Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không cực kì nhạy và hiệu quả, sau 5 ngày sẽ trở lại khỏe mạnh. Mọi người hãy nhớ để lưu lại khi dùng vì rất tốt, bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.
1. Nguyên liệu bài thuốc chữa viêm phế quản:
– 10 lá trầu không (mua ở chợ)
– Mật ong nguyên chất (không nên dùng mật ong pha tạp sẽ làm giảm tác dụng)
– 100ml nước lọc đun sôi
– Dao, thớt, chầy, cối
2. Cách làm bài thuốc chữa viêm phế quản:
2. Cách làm bài thuốc chữa viêm phế quản:
Bước 1: Rửa sạch lá trầu không rồi để cho ráo nước. Dùng dao và thớt thái nhỏ, dùng cối và chầy giã nhuyễn lá trầu không vừa thái
Bước 2: Đun nước sôi rồi đổ ngập lá trầu không rồi ngâm lá trầu không trong nước khoảng 20 phút, không cần đậy nắp
Bước 3: Vớt lá trầu ra khỏi nước (chỉ lấy nước, bỏ phần lá đi), gạn sạch cặn sao cho phần nước lá trầu không không dính chút lá nào vì nước mới có tác dụng chữa bệnh. Các mẹ có thể dùng rây để lọc bỏ sạch nhất phần nước với phần lá trầu.
Bước 4: Cho vào 3-4 thìa café mật ong rồi khuấy đều lên với nhau
Các bước thực hiện bài thuốc chữa viêm phế quản và viêm tiểu phế quản bằng nước lá trầu không
3. Cách dùng bài thuốc chữa viêm phế quản:
– Một ngày mẹ cho bé uống đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, mỗi lần uống từ 5-10ml nước lá trầu không và mật ong sau bữa ăn 30 phút
– Có thể hâm nóng lại thuốc để bé uống cho đỡ lạnh cũng được
– Dùng khoảng 5 ngày là bé đã khỏi rồi, có bé còn khỏi nhanh hơn nữa.
Lưu ý của bài thuốc chữa viêm phế quản:– Các bé sơ sinh dưới 12 tháng thì các mẹ thay mật ong bằng đường phèn nhé, mật ong chỉ dùng được cho các bé trên 12 tháng thôi
– Nên uống thuốc vào 2 giờ cố định trong ngày không nên uống giờ lung tung, lúc nhớ lúc quên để bài thuốc đạt kết quả cao nhất. Khi con uống thuốc đúng giờ cũng sẽ khỏi nhanh hơn nhiều
– Bố mẹ cũng nên để ý đặt con ngủ thì đầu con phải cùng chiều với điều hòa, khi bé ngủ ngược chiều với điều hòa thì không khí lạnh sộc thẳng vào mũi con thì càng dễ mắc bệnh hô hấp hơn
– Khi bật quạt cũng vậy, tránh để gió sộc thẳng vào mũi con, tốt nhất nên đặt quạt ở trên đầu con
– Bật điều hòa khoảng 27 độ C trở lên, không nên bật quá lạnh. Khi đi ngủ bố mẹ cũng có thể đeo một chiếc khăn mỏng ở cổ cho con nhằm giữ ấm cổ họng.
T/H
Ung thư dạ dày phát triển thần tốc bởi thói quen này của nhiều người
Ung thư dạ dày hiện nay tỉ lệ người mắc rất cao. Các thói quen hàng ngày chúng ta thường mắc chính là nguyên nhân khiến ung thư dạ dày bùng phát.
Ung thư dạ dày là loại ung thư do tổn thương từ niêm mạc dạ dày, đứng đầu trong các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa. Hàng năm, ung thư dạ dày gây ra hơn 800.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới.
Ngoài việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích gây hại, các thói quen tưởng như vô hại thường ngày sau đây cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Cơm thừa
Đây chính là thói quen của rất nhiều nhà vì tiết kiệm nên hâm lại cơm nguội để ăn nhưng thực ra điều này không tốt cho dạ dày.
Nguyên nhân là do kho tin h bột được chứa trong cơm khi đung nóng từ 60 độ C trở lên sẽ bị chuyển hóa thành bột hồ. Bột hồ sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ảnh hưởng lớn đến dạ dà.
Nếu như thường xuyên sử dụng món cơm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày cho bạn so với những người không sử dụng.
Thịt chế biến sẵn
Các loại thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp… là các loại thức ăn tiện lợi và ngon miệng. Nhưng các nhà khoa học Thụy Điển đã chỉ ra rằng nếu thường xuyên ăn thịt chế biến sẵn sẽ có nguy cơ cao gây ung thư dạ dày.
Do có chứa nhiều nitrit – thành phần giúp duy trì màu và ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Thêm vào đó, các loại thịt chế biến sẵn thường có sử dụng nhiều chất bảo quản.
Ăn mặn
Ăn mặn là một thói quen gây hại cho sức khỏe của chúng ta hay mắc phải.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Quỹ Nghiên Cứu ung thư Thế Giới (WCRF- Anh), đưa ra con số rằng có tới 14% những ca mắc ung thư dạ dày liên quan tới thói quen ăn mặn.
Việc ăn mặn tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển. Đây là loại vi khuẩn gây ra 80% những trường hợp ung thư dạ dày.
Lười vận động
Việc lười vận động thể thao khiến các chất béo trong thức ăn không được chuyển hóa và sử dụng.
Các chất béo này tích tụ trong thành dạ dày gây ra đau dạ dày, viêm loét dạ dày, nặng hơn là xuất huyết hay viêm xung huyết dạ dày… đều là những bệnh tiền ung thư dạ dày.
Bỏ bữa sáng
Sau một giấc ngủ 8 tiếng, lượng thức ăn nạp vào cơ thể đã được tiêu hóa hết trong khi dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra dịch vị tiêu hóa.
Nếu bạn không “nạp năng lượng” vào bữa sáng, dịch vị tiết ra nhiều mà không được sử dụng sẽ gây ra đau dạ dày hoặc viêm niêm mạc dạ dày.
Đồng thời các chất cặn bã tích tụ trong dạ dày không có cơ hội đào thải ra ngoài, lâu ngày có thể kết lại thành sỏi và tăng nguy cơ ung thư.
Ăn đồ chiên rán thường xuyên
Các loại thực phẩm sẽ trở nên có hại nếu như được chế biến với các loại dầu mỡ đã bị dùng chiên rán nhiều lần. Ăn đồ chiên rán quá mức sẽ làm gia tăng lượng heterocyclic amines – một chất gây ung thư khi tích tụ với nồng độ cao.
Ngoài ra, khi bạn ăn nhanh và nhai không kĩ, thức ăn sẽ đi xuống dạ dày tạo nên các vết xước, làm tổn thương và gây viêm loét. Theo thời gian, chúng tích tụ lại gây biến chứng trở thành bệnh ung thư dạ dày.
Stress
Khi cơ thể căng thẳng, cơ thể tiết ra hai hóc môn: adrenalin và noradrenalin làm tăng nhịp tim và hô hấp.
Nếu tình trạng stress kéo dài hơn bình thường hoặc yếu tố stress quá mạnh, cơ thể sẽ huy động thêm cortisol để điều chỉnh các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Nhưng chính cortisol này lại là con dao hai lưỡi ngăn cản cơ thể tiết ra các yếu tố bảo vệ dạ dày.
Cortisol làm tăng axit HCl và pepsine, là nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dịch vị dạ dày thực quản, cũng như viêm loét dạ dày tá tràng hay nặng hơn là ung thư dạ dày.
Trần Thanh (t/h)