Đồng phục của tiếp viên hàng không không chỉ đẹp mắt và lịch sự, ẩn chứa trong đó là những biểu tượng, câu chuyện gắn với hãng hàng không và đất nước.
Tiếp viên hàng không là gương mặt đại diện cho hãng hàng không. Không có gì bất ngờ khi công ty sẵn sàng thuê các nhà thiết kế mang tính biểu tượng (như Vivienne Westwood) để thiết kế đồng phục. Các nhà thiết kế tài năng không chỉ tạo ra một bộ quần áo đẹp, mà còn gửi gắm trong đó nhiều thông điệp bí mật liên quan đến hãng hàng không (và đất nước của họ).
Dưới đây là một số thông điệp ẩn giấu trong bộ đồng phục tiếp viên của 8 hãng hàng không nổi tiếng trên thế giới.
1. Air France, Pháp
Hãng hàng không Air France đã dùng màu xanh đậm truyền thống trong hơn 70 năm. Nhà thiết kế Christian Lacroix đã thêm một chiếc thắt lưng và găng tay màu đỏ tươi vào bộ đồng phục để giúp hành khách dễ dàng nhận ra tiếp viên trong đám đông.
2. China Eastern Airlines, Trung Quốc
Quần áo dành cho tiếp viên hàng không của China Eastern Airlines được phát triển bởi Christian Lacroix. Bộ đồng phục được thiết kế dựa trên ý tưởng vẻ đẹp là kết tinh của sự đơn giản và sự khiêm tốn. Thắt lưng và phụ kiện màu đỏ có tác dụng làm bộ đồng phục thêm sinh động. Khăn quàng cổ và tấm bảng tròn trên thắt lưng được in hoa văn truyền thống của Trung Quốc. Có thể nói bộ đồng phục này là bản phối kết hợp tuyệt vời giữa thời trang phương Tây với bản sắc phương Đông.
3. Delta Air Lines, Hoa Kỳ
Hãng hàng không Delta Air Lines liên tục thay đổi thiết kế đồng phục. Năm 2018, nhà thiết kế Zak Rosen đã tạo ra bộ đồng phục với 3 màu cơ bản: tím, xám và đỏ. Những màu sắc này còn được đặt những biệt danh thú vị liên quan đến ngành hàng không và du lịch, ví dụ như “hộ chiếu quả mận (màu mận)”.
4. Virgin Atlantic, Vương quốc Anh
Trong quá khứ, các tiếp viên của British Virgin Atlantic phải mặc những chiếc áo khoác khá rộng. Sau đó, nhà thiết kế John Rocha đã tạo ra dòng đồng phục có kiểu dáng ôm vừa vặn và đường cắt hình chữ V để tạo vẻ chuyên nghiệp hơn cho các tiếp viên. Tiếp đó, Vivienne Westwood là người đã biến bộ đồng phục đậm chất doanh nhân thành thời trang quý cô nữ tính và thanh lịch. Người đứng đầu công ty cho biết các nhân viên của họ cảm thấy vui vẻ và có thể làm việc nhiệt tình hơn khi được mặc quần áo đẹp.
5. ANA, Nhật Bản
Đồng phục của hãng hàng không Nhật Bản ANA (All Nippon Airways) được thiết kế bởi nhà thiết kế yêu thích của Lady Gaga - Prabal Gurung. Trang phục của họ có màu xám nhạt và được kết hợp hoàn hảo với logo ANA màu xanh lam. Những chiếc khăn sáng màu in hoa văn đeo trên cổ của tiếp viên thể hiện lòng tôn trọng của công ty với di sản Nhật Bản.
6. Etihad Airways, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Thiết kế được phát triển bởi Diane von Fürstenberg. Chiếc khăn trên đồng phục của tiếp viên mang rất nhiều ẩn ý. Nó là biểu tượng cho sự hợp tác kéo dài 10 năm của hãng với đường đua Công thức 1 nên nó có diện mạo của đường đua ở Abu Dhabi. Về màu sắc, màu tím tượng trưng cho hoàng gia, màu cam là màu hoàng hôn trên sa mạc. Những chiếc khăn này là cách công ty thể hiện sự tôn trọng với đối tác và nhấn mạnh giá trị cốt lõi của mình: sang trọng và hạnh phúc.
7. China Airlines, Trung Quốc
Đồng phục của China Airlines được thiết kế bởi William Chang - nhà thiết kế từng được đề cử giải Oscar cho “Trang phục đẹp nhất”. Bộ đồng phục được lấy cảm hứng từ chiếc sườn xám truyền thống, thể hiện sự mềm mại và khiêm tốn của phụ nữ châu Á. Nhà thiết kế đã rất khéo léo tô điểm yếu tố truyền thống dựa trên các khái niệm thời trang hiện đại.
8. Singapore Airlines, Singapore
Đồng phục của các tiếp viên hàng không Singapore Airlines không hề thay đổi trong suốt 50 năm. Chiếc váy bó sát của các tiếp viên Singapore thoạt nhìn có vẻ bình thường, nhưng ẩn trong nó là một bí mật. Trong trường hợp khẩn cấp, đường cắt phía trước có thể được buộc cao trên đầu gối để tiếp viên dễ bước đi hơn. Màu sắc đồng phục còn mang ý nghĩa phân loại tiếp viên. Tiếp viên thường mặc đồ màu xanh lam, tiếp viên cấp cao mặc đồ màu xanh lá cây và tiếp viên đầu bếp mặc đồ màu đỏ.MINH MINH
Những công nghệ thời cổ đại khoa học muôn đời không giải mã.
Trong lịch sử nhân loại, một số công nghệ thời cổ đại bị thất truyền. Các nhà nghiên cứu hy vọng việc nghiên cứu những công trình, cổ vật hàng ngàn tuổi sẽ sớm làm sáng tỏ những công nghệ siêu đẳng của người xưa.
Bí ẩn vũ khí hủy diệt đáng sợ của người Hy Lạp cổ đại. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Tâm Anh (theo Ancient origins)
Ngôi nhà cô đơn nhất thế giới
Với cửa trước nhìn ra độ cao gần 2.800 m, Buffa Di Perrero còn được mệnh danh "ngôi nhà cô đơn nhất thế giới".
Ở độ cao gần 2.800 m trên dãy Dolomite nổi tiếng thế giới ở Đông Bắc Italy, có một ngôi nhà đặc biệt bị mắc kẹt bên sườn một dãy núi xa xôi.
Buffa Di Perrero, hay còn được mệnh danh là "ngôi nhà cô đơn nhất thế giới", ngụy trang trong địa hình núi non gồ ghề màu nâu. Với vị thế đặc biệt như vậy, ngôi nhà không mang lại cảm giác chào đón bất kỳ du khách nào, với cửa trước nhìn ra độ cao chết người gần 2.800 m.
Vị trí kỳ lạ của Buffa di Perrero là bí ẩn khó giải thích bậc nhất nhiều thập kỷ qua. Thậm chí, phần lớn vẫn còn thắc mắc với câu hỏi làm thế nào mà có người lại có thể di dời vật liệu đến đó và xây nên ngôi nhà này.
Nguồn gốc bí ẩn
Vị trí không tưởng của ngôi nhà trống hoang có lẽ là điểm hấp dẫn nhất đối với du khách và cả những nhà khoa học.
Được biết, ngôi nhà này được đặt theo tên của Đại tá Carlo Buffa di Perrero, một anh hùng chiến tranh có niềm đam mê với những ngọn núi. Ông qua đời ở tiền tuyến vì một quả lựu đạn của kẻ thù
Theo Daily Star, Buffa Di Perrero được xây dựng lần đầu từ cách đây hơn một thế kỷ bởi những người lính Italy trong Thế chiến 1.
Các nhà sử học tin rằng nó được dùng làm nơi nghỉ ngơi cho những người lính Italy trong cuộc chiến đấu với đội quân của Đế quốc Áo - Hung trên địa hình núi non hiểm trở.
Ngoài ra, đây cũng là nơi cất giữ lương thực, ẩn náu khỏi kẻ thù và giành lợi thế chiến lược trong chiến tranh. Ngôi nhà này cũng rất thuận tiện và giúp bảo vệ lính Italy khỏi các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết miền núi.
Tuy nhiên, điều này càng khiến việc xây ngôi nhà này trở nên bí ẩn. Quay về một thế kỷ trước, để có thể leo lên vị trí hẻo lánh như vậy, người ta chỉ có thể thực hiện được bằng cách sử dụng thang dây và cáp treo tạm thời để vận chuyển vật tư xây dựng.
Thậm chí cho đến tận ngày nay, với những công nghệ cùng máy móc tối tân, việc tiếp cận con đường mòn trên núi vẫn rất khó khăn và nguy hiểm.
Chỉ những người leo núi lành nghề, giàu kinh nghiệm nhất mới đủ dũng cảm để vượt qua con đường cực kỳ khó khăn mang tên Via Ferrata Ivano Dibona (có nghĩa là “con đường sắt” trong tiếng Italy).
Hiện tuyến đường này đã được trang bị dây cáp, bậc thang và thang thép để hỗ trợ những người leo núi cố gắng vượt qua địa hình hiểm trở trong hành trình đến thăm ngôi nhà độc nhất vô nhị này.
Trạm dừng của những người lính và nhà thám hiểm hiện đại
Để có thể đến Buffa Di Perrero, những người leo núi phải chinh phục một con đường mòn trên núi đầy rủi ro hoặc dùng một chiếc thang dây nếu đủ can đảm. Dù tiếp cận bằng cách nào, các chuyên gia địa phương vẫn đưa ra cảnh báo rằng chuyến đi này đòi hỏi "mức độ thể lực cực kỳ cao".
Thiết kế và nội thất bên trong của "ngôi nhà cô đơn nhất thế giới" không có gì đặc biệt. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì với độ cao gần 2.800 m so với mực nước biển, việc vận chuyển bất kỳ thứ gì lên Buffa Di Perrero cũng đều là thử thách rất khó.
Ngôi nhà có kiến trúc thẳng và đơn giản, tạo cảm giác dường như nó chỉ phục vụ cho một mục đích rất cơ bản là làm chỗ để nghỉ ngơi.
Tiến vào bên trong, chỉ có những bức tường gạch, một căn phòng hẹp ốp gỗ, mái nhà nghiêng và cửa sổ đóng khung. Ngoài ra còn có vài chiếc ghế gỗ màu trắng được đặt bừa bãi, chứng tỏ đã từng có những người lính và các nhà thám hiểm hiện đại từng nghỉ ngơi tại đây.
Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là vào mùa hè năm 2021, một trận bão tuyết lớn đã phá hủy hoàn toàn phần mái nhà, khiến Buffa Di Perrero không còn có thể được sử dụng như trạm nghỉ chân với những nhà leo núi.
Rất may là trong thời gian gần đây, để tưởng nhớ và vinh danh Buffa Di Perrero, cơ quan chức năng đã quyết định cử một đội cải tạo lại toàn bộ phần mái cũng như cả ngôi nhà đặc biệt này.
Bên cạnh đó, Club Alpino Italiano (CAI) - nhóm giám sát các con đường mòn đi bộ đường dài trong khu vực đã lấy ý tưởng từ ngôi nhà độc đáo này để tạo ra một công trình tương tự có tên là Bivouac Fanton.
So với Buffa Di Perrero, ngôi nhà mới nằm cạnh đèo Forcella Marmarole và có thể chứa tối đa 12 người. Bivouac Fanto cũng có thiết kế hiện đại hơn và được dùng làm trạm dừng chính thức cho người leo núi.
Mặc dù Buffa Di Perrero hiện đã không còn là điểm nghỉ ngơi, ngôi nhà vẫn là điểm đến thú vị khi mang đến một vị trí thuận lợi để ngắm nhìn toàn bộ dãy Dolomite hùng vĩ.
Vụ mưu sát vua khiến Tử Cấm Thành không một bóng cây
Bị thích khách trèo cây vào cung mưu sát năm 1813, vua Gia Khánh lệnh chặt toàn bộ cây ở trung tâm Tử Cấm Thành và không trồng lại.
Tử Cấm Thành ngày nay gọi là Cố Cung với diện tích 720.000 m2, gồm hơn 90 viện lớn nhỏ và hơn 8.700 gian phòng, từng là nơi ở của 24 hoàng đế triều Minh và Thanh. Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa là tam đại điện nằm ở phần đầu và giữa Cố Cung.
Ba tòa chiếm diện tích 150.000 m2, không trồng bất cứ cây xanh nào xung quanh. Theo các nhà sử học, cây xanh bị xóa sổ nhằm đảm bảo an toàn cho hoàng đế sau một vụ mưu sát vua nhà Thanh.
Điện Thái Hòa trong Cố Cung. (Ảnh: Bảo tàng Cố Cung)
Năm Gia Khánh thứ 18 (1813), một nhánh Thiên Lý Giáo của giáo phái Bạch Liên do Lý Thanh cầm đầu nổi dậy ở Hà Nam, Sơn Đông và những nơi khác. Ngày 15/9/1813, Lý Thanh dẫn hơn 200 người cải trang thành thương nhân xâm nhập thành Bắc Kinh để tìm cách giết vua Gia Khánh.
Được sự tiếp tay của một số hoạn quan, nhóm thích khách chia làm hai nhánh, tiến vào từ cổng Tây Hoa và Đông Hoa nhưng chỉ 50 người lọt vào cổng Tây Hoa. Bị đánh bất ngờ, thị vệ hoàng cung không kịp trở tay, tháo chạy tới cổng Long Tông. Quân nổi loạn áp sát cung Càn Thanh, nơi ở của vua Gia Khánh.
Quan binh triều đình đóng chặt cổng Long Tông để cố thủ, khiến quân nổi loạn không vào được. Phát hiện hàng cây cao bên ngoài tường hoàng cung, nhóm thích khách trèo cây, vượt tường vào trong tìm vua. Hoàng đế Gia Khánh lúc đó đang đi tránh nóng ở ngoài Bắc Kinh nên thoát nạn.
Miên Ninh, con trai thứ hai của Gia Khánh, sau này là hoàng đế Đạo Quang, biết tin liền mang theo súng ngắn, dẫn binh cứu giá. Hơn 1.000 binh mang súng bao vây, tiêu diệt hàng chục thành viên quân nổi loạn, trong đó có thủ lĩnh Lý Thanh.
Trở về Bắc Kinh, Gia Khánh ra lệnh điều tra vụ mưu sát, đồng thời cho chặt bỏ toàn bộ cây quanh khu vực ba đại điện ở Tử Cấm Thành. Kể từ đó, cây cối không tiếp tục được trồng lại ở khu vực này để tránh bị thích khách lợi dụng.
Sơ đồ Cố Cung. (Ảnh: Bảo tàng Cố Cung)
Ngoài ra, cây cối không tiếp tục được trồng ở đây là nhằm phòng ngừa hỏa hoạn, do các tòa nhà trong Cố Cung đều xây bằng gỗ nên rất dễ cháy lan.
Cung Diên Hy, một trong các tòa thuộc hậu viện của hoàng đế, từng bị hỏa hoạn thiêu rụi. Một lý do nữa khiến cây xanh vắng bóng ở ba đại điện này là phong thủy, đặc biệt là yếu tố ngũ hành.
Cố Cung được coi là thuộc mệnh Kim trong ngũ hành, còn cây thuộc mệnh Mộc tương khắc với nhau, nên không được phép mọc tại đây.
Đan Tùng (Nguồn: Xuexili)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét