Với thân hình to lớn từ khi mới sinh ra cùng sự nổi tiếng đến một cách ngẫu nhiên, cuộc sống của bé Kevin Robert Clark phải trải qua không ít sự bất tiện thậm chí ảnh hưởng đến tâm lý của cậu.
Kevin Robert Clark (8/4/1983) đến từ New Jersey trở thành hiện tượng nước Mỹ với số cân nặng 7,4kg khi mới lọt lòng mẹ. Cậu bé khổng lồ được nhận định là đứa trẻ sơ sinh với cân nặng nhiều nhất tiểu bang vào thời điểm đó, cũng đồng thời nhận được rất nhiều sự chú ý của dư luận.
Cân nặng kỷ lục cùng vóc dáng to béo của đứa trẻ mới chào đời được báo đài đưa tin rầm rộ. Ngày 13/4/1983, New York Times đã đưa tin về Clark, nói rằng cậu bé không thể nằm vừa trong nôi và cũng chẳng mặc được quần áo dành cho trẻ sơ sinh. Trang báo này còn trích lời mẹ của Clark, Patricia, gọi con trai mình là một "tay đô vật thực thụ".
Clark mới chào đời đã nặng 7,4kg
Mọi người không ngừng bàn tán về Clark. Báo chí luôn săn đón hình ảnh của cậu. Một người có tên là Honchos còn tìm đến tận nhà họ, đưa ra giá 2.500 USD (gần 58 triệu đồng) để thuyết phục bố mẹ Clark đồng ý thực hiện chương trình thực tế đặc biệt.
Vì khoản cát xê khá hậu hĩnh, gia đình cậu đã nhận lời và cuối cùng sau khi những thước phim đó được lên sóng, gia đình Clark hoàn toàn bị "nhấn chìm" bởi hàng ngàn lá thư từ khắp cả nước trong đó có cả người nổi tiếng. Có người hứa hẹn sẽ dành cho cậu bé khổng lồ một vị trí trong đội tuyển bóng rổ, cảnh sát biển Hoa Kỳ thì tài trợ chi phí để anh đến thăm trường đại học của họ sau này khi lớn lên và vô số những lời mời mọc khác.
Cậu bé và cả gia đình trở thành "người nổi tiếng" bất đắc dĩ trên khắp nước Mỹ
Cứ như vậy, hơn 3 thập kỉ trôi qua sống trong cảnh được nhiều người săn đón, quan tâm, Kevin giờ đây đã trở thành một người đàn ông với chiều cao khủng hơn 2m và nặng 136kg, sống ở Chapel Hill, Bắc Carolina, Mỹ, làm nghề kỹ sư hóa học.
Ngoại hình của anh khi trưởng thành khiến nhiều người khá bất ngờ vì hóa ra cân nặng 7,4kg khi mới sinh ra chính là "điềm báo" cho thân hình khổng lồ khi Clark lớn lên. Năm ngoái, anh có cuộc phỏng vấn với tờ New York Post để đưa ra một vài lời khuyên dành cho bé gái Harper Buckley chào đời với cân nặng gần 7kg.
Clark hiện tại cao hơn 2m, nặng 136kg
"Hãy chuẩn bị sẵn sàng bởi vì truyền thông sẽ săn đón con và gần như vào mỗi dịp tụ họp gia đình, mọi người sẽ không ngừng bàn tán về sự đặc biệt của con" - Clark nói.
Thật vậy, với thân hình cao lớn và sự nổi tiếng suốt những năm còn nhỏ, Clark cho rằng tuổi thơ của anh không hề vui vẻ và hạnh phúc. Đi đến đâu, người ta cũng bảo anh kể về câu chuyện của mình.
Năm đầu cấp 3, anh đã cao 1,9m và thường xuyên phải nghe những lời bình luận khiếm nhã, thậm chí giễu cợt về thân hình của mình. Anh cũng gặp rắc rối và khó khăn khi chọn quần áo giày dép. Đặc biệt hơn cả, với chiều cao vượt trội như vậy, Clark cũng bị ám ảnh khi những người xung quanh liên tục hỏi về việc có định thi đấu bóng rổ. Giáo viên ở trường còn lắm lúc ép anh phải nhận lấy một vị trí trong đội tuyển dù anh chẳng mấy hào hứng với môn thể thao này.
Hiện cậu bé 7,4kg năm nào đã có bằng thạc sĩ và kết hôn cùng vợ mình là Jenna, người cũng sở hữu chiều cao ấn tượng lên đến 1,82m. Trải qua mọi chuyện, Clark giờ đây đã có thể thoải mái kể nhiều hơn về sự khác biệt của bản thân mà không cảm thấy quá nặng nề.
Nguồn: NYP
Những cây cầu kính đặc biệt trên thế giới.
Những bệ kính, lối đi và cầu có đáy kính trong suốt mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách ưa cảm giác mạnh và phiêu lưu mạo hiểm.
Lối đi bằng kính ở Cầu Tháp, Anh: Cầu Tháp là công trình kiến trúc biểu tượng ở thủ đô London, nước Anh. Nằm phía trên dòng sông Thames, cây cầu lần đầu tiên mở cửa cho công chúng vào năm 1982. Đến năm 2014, công trình được lắp đặt lối đi có đáy bằng kính với chiều dài 11,5 m và rộng 1,8 m. Sự thay đổi này mang đến du khách góc nhìn độc đáo về con đường bên dưới. Ảnh: Getty Images.
Grand Canyon Skywalk, Mỹ: Nằm lơ lửng ở độ cao 290 m so với mặt đất, lối đi bộ hình móng ngựa này hướng ra khung cảnh ngoạn mục của vực núi Grand Canyon nổi tiếng ở bang Arizona, Mỹ. Cây cầu bằng kính rộng 3,1 m và kéo dài 21 m, là một cấu trúc có độ bền ấn tượng. Grand Canyon Skywalk có khả năng chịu được sức nặng tương đương 70 máy bay phản lực chở khách, sức gió 161 km/giờ và động đất cấp 8. Ảnh: Gary Bembridge.
Cầu kính Trương Gia Giới, Trung Quốc: Đây là cây cầu kính dài nhất và cao nhất thế giới, được mở cửa vào tháng 8 năm 2016 tại công viên Rừng Quốc gia Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Với chiều dài 460 m và cách mặt đất 300 m, cây cầu mang đến tầm nhìn tuyệt đẹp ra di sản thế giới Trương Gia Giới. Ảnh: Getty Images.
Đường đi bộ trên núi Thiên Môn, Trung Quốc: Bám vào vách đá thẳng đứng ở độ cao 1,4 km, đường đi bộ trên núi Thiên Môn bao gồm ba phần, trong đó có đoạn lối đi bằng kính dài 100 m, rộng 1,6 m. Do địa thế hiểm trở và thiết kế đặc biệt, chinh phục công trình này là trải nghiệm không dành cho những người yếu tim. Ảnh: Getty Images.
Skywalk Biokovo, Croatia: Con đường trên không này nằm trong công viên Tự nhiên Biokovo ở Dalmatia, Croatia. Là một đài quan sát có sàn kính, Skywalk Biokovo cung cấp cho du khách tầm nhìn tuyệt đẹp ra những hòn đảo và bãi biển thơ mộng. Được khai trương vào tháng 7 năm 2020, công trình có hình móng ngựa, nằm ở độ cao 1.228 m so với mực nước biển và nhô ra khoảng 12 m từ một vách đá. Ảnh: Nina Travels.
Cầu kính 3D sông Hoàng Hà, Trung Quốc: Năm 2017, cây cầu kính 3D đầu tiên của Trung Quốc được xây dựng bắc qua sông Hoàng Hà ở khu thắng cảnh Sán Đầu, Trung Vệ, Ninh Hạ. Ban đầu, cây cầu này là cầu treo làm bằng ván gỗ, sau đó, phần đáy cầu đã được thay thế bằng kính cường lực trong suốt, với khả năng chịu tải của mỗi tấm kính là 3 tấn. Toàn bộ cây cầu dài 210 m và rộng 2,6 m. Chiều cao thẳng đứng giữa mặt cầu và mặt sông là 10 m. Ảnh: IC.
An Ngọc
Chiêm ngưỡng biểu tượng hổ phù trên kiến trúc cung đình Huế
Mang ý nghĩa biểu tượng của sự trường tồn, bất tử, xua đuổi tà khí, mặt hổ phù được dùng để trang trí trên vòm cổng, đầu hồi của nhiều cung điện, lăng tẩm ở Quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên-Huế)
Biểu tượng hổ phù trên mái điện ở Lăng vua Đồng Khánh. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Biểu tượng hổ phù trên mái điện ở Lăng vua Đồng Khánh. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Sự tài hoa của các nghệ nhân xưa đã tạo ra những mặt hổ phù sinh động, sáng tạo. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Biểu tượng Hổ phù trên mái điện ở Lăng vua Đồng Khánh. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Biểu tượng hổ phù trên vòm cổng cửa Hiển Nhơn ở Đại Nội Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Biểu tượng hổ phù trên vòm cổng cửa Hiển Nhơn ở Đại Nội Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Biểu tượng hổ phù góp phần tạo nên những giá trị thẩm mỹ riêng biệt của các công trình kiến trúc cung đình Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét