Hẳn bạn sẽ ngớ người khi biết rằng, có vô số từ ngữ bạn đang dùng sai chỉ vì thói quen khó bỏ đấy!
Là một ngôn ngữ có thời gian phát triển lâu và trải qua nhiều thời kỳ, tiếng Việt sở hữu lượng từ lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta đang sử dụng trong thời kỳ hiện nay.
Bởi lẽ tiếng Việt là sự tổng hợp từ nhiều ngôn ngữ - bao gồm tiếng Việt, Hán, Nguồn, Mường, Sách, Mày, Rục... Thêm vào đó, dựa vào vị trí địa lý và lịch sử, rất nhiều từ đã bị biến đổi về ngữ nghĩa tùy theo vùng miền và chiều dài lịch sử.
Bài viết sau đây mong muốn giới thiệu cho bạn đọc một cái nhìn sơ qua về “từ” và “nghĩa của từ” trong tiếng Việt để từ đó có thể hiểu hơn về tiếng mẹ đẻ của mình.
Thêm một nghĩa của “Cái”...
Có thể nói, một trong những thành tố thường xuyên và hay sử dụng nhất trong tiếng Việt hiện đại là “cái”. Thông thường, “cái” có một vài nghĩa sau: để chỉ một vật (cái bàn, cái ghế) hay để chỉ giống (con cái, giống cái), hoặc không là để chỉ một vật gì đó lớn (đường cái).
Tuy vậy, có một điều rất thú vị đó là có nhiều địa danh trong Nam Bộ có “Cái” đứng đầu, ví dụ như: Cái Cát, Cái Cối, Cái Chanh, Cái Muối, Cái Trầu, Cái Bè… Đối với địa danh, nhất là những địa danh ở Việt Nam, thông thường tên của địa danh luôn đi kèm với một ý nghĩa nào đó.
Nếu như tra cứu, bạn sẽ thấy rằng phần lớn các địa danh trên gắn liền với rạch và sông, vậy liệu “Cái” có nghĩa như vậy hay không?
Câu trả lời là có, tuy vậy, nghĩa “cái” này hiện nay không phổ biến. Trong từ điển Việt - Pháp cũ (Dictionaire Annamite – Francais) có giải thích từ “cái” này theo nghĩa là rạch ngang nhỏ.
Thêm vào đó, do văn hóa Nam Bộ có sự quan hệ mật thiết với văn hóa Khmer nên ngôn ngữ cũng chịu sự ảnh hưởng, nhất là với những địa danh Khmer cũ. Cuối thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký có lập bảng đối chiếu mối quan hệ này và một số yếu tố “cái” tương ứng với “prêk” - nghĩa là con rạch.
Cụ thể, Cái Cát: Prêk Khsắc (rạch cát); Cái Cối: Prêk Thbai (rạch cối xay) hay Cái Trầu: Prêk Ambil (rạch muối). Còn yếu tố đứng sau thường dùng để chỉ người, vị trí, tính chất, cây cối...
Nếu nghiên cứu thêm về địa danh Nam Bộ, các bạn sẽ thấy nhiều hơn những sự tương đồng này ở các từ khác như: “Cổ” (với nghĩa là “đảo”: Cổ Cong, Cổ Tron), “Ngả” (với nghĩa là “nhánh sông”: Ngả Cạy, Ngả Tắt, Ngả Bát), “Xẻo” (với nghĩa là “lạch nhỏ”: Xẻo Sầm, Xẻo Nga)…
Và sự biến đổi từ - nghĩa từ theo địa lý, lịch sử
Ý nghĩa của một từ có thể khác nhau tùy theo thời kỳ và thay đổi suốt dọc theo quá trình lịch sử. Có nhiều từ ngữ mà hiện nay nghĩa gốc đã bị mất, thay vào đó là cách dùng phổ biến trong thời kỳ này.
Và “khốn nạn” là một từ như thế. Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh và Từ Điển Hán Việt của Nguyễn Lân, “khốn nạn” có nghĩa là khó khăn, cùng khổ, gặp tai vạ (“nạn” có nghĩa là tai vạ).
Tuy vậy, hiện nay chúng ta phần lớn sử dụng “khốn nạn” theo nghĩa hèn mạt, đáng khinh. Nếu như nói “Anh chàng kia thật khốn nạn” thì ngay lập tức người nghe sẽ hiểu đối tượng được nói đến là loại đáng khinh, chứ không phải đang gặp cảnh khốn cùng.
Hay “nghèo” cũng là một từ mà nghĩa gốc bị mất. “Nghèo” trước đây được dùng với nghĩa “nguy hiểm, quẫn bách” và từ đồng nghĩa với “nghèo” hiện nay là “ngặt”.
Ví dụ: Trong Quốc âm thi tập - bản của Trần Văn Giáp có nói:
"Lòng người tựa mặt ai ai khác
Sự thế bằng cờ bước bước nghèo"
Hai câu này vốn chỉ sự thay đổi ở con người và thế sự, khiến cho người nói cảm thấy khó khăn, nguy hiểm. Từ “nghèo” ở đây không thể hiểu với nghĩa là thiếu thốn về mặt vật chất, bởi như vậy câu thơ thứ hai sẽ không có nghĩa. Nghĩa “nghèo” cũ nay chỉ còn trong những từ như “hiểm nghèo”, “ngặt nghèo” mà thôi.
Có lẽ chưa bao giờ các bạn nghĩ “phản động” theo nghĩa tốt. Thế nhưng trước thời 1945, từ này hoàn toàn không mang nghĩa tiêu cực. “Phản” có nghĩa là “chống lại”, “động” có nghĩa là “không đứng yên”, “phản động” trước kia được sử dụng với nghĩa “động tác phản ứng lại”.
Ví dụ:
“Sự phản động đầu tiên của chính phủ trước sự tăng giá toàn thể là quy định cho mỗi hóa vật một giá tối cao”. (Đỗ Đức Dục - Tạp chí Thanh Nghị - 1942).
Hiện nay, nếu tra từ điển Tiếng Việt, “phản động” được định nghĩa như sau: Có tư tưởng, lời nói hoặc hành động chống lại cách mạng, chống lại trào lưu tiến bộ. Trên thực tế, từ này đã bị “chết nghĩa” (không thể có nghĩa khác) nên hiện tại chúng ta đã bỏ cách dùng theo nghĩa gốc.
Địa lý cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nghĩa của từ. Có những từ ở vùng này không có nghĩa gì xấu nhưng khi dùng rộng rãi, hay dùng ở vùng khác thì lại có nghĩa xấu.
“Ả” ở vùng Nghệ Tĩnh chỉ một người con gái bình thường. Thậm chí Nguyễn Du cũng dùng từ này với nghĩa hoàn toàn bình thường trong câu “Đầu lòng hai ả tố nga”.
Nhưng hiện tại, trong tiếng nói phổ thông và đặc biệt vùng Bắc Bộ, “Ả” đồng nghĩa với không đứng đắn, sai trái, và thậm chí liên quan đến pháp luật (Từ “Ả” được dùng để chỉ tội phạm nữ trong báo chí pháp luật).
Hay như “Cả” là một từ không xuất hiện ở vùng Nam Bộ, bởi đây là từ phạm húy, một trong những tội rất nặng trong thời phong kiến.
Theo bài “Tị Húy trong sinh hoạt của người Việt Nam của Phạm Văn Bân” thì: “Khi bị Pháp chiếm làm thuộc địa, cơ quan cai trị ở mỗi xã miền Nam được gọi là Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả”.
Thế nên gọi “Cả” để chỉ người anh/chị lớn trong nhà rất dễ bị kị húy, và bởi vậy, người Nam Bộ thay “Cả” bằng “Hai” và có: anh Hai, chị Hai, bà Hai,…
Vậy đấy, đây là một trong những bài đầu tiên người viết muốn giới thiệu đến độc giả những khía cạnh thú vị của “từ” và “nghĩa của từ” trong tiếng Việt.
Đây là một phạm trù rất rộng nên chỉ dám trích lục một phần nhỏ và đơn giản để diễn giải. Trong những bài viết tới, người viết sẽ đề cập kỹ hơn đến thổ ngữ (cách dùng địa phương) - một trong những khía cạnh rất thú vị khác của ngôn ngữ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
*Bài viết trên đây là dựa trên quan điểm và sự nghiên cứu của riêng tác giả, các tài liệu tham khảo gồm có:
- Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á của Viện Ngôn Ngữ Học
- Từ hội học - Giáo trình Việt Ngữ của Đỗ Hữu Châu
- Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh, Từ Điển Hán Việt của Nguyễn Lân
7 câu thành ngữ tục ngữ ai cũng quen dùng nhưng toàn bị sai
Đó là những câu nói rất quen thuộc nhưng đã bị "tam sao thất bản" theo thời gian khiến nhiều người nhầm lẫn.
Thành ngữ - tục ngữ vốn là những câu nói rất quen thuộc được nhiều người trong chúng ta sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, rất nhiều câu đã bị "tam sao thất bản" qua thời gian, và lâu dần chúng ta đã quen miệng dùng mà không hề hay biết.
Bạn không tin ư? Hãy cùng xem qua chùm tranh vui dưới đây để kiểm chứng điều này:
Bạn thường dùng sai bao nhiêu câu trong danh sách trên đây? Hay bạn có muốn bổ sung thêm câu nào nữa không? Hãy comment ở dưới để chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Bạn không tin ư? Hãy cùng xem qua chùm tranh vui dưới đây để kiểm chứng điều này:
Bạn thường dùng sai bao nhiêu câu trong danh sách trên đây? Hay bạn có muốn bổ sung thêm câu nào nữa không? Hãy comment ở dưới để chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Hoặc bạn cũng có thể tham gia viết bài về mảng "Văn hóa ngôn ngữ" bằng cách gửi thư đến khampha@kenh14.vn.
Tài liệu tham khảo: 101 Mẩu chuyện về chữ nghĩa