồng Khánh. Hình chụp từ tầng lầu Khách sạn – Nhà hàng Đồng Khánh nằm tại góc Đồng Khánh-An Bình.




Tàu sân bay tại bến Bạch Đằng năm 1962

Giao lộ Thống Nhất – Pasteur thập niên 1960


                                                         Nhà Quốc Hội thập niên 1960


Con đường truyện tranh ở Bỉ

Ở Brussels, Bỉ có một con đường truyện tranh tên là "Comic Book Route" khiến tất cả những ai ghé thăm lần đầu đều vô cùng ngạc nhiên. Con đường này sẽ đưa bạn dọc theo khắp các bức tường và tòa nhà trong trung tâm thủ đô. Khu phố Laeken và Auderghem là nơi có nhiều những bức tranh tường khổ lớn, vẽ những nhân vật nổi tiếng trong các bộ truyện tranh như Tintin, Smurf, Asterix, Lucky Luke, Gaston, Gil Jourdan và hơn thế nữa.


Dự án vẽ tranh này được bắt đầu từ năm 1991, do chính quyền địa phương phối hợp với trung tâm Truyện tranh Bỉ khởi xướng, nhằm kỷ niệm lịch sử nước Bỉ thông qua truyện tranh.



Có thể nói rằng, truyện tranh là niềm tự hào của nước Bỉ. Đây là quốc gia duy nhất, nơi mà truyện tranh phát triển thành nghệ thuật, được tất cả mọi người yêu thích.

Nước Bỉ có nhiều tác giả hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, ước tính có hơn 700 tác giả truyện tranh. Chỉ riêng tại thủ đô Brussels, bạn có thể tìm thấy hàng chục cửa hàng chuyên biệt, tượng, tranh treo tường, quán bar và bảo tàng dành riêng cho nghệ thuật truyện tranh này.



Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, truyện tranh không phải là những ấn phẩm độc lập, mà nó được đăng trên báo và tạp chí hằng tuần hoặc hằng tháng dưới dạng tập san hoặc truyện ngắn.

Vào đầu những năm 1900, những bộ truyện tranh nổi tiếng đầu tiên của Pháp xuất hiện, bao gồm Bécassine và Les Pieds Nickelés. Sau đó, việc sản xuất truyện tranh quy mô lớn đầu tiên ở Bỉ bắt đầu vào nửa cuối những năm 1920.

Trong thời kỳ này, nhiều tạp chí dành cho giới trẻ như Zonneland và Petits Belges đã ra đời ở Bỉ.


Ngày nay, truyện tranh Pháp - Bỉ đã được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ châu Âu, trong đó một số bộ truyện như Lucky Luke, The Smurfs, Asterix và Tintin, đạt được thành công vang dội trên toàn thế giới.




Comic Book Route tôn vinh những nhân vật này thông qua hơn 50 bức tranh tường. Comic Book Route rất đáng xem ngay cả khi bạn không phải là fan của truyện tranh, đi theo con đường này thực sự là một cách hay để khám phá thủ đô nước Bỉ.

Theo báo Giao Thông/ Amusingplanet























Không có nhận xét nào: