a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

Dù Bạn Là Ai Cũng Đừng Bỏ Qua Bài Viết Này...


1) Lòng tin là thứ một khi đã chết đi thì khó trở lại ban đầu. Vì vậy hãy sống đúng ngay từ đầu bởi vì trường học có bút xóa nhưng Trường đời thì không?

2) Đừng nghĩ về quá khứ nó chỉ mang đến những giọt nước mắt. Đừng nghĩ nhiều về Tương lai nó chỉ mang lại sự lo sợ. Sống ở hiện tại với nụ cười trên môi như trẻ thơ. Nó sẽ mang lại niềm vui cho bạn

3) Cuộc đời vốn chẳng có thứ gì hoàn hảo, nhưng mỗi người đều có nét đẹp riêng, thiên tài là mỗi người tìm ra cho được nét đẹp riêng cho chính mình và toàn thiện nó

4) Cuộc sống có ba cái đừng
-Đừng hiền quá để người ta bắt nạt
-Đừng ngốc quá để người ta đùa giỡn
-Đừng tin tưởng quá để người ta lừa dối

5) Cuộc đời ngắn lắm nên đừng lãng phí thời gian của mình với những người không có thời gian dành cho bạn

6) Con người được tạo ra để được yêu thương. Vật chất tạo ra để được sử dụng. Nhưng vì một lý do nào đó Vật chất được yêu thương, Con người lại bị lợi dụng

7) Đá có thể mòn huống chi là lòng người thay đổi trước sau âu cũng là chuyện thường tình. Duyên là do người giữ. Hết thương rồi có cố mãi cũng bằng không

8) Đồng xu có hai mặt nhưng chỉ là một mệnh giá con người chỉ có một mặt sao lại sống hai lòng

9) Làm người nhất định phải có lương tâm, nhất định không được quên người từng giúp đỡ bạn, nếu không bạn sẽ càng ngày càng ít bạn bè, đường đi càng hẹp

10) Ngay cả ngõ cụt cũng là điểm xuất phát nếu bạn biết quay lưng

11) Có những người họ quên những lần ta giúp đỡ. Nhưng sẽ nhớ mãi một lần ta từ chối họ

12) Quan tâm nhiều quá đồng nghĩa với làm phiền. Yêu thương nhiều quá người ta lại không biết trân trọng

13) Dựa vào núi hóa thành vôi
Dựa nước, nước chảy ra biển đông
Dựa người, người đối thay lòng
Chỗ dựa chắc chắn chỉ trong chính mình
( Nhà thơ:Nguyễn bảo Sinh)

14) Có hai sai lầm lớn trong cuộc sống. Một là sống cho người khác coi. Hai là coi người khác sống. Thật ra chỉ cần bản thân Hạnh phúc là được. Đừng mãi tìm vào người khác mà sai đi con đường dưới chân mình

15) Bạn có tốt bao nhiêu thì vẫn có người ghét bạn. Đó là điều không thể tránh khỏi

16) Người quan tâm đến tôi. Tôi sẽ quan tâm lại gấp bội
Người không quan tâm đến tôi, bạn dựa vào cái gì mà bảo Tôi tiếp tục.


Sưu tầm

8 TRUYỆN NGẮN, BÀI HỌC DÀI!



1. Câu chuyện số 1
Gà con ngây thơ hỏi gà mái mẹ rằng: “Hôm nay mẹ đừng đẻ trứng nữa, mang con đi chơi đi, được không mẹ?”
Gà mái mẹ trả lời: “Không được, mẹ phải tiếp tục đẻ trứng.”
Gà con khó chịu, vùng vằng dỗi: “Nhưng bao nhiêu ngày nay, ngày nào mẹ cũng đẻ rất nhiều trứng rồi mà?”
Gà mái mẹ trả lời đầy ẩn ý với gà con: “Mỗi ngày một quả trứng, dao phay chỉ đặt cạnh bên. Một tháng không đẻ trứng, chỉ còn nước vào nồi.”
➡️ Bài hc rút ra:
Bạn tồn tại là vì bạn tạo ra giá trị. Đến một ngày mất đi giá trị của mình, bạn sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi. Đó là quy luật tất yếu, có cho thì mới có nhận. Khi bạn không thể cung ứng giá trị, đừng mong cầu nhận được bất cứ thứ gì.
Và đừng quên rằng, giá trị của quá khứ không đại diện cho tương lai, vì vậy hãy làm việc chăm chỉ mỗi ngày. Vinh quang hay thành tựu của quá khứ chỉ làm bạn mờ mắt, ngày một cách xa vạch đích ở tương lai.

2. Câu chuyện số 2
Người ăn mày trên đường: “Có thể cho tôi xin 100 ngàn không?”
Người qua đường: “Tôi chỉ có 80 ngàn trong túi.”
Người ăn xin: “Thế thì cho anh nợ 20 nghìn cũng được.”
➡️ Bài hc rút ra:
Có người sinh ra đã cảm thấy, bản thân là cái rốn của vũ trụ, cả thế gian đều đang mắc nợ họ. Người như vậy, dù được ban tặng bao nhiêu cũng thấy thiếu. Lòng ham muốn tham lam đã thay thế lòng tri ân báo đáp từ lâu, có muốn tìm cũng không thấy.

5. Câu chuyện thứ 3
Một giọt mực rơi vào ly nước trong, ly nước lập tức đổi màu, không thể uống được nữa. Một giọt mực tan thành biển, biển vẫn là biển xanh.
Thử hỏi tại sao? Vì dung lượng của hai bên quá khác nhau.
Cây lúa còn non thì đứng thẳng vươn mình, luôn hướng lên cao, nhưng cây lúa đã chín thì cúi đầu khiêm nhường, luôn hướng xuống đất.
Thử hỏi tại sao? Vì phân lượng của hai bên quá khác nhau.
➡️ Bài hc rút ra:
Khoan dung với người khác chính là độ lượng, khiêm tốn hạ mình chính là phân lượng; hợp nhau lại chính là phẩm chất của một người.

6. Câu chuyện thứ 4
Có một đội đãi vàng đang di hành giữa sa mạc, ai cũng lê từng bước đi nặng nề, khổ sở, mặt mũi buồn rầu, trầm trọng. Chỉ duy nhất có một người bước đi vui vẻ nhẹ nhàng.
Người khác nhìn mãi cũng thấy quái lạ, bèn hỏi: “Sao anh có vẻ thoải mái thế?”
Người kia bèn cười và nói: “Vì tôi mang theo ít đồ vật nhất.”
➡️ Bài hc rút ra:
Hóa ra hạnh phúc rất đơn giản, chỉ cần bớt đi một chút, đừng ôm đồm quá nhiều. Càng nhiều sự lựa chọn thì càng ít hạnh phúc. Càng nhiều vật sở hữu thì càng lắm trách nhiệm.

7. Câu chuyện thứ 5
Một chiếc ổ khóa rất lớn, có vẻ chắc chắn kiên cố, được treo trên cổng. Một thanh sắt rất to và dày dùng sức chín trâu hai hổ, miệt mài nỗ lực cả nửa ngày vẫn không thể nào cạy tung ổ khóa ra được.
Lúc này, một chiếc chìa khóa mới đến, thân hình thì gầy gò, tứ chi thì mỏng manh, thế nhưng, nó chỉ nhẹ nhàng lọt vào lỗ khóa, sau khi xoay nhẹ một cái, ổ khóa “Tách” một tiếng, dễ dàng mở ra trước mắt mọi người.
Thanh sắt lấy làm lạ, nghĩ mãi không ra nên cất tiếng hỏi: “Tại sao lúc nãy tôi dùng sức bao nhiêu cũng không mở được cái cậu ổ khóa đó, mà cậu lại mở nó một cách dễ dàng đến vậy?”
Chìa khóa nói rất nhẹ nhàng: “Bởi vì tôi hiểu rõ tâm tư của cậu ta nhất.”
➡️ Bài hc rút ra:
Trái tim mỗi người luôn giống như một cánh cửa bị khóa chặt, dù người ngoài có dùng sắt thép bê tông dày đến mấy, sắc ra sao cũng không thể cạy mở. Chỉ có sự quan tâm mới có thể biến bản thân thành chiếc chìa khóa thích hợp nhất, tinh tế đi vào trái tim và học được cách thấu hiểu người khác từ tận trong lòng.

8. Câu chuyện cuối cùng
Trong sân vườn, có hai vị hòa thượng ngồi nói chuyện với nhau.
Vị sư già mới hỏi vị sư trẻ: “Nếu tiến một bước là chết, lùi một bước cũng là chết, con sẽ quyết định tiến hay lùi?”
Vị sư trẻ không chút do dự đáp: “Con ư? Con sẽ bước sang bên cạnh.”
➡️ Bài hc rút ra:
Khi gặp tình huống khó xử, hãy thử suy nghĩ ở một góc độ khác, lúc đó bạn sẽ hiểu ra rằng, bên cạnh đường vẫn còn có lối, mỗi ngã rẽ khác nhau sẽ dẫn tới kết quả khác nhau, không nên tự bó buộc mình vào những cái chỉ thấy trước mắt.


DẠ....

Nhiều người vẫn lầm tưởng khi dùng chữ  ‘dạ’ là tỏ thân phận hèn kém, bề dưới, lép vế, hay hèn mạt. Hoặc thậm chí hiểu sai luôn khi cho rằng chỉ người dưới mới cần dạ với người trên. Chữ ‘dưới’ ở đây được hiểu là người nhỏ tuổi hơn trong xã hội, hay vai em/con/cháu trong gia đình.

Mình đi dạy kèm. Ông nội đứa học trò ngang tuổi ba mình. Vài lần tới sớm nhóc chưa kịp tắm hoặc ăn cơm, hay những khi mưa to phải ngồi chờ cho dứt cơn mới về là bác hay tiếp chuyện mình. Bác cẩn thận hỏi ba mẹ mình nhiêu tuổi. Khi biết ba mình hơn bác một tuổi bác khiêm tốn xưng chú và cười thẹn: “Thật là có lỗi với bác bên nhà quá.”. Mình cũng chữa thẹn cho bác, nói: “Dạ, con cũng như em út của các anh chị bên đây nên bác là bác cũng phải mà.”. 

Điều đặc biệt là mỗi câu trả lời của bác luôn có chữ ‘Dạ’ đệm ở đầu câu: “Dạ, hồi còn thanh niên tui cũng ham chơi lắm cô.”, “Dạ, cháu nó còn dở dang chén cơm cô vui lòng ngồi chờ chút.”, “Dạ, xin lỗi cô, hai bác bên nhà năm nay chắc còn mạnh?”. Những năm sau này không tiện ghé thăm bác mình gọi điện hỏi thăm. Ngôn ngữ bác dùng trên điện thoại lại càng trang trọng hơn: “Dạ thưa cô cháu nó lớn rồi mà tui cũng còn lo lắm”, “Dạ thưa cô năm nay cũng không đi lại nhiều bị cái chân nó không còn được như xưa”, “Dạ, bà nhà tui kỳ này cũng ít còn may vá”.

Mỗi lần gọi học sinh phát biểu, tụi nhỏ không chịu trả lời ngay mà cứ “Dạ thưa cô”, “Thưa cô con đọc bài” nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại. 

Dạo còm-men thấy dân tình đối đáp có chữ dạ, chữ thưa sao mà thấy vui quá. Mình dạy tiếng Anh nên không ác cảm với chữ “OK” như một số người hiểu lầm là lối nói xấc xược. Nhưng thấy mọi người hay chốt câu chuyện bằng chữ “Dạ anh”, “Dạ chị”, “dạ chú”, “Dạ bác” thì vẫn thấy vui hơn chữ “OK” gọn lỏn.

Những gia đình còn cố giữ lễ nghi, phép tắc vẫn dạy con luôn có chữ “Dạ” đầu câu. Cô hỏi con mới đi Đà lạt về hả, trò trả lời “Con mới về á cô.”. Mẹ quay qua nhắc con: “Con phải nói dạ con mới về”. “Con 5 tuổi”, con phải nói là “Dạ thưa cô con 5 tuổi”, “Con ăn rồi.”, con phải nói là “Dạ con ăn cơm rồi”.

Lang thang quán xá, “Chị ơi tính tiền.”, “Dạ, của em 5 chục nha”. Ra khỏi quán, anh bảo vệ hỏi đi hướng nào để dắt xe giùm, ngại quá bảo anh cứ để em, “Dạ, không sao chị. Chị cứ để tui.”

Xứ Đàng Trong, chữ “Dạ” đệm đầu câu cho câu nói thêm dịu dàng, khiêm tốn, và để thể hiện con nhà có giáo dục, lễ nghi, phép tắc. Nào phải đớn hèn, nhục nhã gì đâu! Chỉ sợ sau này thứ văn hóa Đ.mm, đ.éo biết, đ.ịt con m.ẹ mày, bố mày lên ngôi thì 2 mẫu tự tạo nên con chữ ngọt ngào ấy cũng sẽ tuyệt chủng.

By: Mui Thị Mài

LÒNG VỊ THA , CẢ KHI ĐỐI DIỆN CÁI CHẾT

Thuyền Trưởng Phó II tàu Titanic tiết lộ bí mật vĩ đại giấu kín nửa đời người .

Câu chuyện sau đây minh chứng phương Tây họ rất tư cách văn minh trong cách sống ( giống người Quân Tử phương Đông xa xưa ) ngay cả khi phải đối diện với CÁI CHẾT từ rất lâu rồi trong giáo dục nhân bản :

Đêm ngày 14/4/1912, một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra. Con tàu mang hiệu “không thể chìm” có tên Titanic đã đâm sầm vào một tảng băng trôi khổng lồ. Kết quả của vụ va chạm ấy là những con số và nỗi đau mà người ta không bao giờ muốn nhắc lại.

514 người đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu kinh hoàng năm ấy.

Nỗi đau đã khép lại hơn 100 năm, ngày nay, những gì người ta lưu lại về tên  “Titanic” có thể là: Vụ đắm tàu, thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại hay mối tình lãng mạn của Jack và Rose, cũng có thể là tình ca bất hủ My Heart Will Go On qua chất giọng cao vút của Celine Dion.

Tuy nhiên, hầu như tất cả đều không nhận ra, đằng sau bức màn đen tối của những nỗi đau và mất mát ấy là một kiệt tác vĩ đại của "Lòng Vị Tha".

Trở về từ cõi chết,Ông CHARLES LIGHTOLLER lúc đó 38 tuổi là Thuyền Trưởng Phó II, người có chức vụ cao nhất sống sót . Sau rất nhiều năm giấu kín và im lặng, cuối cùng Charles quyết định viết 17 trang hồi ức, kể lại chi tiết vụ tai nạn kinh hoàng mà ông chứng kiến. Từng câu từng chữ của ông chưa bao giờ sống động và dồn dập đến vậy. “Chỉ cần tôi còn sống, tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng đêm đó!” Và đây là vài câu chuyện trong đêm đó :

 “Phụ nữ và trẻ em lên trước!”

Khi mệnh lệnh vừa vang lên, nhiều người đàn ông rời thuyền cứu hộ, họ lặng lẽ bước ra phía sau châm điếu thuốc và hút.

Charles không thấy bất kỳ một phụ nữ hay trẻ em nào có ý định bỏ lại những người đàn ông thân yêu của họ. Tất cả mọi người dường như rất bình tĩnh… trước cái chết… dù đó là một thương nhân nổi tiếng hay người hầu.

Khi chiếc thuyền cứu hộ đầu tiên được đưa xuống mặt nước, Charles đã hỏi một người phụ nữ họ Straw khi ấy đang ở trên boong tàu rằng:

“Bà có muốn tôi đưa bà lên thuyền cứu hộ không?”Người phụ nữ lắc đầu:

“Không, tôi nghĩ vẫn là ở lại trên tàu thì tốt hơn”. Người chồng của bà hỏi:

“Tại sao em lại không muốn đi lên thuyền cứu hộ?” Người phụ nữ mỉm cười trả lời:

“Không, em vẫn muốn ở bên cạnh anh”. Cũng kể từ đây, Charles không bao giờ còn gặp lại đôi vợ chồng này lần nữa.

Astor đệ tứ (John Jacob Astor IV), một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng và là một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ. Sau khi đưa người vợ mang thai 5 tháng tuổi lên thuyền cứu hộ, một tay dắt chó, tay còn lại châm điếu xì gà rồi hét to về phía chiếc thuyền cứu hộ đang trôi dần về nơi xa:

“Anh yêu hai mẹ con”.

Thuyền phó I đã ra mệnh lệnh cho Astor đệ tứ lên thuyền, nhưng ông kiên quyết trả lời rằng:

“Tôi thích cách nói cơ bản nhất (bảo vệ phái yếu)!”. Sau đó, ông nhường chỗ của mình cho một người phụ nữ ở khoang hạng 3.Vài ngày sau, khi bình minh vươn lên trên mặt biển Đại Tây Dương, đội cứu hộ tìm thấy thi thể ông trong tình trạng đầu bị chấn thương nghiêm trọng do đập vào ống khói. Khối tài sản của ông đủ để chế tạo 10 con tàu Titanic, nhưng Astor đệ tứ đã từ chối tất cả. Ông chọn cái chết để bảo vệ người thân yêu của mình, bảo vệ “phụ nữ và trẻ em” và bảo vệ nhân cách của mình.


Ben Guggenheim, một nhà tỷ phú, một nhân vật nổi tiếng trong ngành ngân hàng. Trong giờ phút nguy nan nhất, khi tất cả mọi người đang hối hả và vội vã, ông thản nhiên thay một bộ vest dạ hội sang trọng và tuyên bố:

 “Tôi phải chết thật trịnh trọng, như một quý ông”.

 Trong lời nhắn ông gửi cho vợ viết:

“Trên con tàu Titanic còn lại này, sẽ không còn sót bất kỳ một phụ nữ nào  ! Riêng Anh sẽ không chết giống như một tên khốn, anh sẽ giống như một người đàn ông chân chính”.

Một thủy thủ đề nghị với Strauss, nhà sáng lập công ty bách hóa Macy của Mỹ, cũng là người giàu thứ hai thế giới rằng:

“Tôi bảo đảm sẽ không ai phản đối một người già như ngài bước lên thuyền cứu hộ đâu”. Strauss nói:

“Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại trên tàu nầy ”.

Khi ông cố gắng khuyên giải bà Rosalie vợ của mình lên thuyền cứu hộ thì bà vẫn một mực từ chối. Bà nói:

“Bao nhiêu năm qua, anh đi đâu là em theo đến đó, em sẽ cùng anh đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn đi”.

Sau đó, ông choàng lấy cánh tay của bà Rosalie, thong thả bước đến chiếc ghế trên boong tàu, ngồi xuống và chờ đợi giây phút cuối cùng của cuộc đời.

Ngày nay, tại Bronx thành phố New York, người ta xây một tượng đài để tưởng niệm vợ chồng ông Strauss, trên đó khắc hàng chữ: “Tình yêu không thể nào nhấn chìm dù có nhiều nước biển hơn nữa”.

Một doanh nhân người Pháp tên Nahuatl đưa hai cậu con trai của mình lên thuyền cứu hộ, nhờ một vài người phụ nữ chăm sóc cho chúng, và mình thì từ chối lên thuyền. Sau khi hai đứa con trai được cứu sống, báo chí khắp nơi trên thế giới đều rầm rộ đăng hình ảnh của hai đứa trẻ này, cho đến khi mẹ của chúng - từ hình ảnh nhận ra được chúng.

Trong giờ phút nguy kịch, Lydepas ôm chặt lấy người chồng mới cưới, không muốn thoát chết một mình.. Vì bất đắc dĩ, chồng Lydepas phải đấm cô ngất xỉu, khi cô tỉnh lại thì đã thấy mình trên một chiếc thuyền cứu hộ đang trôi lênh đênh ngoài biển. Về sau, Lydepas cả đời không tái giá, sống độc thân để hoài niệm người chồng đã mất của mình.

Trong buổi họp mặt những người may mắn sống sót tại Lausanne nước Thụy Sĩ, bà Smith kể lại:

“Lúc đó hai đứa con của tôi được bế lên thuyền cứu hộ. Vì quá tải nên tôi không thể lên thuyền nữa, một người phụ nữ ngồi trên thuyền cứu hộ khi ấy đã đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi, rồi đẩy tôi lên và hét lớn với tôi một câu:

“ Bà lên đi, hai đứa trẻ nầy không thể sống thiếu mẹ”

Những người thiệt mạng trong vụ tai nạn hàng hải nầy còn có tỷ phú Acid, nhà báo nổi tiếng Stead, Thiếu tá pháo binh Bart, kỹ sư Robble nổi tiếng v.v.. Họ nhường chỗ của mình trên thuyền cứu hộ, cho những phụ nữ xa lạ ,người hầu … cùng trên chuyến tàu !

Hơn 50 nhân viên cấp cao trên tàu Titanic, ngoài thuyền phó thứ hai Charles Lightoller chỉ huy cứu hộ may mắn sống sót, toàn bộ đều hết mình cứu người cho đến chết trong cương vị của mình.

Khoảng 2h sáng nhân viên điện báo số 1 John Philip nhận được mệnh lệnh bỏ tàu của thuyền trưởng, mọi người tự mình cứu mình, nhưng chính VIÊN THUYỀN TRƯỞNG thì vẫn ngồi trong phòng lái, vẫn giữ tư thế phát tín hiệu SOS liên tục cho đến phút cuối cùng.

Khi đuôi tàu bắt đầu chìm xuống nước, Charles nghe thấy vào khoảnh khắc cuối cùng, khoảnh khắc của sinh ly tử biệt, những lời yêu thương vang lên: “I love you! I love you!”

Trong bức màn đêm đen tối nhuốm đẫm đau khổ và chia ly, tinh thần quý tộc và NHÂN BẢN nổi lên như ngọn đuốc rực sáng, khắc họa nên một tuyệt tác vĩ đại về nhân cách và đạo đức con người.

Giáo dục nhân bản không chỉ là lý thuyết , mà ứng dụng trong thực tế đời thường,những bài đức dục in sâu vào tâm thức trở thành kim chỉ nam cho hành động của con người mọi thời !

Phụ nữ và trẻ em, những con người yếu đuối cần được tôn trọng và ưu tiên.

Những người đàn ông lịch lãm không chỉ là kẻ nói lời hoa mỹ và tử tế trên bàn tiệc, mà ngay cả khi đối diện với thực tế như CÁI CHẾT rằng : dù ngày mai tất cả đều trở thành vô nghĩa thì bài học về đạo đức và nhân cách hôm nay , vẫn cần được thực hành một cách tuyệt đối.

Nhân sinh như cõi mộng, dù cho người đó giàu có bao nhiêu hay nghèo kém cỡ nào, đứng trước sinh tử cũng đều chỉ là một sinh mệnh bé nhỏ. Quan trọng hơn, khi ấy người ta mới thật sự nhận ra điều quan trọng nhất của cuộc đời: Không phải vật chất, không phải quyền danh , càng không phải nhận lại điều gì cho mình , mà là cho người khác : mà là cho đi “VỊ THA YÊU NGƯỜI” !

Vị tha hàm chứa một sức mạnh vô biên, đã biến những con người xấu số trong cơn “bão biển” kinh hoàng năm ấy trở thành biểu tượng vĩ đại của tấm lòng thiện lương cao cả.

Ps: những câu chuyện thế này theo Thân Hữu có nên đưa vào sách giáo khoa không?

 

FB Hoàng Nguyên Vũ


Mời quý bạn uống trà.

Sáng hôm nay, khi ánh bình minh của một ngày đầu Xuân ấm áp lan tỏa, vài ngọn gió cuối Đông hiu hiu lành lạnh còn sót lại vút qua cửa sổ, khép vội tà áo ấm, tôi tráng bộ ấm chén để pha trà, thứ đồ uống mà tôi ưa thích với hơn nửa cuộc đời này và chợt bật cười vì nhớ câu thơ của các cụ chế diễu mấy ông vô tích sự mọi việc đều ỷ lại vì có vợ lo hết:

 

Làm trai biết đánh tổ tôm

Uống trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều

 

Dạ thưa các cụ! Mạn Hảo là tên một địa danh thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc đấy ạ! Ta gọi nôm na là chè Mạn. Đến bây giờ tôi cũng không hiểu vì sao là trà mà các cụ nhà ta cứ gọi là chè, chắc là khi còn ở trên những đồi chè mênh mông bát ngát thì gọi là chè, còn khi sao tẩm xong thì gọi là trà. À mà chè hay trà thì đã sao. Xin các cụ cho phép lan man chút về nghệ thuật thưởng trà của người xưa…

Nghệ thuật thưởng trà của người xưa rất điệu nghệ. Uống trà rất cầu kỳ tỉ mỉ. Trước kia chúa Trịnh Sâm nhà ta cũng vậy. Ông là người sành trà, thường tự hào gọi mình là trà nô, trà nô và tửu tướng, uống rượu thì ầm ỹ oai phong, phải có thắng trận ban sư, có quân hầu hò lệnh, có ca nhi chuốc rượu hiến tửu, ghê lắm; ngược lại khi ẩm trà thì phải tự coi mình là nô tỳ của thứ đồ uống thanh nhã này. Chẳng thế người ta còn gọi thưởng thức trà là Trà đạo.

Đồ pha trà phải đủ bộ, ấm đun nước để pha trà phải bằng đồng, bên trong có kim hỏa để tỏa nhiệt đều, lại còn trổ mấy chữ “ngư mục” cho nước chóng sôi (sau này các cụ cho rằng đồng là kim loại có vị tanh, khuyên ta nên dùng ấm đất). Ấm chén nhất thiết phải bằng đất tử sa. Người xưa với câu: Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ hai Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần, rất được nhiều người ưa chuộng. Nước pha phải đun bằng than, không đun bằng củi hay dầu, khói và hôi làm mất hương vị trà. Pha trà phải cân bằng tỷ lệ giữa trà và nước. Có ông sau khi uống một chén lại lẩm bẩm, thế này là uống nước trà chứ không phải uống trà. Trời ôi, ngày nay người ta quen rượu dốc cả be, trà một tợp, nói hỗn với các cụ: Nhâm với chả nhi, cứ vén quần ngồi xổm ngửa cổ làm một tợp là xong.

Ông Phạm Đình Hổ (1768-1839) là người sành trà nhận xét: Cái thú vị trong cách uống trà của người sành điệu là ở hương vị của trà. Uống trà phải thanh tao, nếu có điều kiện thì xa xỉ một chút. Các cụ cả ngày chỉ mò mẫm ra hiệu buôn mua cho được trà ngon, vị cho lạ. Người thì ưa thanh hương, kẻ thì thích hậu vị, kiếm những bộ đồ trà đắt tiền, kiểu phải mới, cứ có dịp là bày khay chén uống thử để thưởng giám xem trà nào khác trà nào, cách ủ trà thế nào để được trà đượm và ngon, mà đã uống trà thì chỉ được bàn về trà ẩm, cấm chỉ bàn thế sự thêm đau đầu tổn thọ, và cũng là dịp để ngâm nga:

 

Thong dong mỗi tách trà

Tâm bỗng rộng bao la

Uống trà trong nắng sớm

Vườn tâm đầy hương hoa

 

Đấy là thú uống trà của các vị cao nhân, còn với vợ chồng tôi thì khi tôi hỏi: Uống trà nhé! Vợ tôi gật đầu, tuy nhiên cũng lẩm bẩm: Trà với chả trủng. Từ đó cho có vẻ bụi đời, mỗi sáng rủ nhau uống trà, lại ra hiệu: Trủng chứ!

Nói thế chứ vợ tôi có tiếng là rành ướp trà sen, trong đời này dễ mấy ai được như tôi. Viết đến đây tôi lại hình dung bóng dáng vợ qua cánh cửa khép hờ, khoan thai bận rộn ướp trà. Nói tới sen, tôi xin thưa nhỏ với quý vị, hoa để ướp, bên ngoài cánh to, bên trong nhiều cánh nhỏ, đấy mới là hoa sen để ướp trà, còn búp hoa toàn cánh to đó là Quỳ, không phải sen để ướp trà…

Thế là hì hục đi pha trà. Chúng tôi quy ước, không ăn uống thì thôi mà đã ăn uống nhất thiết phải ngon, phải sạch sẽ, chứ đừng “thực bất tri kỳ vị”. Trà đã pha xong, hai ly trà đã sẵn sàng. Nhấp một ngụm, tôi thấy tựa như đang nuốt một cục than hồng rực đã sắp lụi. Vị thơm nồng của trà thoảng hương sen hoặc nhài vương vất. Chú ý hơn nữa, tôi thấy nó êm ái hơn, bề ngoài đắng đắng bùi bùi như che giấu bên trong cái sắc bén huyền ảo. Trong đời mình, tôi chưa bao giờ chú ý cho một ly trà như thế. Tôi không tự tin về những điều sâu lắng của một tách trà. Tôi cũng không dám chắc rằng mình đã nắm được những linh diệu về nó. Cái mà tôi biết được tôi chỉ cho là một khái niệm mờ nhạt về một trong những câu hỏi lớn về cuộc sống…

Như một triết gia hâm hâm, mất nhiều thời gian để nghiên cứu những phức tạp trong cơ cấu huyền ảo, các giác quan sâu thẳm của con người, tôi quan tâm đến đồ uống mà mình ưa thích và những câu hỏi sâu sắc có thể ẩn náu ở đáy một tách trà. Phải chăng nó là ý tưởng cho triết lý thưởng thức trà của tôi ngày hôm nay.

Người Việt Nam uống trà trọng ở chữ Chân. Việc uống trà của ông cha ta đã nâng tới mức tinh tế trong nghệ thuật thưởng trà. Văn hóa trà Việt có nét riêng, đã hình thành những nguyên tắc thưởng thức với những ưu thế về các chủng loại chè cổ, để tạo ra các hương vị độc đáo. Từ đó người Việt cũng có cách uống trà phù hợp với bản sắc văn hóa của mình. Ông cha ta đã đúc kết: Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh. Khi đổ nước tráng trà phải: “Cao sơn trường thủy”. Tráng xong để pha trà thì “Hạ sơn nhập thủy”…

Những câu nói đó đã phần nào nói lên nghệ thuật thưởng trà của người Việt. Người Trung Hoa ngoài cái tinh tế của thú uống trà xem ra rất trọng về mỹ. Cứ xem những bộ đồ trà của họ là đủ biết. Người Nhật là Đạo, người Hàn là Lễ hay còn gọi là trà lễ.  Để có buổi uống trà ngon, trước tiên là nước phải tinh khiết và nhiệt độ thích ứng với từng loại trà:

-Trà mộc móc câu chỉ nên dùng nước sủi tăm (80 độ)

-Trà ướp sen, nhài, cúc (90 độ)

Không dùng sôi (100 độ) sẽ bị cháy hay còn gọi là chín nồng. Đâu có dễ dàng. Ấy là chưa nói cách dùng bôi (chén), bình (ấm), với các bộ độc ẩm hay quần ẩm, bình chuyên, tùy vào khách đối ẩm. Kiếm người cùng uống rượu thì dễ, còn tìm người uống trà sành điệu tâm đầu ý hợp thì thật là khó.

Thực ra uống trà hương chỉ để tạo ra hứng thú trong thưởng thức tùy mùa. Mùa Đông: Trà cúc; mùa Thu: Trà nhài; mùa Hè: Trà sen; mùa Xuân: Trà ngâu, trà mộc hoặc hoa sói. Nhưng trà hương lại mất đi cái vị riêng của trà, đồng thời làm tổn thương đến cái hương nguyên thủy của búp chè tỏa trong không gian. Hương thơm tinh khiết của trà là ở nơi đây, cái vị đắng ngọt ở trong miệng mới tạo được độ say của tâm hồn cũng là ở nơi đây, những người sành điệu biết cách ủ trà phải thu hoạch lá trà theo thời gian để nhận biết ở đầu lưỡi: Trà nhất hái vào Tháng Tư, Tháng Năm; trà nhì Tháng Sáu; trà tam Tháng Bảy.

Người uống tinh nhất thiết phải uống trà nhất, không pha hương hoa, còn để ướp hương hoa thì dùng chè tam để làm giảm cảm giác chát (lấy hương cứu vị là thế). Người sành trà không uống trà hương, trừ phi để chữa bệnh.

Xin lan man một chút, còn một thứ trà, đó là trà Xuân. Ở vùng cao, sau dăm tháng mưa rét, cây chè trơ trụi rụng gần hết lá, khi Xuân về, khí trời ấm áp, nắng Xuân rực rỡ lan tỏa trên những đồi chè mênh mông khiến vạn vật bừng dậy đâm chồi nẩy lộc. Cây chè cũng vậy, những búp chè đầu tiên được thu hoạch, ơn trời đó là trà Xuân. Pha ấm trà đầu tiên bằng trà Xuân, chao ơi, nước trong xanh thơm lừng ngọt giọng. Vậy mới có thơ rằng:

 

Nhắp chén trà Xuân một tiếng khà

Đời như đọng lại với riêng ta

Hương thơm tỏa ngát cùng sông núi

Ngây ngất trời xanh đọng chén trà

Tóc bạc, chốn xưa hồn đâu tá

Ngược dòng hồ thỉ mộng la đà

Nhớ ai, chốn cũ ngày xưa ấy

Nửa tỉnh nửa mê một tiếng khà

 

À mà này, lại còn chỗ uống trà nữa chứ. Phải đủ bốn chữ: Hòa, Kính, Thanh, Tịnh. Quan trọng nhất phải tạo ra được cái không gian vô thường ở mức nhất định nào đó, ngõ hầu hòa nhập với thiên nhiên. Cả cái Thanh, cái Tịnh nó đòi hỏi người uống phải hiểu Kính khi uống trà là gì. Lại còn bày biện cây cảnh, cây thế (bon sai) ở quanh chỗ uống trà để tăng thêm chữ Tịnh. Chẳng thế người Nhật thường tắm gội trước khi uống trà. Vợ chồng xung khắc, để hòa giải, pha ấm trà đối ẩm và bộc bạch nỗi lòng của mình một cách chân thành… Thế mới hiểu sâu sắc hai chữ Hòa và Kính…

Trong một dịp du lịch qua Nhật, chúng tôi được mời tới thưởng lãm một nét văn hóa độc đáo của Nhật. Đó là trà đạo. Qua sự hướng dẫn của ban tổ chức, một hoạt cảnh nghi lễ thưởng trà của người Nhật diễn ra. Những người được mời đến thưởng trà đều phải tắm gội cho thanh tịnh, mặc kimono bước vào phòng trà sau khi bỏ dép bên ngoài và ngồi xuống một cái nệm như chiếc gối, hai tay để lên đùi, mặt hướng vào người hành trà. Trà pha xong, người pha trà lần lượt rót trà vào chén cho từng người. Khi uống trà, tay phải bưng chén hơi cong về phía trong, bàn tay trái đặt lên bàn tay phải, ngón cái chỉ thiên trong tư thế cung kính thần trà, và lần lượt cúi đầu mời mọi người. Sau đó nâng chén trà lên để hưởng cái hương của trà, cảm nhận cái linh và ảo của trà.

Chao ơi, nghề chơi cũng lắm công phu. Những tao nhân mặc khách đã vượt qua được sự tỉ mỉ của đời thường, uống trà theo tâm trạng. Uống một mình (độc ẩm) là lúc người đó lai láng thi thơ. Thấy trà như người bạn để tâm sự, hoặc suy ngẫm, về người, về mình, về nhân tình thế thái, về thăng trầm của những năm tháng đã qua…  Uống trà như một cách Thiền (chánh niệm) vậy. Song ẩm là cởi mở văn bài, tiêu dao, hưng phấn cầm kỳ thi họa. Để đối ẩm với bạn già từ xa đến chơi ngủ lại qua đêm. Nghĩ đến câu:

 

Bá Nha còn có Tử kỳ

Đời không tri kỷ lấy gì tri âm

 

Tối hôm trước nhân sáng trăng, cụ chủ nhà với tấm lòng “tiếp khách kính trà” chèo thuyền thúng ra hồ sen để tìm những búp sen chưa nở, tẽ cánh hoa ra bốc một nhúm trà bỏ vào trong nụ sen và buộc lại. Khoảng dăm ba túm như thế, để sáng hôm sau khi gà vừa gáy sáng, trời mới rạng đông, vừng ô đỏ ối cánh đồng, cụ lại chèo thuyền ra hồ cắt những nụ sen đêm qua đã ướp trà, đem về cũng là lúc ông khách vừa thức giấc. Sau khi lấy nước mưa ở cái cóng dưới thân cây cau, cụ quạt bếp lò đun nước pha trà, rồi khi chủ khách tề chỉnh đối ẩm mới mở nụ sen lấy trà ra pha, để mà:

 

Trong một chén trà thơm

Thấy hồ sen bát ngát

Trong một làn gió mát

Thấy muôn vạn trùng dương

 

Ông khách phe phẩy quạt, vuốt râu vịnh thêm:

 

Sắc màu lộng lẫy sen nồng

Hương bay ngan ngát cho lòng xôn xao

Trà sen cùng nhấp môi nào

Ngất ngây hương sắc trời trao cho đời

 

Tao nhã đến thế là cùng. Ôi! Những năm tháng xa xưa, ngồi đây mà trông ngày tháng dần qua, để mà thương, mà nhớ, để mới ngộ ra rằng, chúng ta đã thu lượm được bao nhiêu điều mới mẻ trong cái thế giới ồn ào, xô bồ giành giật của cuộc sống hiện đại ngày nay, mới tiếc ngơ tiếc ngẩn rằng ta cũng đã mất đi bao nhiêu những thứ cao đẹp trong sáng, huyền diệu mà Thượng đế ban cho, cái mà người đời ngày nay đôi khi không những đã quên mà còn hắt hủi nữa.

Thôi, cái câu an ủi nhiệm màu hiệu quả nhất là đổ luôn tại số. Trong cuộc đời dâu bể này, có cái gì trọn vẹn đâu. Có phải không hả các cụ… Dạ, mời các cụ nâng chén thưởng Trà ạ!

 


 Anh Lam
7225 Wilburdale Dr.
Annandale, VA 22003-6033
Cell: (571) 243-8879



 

Không có nhận xét nào: