Giấc ngủ của kiến là một bí ẩn lớn. Có vẻ như chúng có ngủ, mặc dù cách ngủ và độ dài giấc ngủ thay đổi tùy thuộc vào vị trí và công việc mà chúng đang thực hiện, theo các chuyên gia thuộc Đại học Texas và St. Petersburg, những người đã nghiên cứu sâu về chủ đề này và đã đưa ra nhiều kết luận.
Nghiên cứu đầu tiên là về thói quen đi ngủ của loài kiến, các con kiến chúa ngủ trung bình 9 giờ mỗi ngày, trong khi kiến thợ chỉ ngủ một nửa thời gian so với kiến chúa, và giấc ngủ của chúng không liên tục, chúng mơ màng khoảng 250 lần một ngày và tận dụng mọi cơ hội để có một giấc ngủ ngắn. Điều này giải thích lý do tại sao các con kiến chúa sống nhiều năm hơn, còn kiến thợ chỉ có vài tháng.
Các con kiến thợ có thể tỉnh táo và hoạt động bất cứ lúc nào, chúng không có phân biệt ban ngày hay ban đêm, còn những khoảng nghỉ ngơi của loài sinh vật không biết mệt mỏi này kéo dài khoảng 1 phút, nên đến cuối ngày cộng lại chúng có khoảng 4 hoặc 5 giờ nghỉ ngơi. Khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắt quãng của kiến chúa có thể lên đến 9 phút. Giấc ngủ của những sinh linh bé nhỏ này hoạt động như thế nào vẫn còn là điều bí ẩn.
Cho đến nay, đàn kiến lớn nhất được phát hiện là ở Nhật Bản, với 300 triệu con kiến và 1 triệu con kiến chúa. Kiến có thể nâng vật nặng hơn 50 lần so với trọng lượng của chúng, và chúng có một hệ thống thông tin cụ thể; Chúng có một cái mũi “thính”, chúng tạo ra các phản ứng hóa học khác nhau (mùi), và được râu của những con kiến gần đó thu nhận và xử lý, ví dụ, về nguy hiểm, sơ tán trốn chạy hoặc tấn công. Chúng cũng có một cách khác để thông tin với nhau, đó là xoay xoay cọ râu vào nhau hay phát ra một âm thanh âm vực cao, líu lo.
Tác giả: Mioara Stoica | Dịch giả: Kim Xuân
Đan Mạch sẽ là quốc gia đầu tiên với 100% nông nghiệp sinh học (hữu cơ)
Chính phủ Đan Mạch tin rằng đất nước đã được chuẩn bị sẵn sàng cho một nền nông nghiệp sinh học 100%, không sử dụng hóa chất. Vì lý do này, chính phủ đã thông qua một loạt các luật và nghị định để sớm dẫn tới một quá trình chuyển đổi trật tự làm cho mô hình nông nghiệp của họ trở nên hoàn toàn sinh học, bền vững và sạch.
Mục tiêu đầu tiên là tăng gấp đôi số lượng của các giống cây trồng sinh học tới trước năm 2020. Để dự án thành công, nhà nước sẽ cung cấp các khoản trợ cấp và hỗ trợ cho các nhà sản xuất sinh thái học; Do vậy, họ tin rằng mục tiêu sẽ đạt được năm năm sớm hơn so với kế hoạch.
Đầu tư ban đầu của chính phủ Đan Mạch để thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ sẽ là 35 triệu euro. Số tiền này, cũng như những khoản đã được đầu tư cho mục đích nêu trên, sẽ được sử dụng vừa để cung cấp ưu đãi cho người sản xuất, những người chuyển đổi đất trồng từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ hoặc nông nghiệp sinh học năng động, vừa để phát triển các công nghệ mới nhằm thúc đẩy lĩnh vực phát triển bền vững.
Tất nhiên, để điều này có thể được thực hiện và để cho Đan Mạch có thể hoàn thành giấc mơ này – một nền nông nghiệp hoàn toàn hữu cơ – thì cần thiết phải có một sự gia tăng nhận thức dần dần về các vấn đề môi trường, sinh thái và các cam kết của người dân.
Ở Đan Mạch, các nhà sản xuất hữu cơ đã có mặt từ 25 năm nay, canh tác hữu cơ đã có thành công càng ngày càng lớn. Ngoài ra, trong ba thập kỷ qua, Đan Mạch đã thông qua một loạt các đạo luật để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, về sử dụng thuốc trừ sâu và các sản phẩm khác.
Người dân Đan Mạch đã cam kết tham gia vào chuyển đổi này với tất cả khả năng của họ. Theo các nghiên cứu, 97% công dân Đan Mạch biết ý nghĩa và tầm quan trọng của thiên nhiên cũng như các luật được thiết kế để bảo vệ thiên nhiên.
Một sáng kiến khác của chính phủ Đan Mạch đấy là khởi động một gói kích thích kinh tế cho người tiêu dùng để họ có thể lựa chọn các sản phẩm hữu cơ; Trong thực tế, sẽ kết hợp thông tin với các khuyến khích tài chính cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm này phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Tại các địa phương, đã ra đời một dự án khác, đang được tiến hành, đấy là cho phép mỗi xã sử dụng đất không có chủ sở hữu để thực hiện những khu vườn hữu cơ. Khi dự án bắt đầu phát triển, mục tiêu đầu tiên sẽ là cung cấp cho trường học, căng tin và cho bệnh viện đến 60% các sản phẩm hữu cơ thu hoạch được.
Ngoài ra còn có một cuộc cải cách của hệ thống giáo dục nhằm đưa các chương trình chuyên đề về dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh và nông nghiệp tự nhiên vào trường học.
Đan Mạch là một ví dụ và chứng minh một sự chuyển hướng tới một thế giới bền vững hơn và lành mạnh hơn là có thể, và điều này có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa nhà nước với người dân của mình.
Tác giả: Mioara Stoica | Dịch giả: Kim Xuân
Thiếu giáo dục cũng có thể gây chết người như hút thuốc lá
Nghiên cứu mới đưa ra thêm căn cứ rằng trình độ tri thức cao hơn có mối liên hệ với việc sống lâu hơn.
Các nhà nghiên cứu đã xem số liệu của hơn một triệu người từ năm 1986 đến 2006 để ước tính số người chết ở Mỹ mà nguyên nhân có thể một phần do trình độ tri thức thấp. Họ đã nghiên cứu những người sinh năm 1925, 1935, 1945 để tìm hiểu trình độ tri thức tác động như thế nào đến tỉ lệ tử vong theo thời gian, và ghi chú lại nguyên nhân chết, bao gồm bệnh tim mạch và ung thư.
Họ đã phát hiện ra rằng nếu những người trưởng thành chưa hoàn thành trung học tiếp tục thi GED (Phát triển giáo dục chung – Bằng tương đương bằng trung học ở Mỹ) hoặc bằng trung học thì 145,243 người chết có thể được cứu sống trong năm 2010, điều này có thể so sánh với số lượng người chết có thể được cứu sống nếu tất cả những người hút thuốc lá hiện tại biết được tỉ lệ tử vong của những người đã hút thuốc.
Thêm vào đó, 110.068 người chết có thể được cứu nếu những người trưởng thành đã có bằng trung học này tiếp tục hoàn thành việc học đại học của họ. Những phát hiện này được đưa ra trên tờ tạp chí PLOS ONE.
Virginia Chang, Phó Giáo sư về sức khỏe cộng đồng tại trường Steinhardt về phát triển con người giáo dục và văn hóa thuộc Đại học New York (NYU) và Cao đẳng sức khỏe cộng đồng toàn cầu và Giáo sức khỏe dân số của Trường dược thuộc NYU, đã nói: “Trong chính sách sức khỏe cộng đồng, chúng ta thường tập trung vào việc thay đổi các hành vi sức khỏe như ăn kiêng, hút thuốc và uống rượu bia.”
“Giáo dục – một yếu tố tác động cơ bản hơn đến các hành vi và sự không đồng đều về mặt sức khỏe – cũng nên được là một nhân tố then chốt của chính sách sức khỏe Mỹ.”
Hơn 10% thanh niên Mỹ từ 25 đến 34 tuổi không có bằng trung học trong khi hơn 1/4 đi học đại học nhưng không có bằng đại học. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng trình độ tri thức cao hơn là một tiên đoán chắc chắn về việc sống thọ do nhiều yếu tố bao gồm thu nhập, địa vị xã hội cao hơn, hành vi đúng mực hơn và sự chăm sóc về tâm lý cũng như xã hội được cải thiện. Cơ sở của nghiên cứu bao gồm các thí nghiệm tự nhiên thể hiện một cách vững chắc mối liên hệ mạnh mẽ giữa trình độ tri thức và tỉ lệ tử vong.
Trung học và Đại học
Về căn bản, sự chênh lệch về tỉ lệ tử vong của các trình độ tri thức khác nhau trở nên lớn hơn theo thời gian. Ví dụ, trong số những người có bằng cao đẳng, tỉ lệ tử giảm một cách khiêm tốn nhưng trong số những người có bằng cao đẳng, tỉ lệ tử giảm nhiều hơn nhiều.
Kết quả là, nhờ việc khuyến khích hoàn thành trung học đối với những thanh niên chưa hoàn thành, những người sinh năm 1945 có tuổi thọ được kéo dài hơn gấp hai lần so với những người sinh năm 1925.
Sự chênh lệch về tỉ lệ tử và những cải thiện để tăng cơ hội sống sót cho những người được giáo dục tốt [ở nhóm nói trên] cũng được thể hiện ở việc những cái chết do bệnh tim mạch thì thường nhiều hơn so với do bệnh ung thư nhờ những tiến bộ trong việc ngăn ngừa và chữa trị bệnh tim mạch đối với người có nhiều tri thức hơn.
Theo Chang: “Một cách rộng khắp, tuổi thọ thì đang tăng lên, nhưng những người có tri thức hơn đang được hưởng phần lớn các lợi ích từ điều này. Ngoài sự liên quan rõ ràng của chính sách giáo dục đối với phát triển học tập và các cơ hội kinh tế, lợi ích của nó đối với sức khỏe cũng nên được nhìn nhận như 1 nhân tố căn bản và quan trọng. Điều then chốt ở đây là quan tâm đến giáo dục sẽ tạo tiềm năng để giảm tỉ lệ tử vong một cách lâu dài.”
Học viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người Eunice Kennedy Shriver đã tài trợ nghiên cứu, tham gia vào nghiên cứu còn có các nhà nghiên cứu từ Đại học Colorado Denver và Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill.
Tác giả: Rachel Harrison, New York University | Dịch giả: Thanh
Huyền