Nói đến ngai vàng của vương triều Nguyễn, có nhiều người thắc mắc không biết chúng được làm bằng chất liệu gì, thậm chí có người còn nghĩ được làm bằng vàng ròng. Thực ra ngai vàng chỉ là biểu tượng cho quyền lực cao nhất của một vương triều, còn về chất liệu thực tế nói chung thì kể cả ở Trung Hoa, chúng đều được làm bằng gỗ quý, riêng ở Việt Nam còn được sơn son thếp vàng.
Hiện nay tại Huế, ngai vàng của vương triều Nguyễn còn lưu giữ và bảo tồn 3 chiếc, trong đó một chiếc ở điện Thái Hòa, một chiếc đang được lưu giữ ở Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, một ở Triệu Miếu (theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả đang được thờ ở Triệu Miếu). Đặc biệt chiếc ngai ở điện Thái Hòa hiện đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Chiếc ngai vàng đang được lưu giữ ở Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế ẢNH: NGUYỄN PHÚC BẢO MINH |
Về kiểu dáng và trang trí của 3 ngai vàng, nhìn chung về cơ bản là giống nhau, như ở trên là lưng ngai và tay ngai, hai bên tay ngai được trang trí hai đầu rồng đưa ra phía trước; ở dưới là đế ngồi với bề mặt là hình chữ nhật, tại bốn chân ngai và diềm trước sau đều có mặt hổ phù.
Điểm khác nhau cho thấy ở phần lưng ngai, như chiếc ngai ở điện Thái Hòa là miếng gỗ hình chữ nhật có chạm rồng, rồi được viền liên kết với phía dưới lưng ngai là một diềm chạm lộng hình dây lá cúc hóa dơi, hai bên tay ngai để trống. Còn 2 chiếc ngai kia thì khá giống nhau, như trên lưng ngai là hình tượng mặt trời, phía dưới là hai chữ thọ, hai bên là hai rồng trong tư thế đạp mây. Nhìn chung chiếc ngai ở điện Thái Hòa đơn giản hơn 2 chiếc ngai còn lại.
Điều khó hiểu ở đây, điện Thái Hòa là nơi thiết triều và cũng là nơi tiếp sứ giả các nước, nhưng chiếc ngai ở đây lại không có hình mặt trời, trong khi 2 ngai kia đều tỏ rõ hoàng đế còn tương ứng với mặt trời. Tiếp đến về kích thước thì chiếc ngai ở điện Thái Hòa có chiều cao và chiều rộng lớn hơn 2 ngai kia. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho 2 chiếc ngai kia là liệu có phải đây là của hoàng thái tử hay hoàng đế còn trẻ tuổi hay không thì vẫn cần phải có thời gian nghiên cứu tiếp.
Còn chiếc ngai ở Triệu Miếu, một số ý kiến cho rằng đó là ngai thờ, nhưng cũng có khá nhiều người đã dựa vào một bức tranh (có lẽ được vẽ lại từ một tấm ảnh chụp) về vua Duy Tân đang ngự tọa, nên đã cho rằng ngai đó không phải là ngai thờ.
Chiếc ngai ở điện Thái Hòa khá bất ngờ lại không có hình mặt trời
ẢNH: NGUYỄN PHÚC BẢO MINH
Chiếc ngai ở Triệu Miếu, một số ý kiến cho rằng đó là ngai thờ |
Được biết, Triệu Tổ Miếu (còn gọi là Triệu Miếu) là một trong năm miếu thờ quan trọng của triều Nguyễn nằm ở phía đông nam của kinh thành Huế, được xây dựng vào năm Gia Long thứ 3 (1804). Miếu được xây trong một khuôn viên hình chữ nhật, bên trong điện chính đặt án thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế và hoàng hậu. Năm 1989, do Thái Miếu xuống cấp nặng nên Triệu Miếu trở thành nơi thờ chung cho 9 chúa Nguyễn.
Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại, vì vậy mà chiếc ngai của vương triều Nguyễn luôn do các nghệ nhân tài giỏi bậc nhất thời ấy thiết kế, hội đủ các yếu tố tốt lành dành cho hoàng đế và cả triều đình. Vì vậy mà xung quanh những bí ẩn 3 chiếc ngai vàng của vương triều Nguyễn vẫn đang được thế hệ hậu sinh nghiên cứu, tiếp tục khám phá những... bí ẩn.
Sưu Tầm
Điều đặc biệt gì khiến loài vịt này có bộ lông đắt nhất thế giới.
Khoảng 400 thợ săn lùng sục một hòn đảo nhỏ của Iceland để tìm kiếm một kho báu bất thường, những chiếc lông vũ đắt nhất thế giới.
Vịt vùng cực Eider tạo ra thứ lông vũ để làm chăn ấm chất lượng hàng đầu thế giới
Cuộc săn lùng những chiếc lông vũ quý giá nhất thế giới diễn ra hàng năm trong hơn một thiên niên kỷ qua.
Mỗi mùa hè, khoảng 400 thợ săn lùng sục một hòn đảo nhỏ, hẻo lánh ở Vịnh Breizafjörzur của Iceland để tìm kiếm một kho báu bất thường, những chiếc lông vũ đắt nhất thế giới.
Eiderdown là tên gọi lông của vịt vùng cực Eider, một trong những loại sợi tự nhiên ấm nhất trên hành tinh. Ngày nay người ta sử dụng loại lông này để làm ra những tấm chăn tốt nhất thế giới. Không chỉ mềm và nhẹ, lông vịt biển Eider còn khiến người ta phải kinh ngạc với khả năng tự động điều chỉnh nhiệt độ.
Được biết, 1 kg Eiderdown có giá hàng nghìn USD. Những chiếc lông vũ đắt đỏ, hiếm có chỉ được sử dụng để làm các sản phẩm xa xỉ.
Vịt vùng cực Eider rụng lông quý để dùng làm tổ, lót dưới sàn để cách nhiệt cho chúng trong quá trình sinh nở. Những người thợ săn muốn sở hữu lông vịt đắt đỏ này phải tìm kiếm tổ của chúng trong mùa sinh sản.
Erla Fridriksdottir, Giám đốc công ty King Eider, nhà xuất khẩu eiderdown hàng đầu của Iceland cho biết: "Khi trong tổ có trúng, chúng tôi chỉ lấy một phần, khi chúng đã rời tổ, chúng tôi nhanh chóng lấy mọi thứ".
Lông vịt vùng cực Eider không chỉ nhẹ và cách nhiệt tốt mà còn cực kỳ khan hiếm. Sản lượng toàn cầu hàng năm khoảng gần 4 tấn, 3/4 trong số đó đến từ Iceland.
Trung bình, những người săn lùng Eiderdown phải tìm được khoảng 60 tổ vịt, mới thu được một kg lông. Sau đó, những sợi lông chất lượng nhất được tuyển chọn cẩn thận. Vượt qua vòng kiểm tra mới trở thành những chiếc lông có giá trị. Do vậy, giá cả của lông vịt vùng cực Eider rất đắt đỏ.
"Bạn nâng một nắm lông vịt khoảng 40-50 gram, kẹp giữa hai ngón tay. Nếu vẫn còn nguyên vẹn, lông không rơi ra ngoài thì lượng lông này chất lượng tốt", một nhân viên kiểm soát chất lượng cho biết.
Trung bình, một chiếc chăn bông cần từ 0,6 đến 1,6 kg lông, tùy thuộc vào chất lượng được chọn. Một chiếc chăn lông vũ chứa 800 gram lông vịt sẽ có giá hơn 5.000 USD, tương đương khoảng hơn 114,7 triệu đồng. Khách hàng thường là những người yêu thiên nhiên và quan tâm đến môi trường.
Iceland ban hành quy định bảo vệ nghiêm ngặt vịt Eider, cấm mọi hành vi săn bắt và lấy trứng của loài sinh vật này.
Hoàng Dung (lược dịch)
Lạnh lưng vẻ ma mị của thành phố 'chết' có 1.001 nhà thờ.
Thành phố 'ma' có 1.001 nhà thờ là tên gọi của Ani - vùng đất đánh dấu biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia. Từng là nơi sinh sống của hơn 100.000 người, thành phố lụi tàn vì những cuộc chiến liên miên giữa các đế chế.
Ani - thành phố "ma" có 1.001 nhà thờ nằm trên cao nguyên xa xôi phía đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ, cách thành phố biên giới Kars 45 km. Nơi đây đánh dấu biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia.
Theo các chuyên gia, Ani có tên gọi thành phố của 1.001 nhà thờ xuất phát từ việc trong suốt thời gian tồn tại, nơi đây xây dựng nhiều nhà thờ lớn với kiến trúc độc đáo. Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng, số lượng nhà thờ được xây dựng ở Ani có thể lên đến 1.001.
Thành phố cổ Ani trở nên hoang tàn, vắng vẻ và hiu quạnh sau khi trải qua sự cai trị của 5 đế chế trong 3 thế kỷ gồm: Bagratid Armenia, La Mã phương Đông, Seljuk, Georgia và Ottoman.
Những đế chế hùng mạnh này gây ra những cuộc chiến tranh kéo dài nhằm kiểm soát thành phố Ani.
Trải qua nhiều thế kỷ, thành phố cổ Ani lần lượt được cai trị bởi những đế chế khác nhau. Đến năm 1920, nơi đây thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ.
Thành phố Ani từng là nơi sinh sống của hơn 100.000 cư dân. Thế nhưng, trải qua nhiều "biến cố" lớn, nơi đây hiện không còn người sinh sống.
Nhiều công trình ở Ani bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hại một phần. Ngày nay, Ani trở thành thành phố "ma" hoang vắng, tĩnh lặng đến khó tin.
Ngày nay, du khách có thể ghé thăm thành phố cổ Ani để ngắm nhìn những di tích còn sót lại, bao gồm nhiều nhà thờ có kiến trúc kỳ vĩ.
Vào năm 2016, thành phố cổ Ani được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Chính vì vậy, giới khảo cổ và các nhà hoạt động xã hội tích cực triển khai các dự án nhằm bảo tồn thành phố cổ Ani.
Tâm Anh (theo Ancient-origins)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét