Theo một kết quả nghiên cứu trên 135.000 người của bệnh viện đa khoa Massachusetts Hoa Kỳ và Đại học Harvard cho thấy, trong các nhân tố dẫn tới ung thư, tỷ lệ các nhân tố về cách sống như ăn uống, hút thuốc, vận động chiếm tới 20 % – 40%.
Chúng tôi đã làm một bảng tóm tắt, về sự liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh và điều trị khỏi của ung thư với 10 thứ dưới đây, bạn nhất định cần chú ý:
1. Đường
Vượt quá 25gram là rất nguy hiểm
Ads by AdAsia
Chế độ ăn uống nhiều đường có liên quan tới bệnh ung thư.
Một số người nói rằng, đường sẽ “nuôi dưỡng” tế bào ung thư, mặc dù điều này không hoàn toàn chính xác, nhưng chế độ ăn uống nhiều đường thực sự có liên quan tới bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đường làm tăng nguy cơ ung thư cũng như tắc mức độ di căn của ung thư.
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo: Nên khống chế lượng đường hấp thu hằng ngày vào cơ thể trong khoảng 50 gram, tốt nhất không nên vượt quá 25 gram.
2. Đồ nóng
65oC là nhiệt độ của ung thư (ung thư thực quản, ung thư hậu môn trực tràng)
Một nghiên cứu mới cho thấy, uống những thực phẩm nóng ở nhiệt độ 65 độ trở lên( như café, chè..) có thể dẫn tới ung thư thực quản.
Người châu Á rất coi trọng việc “ ăn nóng” trong ăn uống, nhưng theo một nghiên cứu mới được công bố của tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế, ăn những thức ăn với nhiệt độ 65 độ trở lên ( như uống café, chè…) có thể dẫn tới ung thư thực quản.
Theo kết quả các nghiên cứu về bệnh học, những người Triều Châu (Trung Quốc) thích uống các loại trà đạo, cháo nóng, đều là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản, ung thư hậu môn trực tràng.
Nguyên nhân là bởi vì, những loại thực phẩm quá nóng này sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, ăn các thực phẩm có độ nóng cao trong thời gian dài, niêm mạc sẽ bị tổn thương mãn tính, dẫn tới viêm nhiễm mãn tính, từ đó tăng cường khả năng gây ung thư.
3. Bệnh lười
Có rất nhiều người lười nấu cơm, thích ăn các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích, còn có người có thói quen ăn ở ngoài, như vậy sẽ dễ dẫn tới hấp thu quá nhiều lượng dầu mỡ và muối cho phép theo tiêu chuẩn, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư. Làm nóng lại cơm và thức ăn thừa của bữa trước lại để ăn là thói quen của rất nhiều người, nhưng trong thức ăn thừa thường có chứa chất nitrit có nguy cơ dẫn tới ung thư cao.
Ăn cơm nên ăn đúng giờ, đúng lượng, ăn các loại thực phẩm tươi sống, cố gắng đừng nên ăn các loại cơm và thức ăn còn thừa từ bữa trước. Ngoài ra, lười vận động cũng tăng thêm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
4. Thịt chế biến
Những thực phẩm như cá khô, nước mắm, thịt xông khói, xúc xích có hương vị rất đặc biệt, nhưng những thực phẩm này thường chứa rất nhiều nitrat, có thể được chuyển đổi thành nitrit trong dạ dày, sau đó kết hợp với thức ăn thành amino nitrit, là chất có thể dẫn tới ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, đại tràng, tuyến tụy…tăng cao.
Ăn thịt xông khói và các loại thịt chế biến khác làm tăng nguy cơ ung thư ở vùng bụng (chẳng hạn như ung thư đại trực tràng)
Mỗi ngày hấp thụ 50 gram các loại thịt đã qua chế biến, sẽ tăng thêm 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư vùng bụng. Những loại thịt này đều sử dụng phương pháp ngâm tẩm ướp. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên cố gắng ăn các loại thức ăn, thực phẩm hoa quả tươi, giảm ăn các loại thực phẩm gia công chế biến tẩm ướp.
5. Mặn
Muối là một loại gia vị “ nguy hiểm” nhất, ăn mặn quá sẽ dẫn tới tổn thương mãn tính tới phần bảo vệ của niêm mạc dạ dày, lâu dần sẽ làm tăng tính nhạy cảm với chất gây ung thư, dẫn đến ung thư dạ dày.
Số bệnh nhân tử vong vì ung thư ở Mỹ một năm là 575.000 người, ở Nhật khoảng 365.000 người. Nếu tính trên tỉ lệ số người tử vong do ung thư là 100.000 người, thì Nhật cao gấp 1.6 lần so với Mỹ, điều này có liên quan tới thói quen ăn mặn của người Nhật.
Những người ăn mặn, có thể ăn nhiều các loại hoa quả có chứa vitamin C, vitamin C có thể giúp ngăn chặn sự tổng hợp của các hợp chất gây ung thư từ muối.
6. Đồ nướng
Mùa hè mọi người thường thích ăn đồ nướng, theo kết quả của một nghiên cứu đã phát hiện thường xuyên ăn các loại đồ nướng như thịt bò, vịt nướng, thịt cừu nướng và các loại thịt xông khói, dễ dẫn tới bị ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
Trong quá trình chế biến các loại thịt xông khói sẽ sản sinh ra một lượng rất lớn các aren, benzopyrene là một trong các aren gây ung thư mạnh mẽ trong số đó, nó sẽ dẫn tới đột biến tế bào, gây ung thư, vì vậy bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm xông khói.
7. Dầu
Theo các nghiên cứu gần đây, ăn các loại thực phẩm mỡ, nhiều chất béo, và các loại thực phẩm chứa hàm lượng calo cao đều là nhân tố nguy hại dẫn tới các loại ung thư đặc biệt là ung thư đại tràng.
Các món ăn chiên, ví dụ như quẩy, bánh rán, đậu phụ chiên, trong quá trình chiên xào đều sinh ra rất nhiều các aren .
Ngoài ra, các loại thực phẩm chiên chứa nhiều dầu mỡ, ví dụ như quẩy, bánh rán, đậu phụ chiên, trong quá trình chế biến sẽ sản sinh ra rất nhiều aren, đặc biệt là sử dụng các loại dầu mỡ tái đi tái lại nhiều lần, chất gây ung thư cũng càng nhiều.
Nên hạn chế ăn đồ ăn chiên xào, thường xuyên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm với tỉ lệ chất béo cần thiết để cân bằng, dùng các chất béo có lợi để chuyển hóa những axit béo và các chất dầu mỡ !
8. Rượu
Dù chỉ một ly rượu vang mỗi ngày cũng có thể tăng nguy cơ ung thư
Theo kết quả một báo cáo mới nhất của Mỹ, những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa có liên quan tới mức độ uống rượu.
Uống nhiều rượu có liên quan mật thiết tới bệnh ung thư gan, những người thường xuyên uống bia rượu và các loại đồ uống có chứa cồn, tỉ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao. Các tổ chức y tế khuyến cáo
9. Nấm mốc
Mọi người đều không cố ý ăn các loại thực phẩm đã bị mốc. Nhưng các loại ngũ cốc như lạc, ngô, gạo, thóc đều dễ bị ẩm dẫn tới nấm mốc, có khi không dễ phát hiện ra, đặc biệt là các món ăn nguội vào mùa hè, có những lúc bị mốc mà mắt thường không nhận ra được.
Các loại thực phẩm dễ bị ẩm như lạc, ngô, gạo, lúa dễ bị mốc
Những loại thực phẩm như thế này, rất có thể chứa các độc tố gây ung thư, đây là một trọng những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao nhất, có liên quan cực kỳ mật thiết tới bệnh ung thư gan.
10. Khói thuốc lá
Hút thuốc gây ung thư là điều đã được thế giới công nhận, ngoài ra, khói nấu đồ ăn cũng có thể gây bệnh. Khi nấu nướng, những người nội trợ thường áp dụng các phương pháp như chiên, xào, dùng nhiệt độ cao để làm món ăn, nhưng mọi người không biết rằng, những phương pháp nấu ăn này dễ sinh ra nhiều khói dầu, trong các loại khói đó có các ankan có nguy cơ dẫn tới ung thư cao, và các chất hít vào tương tự như PM2.5 này, không những ảnh hưởng tới da, còn dẫn tới nguy cơ mắc ung thư phổi.
Khi khói thức ăn nhiều hãy nhớ mở cửa sổ, bật quạt hút mùi, cố gắng sử dụng chế độ ăn uống xanh không khói dầu để bảo vệ môi trường.
Mười điều trên, hầu như mỗi người đều đang tự thực hiện một cách vô thức, mặc dù không thể tránh khỏi hết, nhưng các bạn hãy hạn chế hết mức.
Cho đến nay, ung thư vẫn là một mối đe dọa đến cuộc sống của con người, là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các loại bệnh. Ung thư giống như một hạt giống, cơ thể chúng ta cũng giống như đất. Hạt có thể nảy mầm, phát triển, phụ thuộc hoàn toàn vào đất. Do đó, chúng ta cần tích cực cải thiện sức khỏe, phòng ngừa cho tốt, để ung thư không có đất để phát triển!
Theo Tri thức trẻ
Tăng nguy cơ béo phì và bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ do ăn quá nhiều sữa chua
Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia dinh dưỡng ở Anh đã chỉ ra, hầu hết các sản phẩm sữa chua đã qua chế biến đều chứa hàm lượng đường cao, có thể làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ.
Nghiên cứu mới này cho thấy, sữa chua không hoàn toàn tốt như chúng ta vẫn tưởng.
Theo Telegraph, các nhà khoa học của trường Đại học Leeds và Đại học Surrey, đã phân tích 921 loại sữa chua hiện có tại các siêu thị của Anh.
Kết quả, chỉ có 2 trong số 101 sản phẩm sữa chua được phân loại chứa ít đường bao gồm sữa chua tự nhiên (sản xuất kiểu truyền thống và không bỏ thêm đường) và sữa chua Hy Lạp. Trung bình 100 g sản phẩm chỉ chứa gần 5 g đường (chủ yếu là đường lactose tự nhiên có trong các sản phẩm sữa).
Hầu như các sản phẩm sữa chua hiện nay đều có hàm lượng đường cao, thậm chí nhiều hơn cả nước ngọt có ga. Thực tế, sữa chua có đường phổ biến chứa tới 16,4 g trong mỗi 100 g sản phẩm; Các loại sữa chua hữu cơ (organic) với 13,1 g; nhóm sữa chua ít đường cho trẻ em cũng chứa 10,8 g. Trong khi đó, hàm lượng đường trong 100 ml nước ngọt C loại nhiều đường nhất chỉ chứa 10,6 g đường.
Tiến sĩ Barbara Fielding, Đại học Surrey, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, một chế độ ăn nhiều đường bổ sung làm tăng nguy cơ béo phì và các vấn đề răng miệng. Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng hơn vì chúng tiêu thụ nhiều sữa chua. NHS khuyến cáo, trẻ từ 4-6 tuổi không nên tiêu thụ quá 19 g đường mỗi ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng Clarissa Lenherr cho biết, sữa chua đã qua chế biến có khả năng làm tăng lượng đường trong máu, nhưng lại cung cấp ít năng lượng, nên tạo cảm giác thèm ăn, nhanh đói. Do đó, mọi người nên cảnh giác với các loại sữa chua có hương vị trái cây vì có thể chứa một lượng đường đáng kể. Ngoài ra, bạn không nên ăn các sản phẩm chứa thành phần dưới các tên gọi khác của đường như dextrose, maltose, mạch nha…
Tiến sĩ Barbara Fielding khuyến cáo, sữa chua là nguồn cung cấp protein, canxi, i-ốt và vitamin B12… dồi dào, vì vậy bạn không nên ngừng ăn sữa chua hoàn toàn. Bạn nên chọn các loại sữa chua nguyên chất không đường, và thêm toping bằng các loại trái cây tươi.
Theo Telegraph