a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

5 điều đơn giản nhưng bị coi là khiếm nhã ở Nhật Bản

Tại đất nước giàu truyền thống này, có những thói quen, cách hành xử tưởng chừng như đơn giản và không đáng bận tâm với chúng ta lại là sự khiếm nhã nghiêm trọng nếu bạn làm khi tới Nhật.

Được đặt chân tới thăm đất nước và con người Nhật Bản là mơ ước của rất nhiều người ham mê xê dịch, nhưng có một số điều nhỏ nhặt mà bạn, tôi hay bất cứ ai cũng phải nhớ nếu không muốn mang tiếng là người bất lịch sự khi tới đây. Thậm chí, các khách sạn ở Tokyo còn có một "khóa học" cho người nước ngoài về các hành vi, thói quen cần tránh khi tiếp xúc với người dân bản xứ.
Đưa danh thiếp đúng cách
Nếu bạn muốn có một thương vụ kinh doanh tốt đẹp, hoặc đơn giản hơn chỉ là tìm kiếm cơ hội làm ăn, thì bạn nhất định phải biết cách đưa danh thiếp đúng cách, chỉ cần sai một thao tác thôi, thì đó sẽ là một sự xúc phạm lớn tới đối tác hay người bạn vừa gặp gỡ.
Theo như hình minh họa, thì bạn phải đưa danh thiếp bằng cả 2 tay, chữ trên thiếp phải thuận chiều với người nhận, trước khi đưa, bạn phải nhìn vào tấm thiếp rồi mới chìa tay ra để người đối diện nhận lấy.
Không chỉ danh thiếp, thao tác này áp dụng với cả giấy mời, thiệp cưới, và bất cứ loại giấy tờ nhỏ nào.
Chấm sushi đúng cách
Đến Nhật, điều đầu tiên mà ai cũng muốn làm là đi đánh chén một bữa sushi quốc hồn quốc túy của đất nước này. Nhưng chấm sushi sai cách là một sự xúc phạm lớn tới đầu bếp, xúc phạm lây sang cả các thực khách trong quán và những người bản xứ đi cùng bạn.
Vì thế, khi ăn sushi, bạn không được chấm phần cơm, như thế sẽ làm miếng cơm bị rơi lả tả xuống, bạn phải lật ngược miếng sushi lại và chấm phần cá/tôm/mực/trứng xuống, lưu ý là chỉ chấm nhẹ nhàng thôi.
Đặt đũa đúng cách
Cách đặt đũa của người Nhật cũng giống với người Việt, đó là cấm kỵ cắm đũa vào bát cơm, vì như thế là cách đặt cơm cúng theo quan niệm của đạo Phật, tốt nhất bạn nên đặt đũa nằm ngang miệng bát hoặc đặt vào miếng kê đũa (nếu có).
Mặc Kimono đúng cách
Khi đã tới đây, rất có thể bạn sẽ mặc thử bộ Kimono/Yukata (kimono mỏng nhẹ mặc mùa hè) truyền thống của Nhật, nhưng không phải bạn thích mặc thế nào cũng được. Hãy chắc chắn rằng vạt áo trái nằm bên trên vạt áo phải. Người Nhật chỉ mặc Kimono từ phải sang trái cho người đã chết.
Tháo giày/dép đúng cách
Người Nhật không bao giờ đi giày dép trong nhà, thế nên khi bạn tới thăm nơi này và được mời tới nhà người dân bản xứ, bạn cũng phải tháo giày dép trước khi bước vào nhà họ, điều cấm kỵ trong việc này là tháo hết giày dép, đặt chân trần xuống đất rồi mới bước vào nhà, như vậy là xúc phạm tới gia chủ.
Bạn nhất định phải tháo từng bên giày/dép, bước một chân vào nhà rồi mới tháo bên còn lại nếu muốn có một chuyến viếng thăm êm đẹp.
(Theo Trí thức trẻ)

Phát hiện bồn tắm nghi lễ có tuổi thọ lên đến 2.000 năm đầy bí ẩn


Một bồn tắm dùng cho nghi lễ có tuổi thọ lên đến 2.000 năm và khắc một thông điệp bằng mật mã mới được phát hiện tại Jerusalem (Israel) trong khi các nhà khảo cổ đang thực hiện một chuyến khảo sát thường lệ tại đây.


Căn phòng nơi có bồn tắm nghi thức được phát hiện. (Nguồn: IAA)



Các chuyên gia tới từ Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) cho biết trong quá trình khai quật, họ đã phát hiện một bồn tắm dùng cho nghi thức - còn gọi là miqwe, có từ thời kỳ Đền thờ Thứ hai (538 trước Công nguyên - 70 sau Công nguyên).

Thông cáo của IAA có viết: “Những bức tường của phòng tắm đều được phủ lớp vữa thạch cao cổ đại và được trang trí bằng nhiều bức bích họa và ký tự tạo nên từ hỗn hợp bùn, bồ hóng và các nét chạm khắc. Những ký tự là ngôn ngữ Aramaic, được viết theo lối viết thảo của tiếng Do Thái, vốn rất phổ biến vào thời kỳ Đền thờ Thứ hai. Trong số các ký hiệu có một con thuyền, những cây cọ và nhiều loài cây khác, và có thể có cả menorah (bàn thắp nến dùng trong nghi lễ của người Do Thái).”

Hai giám đốc phụ trách khai quật, Royee Greenwald và Alexander Wiegmann cho biết đây là một phát hiện hết sức quan trọng. Việc căn phòng được bảo quản gần như nguyên vẹn cũng rất hiếm gặp và đáng tò mò. 

Các nhà khảo cổ cho biết những dòng chữ khắc vẫn còn là một bí ẩn, nhưng một số ký tự có thể được dùng để chỉ những cái tên. Những bức tranh trên tường thì hết sức nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, do đó các chuyên gia đã phải nhanh chúng gỡ chúng ra và lập tức chuyển chúng đến các phòng thí nghiệm lưu trữ để bảo quản.

Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà khảo cổ hiện thời là tìm hiểu mối quan hệ giữa các ký hiệu và thông điệp được khắc, cũng như lý do chúng được khắc lên tường của buồng tắm.

Thông điệp bí ẩn trong phòng tắm cổ đại ở Jerusalem. (Nguồn: IAA)

IAA đặt câu hỏi: “Ai là người đã vẽ chúng lên tường? Có một người hay nhiều người đã làm công việc đó? Đây chỉ là những hình vẽ nghịch ngợm, hay thật sự chúng ta đang có trong tay một thông điệp mang tính tôn giáo và tinh thần cực cao, thậm chí có thể là một lời kêu cứu của ai đó trong tình huống khó khăn?” 

Ông Moshe Tur-Paz, trưởng ban quản lý giáo dục thuộc hội đồng thành phố Jerusalem cho biết thêm: "Khu vực khảo cổ mới được khai quật có giá trị rất lớn với người Do Thái, và có thể mở ra một phần hiểu biết về cuộc sống của tổ tiên chúng ta tại Jerusalem. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với IAA để cùng khám phá thông điệp mới được tìm thấy."/.

Các nhà khảo cổ vẫn chưa khám phá được ý nghĩa của thông điệp cũng như ai là người đã khắc chúng. (Nguồn: IAA)
Những bản khắc trên tường rất dễ bị hỏng, do đó chúng đã nhanh chóng được đưa khỏi hang đến các phòng thí nghiệm để bảo quản. (Nguồn: IAA)