Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Bắc Á Châu. Như người Trung Hoa,
Triều Tiên và Việt Nam, người Nhật thuộc hoàng chủng. Nước Trung Hoa, Triều
Tiên và Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới nên da người Trung Hoa, Triều
Tiên và Nhật Bản tương đối sáng hơn da người Việt Nam sống trong vùng khí hậu
nhiệt đới.
Khác với Việt Nam và Triều Tiên, Nhật Bản không hề bị người Trung Hoa đô hộ dù rằng người Nhật từng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đời nhà Đường (618 – 906). Trường An (Chang-an) tức Tây An bây giờ (Sian) từng là kinh đô ánh sáng ở Đông Á một thời. Vào thế kỷ thứ VI, các sư tăng Triều Tiên truyền giảng Phật Giáo ở Nhật Bản. Phật Giáo phát triển song song với Thần Đạo cổ truyền của dân tộc Nhật. Chữ kana xuất hiện vào thời đại Heian (794 – 1185). Vào thời đại này vai trò của Nara suy giảm trước Heian-kyo tức là Kyoto (Tây Kinh), nơi các Nhật hoàng ngự, cho đến năm 1868 khi Nhật Hoàng Meiji (Minh Trị) thiên đô về Edo và đổi thành Tokyo (Đông Kinh) để bắt đầu cuộc canh tân xứ sở theo các nước phương Tây.
Vào thế kỷ XIX Nhật Bản, Xiêm La (Thái Lan) và Thổ Nhĩ Kỳ là ba quốc gia Á Châu duy nhất không bị các cường quốc Âu Mỹ xâm chiếm. Sau cuộc canh tân của Meiji, Nhật trở thành một quốc gia kỹ nghệ duy nhất ở Á Châu. Nhật đánh bại Trung Hoa năm 1894 và buộc nước này phải ký hiệp ước Shimonoseki năm 1895. Năm 1904 Nhật áp đảo quân Nga ở Mãn Châu. Năm 1905 hải quân Nhật đánh bại hạm đội Nga trên eo biển Tsushima. Nga phải ký hiệp ước Portsmouth, nhường phân nửa đảo Sakhalin phía nam cho Nhật. Nhật đô hộ Triều Tiên năm 1910 và trờ thành một trong 05 cường quốc thắng trận trong đệ nhất thế chiến mặc dù không tham chiến. Nhật tiếp quản những vùng đất do Đức chiếm hữu ở Trung Hoa và các hải đảo trong Thái Bình Dương. Trong đệ nhị thế chiến Nhật xâm chiếm một phần lãnh thổ Trung Hoa, toàn thể các quốc gia Đông Nam Á và đe dọa cả Úc Đại Lợi. Ngày 07-12-1941 Nhật tấn công Pearl Harbor (Trân Châu Cảng). Hoa Kỳ tham chiến giúp cho các nước dân chủ Tây Âu chống lại phát xít Đức - Ý - Nhật. Ngày 06 và 09-08-1945 Hoa Kỳ dội bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. Nhật là quốc gia phát xít cuối cùng phải đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng Minh ngày 14-08-1945.
Từ địa vị của một cường quốc trong ngũ cường sau đệ nhất thế chiến bên cạnh Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Ý, năm 1945 Nhật trở thành quốc gia chiến bại. Đất nước bị tàn phá vì bị oanh tạc; kinh tế kiệt quệ vì gây một cuộc chiến tranh trên một phạm vi rộng lớn cách xa đất nước họ trên 6000 km. Họ phải chịu nhiều cay đắng của một quốc gia chiến bại. Không bao lâu kinh tế Nhật được ổn định. Kỹ nghệ bắt đầu bành trướng mặc dù có nhiều ngành kỹ nghệ bị ngăn cấm. Nhật chuyển kỹ nghệ thời chiến sang kỹ nghệ thời bình với những thành quả viên mãn. Đến năm 1960 kỹ nghệ đóng tàu của Nhật vượt qua kỹ nghệ đóng tàu của Anh. Vào thập niên 1970 kỹ nghệ điện tử của Nhật cạnh tranh ráo riết với kỹ nghệ điện tử Hoa Kỳ. Từ thập niên 1980 về sau kỹ nghệ xe hơi của Nhật vượt hẳn kỹ nghệ xe hơi Hoa Kỳ. Nhật là quốc gia có nền kinh tế phồn thịnh sau Hoa Kỳ mà thôi.
Vấn đề chúng ta muốn biết là yếu tố nào đã làm cho nước Nhật vươn lên?
Khác với Việt Nam và Triều Tiên, Nhật Bản không hề bị người Trung Hoa đô hộ dù rằng người Nhật từng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đời nhà Đường (618 – 906). Trường An (Chang-an) tức Tây An bây giờ (Sian) từng là kinh đô ánh sáng ở Đông Á một thời. Vào thế kỷ thứ VI, các sư tăng Triều Tiên truyền giảng Phật Giáo ở Nhật Bản. Phật Giáo phát triển song song với Thần Đạo cổ truyền của dân tộc Nhật. Chữ kana xuất hiện vào thời đại Heian (794 – 1185). Vào thời đại này vai trò của Nara suy giảm trước Heian-kyo tức là Kyoto (Tây Kinh), nơi các Nhật hoàng ngự, cho đến năm 1868 khi Nhật Hoàng Meiji (Minh Trị) thiên đô về Edo và đổi thành Tokyo (Đông Kinh) để bắt đầu cuộc canh tân xứ sở theo các nước phương Tây.
Vào thế kỷ XIX Nhật Bản, Xiêm La (Thái Lan) và Thổ Nhĩ Kỳ là ba quốc gia Á Châu duy nhất không bị các cường quốc Âu Mỹ xâm chiếm. Sau cuộc canh tân của Meiji, Nhật trở thành một quốc gia kỹ nghệ duy nhất ở Á Châu. Nhật đánh bại Trung Hoa năm 1894 và buộc nước này phải ký hiệp ước Shimonoseki năm 1895. Năm 1904 Nhật áp đảo quân Nga ở Mãn Châu. Năm 1905 hải quân Nhật đánh bại hạm đội Nga trên eo biển Tsushima. Nga phải ký hiệp ước Portsmouth, nhường phân nửa đảo Sakhalin phía nam cho Nhật. Nhật đô hộ Triều Tiên năm 1910 và trờ thành một trong 05 cường quốc thắng trận trong đệ nhất thế chiến mặc dù không tham chiến. Nhật tiếp quản những vùng đất do Đức chiếm hữu ở Trung Hoa và các hải đảo trong Thái Bình Dương. Trong đệ nhị thế chiến Nhật xâm chiếm một phần lãnh thổ Trung Hoa, toàn thể các quốc gia Đông Nam Á và đe dọa cả Úc Đại Lợi. Ngày 07-12-1941 Nhật tấn công Pearl Harbor (Trân Châu Cảng). Hoa Kỳ tham chiến giúp cho các nước dân chủ Tây Âu chống lại phát xít Đức - Ý - Nhật. Ngày 06 và 09-08-1945 Hoa Kỳ dội bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. Nhật là quốc gia phát xít cuối cùng phải đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng Minh ngày 14-08-1945.
Từ địa vị của một cường quốc trong ngũ cường sau đệ nhất thế chiến bên cạnh Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Ý, năm 1945 Nhật trở thành quốc gia chiến bại. Đất nước bị tàn phá vì bị oanh tạc; kinh tế kiệt quệ vì gây một cuộc chiến tranh trên một phạm vi rộng lớn cách xa đất nước họ trên 6000 km. Họ phải chịu nhiều cay đắng của một quốc gia chiến bại. Không bao lâu kinh tế Nhật được ổn định. Kỹ nghệ bắt đầu bành trướng mặc dù có nhiều ngành kỹ nghệ bị ngăn cấm. Nhật chuyển kỹ nghệ thời chiến sang kỹ nghệ thời bình với những thành quả viên mãn. Đến năm 1960 kỹ nghệ đóng tàu của Nhật vượt qua kỹ nghệ đóng tàu của Anh. Vào thập niên 1970 kỹ nghệ điện tử của Nhật cạnh tranh ráo riết với kỹ nghệ điện tử Hoa Kỳ. Từ thập niên 1980 về sau kỹ nghệ xe hơi của Nhật vượt hẳn kỹ nghệ xe hơi Hoa Kỳ. Nhật là quốc gia có nền kinh tế phồn thịnh sau Hoa Kỳ mà thôi.
Vấn đề chúng ta muốn biết là yếu tố nào đã làm cho nước Nhật vươn lên?
1. Yếu tố địa lý
Nhật Bản là quần đảo
không có biên giới chung với Trung Hoa nên không bị khống chế của quốc gia to
lớn và đông dân này trong quá khứ. Vào thế kỷ thứ XIII người Mông Cổ xâm chiếm
Trung Hoa. Họ đem quân đi đánh Nhật Bản nhưng chiến thuyền của họ bị bão đánh
chìm hai lần nên họ từ bỏ ý đồ xâm lăng quần đảo Nhật. Người Nhật cám ơn những
Thần Phong mà họ gọi là Kami Kaze đã cứu xứ họ khỏi họa xâm lăng của Mông Cổ.
Dân hải đảo quen với đời sống cô lập. Họ phải phấn đấu nhiều để phá vỡ sự bao vây của biền cả và núi rừng trùng điệp. Sự đấu tranh sinh tồn của họ đòi hỏi họ phải có nhiều sáng kiến và tinh thần phiêu lưu mạo hiểm. Không có võ khí thì họ phải nghĩ ra võ thuật để tự vệ. Họ thương yêu nhau, giúp đỡ nhau và đoàn kết với nhau để đương đầu lại với ngoại cảnh và quyết chiến với kẻ gian manh đến cướp phá xóm làng của họ.
2. Tinh thần học hỏi và sáng tạo
Người Nhật theo Phật Giáo Đại Thừa của Trung Hoa qua trung gian các sư tăng Triều Tiên. Nhưng đạo Phật ở Nhật là một dạng “Tin Lành” trong Phật Giáo Đại Thừa. Zen (Thiền) được đại chúng hóa ở Nhật. Zen được phổ biến vào thế kỷ XII đồng thời với những phái Thiền thời nhà Lý ở Việt Nam. Zen làm cho người Nhật kiên nhẫn, trầm tĩnh, chịu đựng, thư thả, lạc quan trước mọi thử thách thường xuyên trên đất nước họ: động đất, núi lửa, cuồng phong, sóng thần và sự vật lộn với cuộc sống trong một quốc gia nhỏ hẹp, đông dân với 85% diện tích do núi và rừng chiếm ngự. Zen giúp cho người Nhật biến đất nưóc họ thành một tiên cảnh đầy hoa thơm cỏ lạ đáng yêu và đáng sống mặc dầu phải đối đầu với những thử thách cam go từng ngày. Sự yêu thương cây cỏ của người Nhật nói lên phần nào sự trân quí nhân tài và ưa chuộng sức mạnh tập thể dân tộc của họ.
Các sư tăng Nhật học thuật uống trà của người Trung Hoa và đã biến thuật uống trà thành Trà Đạo (Chanoya) với những nghi thức phức tạp dành cho những người trí thức, trưởng giả, phong lưu theo học suốt cả đời họ. Phật Giáo có phát triển nhưng không vì thế mà Thần Đạo (Shintoism) bị triệt tiêu.
Người Nhật tạo ra chữ kana dựa vào Hán tự.
Hiến pháp 1889 của Nhật không do Quốc Hội Lập Hiến soạn thảo và thông qua mà do một nhóm chuyên viên dưới sự điều khiển của Ito soạn thảo. Họ thích ứng với sinh hoạt dân chủ dễ dàng sau năm 1945 với bản hiến pháp 1946 không do người Nhật soạn thảo mà do một nhóm luật gia Hoa Kỳ làm ra. Đó là hiến pháp hiện hành.
Họ học phương pháp tổ chức và quản lý kinh doanh theo lối Hoa Kỳ nhưng lúc nào cũng tìm cách vượt qua những quốc gia đã dạy họ bằng những sáng tạo riêng có nhiều hiệu quả hơn. Ngày nay Hoa Kỳ cũng phải nhìn nhận phương pháp quản lý của Nhật có nhiều ưu điểm làm cho Hoa Kỳ không thể xem thường được.
3.- Tinh thần kỷ luật và tôn kính lãnh đạo
Thần Đạo tạo cho người Nhật một niềm tin vô điều kiện rằng người lãnh đạo của họ là dõng dõi của Amaterasu (Thái Dương Thần Nữ). Người lãnh đạo của Nhật ngày xưa không phải là vua hay hoàng đế thông thường mà là Thiên Hoàng (Tenno, Mikaido). Trong thời phồn thịnh của nhà Đường nhiếp chánh Shotuku (574-622) của Nhật không xem Trung Hoa là Thiên triều mà chỉ xem đó là xứ mặt trời lặn và Nhật là xứ mặt trời mọc .
Do sự tôn kính xuất phát tự đáy lòng của người Nhật đối với Thiên Hoàng mà từ đời Thiên Hoàng đầu tiên Zimmu năm 600 trước Tây Lịch đến nay chỉ có một dòng lãnh đạo mà thôi. Dòng lịch sử trong sáng này không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Từ năm 1185 đến 1867, ngót 700 năm liền Thiên Hoàng vô quyền trước các tướng quân (shogun). Từ năm 1603 đến 1867 Nhật Bản đặt dưới sự cai trị của các tướng quân dòng Tokugawa. Thiên Hoàng vô quyền nhưng không vị tướng quân nào lật đổ Thiên Hoàng cả. Năm 1867 tướng quân Yoshinobu Tokugawa từ chức và trao quyền cho thái tử Mitsu Hito nắm quyền để canh tân xứ sở. Đó là Thiên Hoàng Meiji lên ngôi khi mới lên 15 tuổi. Toàn dân ủng hộ vị Thiên Hoàng trẻ hoàn thành sứ mạng lịch sử trước sự đe dọa của sức mạnh kỹ thuật của các liệt cường Âu-Mỹ.
Thái Tử Yoshihito Shinno lên ngôi năm 1912 dưới niên hiệu Taisho. Thiên Hoàng Taisho bị bệnh bẩm sinh (1), sức khỏe rất kém nên mọi việc nước đều do các quần thần trông coi. Các triều thần không vì thế mà mưu toan soán ngôi hay gây khuynh đảo chánh trị trong triều. Trái lại tất cả đều hết lòng với Thiên Hoàng và đất nước. Dưới triều Thiên Hoàng Taiso, Nhật là một trong Ngũ Cường chiến thắng trong đệ nhất thế chiến mặc dù Nhật chỉ tuyên chiến với Đức chớ không hề gởi quân sang chiến đấu trên chiến trường Âu Châu như Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Ý. Hiệp ước Versailles cũng dành cho Nhật nhiều quyền lợi của Đức trên bán đảo sơn Đông (Shantung) và trên các hải đảo Thái Bình Dương.
Tinh thần kỷ luật và tôn kính cấp chỉ huy cũng là tinh thần võ sĩ đạo (bushido) mà các hiệp sĩ (samurais) được huấn luyện ngay từ khi biết cầm võ khí trong tay.Tinh thần đó làm cho người Nhật tiến gần với Đức thời Bismarck cũng như dưới thời Adolf Hitler sau này. Hiến pháp 1889 của Nhật mô phỏng theo hiến pháp của Đức. Hiến pháp này bị hủy bỏ để được thay thế bằng hiến pháp 1946 do các nhà luật học của quân đội Đồng Minh (2) chiếm đóng soạn ra nhằm dân chủ hóa nước Nhật và biến Nhật hoàng trở thành người lãnh đạo với quyền hành tượng trưng trong chế độ quân chủ lập hiến đại nghị. Dù vậy người Nhật vẫn tôn thờ Nhật hoàng trong tâm trí của mình.
4. Đáp ứng kịp thời trước hoàn cảnh mới
Nếu vội vã kết luận người Nhật bảo thủ hay cấp tiến thì e rằng sự kết luận chỉ đúng ở một tỷ lệ chừng mực nào đó thôi. Người Nhật kết hợp TÂN-CỔ một cách hài hòa.
Về chánh trị chế độ dân chủ vẫn được duy trì và tôn trọng.
Về tôn giáo Thần Đạo vẫn có ảnh hưởng lớn trong đời sống của người Nhật. Các đền đài cổ xưa vẫn được bảo trì như những di sản văn hóa lâu đời của xứ sở. Tượng Phật khổng lồ bằng đồng cao 11,40 m, nặng 122 tấn ở Kamakura được đúc từ thế kỷ XII nay vẫn còn nguyên vẹn. Tượng Phật ở Kamakura cho thấy kỹ nghệ luyện kim và kỹ thuật đúc tượng của Nhật đã trưởng thành từ năm 1192. Các chùa Phật Giáo Kokukuji, Todaiji với tượng Phật bằng gỗ to lớn nhất thế giới đã có từ thời đại Nara (710-749) nay vẫn còn được bảo trì. Những đền đài, cổng đền Thần Đạo, chùa Phật Giáo bằng gỗ cây bách (cypress) là những công trình kiến trúc bằng gỗ vĩ đại và bền vững ngay trong một quốc gia có vũ lượng cao và thường bị thiên tai.
Hôn lễ được cử hành theo nghi thức Thần Đạo. Việc khấn xin trong đền Thần Đạo hay đi tìm thầy bói để cố vấn một việc gì đó không hoàn toàn biến mất trái lại vẫn còn thịnh hành. Việc tin tưởng vào thiêng mộc vẫn tồn tại. Nhờ đó Nhật còn tồn giữ nhiều cây cổ thụ từ 500 tuổi đến 1.000 tuổi với những hình dáng kỳ dị.
Nhưng người Nhật mạnh dạn cử hành Tết dương lịch thay vì Tết theo âm lịch như xưa. Họ dùng lúa mì nhiều hơn lúa gạo khi thấy việc ăn lúa mì tiện lợi, đỡ tốn thì giờ và tiền bạc. Họ quên hẳn Đông Y để hướng về Tây Y. Quân sĩ mặc đồng phục chớ không mặc hakama của các hiệp sĩ ngày xưa. Nam nữ đều mặc Âu Phục cho gọn gàng khi làm việc trong văn phòng, trong nhà máy kỹ nghệ hay ngoài công trường. Áo kimono chỉ được dùng trong các ngày lễ. Nó trở nên đắt giá so với Âu phục.
Chế độ tướng quân xây dựng trên võ nghiệp. Nhưng trước những phát súng đại bác bắn thị uy của Perry năm 1853, tướng quân đành phải ký những hiệp ước bất bình đẳng với các nước Âu Mỹ. Xiêm La cũng có hành động tương tự bằng cách ký kết hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng với các nước Âu Châu. Nhờ vậy mà không quốc gia nào độc chiếm Nhật hay Xiêm La. Đó là sự nhượng bộ tính toán vì dùng sức mạnh của các nước Âu-Mỹ để họ kềm chế lẫn nhau.
Việc tướng quân Yoshinobu Tokugawa từ chức là một hành động yêu nước và thức thời. Từ bỏ quyền uy đã có trên 250 năm (2) thực sự không phải là một chuyện dễ dàng mặc dù năm 1868 chiến tranh Boshin (Mậu Thìn) bùng nỗ giữa phe tướng quân và phe Thiên Hoàng Meiji. Phe của tướng quân Yoshinobu bị đánh bại. Thiên Hoàng Meiji không xử tội Yoshinobu. Năm 1902 vị tướng quân cuối cùng nầy được xem là một hoàng thân.
Nếu năm 1853 tướng quân Yoshinobu không thể nào lấy kiếm, cung, gươm, dáo đương đầu với đại bác của Perry thì năm 1945 quân đội Nhật không thể nào đương đầu lại với võ khí nguyên tử của Hoa Kỳ. Nhưng ai nêu ý kiến đầu hàng thì bị giết chết ngay tức khắc. Nhật hoàng Hirohito nhận trách nhiệm tuyên bố chấp nhận đầu hàng vô điều kiện và được toàn dân tuân theo.
Công việc trước mắt là làm sao tái thiết xứ sở và phục hồi kinh tế thời hậu chiến.
Hoa Kỳ bị ray rứt ít nhiều khi phải dùng hai trái bom nguyên tử để kết thúc chiến tranh. Hai trái bom nguyên tử đã hủy sạch hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, gây tử vong cho 200.000 người.
***
Cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô làm cho vai trò của Nhật trở nên quan trọng. Hoa Kỳ không mạnh tay trừng phạt Nhật mà còn giúp đỡ cho nước này ổn định kinh tế. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) giúp ích rất nhiều cho việc phục hồi kinh tế Nhật vì nước này gần chiến trường nên sự tiếp liệu được nhanh chóng và dễ dàng hơn, Nhật chuyển sang kinh tế thời bình với kết quả mỹ mãn nhờ:
Cần cù lao động và yêu công việc làm của người Nhật
Đời sống ở Nhật rất khó khăn. Người Nhật đương đầu với thiên tai: động đất, sóng thần (tsunami), núi lửa, bão tố. Nông dân Nhật không có nhiều đất nên họ chăm sóc mảnh đất của họ như người làm vườn hoa. Đường xá ở Nhật chật hẹp. Người lái xe phải khéo léo và bình tĩnh mới tránh được tai nạn và tránh việc gây tiếng động ồn ào hay những lời chửi rủa ầm ĩ ngoài đường. Điều này hiếm thấy ở Nhật. Nhật sản xuất xe hơi nhưng để bán ra nước ngoài. Trong nước người ta lái xe nhỏ và vuông để tiết kiệm diện tích nơi đậu xe. Đa số dân đều dùng xe bus hay xe lửa đi làm.
Nước Nhật rộng 373.430 km2 nhưng có đến 120 triệu dân. Có một công việc làm là một danh dự. Người làm công việc dù nhiều tiền hay ít tiền vẫn tỏ ra yêu công việc và chu toàn công việc một cách hoàn hảo. Một người quét lá quanh đền Thiên Hoàng Meiji hăng say quét từng chiếc lá trên một diện tích rộng lớn. Một người tưới hoa trong khách sạn ngồi lau từ chiếc lá trầu bà cho bóng và sạch bụi! Tất cả đều làm việc một cách say sưa của người yêu nghề.
Cải thiện phẩm chất hàng hóa
Giữa hai thế chiến Nhật chú trọng đến số lượng hàng sản xuất để bán giá rẻ chớ không quan tâm đến phẩm chất của món hàng. Họ sản xuất đồng hồ bán cân để cạnh tranh với đồng hồ Thụy Sĩ.
Sau 1945 hàng hóa Nhật có phẩm chất cao để phục hồi niềm tin của người tiêu thụ. Radio, truyền hình, tủ lạnh, xe gắn máy Nhật giúp cho các quốc gia đang mở mang tiếp xúc với những tiện nghi vật chất mới. Đồng hồ, máy chụp ảnh, máy quay phim, điện thoại di động và xe hơi của Nhật được người tiêu thụ hưởng ứng và ca ngợi, khác với những thành kiến về hàng hóa kém phẩm chất và rẻ như bèo của Nhật giữa hai thế chiến. Hàng của Nhật vừa bền, vừa đẹp lại thích hợp với túi tiền và thẩm mỹ địa phương của người tiêu thụ. Thí dụ: Xe bán ở Việt Nam phải có màu nhạt và tay lái bên trái vì người Việt Nam thuận tay phải và không thích màu đậm. Loại xe bán ở Thái Lan thì lại khác vì họ thuận tay trái và thích màu sậm.
Lịch sự, sạch sẽ, hiếu khách, lương thiện và đúng giờ
Đó là những ưu điểm mà nước Nhật hiên đang có. Những nhà kinh doanh hay du khách đến Nhật chắc chắn sẽ thích thú về sự sạch sẽ của đường phố, bến xe, nhà vệ sinh công cộng, v.v. Họ cũng bị thu hút về cách ăn mặc đẹp của người Nhật từ học sinh đến người đi đường. Thành phố rộn rịp vì xe cộ và người đi bộ nhưng lại yên tĩnh và ít xảy ra tai nạn vì lái xe bất cẩn. Điều đẹp mắt là các xe lớn nhỏ ngoài đường đều không bị rỉ sét vì theo qui định, cứ hai năm chủ xe phải sơn và sửa xe một lần để đảm bảo máy móc tốt và vẻ đẹp bề ngoài của chiếc xe. Việc mua sắm xe cũng không dễ dàng cho dù có đủ tiền mua xe. Vì nhà cửa ở Nhật chật hẹp, rất nhiều nhà không có chỗ để đậu xe. Vì vậy người mua xe chỉ được phép mua sau khi cảnh sát giám định nhà người đó có chỗ đậu xe.
Dù là người ngoại quốc hay bản xứ, du khách đi đến đâu cũng được chào kính trịnh trọng. Trước khi xét giấy trên toa xe lửa, nhân viên đứng thẳng người rồi cúi mình chào hành khách trước khi bắt đầu nhiệm vụ của mình. Người phụ nữ bán nước giải khát đứng chào hành khách trong toa trước khi bán hàng.
Du khách được sự an tâm khi đi ngoài đường nghĩa là không sợ bị giựt tiền hay gạt gẫm vì không biết đường hay không biết xài tiền Yen. Người bình dân Nhật không giỏi ngôn ngữ nhưng sự lương thiện, hiếu khách và đúng hẹn của họ làm cho mọi người đều lưu lại những kỷ niệm đẹp khi đến cũng như rời khỏi xứ này.
Những đặc điểm trên giúp ích cho việc kinh doanh và phát triển kỹ nghệ du lịch của Nhật rất nhiều. Đó là thành quả tốt đẹp của công tác giáo dục quần chúng. Thành quả này được tô điểm bằng tinh thần tự giác, óc tự trọng và ước muốn được đóng góp công sức cho sự phồn vinh đất nước của người Nhật.
Fukuzawa Yukichi (1835-1901) là người có công lớn trong việc phát triển nền tân giáo dục ở Nhật trước khi có cuộc canh tân của Thiên Hoàng Meiji. Ông sáng lập ra trường Keio-Gijuku tức Viện Đại Học Keio bây giờ. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907 được thành lập dựa vào sáng kiến tiền phong của Fukuzawa với trường Keio-Gijuku. Thượng tọa Thích Thiên Ân tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại trường đại học Keio. Ngày nay Nhật có nhiều trường đại học có tầm vóc quốc tế như Oxford, Cambridge, Harvard, Sorbonne. Đại học Nhật đào tạo 15 khôi nguyên giải Nobel về vật lý, hóa học, y khoa, văn chương v.v.
***
Kinh tế Nhật sau khi bại trận năm 1945 vượt hẳn kinh tế của chính nước này giữa hai thế chiến (1919-1939). Ba quốc gia bại trận Đức, Ý, Nhật đều phục hưng kinh tế nhanh chóng. Nhưng sự phục hưng kinh tế của Nhật trội hơn cả. Nước Nhật chỉ bằng 1/28 diện tích nước Hoa Kỳ nhưng nền kinh tế của Nhật đứng hạng nhì sau Hoa Kỳ mà thôi. Nhật hoàng Hirohito là Nhật hoàng thời chiến khi đế quốc Nhật bành trướng sang lục địa Á Châu và Nhật hoàng thời phồn vinh kinh tế sau khi bại trận. Thời ngự trị của Hirohito (niên hiệu Showa) đánh dấu bằng sức mạnh quân sự thời chiến và sức mạnh kinh tế thời bình. Nước Nhật thời hậu chiến tìm cách xóa tan những ấn tượng xấu về người Nhật thời đệ nhị thế chiến để đẩy mạnh kinh thương Nhật với thế giới bên ngoài. Năm 1989 Nhật Hoàng Hirohito băng hà. Các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chánh trị đều gởi đại diện đến tham dự đám tang của ông.
Viết đến đây bỗng dưng nước mắt tự tuôn trào. Hình ảnh linh hồn Phong Trào Đông Du năm 1905 ẩn hiện trước mắt tôi. Những giòng chữ Việt Nam Vong Quốc Sử, Hải Ngoại Huyết Thư, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Ngục Trung Thư… lảng vảng trong tâm tôi. Cách đây 104 năm nhà cách mạng Phan Bội Châu đã âm thầm đặt chân trên quê hương của Thiên Hoàng Meiji với ước vọng học hỏi những điều cần thiết cho việc giải phóng quê hương và duy tân đất nước. Con chim Việt trên đất khách mỏi mắt trông về tổ ấm ở cành Nam (3). Nhưng ngày trở lại cành Nam là ngày nhà cách mạng khả kính của dân tộc bị lãnh án tử hình. Bản án nầy được đổi thành án an trí trên Bến Ngự, Huế, nơi người trút hơi thở cuối cùng vào năm 1940 trong cảnh thiếu thốn bần hàn.
Tôi xin mượn những giòng chữ này để bày tỏ sự ngưỡng mộ trước thành quả canh tân của Thiên Hoàng Meiji và để tưởng nhớ đến nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940) đã khước từ cuộc sống nhung lụa để đổi lấy cuộc sống chông gai và phong ba bão tố vì thiết tha cho độc lập xứ sở và tiền đồ dân tộc.
Dân hải đảo quen với đời sống cô lập. Họ phải phấn đấu nhiều để phá vỡ sự bao vây của biền cả và núi rừng trùng điệp. Sự đấu tranh sinh tồn của họ đòi hỏi họ phải có nhiều sáng kiến và tinh thần phiêu lưu mạo hiểm. Không có võ khí thì họ phải nghĩ ra võ thuật để tự vệ. Họ thương yêu nhau, giúp đỡ nhau và đoàn kết với nhau để đương đầu lại với ngoại cảnh và quyết chiến với kẻ gian manh đến cướp phá xóm làng của họ.
2. Tinh thần học hỏi và sáng tạo
Người Nhật theo Phật Giáo Đại Thừa của Trung Hoa qua trung gian các sư tăng Triều Tiên. Nhưng đạo Phật ở Nhật là một dạng “Tin Lành” trong Phật Giáo Đại Thừa. Zen (Thiền) được đại chúng hóa ở Nhật. Zen được phổ biến vào thế kỷ XII đồng thời với những phái Thiền thời nhà Lý ở Việt Nam. Zen làm cho người Nhật kiên nhẫn, trầm tĩnh, chịu đựng, thư thả, lạc quan trước mọi thử thách thường xuyên trên đất nước họ: động đất, núi lửa, cuồng phong, sóng thần và sự vật lộn với cuộc sống trong một quốc gia nhỏ hẹp, đông dân với 85% diện tích do núi và rừng chiếm ngự. Zen giúp cho người Nhật biến đất nưóc họ thành một tiên cảnh đầy hoa thơm cỏ lạ đáng yêu và đáng sống mặc dầu phải đối đầu với những thử thách cam go từng ngày. Sự yêu thương cây cỏ của người Nhật nói lên phần nào sự trân quí nhân tài và ưa chuộng sức mạnh tập thể dân tộc của họ.
Các sư tăng Nhật học thuật uống trà của người Trung Hoa và đã biến thuật uống trà thành Trà Đạo (Chanoya) với những nghi thức phức tạp dành cho những người trí thức, trưởng giả, phong lưu theo học suốt cả đời họ. Phật Giáo có phát triển nhưng không vì thế mà Thần Đạo (Shintoism) bị triệt tiêu.
Người Nhật tạo ra chữ kana dựa vào Hán tự.
Hiến pháp 1889 của Nhật không do Quốc Hội Lập Hiến soạn thảo và thông qua mà do một nhóm chuyên viên dưới sự điều khiển của Ito soạn thảo. Họ thích ứng với sinh hoạt dân chủ dễ dàng sau năm 1945 với bản hiến pháp 1946 không do người Nhật soạn thảo mà do một nhóm luật gia Hoa Kỳ làm ra. Đó là hiến pháp hiện hành.
Họ học phương pháp tổ chức và quản lý kinh doanh theo lối Hoa Kỳ nhưng lúc nào cũng tìm cách vượt qua những quốc gia đã dạy họ bằng những sáng tạo riêng có nhiều hiệu quả hơn. Ngày nay Hoa Kỳ cũng phải nhìn nhận phương pháp quản lý của Nhật có nhiều ưu điểm làm cho Hoa Kỳ không thể xem thường được.
3.- Tinh thần kỷ luật và tôn kính lãnh đạo
Thần Đạo tạo cho người Nhật một niềm tin vô điều kiện rằng người lãnh đạo của họ là dõng dõi của Amaterasu (Thái Dương Thần Nữ). Người lãnh đạo của Nhật ngày xưa không phải là vua hay hoàng đế thông thường mà là Thiên Hoàng (Tenno, Mikaido). Trong thời phồn thịnh của nhà Đường nhiếp chánh Shotuku (574-622) của Nhật không xem Trung Hoa là Thiên triều mà chỉ xem đó là xứ mặt trời lặn và Nhật là xứ mặt trời mọc .
Do sự tôn kính xuất phát tự đáy lòng của người Nhật đối với Thiên Hoàng mà từ đời Thiên Hoàng đầu tiên Zimmu năm 600 trước Tây Lịch đến nay chỉ có một dòng lãnh đạo mà thôi. Dòng lịch sử trong sáng này không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Từ năm 1185 đến 1867, ngót 700 năm liền Thiên Hoàng vô quyền trước các tướng quân (shogun). Từ năm 1603 đến 1867 Nhật Bản đặt dưới sự cai trị của các tướng quân dòng Tokugawa. Thiên Hoàng vô quyền nhưng không vị tướng quân nào lật đổ Thiên Hoàng cả. Năm 1867 tướng quân Yoshinobu Tokugawa từ chức và trao quyền cho thái tử Mitsu Hito nắm quyền để canh tân xứ sở. Đó là Thiên Hoàng Meiji lên ngôi khi mới lên 15 tuổi. Toàn dân ủng hộ vị Thiên Hoàng trẻ hoàn thành sứ mạng lịch sử trước sự đe dọa của sức mạnh kỹ thuật của các liệt cường Âu-Mỹ.
Thái Tử Yoshihito Shinno lên ngôi năm 1912 dưới niên hiệu Taisho. Thiên Hoàng Taisho bị bệnh bẩm sinh (1), sức khỏe rất kém nên mọi việc nước đều do các quần thần trông coi. Các triều thần không vì thế mà mưu toan soán ngôi hay gây khuynh đảo chánh trị trong triều. Trái lại tất cả đều hết lòng với Thiên Hoàng và đất nước. Dưới triều Thiên Hoàng Taiso, Nhật là một trong Ngũ Cường chiến thắng trong đệ nhất thế chiến mặc dù Nhật chỉ tuyên chiến với Đức chớ không hề gởi quân sang chiến đấu trên chiến trường Âu Châu như Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Ý. Hiệp ước Versailles cũng dành cho Nhật nhiều quyền lợi của Đức trên bán đảo sơn Đông (Shantung) và trên các hải đảo Thái Bình Dương.
Tinh thần kỷ luật và tôn kính cấp chỉ huy cũng là tinh thần võ sĩ đạo (bushido) mà các hiệp sĩ (samurais) được huấn luyện ngay từ khi biết cầm võ khí trong tay.Tinh thần đó làm cho người Nhật tiến gần với Đức thời Bismarck cũng như dưới thời Adolf Hitler sau này. Hiến pháp 1889 của Nhật mô phỏng theo hiến pháp của Đức. Hiến pháp này bị hủy bỏ để được thay thế bằng hiến pháp 1946 do các nhà luật học của quân đội Đồng Minh (2) chiếm đóng soạn ra nhằm dân chủ hóa nước Nhật và biến Nhật hoàng trở thành người lãnh đạo với quyền hành tượng trưng trong chế độ quân chủ lập hiến đại nghị. Dù vậy người Nhật vẫn tôn thờ Nhật hoàng trong tâm trí của mình.
4. Đáp ứng kịp thời trước hoàn cảnh mới
Nếu vội vã kết luận người Nhật bảo thủ hay cấp tiến thì e rằng sự kết luận chỉ đúng ở một tỷ lệ chừng mực nào đó thôi. Người Nhật kết hợp TÂN-CỔ một cách hài hòa.
Về chánh trị chế độ dân chủ vẫn được duy trì và tôn trọng.
Về tôn giáo Thần Đạo vẫn có ảnh hưởng lớn trong đời sống của người Nhật. Các đền đài cổ xưa vẫn được bảo trì như những di sản văn hóa lâu đời của xứ sở. Tượng Phật khổng lồ bằng đồng cao 11,40 m, nặng 122 tấn ở Kamakura được đúc từ thế kỷ XII nay vẫn còn nguyên vẹn. Tượng Phật ở Kamakura cho thấy kỹ nghệ luyện kim và kỹ thuật đúc tượng của Nhật đã trưởng thành từ năm 1192. Các chùa Phật Giáo Kokukuji, Todaiji với tượng Phật bằng gỗ to lớn nhất thế giới đã có từ thời đại Nara (710-749) nay vẫn còn được bảo trì. Những đền đài, cổng đền Thần Đạo, chùa Phật Giáo bằng gỗ cây bách (cypress) là những công trình kiến trúc bằng gỗ vĩ đại và bền vững ngay trong một quốc gia có vũ lượng cao và thường bị thiên tai.
Hôn lễ được cử hành theo nghi thức Thần Đạo. Việc khấn xin trong đền Thần Đạo hay đi tìm thầy bói để cố vấn một việc gì đó không hoàn toàn biến mất trái lại vẫn còn thịnh hành. Việc tin tưởng vào thiêng mộc vẫn tồn tại. Nhờ đó Nhật còn tồn giữ nhiều cây cổ thụ từ 500 tuổi đến 1.000 tuổi với những hình dáng kỳ dị.
Nhưng người Nhật mạnh dạn cử hành Tết dương lịch thay vì Tết theo âm lịch như xưa. Họ dùng lúa mì nhiều hơn lúa gạo khi thấy việc ăn lúa mì tiện lợi, đỡ tốn thì giờ và tiền bạc. Họ quên hẳn Đông Y để hướng về Tây Y. Quân sĩ mặc đồng phục chớ không mặc hakama của các hiệp sĩ ngày xưa. Nam nữ đều mặc Âu Phục cho gọn gàng khi làm việc trong văn phòng, trong nhà máy kỹ nghệ hay ngoài công trường. Áo kimono chỉ được dùng trong các ngày lễ. Nó trở nên đắt giá so với Âu phục.
Chế độ tướng quân xây dựng trên võ nghiệp. Nhưng trước những phát súng đại bác bắn thị uy của Perry năm 1853, tướng quân đành phải ký những hiệp ước bất bình đẳng với các nước Âu Mỹ. Xiêm La cũng có hành động tương tự bằng cách ký kết hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng với các nước Âu Châu. Nhờ vậy mà không quốc gia nào độc chiếm Nhật hay Xiêm La. Đó là sự nhượng bộ tính toán vì dùng sức mạnh của các nước Âu-Mỹ để họ kềm chế lẫn nhau.
Việc tướng quân Yoshinobu Tokugawa từ chức là một hành động yêu nước và thức thời. Từ bỏ quyền uy đã có trên 250 năm (2) thực sự không phải là một chuyện dễ dàng mặc dù năm 1868 chiến tranh Boshin (Mậu Thìn) bùng nỗ giữa phe tướng quân và phe Thiên Hoàng Meiji. Phe của tướng quân Yoshinobu bị đánh bại. Thiên Hoàng Meiji không xử tội Yoshinobu. Năm 1902 vị tướng quân cuối cùng nầy được xem là một hoàng thân.
Nếu năm 1853 tướng quân Yoshinobu không thể nào lấy kiếm, cung, gươm, dáo đương đầu với đại bác của Perry thì năm 1945 quân đội Nhật không thể nào đương đầu lại với võ khí nguyên tử của Hoa Kỳ. Nhưng ai nêu ý kiến đầu hàng thì bị giết chết ngay tức khắc. Nhật hoàng Hirohito nhận trách nhiệm tuyên bố chấp nhận đầu hàng vô điều kiện và được toàn dân tuân theo.
Công việc trước mắt là làm sao tái thiết xứ sở và phục hồi kinh tế thời hậu chiến.
Hoa Kỳ bị ray rứt ít nhiều khi phải dùng hai trái bom nguyên tử để kết thúc chiến tranh. Hai trái bom nguyên tử đã hủy sạch hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, gây tử vong cho 200.000 người.
***
Cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô làm cho vai trò của Nhật trở nên quan trọng. Hoa Kỳ không mạnh tay trừng phạt Nhật mà còn giúp đỡ cho nước này ổn định kinh tế. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) giúp ích rất nhiều cho việc phục hồi kinh tế Nhật vì nước này gần chiến trường nên sự tiếp liệu được nhanh chóng và dễ dàng hơn, Nhật chuyển sang kinh tế thời bình với kết quả mỹ mãn nhờ:
Cần cù lao động và yêu công việc làm của người Nhật
Đời sống ở Nhật rất khó khăn. Người Nhật đương đầu với thiên tai: động đất, sóng thần (tsunami), núi lửa, bão tố. Nông dân Nhật không có nhiều đất nên họ chăm sóc mảnh đất của họ như người làm vườn hoa. Đường xá ở Nhật chật hẹp. Người lái xe phải khéo léo và bình tĩnh mới tránh được tai nạn và tránh việc gây tiếng động ồn ào hay những lời chửi rủa ầm ĩ ngoài đường. Điều này hiếm thấy ở Nhật. Nhật sản xuất xe hơi nhưng để bán ra nước ngoài. Trong nước người ta lái xe nhỏ và vuông để tiết kiệm diện tích nơi đậu xe. Đa số dân đều dùng xe bus hay xe lửa đi làm.
Nước Nhật rộng 373.430 km2 nhưng có đến 120 triệu dân. Có một công việc làm là một danh dự. Người làm công việc dù nhiều tiền hay ít tiền vẫn tỏ ra yêu công việc và chu toàn công việc một cách hoàn hảo. Một người quét lá quanh đền Thiên Hoàng Meiji hăng say quét từng chiếc lá trên một diện tích rộng lớn. Một người tưới hoa trong khách sạn ngồi lau từ chiếc lá trầu bà cho bóng và sạch bụi! Tất cả đều làm việc một cách say sưa của người yêu nghề.
Cải thiện phẩm chất hàng hóa
Giữa hai thế chiến Nhật chú trọng đến số lượng hàng sản xuất để bán giá rẻ chớ không quan tâm đến phẩm chất của món hàng. Họ sản xuất đồng hồ bán cân để cạnh tranh với đồng hồ Thụy Sĩ.
Sau 1945 hàng hóa Nhật có phẩm chất cao để phục hồi niềm tin của người tiêu thụ. Radio, truyền hình, tủ lạnh, xe gắn máy Nhật giúp cho các quốc gia đang mở mang tiếp xúc với những tiện nghi vật chất mới. Đồng hồ, máy chụp ảnh, máy quay phim, điện thoại di động và xe hơi của Nhật được người tiêu thụ hưởng ứng và ca ngợi, khác với những thành kiến về hàng hóa kém phẩm chất và rẻ như bèo của Nhật giữa hai thế chiến. Hàng của Nhật vừa bền, vừa đẹp lại thích hợp với túi tiền và thẩm mỹ địa phương của người tiêu thụ. Thí dụ: Xe bán ở Việt Nam phải có màu nhạt và tay lái bên trái vì người Việt Nam thuận tay phải và không thích màu đậm. Loại xe bán ở Thái Lan thì lại khác vì họ thuận tay trái và thích màu sậm.
Lịch sự, sạch sẽ, hiếu khách, lương thiện và đúng giờ
Đó là những ưu điểm mà nước Nhật hiên đang có. Những nhà kinh doanh hay du khách đến Nhật chắc chắn sẽ thích thú về sự sạch sẽ của đường phố, bến xe, nhà vệ sinh công cộng, v.v. Họ cũng bị thu hút về cách ăn mặc đẹp của người Nhật từ học sinh đến người đi đường. Thành phố rộn rịp vì xe cộ và người đi bộ nhưng lại yên tĩnh và ít xảy ra tai nạn vì lái xe bất cẩn. Điều đẹp mắt là các xe lớn nhỏ ngoài đường đều không bị rỉ sét vì theo qui định, cứ hai năm chủ xe phải sơn và sửa xe một lần để đảm bảo máy móc tốt và vẻ đẹp bề ngoài của chiếc xe. Việc mua sắm xe cũng không dễ dàng cho dù có đủ tiền mua xe. Vì nhà cửa ở Nhật chật hẹp, rất nhiều nhà không có chỗ để đậu xe. Vì vậy người mua xe chỉ được phép mua sau khi cảnh sát giám định nhà người đó có chỗ đậu xe.
Dù là người ngoại quốc hay bản xứ, du khách đi đến đâu cũng được chào kính trịnh trọng. Trước khi xét giấy trên toa xe lửa, nhân viên đứng thẳng người rồi cúi mình chào hành khách trước khi bắt đầu nhiệm vụ của mình. Người phụ nữ bán nước giải khát đứng chào hành khách trong toa trước khi bán hàng.
Du khách được sự an tâm khi đi ngoài đường nghĩa là không sợ bị giựt tiền hay gạt gẫm vì không biết đường hay không biết xài tiền Yen. Người bình dân Nhật không giỏi ngôn ngữ nhưng sự lương thiện, hiếu khách và đúng hẹn của họ làm cho mọi người đều lưu lại những kỷ niệm đẹp khi đến cũng như rời khỏi xứ này.
Những đặc điểm trên giúp ích cho việc kinh doanh và phát triển kỹ nghệ du lịch của Nhật rất nhiều. Đó là thành quả tốt đẹp của công tác giáo dục quần chúng. Thành quả này được tô điểm bằng tinh thần tự giác, óc tự trọng và ước muốn được đóng góp công sức cho sự phồn vinh đất nước của người Nhật.
Fukuzawa Yukichi (1835-1901) là người có công lớn trong việc phát triển nền tân giáo dục ở Nhật trước khi có cuộc canh tân của Thiên Hoàng Meiji. Ông sáng lập ra trường Keio-Gijuku tức Viện Đại Học Keio bây giờ. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907 được thành lập dựa vào sáng kiến tiền phong của Fukuzawa với trường Keio-Gijuku. Thượng tọa Thích Thiên Ân tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại trường đại học Keio. Ngày nay Nhật có nhiều trường đại học có tầm vóc quốc tế như Oxford, Cambridge, Harvard, Sorbonne. Đại học Nhật đào tạo 15 khôi nguyên giải Nobel về vật lý, hóa học, y khoa, văn chương v.v.
***
Kinh tế Nhật sau khi bại trận năm 1945 vượt hẳn kinh tế của chính nước này giữa hai thế chiến (1919-1939). Ba quốc gia bại trận Đức, Ý, Nhật đều phục hưng kinh tế nhanh chóng. Nhưng sự phục hưng kinh tế của Nhật trội hơn cả. Nước Nhật chỉ bằng 1/28 diện tích nước Hoa Kỳ nhưng nền kinh tế của Nhật đứng hạng nhì sau Hoa Kỳ mà thôi. Nhật hoàng Hirohito là Nhật hoàng thời chiến khi đế quốc Nhật bành trướng sang lục địa Á Châu và Nhật hoàng thời phồn vinh kinh tế sau khi bại trận. Thời ngự trị của Hirohito (niên hiệu Showa) đánh dấu bằng sức mạnh quân sự thời chiến và sức mạnh kinh tế thời bình. Nước Nhật thời hậu chiến tìm cách xóa tan những ấn tượng xấu về người Nhật thời đệ nhị thế chiến để đẩy mạnh kinh thương Nhật với thế giới bên ngoài. Năm 1989 Nhật Hoàng Hirohito băng hà. Các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chánh trị đều gởi đại diện đến tham dự đám tang của ông.
Viết đến đây bỗng dưng nước mắt tự tuôn trào. Hình ảnh linh hồn Phong Trào Đông Du năm 1905 ẩn hiện trước mắt tôi. Những giòng chữ Việt Nam Vong Quốc Sử, Hải Ngoại Huyết Thư, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Ngục Trung Thư… lảng vảng trong tâm tôi. Cách đây 104 năm nhà cách mạng Phan Bội Châu đã âm thầm đặt chân trên quê hương của Thiên Hoàng Meiji với ước vọng học hỏi những điều cần thiết cho việc giải phóng quê hương và duy tân đất nước. Con chim Việt trên đất khách mỏi mắt trông về tổ ấm ở cành Nam (3). Nhưng ngày trở lại cành Nam là ngày nhà cách mạng khả kính của dân tộc bị lãnh án tử hình. Bản án nầy được đổi thành án an trí trên Bến Ngự, Huế, nơi người trút hơi thở cuối cùng vào năm 1940 trong cảnh thiếu thốn bần hàn.
Tôi xin mượn những giòng chữ này để bày tỏ sự ngưỡng mộ trước thành quả canh tân của Thiên Hoàng Meiji và để tưởng nhớ đến nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940) đã khước từ cuộc sống nhung lụa để đổi lấy cuộc sống chông gai và phong ba bão tố vì thiết tha cho độc lập xứ sở và tiền đồ dân tộc.
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.