Cây huyết dụ được dùng làm thuốc sẽ khiến bạn liên tưởng đến các chứng bệnh về máu, nhưng còn có một câu chuyện rất ý nghĩa lý giải nguồn gốc cái tên này.
Huyết dụ (Cordyline terminalis Kunth var.ferrea Bak.) thuộc họ huyết dụ (Dracaenaceae), có tên khác là huyết dụ lá đỏ, thiết thụ, phất dũ; người Tày gọi là chổng đeng, tên Thái là co trướng lậu, tên Dao là quyền diên ái. Cây có nguồn gốc nhiệt đới được người dân trồng nhiều làm cây cảnh đồng thời cũng được dùng làm cây thuốc.
Có hai loại cây huyết dụ, loại lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc, nhưng loại hai mặt đỏ tốt hơn.
Về loài cây thuốc có màu sắc kì lạ này, người dân lưu truyền câu chuyện như sau:
Ngày xưa, có một người chuyên nghề giết lợn. Nhà anh ta ở cạnh một ngôi chùa. Hằng ngày, cứ mờ sáng, hễ nghe tiếng chuông chùa là anh ta thức dậy mổ lợn. Một hôm, sư cụ lên chùa nằm mộng thấy một người đàn bà dắt 5 đứa con đến xin cứu mạng và xin sư cụ đánh chuông vào sáng hôm sau chậm hơn ngày thường.
Sư cụ thực hiện đúng lời thỉnh cầu, nên người đồ tể ngủ quên, dậy muộn quá, không kịp thịt lợn nữa. Liền sau đó, anh ta thấy con lợn mình mua chiều qua định giết thịt sáng nay đẻ được 5 lợn con.
Anh ta đi qua chùa được nghe sư cụ kể chuyện về giấc mộng, hối hận vì lâu nay bàn tay mình vấy máu, liền chạy về nhà cầm con dao bầu rồi sang giữa sân chùa, cắm dao thề rằng xin giải nghệ từ nay. Về sau, con dao hóa thành một loại cây có lá màu đỏ như máu, nhọn như lưỡi dao bầu và được người đời đặt tên là cây huyết dụ.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá huyết dụ được dùng làm thuốc cầm máu chữa rong huyết, băng huyết (không được dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi còn sót rau), xích bạch đới, thổ huyết, lỵ ra máu, đái ra máu, ho ra máu, sốt xuất huyết.
Liều dùng hằng ngày: 16-30g lá tươi hoặc 8-16g lá phơi khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
– Chữa rong kinh, băng huyết: Lá huyết dụ 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Hoặc lá huyết dụ 20g, cành tía tô 10g, hoa cau đực 10g, tóc một nhúm (đốt thành than). Trộn đều, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.
– Chữa đái ra máu: Lá huyết dụ 20g, rễ cây ráng, lá lấu, lá cây muối, lá tiết dê, mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống.
– Chữa ho ra máu: Lá huyết dụ 10g, rễ rẻ quạt 8g, trắc bách diệp sao đen 4g, lá thài lài tía 4g, phơi khô, sắc uống làm hai lần trong ngày.
– Chữa kiết lỵ ra máu: Lá huyết dụ 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 ngày.
– Chữa xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết: Lá huyết dụ để tươi 30g, trắc bá sao đen 20g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống.
– Chữa bạch đới, khí hư: Lá huyết dụ tươi 30g, lá thuốc bỏng 20g, bạch đồng nữ 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo thegioicaythuoc
Mùa hè cho thêm những thứ sau vào ly nước, vừa sạch độc tố lại ngừa ung thư
Mùa hè đến, uống đủ nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách cho thêm một số loại thực phẩm vào ly nước thì sẽ càng giúp tăng cường khả năng giải độc.
Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn có một ly nước bổ ích. Hãy cùng tham khảo nhé!
1. Nước + muối ăn
Bắt đầu buổi sáng bằng việc uống 1 ly nước muối nhạt, có thể thúc đẩy nhu động đường ruột, giúp đại tiện dễ dàng.
Sát khuẩn răng miệng
Muối ăn có tác dụng diệt khuẩn rất hiệu quả. Uống 1 ly nước muối nhạt vào buổi sáng khi vừa thức dậy, có thể sát khuẩn răng miệng, bảo vệ sức khỏe răng miệng, hơn nữa lại có thể hỗ trợ thúc đẩy nhu động đường ruột, giúp nhuận tràng và đại tiện dễ dàng.
Tuy nhiên, nếu đang có vấn đề cao huyết áp thì không nên uống nước muối nhạt, vì nó sẽ làm cho bệnh cao huyết áp nặng hơn.
Giảm mệt mỏi
Nước muối có công hiệu rất tốt cho sức khỏe con người, khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi bạn hãy uống một chút nước muối nhạt nhé. Nước muối hỗ trợ bổ sung chất điện giải, loại bỏ các triệu chứng mệt mỏi, giúp cơ thể bạn khôi phục tràn đầy năng lượng.
Hỗ trợ giúp bạn ngủ ngon
Uống nước pha chút mật ong vào buổi tối rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người thường xuyên bị mất ngủ vào ban đêm, không ngủ được đúng giờ, nếu vậy bạn hãy uống 1 ly nước pha mật ong. Loại nước này có thể giúp bạn điều chỉnh huyết áp, nước sẽ điều chỉnh huyết áp của bạn về đúng mức tiêu chuẩn thông thường, từ đó giúp bạn đạt được hiệu quả an thần ngủ ngon.
Thúc đẩy nhu động đường ruột, phòng chống táo bón
Nước mật ong có tác dụng giúp giải độc rất tốt, uống nước mật ong, có thể giúp bạn “đánh thức” các lợi khuẩn có ích trong đường ruột, cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, từ đó quét sạch các loại độc tố trong cơ thể một cách hiệu quả.
3. Nước + kỷ tử
Bảo vệ gan
Thành phần polysaccharides chứa trong hạt kỷ tử có tác dụng bảo vệ gan rất tốt, nó có thể giúp giảm alanine aminotransferase huyết thanh, thúc đẩy việc phục hồi các tổn thương ở gan, giúp các chức năng gan hoạt động bình thường.
Giúp sáng mắt
Uống nước pha với kỷ tử có tác dụng rất tốt cho mắt vì trong đó có chứa hàm lượng zeaxanthin rất phong phú, được mô tả là cao nhất so với các hoa quả khác.
Zeaxanthin tích tụ ở võng mạc, có thể làm giảm sự kích thích tia cực tím, bảo vệ và giúp thần kinh thị giác không bị tổn thương, nên có vai trò rất tốt trong việc hồi phục thị lực.
Chống lão hóa
Kỷ tử giúp chống lão hóa rất hiệu quả nhờ vào các hạot chất chống lão hóa phong phú như: polysaccharides, carotene, vitamin E, selenium và flavonoid… Khi cho kỷ tử vào nước, những chất dinh dưỡng này đều sẽ hòa tan trong nước, và sẽ được hấp thu hết vào cơ thể
4. Nước + chanh
Chanh rất giàu các loại vitamin và chất khoáng, sẽ giúp bạn có làm đẹp da, đồng thời có thể ngăn chặn và loại bỏ sắc tố da, có tác dụng làm trắng da. Kali có trong nước chanh có tác dụng kiểm soát huyết áp cao trong khi vitamin C giúp hạ thấp cholesterol và ngăn ngừa sự đông máu trong các mạch máu.
Chanh có đặc tính chống oxi hóa giúp loại bỏ các chất độc có hại và giữ cho máu luôn tinh khiết. Nó cũng ngăn ngừa bệnh đột quỵ, đau tim và các vấn đề nghiêm trọng về tim khác.
Tuy nhiên những người có axit dạ dày quá cao hoặc những người bị viêm loét dạ dày nên thận trọng khi dùng nước chanh, không nên lạm dụng.
Ngoài ra, có 2 điểm cần lưu ý khi bạn muốn nước chanh, đó là:
- Không nên dùng nước nóng để pha chế nước chanh, vì như vậy sẽ làm nhiều chất quý, bao gồm các vitamin bị phá hủy.
- Không nên dùng nhiều đường khi pha nước chanh vì nhiều nghiên cứu hiện đại đã xác nhận đường tinh luyện tác động không tốt đến sức khỏe.
Mặc dù bạn uống nước hằng ngày, nhưng chưa hẳn đã làm đúng. Hãy thử và chia sẻ với bạn bè những bí quyết này nhé!
Theo Daikynguyenvn