Những bí kíp sinh tồn này sẽ giúp bạn kiếm đồ ăn nếu không may một ngày lạc vào rừng sâu mà không biết ngày trở ra.
Nếu một ngày không may lạc vào chốn "rừng thiêng nước độc" mà không biết ngày trở ra, bạn sẽ phải làm gì để sống sót?
Việc đầu tiên hẳn là bạn phải tìm ngay nguồn nước bởi chúng ta sẽ không thể sống sót quá 3 ngày nếu thiếu nước mà.
Nhiệm vụ tiếp theo sẽ là truy tìm thực phẩm. Các bạn có thể hái một số loại hoa quả dại, nhưng rõ ràng việc ăn quả dại trong rừng có thể khiến bạn trúng độc bất kỳ lúc nào.
Vậy phải làm sao để có thể kiếm kìm thức ăn, thực phẩm chín? 4 bí kíp sinh tồn dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
1. Đặt bẫy thòng lọng để săn sóc, thỏ
Muốn tóm được con mồi, việc đầu tiên đó là bạn hãy chọn một khu vực phù hợp để đặt bẫy. Địa điểm gần một thân cây nhỏ có thể uốn cong được cho là thuận lợi nhất. Sau đó, bạn hãy chọn một khúc cây có đủ độ dai để tạo thành khung cọc như trong hình dưới đây.
Tổng cộng, chiếc bẫy sẽ gồm 3 bộ phận: khung cọc, một chiếc cọc nhọn và một chiếc que.
Tiếp theo, hãy thắt dây thành thòng lọng như thế này. Đầu dây còn lại thì buộc vào đầu thân cây cong nhé.
Cuốn phần thân dây qua một thanh gỗ nhỏ, rồi luồn vào khung, sau đó lấy que chặn lại như hình dưới.
Và đây là kết quả. Loại bẫy này sẽ rất phù hợp để săn các loài thú nhỏ như sóc, thỏ.
Bất cứ thứ gì chạm nhẹ vào thanh gỗ sẽ bị kẹt luôn trong thòng lọng
2. Bẫy sập đá giúp "hạ gục" những con mồi lớn hơn
Kiểu bẫy thứ 2 sẽ giúp bạn bẫy được những con mồi lớn hơn, nếu may mắn, bạn có thể thu về một chú lợn cắp nách cũng nên đó. Đầu tiên, bạn chuẩn bị 3 que gỗ có chiều dài như trên.
Lưu ý, trên mỗi que gỗ lại có một đặc điểm khác nhau:
Thanh gỗ ngắn nhất - bạn hãy chú ý hướng cọc và hướng vết khắc trên thân
Đặt thanh gỗ dài hơn vào theo hình chữ thập
Và ta có một bộ khung như sau:
Đây là một cấu trúc rất vững chắc, cho phép cả 3 thanh gỗ chịu được một lực tương đối lớn, thậm chí là cả một hòn đá tảng. Chỉ cần con mồi đi qua, chạm nhẹ vào thanh gỗ thôi cũng đủ khiến chúng "sập bẫy" rồi.
3. Bẫy thòng lọng kép
Loại bẫy này gần giống loại bẫy đầu tiên nên chúng ta cũng cần chọn một khu vực tương tự: gần một thân cây có thể uốn cong.
Tiếp theo, chúng ta cần chuẩn bị một chiếc cọc nhọn như hình dưới.
Kế đó, bạn hãy chuẩn bị một đoạn dây dài, thắt thòng lọng hai đầu rồi nối bằng một que gỗ.
Nối đoạn dây vào thân cây uốn cong rồi gài vào cọc gỗ như hình dưới.
Với cấu trúc này, bất kỳ sinh vật nào vướng phải một bên thòng lọng sẽ... dính chưởng ngay tức thì.
4. Bẫy bắt cá từ vỏ chai nhựa
Đầu tiên, bạn hãy cắt vỏ chai nhựa ra như hình dưới. Sau đó đục lỗ rồi xỏ dây qua.
Cắt vỏ chai rồi nhét vào trong thân như thế này, cá sẽ chỉ có thể chui vào mà không thể chui ra.
Luồn và buộc dây quanh thân chai
Sau đó chỉ cần thả vào một ít mồi nhử, ta có thể bẫy được một vài chú cá nhỏ.
Nguồn: Viral Thread, Mr Gear Channel
Có tin được không: Quá nửa cây cối trên Trái đất đang bị đặt tên sai
Bạn có cho rằng, một trong những bí mật đáng xấu hổ nhất của khoa học vừa được tiết lộ.
Một nghiên cứu mới đây từ ĐH Oxford (Anh) và Vườn Hoàng gia Botanic vừa phát hiện ra bí mật được xem là "đáng xấu hổ nhất" của khoa học. Đó là: quá nửa số cây cối trên Trái đất đang bị đặt tên sai.
Cụ thể, các chuyên gia đã kiểm tra 4.500 mẫu cây gừng châu Phi thuộc họ Aframomum, từ 40 khu vực trên 21 quốc gia khác nhau, sau đó so sánh với một bản chuyên khảo các loài thực vật được tổng hợp mới nhất. Và kết quả là có tới 58% các mẫu vật đã bị xác định sai, hoặc bị đặt những cái tên khá lỗi thời.
Thậm chí, các chuyên gia còn phát hiện ra có những mẫu vật từ cùng một loài cây được đặt tên khác nhau. Cụ thể, khi kiểm tra 21.075 mẫu thực vật thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại các khu rừng mưa nhiệt đới châu Á, có tới 29% loài được đặt tên khác nhau chỉ vì khác biệt về địa lý.
Sự sai lệch này cũng có trong các bản lưu trữ trực tuyến. Trong 560 cái tên của 49.500 mẫu vật thuộc chi Ipomea - một chi của khoai lang - tỉ lệ đặt sai tên là 4/10. Ngoài ra, tỉ lệ mẫu vật không xác định được tên là 1/7.
Theo Zoe Goodwin từ ĐH Oxford: "Phát hiện này có thể gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến việc sử dụng các dữ liệu đang được lưu trữ. Trong hàng thập kỷ qua, rất nhiều loài đã bị đặt sai tên, xác định nhầm loài".
Không chỉ vậy, các chuyên gia còn lo ngại rằng việc đặt tên sai có thể nghiêm trọng hơn đối với các loài côn trùng và hoa.
Một trong những nguyên nhân được đưa ra cho sự nhầm lẫn này, đó là do số lượng các loài thực vật được tìm ra đã tăng quá nhanh, khiến việc tra cứu, đánh giá và đặt tên trở nên khó khăn hơn.
Tiến sĩ Robert Scotland từ Đh Oxford còn cảnh báo: "Việc đặt sai nhầm tên sẽ khiến toàn bộ dữ liệu lưu trữ trở nên vô giá trị, vì nó không đúng với thực tế diễn ra ngoài thiên nhiên".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.
Cụ thể, các chuyên gia đã kiểm tra 4.500 mẫu cây gừng châu Phi thuộc họ Aframomum, từ 40 khu vực trên 21 quốc gia khác nhau, sau đó so sánh với một bản chuyên khảo các loài thực vật được tổng hợp mới nhất. Và kết quả là có tới 58% các mẫu vật đã bị xác định sai, hoặc bị đặt những cái tên khá lỗi thời.
Thậm chí, các chuyên gia còn phát hiện ra có những mẫu vật từ cùng một loài cây được đặt tên khác nhau. Cụ thể, khi kiểm tra 21.075 mẫu thực vật thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại các khu rừng mưa nhiệt đới châu Á, có tới 29% loài được đặt tên khác nhau chỉ vì khác biệt về địa lý.
Sự sai lệch này cũng có trong các bản lưu trữ trực tuyến. Trong 560 cái tên của 49.500 mẫu vật thuộc chi Ipomea - một chi của khoai lang - tỉ lệ đặt sai tên là 4/10. Ngoài ra, tỉ lệ mẫu vật không xác định được tên là 1/7.
Theo Zoe Goodwin từ ĐH Oxford: "Phát hiện này có thể gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến việc sử dụng các dữ liệu đang được lưu trữ. Trong hàng thập kỷ qua, rất nhiều loài đã bị đặt sai tên, xác định nhầm loài".
Không chỉ vậy, các chuyên gia còn lo ngại rằng việc đặt tên sai có thể nghiêm trọng hơn đối với các loài côn trùng và hoa.
Các loài côn trùng cũng có thể đang chung số phận
Một trong những nguyên nhân được đưa ra cho sự nhầm lẫn này, đó là do số lượng các loài thực vật được tìm ra đã tăng quá nhanh, khiến việc tra cứu, đánh giá và đặt tên trở nên khó khăn hơn.
Tiến sĩ Robert Scotland từ Đh Oxford còn cảnh báo: "Việc đặt sai nhầm tên sẽ khiến toàn bộ dữ liệu lưu trữ trở nên vô giá trị, vì nó không đúng với thực tế diễn ra ngoài thiên nhiên".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.
Nguồn: Independent