Cách đây hàng nghìn năm, cổ nhân đã biết chống chọi lại cái nắng nóng của mùa hè bằng nhiều phương pháp độc đáo. Ngày nay, khi nghiên cứu lại tài liệu cũ, người ta vẫn không khỏi thán phục trí tuệ của người xưa.
Mùa hè oi bức, ngồi phòng điều hoà, ăn đồ mát, kem tươi quả là lựa chọn tuyệt vời. Thế nhưng cách đây hàng nghìn năm, vào thời còn chưa có đồ điện, con người làm thế nào để giải nhiệt? Người xưa dù không có đồ điện nhưng lại có trí tuệ và sự sáng tạo khiến hậu thế phải kinh ngạc.
Vật dụng chống nóng quen thuộc nhất với chúng ta là chiếc quạt, với đầy đủ kiểu dáng chủng loại khác nhau. Những văn nhân nho nhã thời xưa cũng dùng quạt, nhưng là quạt giấy. Nữ giới thì dùng quạt lụa, còn thường dân thì có thể tiện tay lấy nón, mũ hoặc khăn tay mà quạt mát.
Những gia đình giàu sang, có điều kiện sẽ xây hầm chứa đá. Mùa đông người ta đi lấy đá trong núi sâu về tích trữ trong hầm, tới mùa hè mang ra cho vào chậu. Người hầu sẽ đứng bên cạnh quạt để hơi mát từ đá tỏa ra.
Có một số đại gia tộc giàu có hơn sẽ cho xây dựng những khuôn viên, vườn hoa ngay bên bờ hồ nước. Người ta cho trồng cây cối mát mẻ lại có lầu gác để nghỉ ngơi vào mùa hè, tận dụng hơi nước để giảm nhiệt nóng.
Vào thời nhà Đường người ta đã thiết kế ra những phòng lạnh để hạ nhiệt vào mùa hè. Thông thường phòng được xây ngay bên cạnh hồ nước, tận dụng phương thức tuần hoàn của nước để làm bánh xe có cánh quạt chuyển động. Nhờ đó khí mát của nước sẽ được đưa vào phòng.
Hoặc người ta có thể sử dụng một loại thiết bị để đưa nước lên mái nhà. Nước sẽ men theo mái hiên nhà mà chảy xuống dưới tạo thành rèm nước nhân tạo, làm cho phòng trở nên mát mẻ hơn. Kiểu phòng này vừa mát mẻ lại vừa sạch sẽ, chỉ có điều dân thường khó có điều kiện làm được.
Nhưng người dân thường cũng có vô vàn cách tạo ra bóng râm che mát, ví dụ lắp rèm, lắp mành trong sân, làm giường trúc, ghế trúc, đầu giường dùng đá, dùng ngọc để làm gối.
Từ rất sớm, vào thời nhà Chu (năm 256 TCN), người ta đã lập ra một bộ phận chuyên môn làm dịch vụ cung cấp “băng, đá”. Họ dùng một loại công cụ gọi là Giám Phẫu, lấy đá băng bỏ vào trong, sau đó đặt đồ ăn, hoa quả hoặc rượu vào để ướp lạnh.
Thông thường kích cỡ của những chiếc Giám Phẫu này rất lớn, ví dụ như chiếc Giám Phẫu Tăng Hầu Ất thời Chiến Quốc có chiều cao 63,2cm, nặng 170 kg, bán kính miệng là 63cm (Tăng Hầu Ất là Vương Hầu Tên Ất của nước Tăng thời Chiến Quốc).
Chiếc Giám Phẫu này được phát hiện ở ngôi mộ Tăng Hầu Ất, Hồ Bắc vào năm 1978. Trên chiếc giám có khắc 7 chữ, ghi lại những việc Tăng Hầu Ất đã làm. Đây cũng được cho là một trong những chiếc “tủ lạnh” đầu tiên của người Trung Quốc.
Vốn dĩ Giám Phẫu là một loại chậu lớn bằng đồng được người xưa dùng để đựng nước và đá. Bên ngoài là một cái “Giám”, có thể đựng được nước, đồ ăn, rượu. Ban đầu nó được làm bằng gốm sứ. Sau khi cho nước hay đá lạnh vào đó có thể nhìn thấy rõ hình ảnh nên còn dùng để soi gương. Sau này người ta mới thay đổi chuyển từ gốm sứ sang làm bằng đồng.
Ở bên trong là một dụng cụ có tên gọi là “Phẫu”, giống như một cái chĩnh. Giữa Giám và Phẫu có một khoảng hở rất lớn, vào mùa hè có thể cho đá vào khoảng trống đó, còn mùa đông thì cho nước nóng vào. Sau đó, người ta cho rượu hoặc đồ ăn vào trong Phẫu. Như vậy có thể hâm nóng hoặc ướp lạnh đồ ăn, rượu.
Bởi vậy ngoài việc dùng cả Giám Phẫu, vào mùa hè đôi khi người xưa chỉ dùng Giám như một dụng cụ chứa đá, sau đó cho thực phẩm và thức ăn vào trong đó để làm lạnh, lưu giữ độ tươi ngon của đồ ăn. Bởi vậy Giám Phẫu thời xưa cũng có chức năng giống như chiếc tủ lạnh của con người hiện đại ngày nay.
Đến triều đại nhà Thanh, loại “tủ lạnh” làm bằng gỗ để tích trữ băng đá từ thiên nhiên đã được sử dụng rộng rãi. Khi đó loại dụng cụ này được gọi là “Thùng băng”, “Thùng dương”, chính là cải biến từ Giám Phẫu của người cổ đại. Nó thường được làm bằng các loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ tử đàn, gỗ bách… Thùng có miệng rộng, đáy nhỏ, vẻ bề ngoài như hình cái phễu, mặt trên có một tấm gỗ dày làm nắp đậy, phần giữa có dây quấn bằng đồng, dưới có bốn chân để tránh bị ngấm nước.
Kiểu tủ lạnh này không những có vẻ bề ngoài đẹp mắt, mà còn thiết kế rất hợp lý, khoa học, hiệu quả lưu trữ đồ ăn rất tốt. Bên trong tủ thường lót chì hoặc thiếc, dẫn nhiệt tương đối kém để cách nhiệt. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng của băng, đá. Nước đá tan chảy cũng không làm hỏng lớp vỏ gỗ bên ngoài.
Thông thường tấm nắp đậy chia thành 2 khối, một khối gắn cố định trên miệng tủ, một khối khác có thể linh hoạt di chuyển. Khi sử dụng, người ta có thể dỡ khối nắp đó, cho đá vào trong, rồi để hoa quả và đồ ăn muốn ướp lạnh lên trên.
Ở dưới đáy tủ cũng có một cái lỗ có thể xả nước đá tan chảy ra bất cứ lúc nào, giúp cho tủ luôn được sạch sẽ. Ngoài ra cánh tủ cũng được điêu khắc chạm hình rồng cùng các lỗ thoáng để thông khí. Khi làm lạnh đồ ăn, khí lạnh trong tủ cũng đồng thời tỏa ra như một chiếc “điều hòa” giúp phòng trở nên mát mẻ hơn.
Giá thành để làm ra một cái tủ như vậy rất cao nên thông thường nó chỉ được sử dụng trong hoàng cung hoặc những gia đình giàu có. Bởi vậy những di vật lưu lại tới ngày nay là rất hiếm.
Vào thời nhà Đường, người ta còn sáng tạo ra một thiết bị tương tự như điều hòa của chúng ta ngày nay, tất nhiên kết cấu của nó hoàn toàn khác hẳn.
Vào thời ấy, các hoàng đế đã cho xây dựng một cung điện chuyên dùng để tránh nóng vào mùa hè. Trong cung điện này lắp một loại thiết bị chuyển động tự động. Loại thiết bị này áp dụng phương pháp tuần hoàn của nước, bánh xe cánh quạt chuyển động sẽ sinh ra gió, từ đó mang khí lạnh vào trong cung điện.
Đồng thời, người ta cũng dùng một thiết bị đưa nước lên tới mái nhà, để nước chảy men theo tường tạo hơi mát. Đây chính là loại thiết bị tự làm lạnh tận dụng hơi nước mà những bộ óc giàu sáng tạo của người xưa đã chế tác ra.
Ngày nay, ở một số ngôi nhà cổ của các thương nhân giàu có ở Giang Nam, người ta vẫn có thể nhìn thấy những căn phòng có điều hòa kiểu như thế. Ở một số nước châu Phi, trong điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt và cái nóng luôn lên tới 50 độ C, người ta cũng có một cách bảo quản thực phẩm không kém phần độc đáo.
Họ chế tạo một thiết bị gọi là Zeer Pot, gồm 2 chiếc chậu làm bằng đất nung xếp lồng vào nhau, ở giữa có 1 lớp cát ướt. Người ta tính toán rằng, nếu đặt Zeer Pot trong một môi trường cực khô có độ ẩm không khí rất thấp và có 1 luồng gió nhẹ thổi qua chậu liên tục, thì khoảng không chứa thức ăn bên trong Zeer Pot có thể hạ xuống tới mức gần 6 độ C, trong khi ngăn bảo quản thức ăn của tủ lạnh hiện nay là 4 độ C.
Tất nhiên đó là ở điều kiện lý tưởng, khi môi trường xung quanh chỉ khoảng dưới 20 độ C. Dù vậy, ở điều kiện thông thường, những người nông dân vẫn có thể bảo quản rau tươi suốt cả tuần không bị héo úa. Trong khi với nhiệt độ khoảng 40 độ C, rau sẽ rũ ra chỉ sau nửa ngày.
Trí tuệ của người xưa vẫn khiến con người hiện đại đi từ hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Những người mang thiên kiến cho rằng trình độ công nghệ của người xưa là lạc hậu, khi đối diện với những hiện tượng như trên thường không biết nói năng ra sao. Khoa học cổ đại thực sự đã rất phát triển. Có những điều con người hiện đại thực sự mãi vẫn không thể lý giải nổi vậy!
Kiên Định
Nỗi oan thấu trời xanh: Tại sao cô gái đẹp chết mà cả vùng gặp tai ương?
“Cảm thiên động địa Đậu Nga oan” (nỗi oan của Đậu Nga cảm động cả đất trời) lấy nguyên mẫu từ vụ án lịch sử “thiên cổ kỳ oan” của nàng Chu Thanh, sống ở vùng Đông Hải thời nhà Hán. Bởi ảnh hưởng chấn động vào thời bấy giờ, nên vụ án này được ghi chép trong “Liệt nữ truyện”, về sau trở thành nguồn cảm hứng cho Quan Hán Khanh viết nên kiệt tác này.
Chuyện kể về nàng Đậu Nga, người ở vùng Sở Châu sống vào thời nhà Nguyên. Nàng được người đời ca ngợi là người con có hiếu, từng phải bán mình để có tiền chữa bệnh cho cha; rồi sau về nhà chồng lại là con dâu thảo, hết lòng phụng dưỡng mẹ già.
Nhưng bi kịch của nàng cũng bắt đầu từ đây…
Theo tập tục “xung hỷ” của người Trung Hoa, người ta tin rằng cưới vợ cho con trai đang lâm bệnh nặng sẽ giúp bệnh tình được thuyên giảm. Bởi vậy mà Đậu Nga dẫu còn nhỏ tuổi nhưng vẫn được Thái Bà mua về làm con dâu. Thế nhưng chưa đầy 2 năm, cậu con trai của Thái Bà qua đời, trong nhà chỉ còn lại Đậu Nga và bà góa họ Thái sống nương tựa vào nhau.
Tấm lòng thơm thảo của nàng thì cả vùng Sở Châu không ai không hay biết. Nhưng cuộc đời lắm nỗi can qua, nàng bị cha con nhà họ Trương vu oan tội giết người. Tri phủ Sở Châu đã bức cung để bắt nàng nhận tội. Đậu Nga dẫu bị đánh chết đi sống lại vẫn một mực kêu oan. Vì biết nàng rất hiếu thuận với mẹ chồng, tên tham quan lại đem Thái Bà ra đánh đập trước mặt nàng. Đậu Nga thương Thái Bà tuổi cao sức yếu, không thể chịu đựng nổi cực hình, nên đành chịu nỗi oan mà nhận tội.
Thiện ác nếu không báo, càn khôn tất vị tư!
Nàng Đậu Nga hàm oan bị giải ra pháp trường. Trước lúc hành hình, nàng ngửa mặt lên trời than rằng:
“Xin hãy ban cho tôi một mảnh lụa trắng dài ba thước treo lên một cây sào cao trăm thước. Nếu tôi bị oan, thì một giọt máu nóng cũng không rơi xuống đất mà sẽ bắn lên trên dải lụa trắng kia; Nếu tôi bị oan, thì trời sẽ giáng tuyết dày ba thước đắp lên thi thể tôi; Và nếu như tôi bị oan, sau khi tôi chết đi, vùng Sở Châu này sẽ hạn hán trong suốt 3 năm liền”.
Tham quan phủ Sở Châu lắc đầu lia lịa, chế giễu: “Thật là ngu muội! Hoang đường!”, lòng nghĩ thầm: “Mùa hè tháng 6 oi bức như thế này sao lại có tuyết rơi được chứ? Xưa nay người ta chỉ thấy máu chảy xuống đất, ta lại muốn xem thử máu bay lên trời thế nào đây?”. Thế là ông lệnh cho treo một dải lụa trắng dài ba thước lên cây sào cao.
Có câu nói rằng: “Thiện ác nếu không báo, càn khôn tất vị tư!” Khi tên đao phủ vừa vung đao xuống, dòng máu của Đậu Nga như một kỳ tích đã bắn lên dải lụa treo giữa không trung, ngay cả một giọt cũng không rơi xuống đất. Sau đó, quả nhiên lời thề thứ hai cũng ứng nghiệm: trời nổi gió lớn, rồi tuyết rơi giữa tháng 6 mùa hè. Trong suốt 3 năm sau đó, cả vùng Sở Châu cũng lâm vào hạn hán, hoa màu khô héo, người dân trong vùng đều biết rằng nỗi oan của Đậu Nga đã thấu tận trời xanh.
Cha của Đậu Nga đáp: “Các ông đã biết rõ Đậu Nga bị oan, vậy mà không thể nói lời công đạo, đó gọi là bất nghĩa. Còn có những người hùa theo tham quan mà miệt thị người lương thiện, đó gọi là bất nhân. Trời cao có mắt, không có tai bay vạ gió, thiên tai nhân họa chính là để trừng trị những kẻ bất nhân bất nghĩa vậy!”Nhiều năm sau, khi cha của Đậu Nga đã thi đỗ bảng vàng, vinh quang hiển hách, ông trở về Sở Châu phúc thẩm lại vụ án và trừng trị những ác nhân phạm tội. Bà con đầu làng cuối xóm lũ lượt kéo đến thăm hỏi cha nàng và nói: “Từ đầu chúng tôi đã biết Đậu Nga bị oan, chỉ vì sợ quyền thế của tên tham quan đó mà đành ôm hận chứ không dám nói ra. Nhưng mà chúng tôi không hề hãm hại Đậu Nga, cớ sao lại phải chịu nạn hạn hán trong suốt 3 năm này chứ?”.
Chọn lựa Thiện – Ác quyết định phúc họa đời người
Kỳ thực, câu chuyện “Đậu Nga oan” là lời cảnh tỉnh thế nhân rằng: Con người sống trên đời cần phải phân định rõ thị phi, giữ vững chính nghĩa, biết lên tiếng cho lẽ phải, công bằng. Bởi lựa chọn Thiện hay Ác, đứng về Chính hay Tà, đều sẽ quyết định vận mệnh và tương lai mỗi người.
Vậy vì sao ranh giới giữa Thiện và Ác lại quan trọng đến thế? Bởi tấm lòng thiện lương cũng giống như một ngọn đèn thắp sáng thế gian này. Nếu mỗi người không thể giữ vững ngọn đèn chính nghĩa trong tâm, thì chẳng phải thế giới sẽ chìm ngập trong bóng tối hay sao? Và nếu như quả thật thế giới này toàn một màu đen tối, thì cái ác sẽ có nơi để ngự trị, để dung túng, và càng thêm phát tác hay sao!
Ranh giới giữa Thiện và Ác rất mong manh, nhưng lại quyết định sự khác biệt của mỗi người. Giống như trong câu chuyện trên đây, người dân Sở Châu dẫu không hành ác, không hại người, họ có thể tưởng rằng mình không phạm tội và không phải là người xấu. Nhưng khi thấy người tốt bị vu oan giá hoại, họ lại chọn cách im lặng, vì để giữ an toàn cho bản thân mà không dám nói lời chính nghĩa. Chỉ một ý một niệm này thôi đã đủ để phân loại Thiện – Ác trong tâm mỗi người. Không thể đứng về phía Thiện thì chẳng phải là Ác hay sao?
Người tốt, ấy là giữa thế sự đảo điên, giữa nhân tâm suy đồi, đạo đức đang trượt dốc mỗi ngày, họ vẫn sẵn sàng đối mặt với cái ác để cất tiếng nói cho những người không thể nói…Bởi vậy, không phải cứ ăn chay niệm Phật, cứ lên chùa cúng bái, cứ bố thí tiền tài, cứ giúp người giúp đời sẽ là thiện lương. Mà thiện lương chân chính là vào giờ phút then chốt họ có thể đứng về phía lẽ phải hay không; vào giờ phút then chốt họ có dám xả thân vì chính nghĩa hay không; đối mặt với những sự việc đại thiện đại ác, ví dụ như bức hại các Phật tử, đàn áp Phật giáo Tây Tạng, hay mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công khiến cả thế giới kinh hoàng phẫn nộ, họ có dám lên tiếng bảo vệ cho những người vô tội hay không.
Người tốt, ấy là đối diện với lời gièm pha chế nhạo của người đời, đối diện với cuộc khủng bố đỏ chà đạp lên đức tin và tín ngưỡng, họ vẫn âm thầm đi khắp thôn cùng ngõ hẻm, nói lên sự thật để thức tỉnh lương tri, bảo vệ người vô tội…
Người tốt, ấy là khi bị đe dọa đến tính mạng hay bị chà đạp lên nhân phẩm, họ vẫn bảo vệ đức tin của mình, kiên định làm người tốt cho đến hơi thở cuối cùng…
Và tất cả những điều ấy cũng chính là những gì mà Martin Luther King từng nhắn nhủ với chúng ta:
“Kẻ hèn nhát hỏi: Có an toàn không?
Kẻ cơ hội hỏi: Có khôn khéo không?
Kẻ kiêu căng hỏi: Có được tiếng tăm gì không?
Nhưng kẻ có lương tâm hỏi: Có là lẽ phải không?
Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, cũng không được tiếng tăm nào cả, nhưng ta phải chọn nó, bởi vì đó là lẽ phải.”
_Martin Luther King, Jr., 1967_
Kẻ cơ hội hỏi: Có khôn khéo không?
Kẻ kiêu căng hỏi: Có được tiếng tăm gì không?
Nhưng kẻ có lương tâm hỏi: Có là lẽ phải không?
Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, cũng không được tiếng tăm nào cả, nhưng ta phải chọn nó, bởi vì đó là lẽ phải.”
_Martin Luther King, Jr., 1967_
“Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi sự im lặng của những người tốt” – Albert Einstein.
Theo Tinh Hoa
Hồng Liên
Hồng Liên