Nhiều khi, không phải người khác coi thường bạn, gây khó dễ cho bạn, mà là do bạn quá tệ, khiến người ta không hài lòng. Vậy nên, thái độ của người khác chính là tấm gương phản chiếu chính bản thân bạn.
Một người địa chủ giàu có gặp một người nghèo, người địa chủ nói với người nghèo: “Ta đây có tiền, tại sao ngươi không tôn trọng ta?”.
Người nghèo trả lời: “Ông có tiền thì có quan hệ gì đến tôi? Vì sao tôi phải tôn trọng ông?”
Người địa chủ nói: “Ta chia một nửa tài sản của mình cho ngươi, thì ngươi sẽ tôn trọng ta chứ?”.
Người nghèo trả lời: “Ông chia cho tôi một nửa tài sản, tôi và ông sẽ như nhau, vì sao tôi phải tôn trọng ông?”.
Người địa chủ nói: “Vậy ta cho người toàn bộ tài sản thì sao?”.
Người nghèo nói: “Vậy thì tôi lại càng không tôn trọng ông, bởi vì tôi là người giàu có, còn ông là kẻ nghèo khổ”.
Đây mặc dù là một truyện cười, nhưng lại giúp chúng ta hiểu ra một đạo lý: Nếu bạn muốn được người khác tôn trọng, thì phải có những thứ khiến người khác tín phục. Đó chính là phẩm đức, tình cảm, ý chí, những kỹ năng và năng lực có được qua sự rèn giũa hàng ngày.
Hàn Tín, đại danh tướng của nhà Hán trước khi thành danh, từng lang thang ở đầu đường xó chợ, cũng từng muốn tự tử để kết thúc cuộc đời nhàm chán vô vị của mình. Một bà lão giặt vải ở bờ sông vì thương hại anh ta, nên mỗi ngày đều để dư ra một bát cơm mang đến cho anh ta ăn, cứ liên tục như vậy mấy chục ngày.
Hàn Tín ăn no xong, dõng dạc hùng hồn trở lại, nói với bà lão rằng, sau này nhất định sẽ báo đáp ân đức của bà. Bà lão vừa nghe xong, đột nhiên giận dữ nói: “Ta vì thương hại mới mang cơm cho ngươi ăn, đàn ông không tự nuôi nổi mình, mà lại nói đến báo đáp người khác ư!”. Những lời này đại ý là, nam tử hán đến tự lập còn không thể, mà lại còn vọng tưởng đến báo đáp người khác, quả là thật nực cười!
Những lời giáo huấn có thể nói là rất tuyệt tình từ một bà lão nghèo khổ ốm yếu, đối với một nam tử hán như Hàn Tín mà nói thì quả thực là nhục nhã vô cùng. Nhưng mà, đây cũng chính là một cái gậy cảnh tỉnh, lôi Hàn Tín ra khỏi sự hoang mang tuyệt vọng, khiến anh ta bắt đầu có nguyện ý mãnh liệt, muốn thay đổi hiện trạng của mình.
Tư tưởng gia Lữ Khôn đời nhà Minh từng nói:
“Nghèo không có gì phải hổ thẹn, điều đáng xấu hổ là nghèo mà vô chí”.
Nếu là một người thiếu ý chí, thì chỉ là khoe khoang khoác lác, không có thực lực thật sự, đến mình cũng không tự lo nổi, thì sao có thể nói đến chuyện có thể làm gì cho người khác.
Nhiều khi, không phải người khác coi thường bạn, gây khó dễ cho bạn, mà là do bạn quá tệ, khiến người ta không hài lòng.
Hàn Tín là nhờ thái độ của bà lão, mà mới vực dậy được tinh thần, nỗ lực phấn đấu, gian nan khổ luyện, kết quả đã trở thành đại tướng quân nhà Hán với công danh hiển hách, và cuối cùng đã báo đáp được ân đức của bà lão.
Chúng ta thấy rằng ông ta thật may mắn, nếu bà lão chỉ ôn nhu hiền thục, nói với Hàn Tín những câu thật nhẹ nhàng như “Ngươi cần phải làm việc”, “ngươi cần phải cố gắng” v.v.., thì chưa chắc Hàn Tín có thể tìm được mục tiêu của cuộc đời và bắt tay vào thực hiện nó nhanh đến vậy?
Người làm việc không suôn sẻ thường rất mẫn cảm, luôn để ý đến thái độ người khác đối với mình, thường vì vậy mà suy tính thiệt hơn. Trong thực tế, có nhiều lúc chúng ta sẽ gặp những người mà không mấy thân thiện với mình. Vậy điều tốt nhất chúng ta nên làm, chính là: Kiểm soát lại toàn bộ những cảm xúc của mình, dọn bỏ hết tất cả nghi kỵ và ý nghĩ tiêu cực của bản thân, chỉ giữ lại những lời khuyên và sự khích lệ.
Bị người khác chê cười là điều không mấy dễ chịu, nhưng không thể tránh né. Vì thế biện pháp tốt nhất chính là tiêu hóa nó một cách hữu hiệu, biến nó trở thành một nguồn kích thích giúp bạn khai phá cục diện, xoay chuyển tình thế để bắt đầu cuộc hành trình mới.
Tiểu hòa thượng còn lại sau khi liên tục nghe thấy hai người này lên tiếng, cũng khẽ quát theo:“Hai cái người này, tại sao lại nói chuyện?”
Chuyện kể dân gian: Nói chuyện khiến người kinh ngạc
- Chỉ có ta không nói chuyện
Có bốn vị tiểu hòa thượng, người này người kia đều giao hẹn với nhau là sẽ cùng ngồi thiền trong bảy ngày liên tiếp. Ngoài ra vì để có thể chuyên tâm đả tọa, nội trong bảy ngày này đều cần phải im lặng không ai được mở miệng nói lời nào.
Từ sớm ngày đầu tiên, cả bốn vị hòa thượng đều tĩnh lặng chuyên tâm đả tọa. Khi trời bắt đầu sẩm tối, chiếc đèn dầu đặt trên bàn bị gió chiều muộn thổi thành ra lập lờ thoắt sáng thoắt tối, xem chừng ngọn đèn như muốn tắt ngấm.
Trong nhóm, tiểu hòa thượng lớn tuổi nhất nhẫn không nổi la lớn: “Cần nhanh chóng cho thêm dầu vào đèn dầu, nếu không đèn sẽ tắt ngấm bây giờ!”
Vị tiểu hòa thượng ngồi bên cạnh vị này, vừa mới nghe thấy tiếng hô hán bật ra, thì không lấy làm vui vẻ gì, nói với cậu ta rằng: “Không được nói chuyện à!”.
Lời của vị tiểu hòa thượng thứ 3 vừa mới nói xong, vị tiểu hòa thượng thứ 4 càng dương dương đắc ý hướng tới 3 người kia mà nói rằng: “Hi hi! Bây giờ chỉ còn chừa lại mỗi ta không mở miệng nói chuyện!” …..
- Có một số ở nhà, một số không ở nhà
Lưu Viên Ngoại giảng đạo lý cho người con trai tên A Viên, nói rằng: “Làm người trong nói chuyện, đầu óc đều cần linh hoạt một chút, như thế mới không làm chết ‘nói chuyện’, lại còn có thể làm cho ‘nói chuyện sống nữa.”
A Viên không hiểu ý tứ lời dạy bảo của phụ thân, càng tròn xoe mở to đôi mắt, hướng về phụ thân, thắc mắc hỏi: “Thưa cha, cái gì gọi là làm linh hoạt? Cái gì gọi là không được làm chết nói chuyện? Để cho nói chuyện sống gọi là cái gì ạ?”
Lưu Viên Ngoại thoáng nghĩ nghĩ, bèn đưa ra một ví dụ, giải thích cho con trai nghe: “Giả dụ như, có người hàng xóm đi vào trong nhà ta hỏi mượn đồ, con không thể nói thứ gì cũng có, hoặc cái gì cũng đều có thể mượn. Nhưng mà, con cũng không thể nói cái gì cũng không có, hoặc cái gì cũng không thể cho mượn. Mà nên cần nói rằng, có cái có, có cái không có. Giống như thế thì là không khiến “nói chuyện” chết đi, mà đã để cho “nói chuyện” sống.”
Cách ngày hôm sau, có một người khách đến trước nhà tìm Lưu Viên Ngoại, người khách gõ gõ cửa. A Viên nghe thấy tiếng gõ cửa, vội nhanh chân chạy ra mở cửa. Người khách vừa nhìn thấy A Viên, liền hỏi: “A Viên, lệnh tôn có ở nhà không?”
A Viên nhớ kỹ lời Lưu Viên Ngoại nhắc nhở, ra vẻ suy nghĩ mà thưa rằng: “Dạ, có thứ ở nhà, có thứ không ở nhà ạ!”
Người khách nghe xong, ngơ ngẩn chẳng hiểu gì, cả đến một câu cũng không nói không rằng.
Hôn nhân là một cách sống
Cảm hứng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc trường tồn từ lời dạy của một người cha
Một đám cưới lớn vừa được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản. Luke, một nghiên cứu sinh ngành đạo diễn sân khấu tại Đại học Nam California, và là thành viên của gia đình hoàng gia Anh, đã kết hôn với Dong Chengeng – một cô gái đến từ thảo nguyên Nội Mông.
Cha của cô dâu, Tiến sĩ Dong Jinyu, đã có một bài phát biểu sâu sắc trong lễ cưới được tổ chức vào tháng 7 năm 2015. Sau đây là một đoạn trích trong bài phát biểu của ông.
Đứng ở đây hôm nay, tôi có cảm xúc trái ngược về đám cưới của con gái mình. Một mặt, tôi vui mừng vì nó đã tìm được người đàn ông mà nó yêu và một bến đỗ tin cậy cho cuộc sống về sau, nhưng mặt khác, tôi cũng có một chút lo lắng cho tương lai của chúng.
Vì những lý do trên, tôi muốn chia sẻ quan điểm của mình về hôn nhân với con gái và con rể mình để chúng tham khảo.
Hôn nhân là một thực thể bao gồm hai các nhân bình đẳng và độc lập yêu thương nhau. Các yếu tố cốt lõi của một cuộc sống hôn nhân là hợp tác trong bốn khía cạnh sau:
Trước hết, đó là sự hợp tác ở khía cạnh vật chất; thứ hai là hợp tác ở khía cạnh tâm lý, là việc thực hiện các nhu cầu yêu thương và được yêu thương; thứ ba là hợp tác ở khía cạnh tinh thần và tâm linh, mang lại cảm giác thân thuộc; thứ tư là hợp tác trong khía cạnh xã hội, đó là trách nhiệm sinh sản và nuôi dưỡng con cái.
Chỉ khi cả hai hiểu rõ chức năng của hôn nhân, họ mới có có thể bên nhau tới đầu bạc răng long.
Tôi hy vọng con gái tôi sẽ luôn biết ơn chồng mình cho tất cả những gì người chồng đã làm cho mình. Tôi cũng mong muốn thái độ của mỗi người trong chúng đối với cuộc sống hôn nhân là: “Tôi có thể làm gì cho chồng/vợ mình” – thay vì đòi hỏi: “Anh ấy/cô ấy có thể làm gì cho mình?” Con gái yêu, đây là những kinh nghiệm sống quý báu mà cha đã học được từ ông bà.
Tôi mong con gái tôi sẽ luôn luôn nhớ rằng chỉ có cuộc sống hôn nhân của Luke mới thuộc về nó. Luke không phải là tài sản cá nhân của nó, và nó không thể độc chiếm anh ta. Nếu nó thực sự yêu anh ta, nó nên để anh ta tự do, tôn trọng sự lựa chọn của anh, và chấp nhận việc anh ta kết giao với những người khác.
Tôi cũng mong rằng Luke sẽ nhớ rằng anh ta nên tôn trọng vợ mình. Sau tất cả: “Tự do là giá trị cơ bản của nhân loại.”
Tôi hy vọng rằng sau khi kết hôn, cả hai đều có thể dành cho đối phương một khoảng trời riêng, tôn trọng cá tính độc lập và tự do ý chí của đối phương.
Hôn nhân là một mái trường để học tập suốt đời
Chengeng và Luke: Các con nên ghi nhớ những điểm chính nên học từ mái trường hôn nhân – thật sự coi nhau như người thầy của mình, hãy giữ thái độ bình tĩnh, và tham khảo ý kiến đối phương khi các con không thể hiểu được những gì người kia nói hoặc làm.
Hôn nhân là một vườn ươm
Các con yêu dấu: Khi một người đàn ông và một người phụ nữ đang yêu, họ sống trong niềm đam mê mạnh mẽ. Họ sẽ không để ý tới nhu cầu của mình trước tiên, và thay vào đó, họ sẽ cống hiến hết mình để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho đối phương. Họ xem việc của đối phương như là việc của chính họ, và ngược lại. Đây là một sự hòa hợp trọn vẹn.
Tuy nhiên, khi niềm đam mê dần mất đi, họ phải quay trở lại với thói quen hàng ngày với rất nhiều công việc gia đình, và sự khác biệt về tính cách, quan điểm về lợi ích cá nhân cũng sẽ dần dần xuất hiện.
Nếu hai bên không chú ý tu sửa bản thân, một cách vô tình họ rất có khả năng bị cuốn vào các cuộc xung đột về lợi ích cá nhân. Đó có thể là điểm khởi đầu để làm tổn thương lẫn nhau.
Vì vậy, để đảm bảo một cuộc hôn nhân lâu dài và hạnh phúc, một cặp vợ chồng phải tu dưỡng bản thân tốt. Thông qua tu dưỡng và trưởng thành, họ sẽ có thể loại bỏ tính ích kỷ – và đề cao tâm tính của họ. Bằng cách học hỏi và trưởng thành, họ có thể hiểu được ý nghĩa của tình yêu thực sự, sự khoan dung, lòng từ bi, sự cống hiến, thỏa hiệp và sự tha thứ.
Vì vậy, cha hy vọng cả Chengeng và Luke có thể bước chân vào con đường tu dưỡng và phát triển tâm linh ngay từ bây giờ.
Hôn nhân là một nơi thiêng liêng cho sự cống hiến
Lý do mà con người có thể tạo lập các nền văn minh trên trái đất là có một yếu tố cao quý – đó là tình yêu, thứ đang chảy trong huyết quản của chúng ta.
Một tình yêu thực sự là khi ai đó khiến bạn có thể hiến dâng hết mình không chút ích kỷ. Nó cũng biểu hiện rằng rằng bạn sẽ chấp nhận vô điều kiện đối phương; nó là một sự hiến dâng mà bạn sẽ không bao giờ đồi hỏi sự đáp lại; đó là sự tôn trọng mà mỗi người xem phía đối diện như một thực thể bình đẳng, luôn luôn nghĩ cho bên kia trước.
Hôn nhân là cuộc sống
Hôn nhân là một quá trình của cuộc sống, nó khởi đầu một hành trình thú vị của cuộc sống với một nửa còn lại của mình. Với tình bạn, sự hỗ trợ, chăm sóc và dịu dàng của người bạn đời, con sẽ không còn cô đơn trong cuộc sống.
Các con đã có để hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình cho nửa còn lại và sống một cuộc sống hạnh phúc mỗi ngày. Cha chân thành chúc Chengeng và Luke tất cả những gì tốt đẹp nhất khi bước vào hành trình của tình yêu đích thực, và không hối tiếc, để tạo ra một cuộc sống rực rỡ!
Cuối cùng, cha chúc các con có một đám cưới hạnh phúc !
Dong Jinyu