Nếu biết kết hợp chọn thực phẩm có lợi trong bữa ăn hằng ngày sẽ trì hoản được sự lão hóa.
• Người cao tuổi nên ăn tất cả những món ưa thích và ngon miệng, miễn là với lượng không gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa.
• Khẩu phần hàng ngày càng đa dạng càng tốt, càng ít thực phẩm công nghệ càng hay.
• Chắc chắn uống đủ nước trong ngày bằng cách chú trọng các món cung cấp nước như rau trái, món canh…, thay vì uống nước vì nhiều người già thường chỉ uống khi khát.
• Đừng nấu cho người cao tuổi các món ăn tuy bổ dưỡng về thành phần nhưng với khẩu vị nuốt không vô !. Đừng quên cảm giác ngon miệng là đòn bẩy cho sức kháng bệnh.
• Không nhất thiết phải cữ muối tuyệt đối nếu không có y lệnh của thầy thuốc trong giai đoạn bệnh tim mạch cấp tính.
• Không nên thiếu món ngọt nếu thực khách chưa bị bệnh tiểu đường.
• Luôn luôn có rau quả tươi trong khẩu phần.
• Nên có nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ngày ba bữa đúng giờ.
• Một ly rượu vang cho mỗi bữa ăn là điều nên làm.
• Chỉ tránh các món ăn gây dị ứng, món chiên xào nếu đã có bệnh trên đường tiêu hóa như viêm đại trường mãn, viêm ruột dị ứng, trĩ…
• Có bữa cơm gia đình cùng con cháu thay vì ăn riêng trong buồn tẻ như người bệnh nặng.
• Vận động nhẹ trước và sau bữa ăn.
Con cháu nếu biết thương ông bà đừng quên là các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là: người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai.
Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi của cơ thể người cao tuổi mỗi lần ngã bệnh.
Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Ăn bao nhiêu thịt trong một ngày là đủ?
Ăn thịt quá nhiều là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như: Béo phì, gan, tim mạch...
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; nồng độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy... Vì thế, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, chế độ ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh tim mạch.
Bệnh tiểu đường: Chế độ ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt lẫn nhiều mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp II. Bởi vì các axít béo dư thừa trong máu và triglycerid ức chế hoạt động của insulin, điều này dẫn đến kết quả xét nghiệm lượng insulin trong máu vẫn bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng bị cao. Nếu sửa chữa sai lầm này bằng cách chuyển sang chế độ ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axít béo cũng về mức an toàn.
Chế độ ăn nhiều thịt có thể làm dễ mắc một số bệnh do cách ăn không đúng theo khoa học.
Bệnh thận: Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp trên 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của chế độ ăn thịt rất độc hại đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải loại các chất này còn cố được, nhưng khi đã cao tuổi, thận của chúng ta đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc hiệu quả, nên tất yếu dẫn đến bệnh tật.
Bệnh gút: Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.
Béo phì: Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do chế độ ăn quá dư thừa năng lượng calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta dễ lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.
Bệnh gan: Chức năng của gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng chế độ ăn nhiều thịt và mỡ động vật sẽ làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.
Bệnh ung thư: Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín thịt. Nhưng dù nấu chín thịt thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh… cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt gia súc ra thị trường. Người tiêu dùng vì không mắt thấy tai nghe, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày là vừa?
Tốt nhất 1 tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần ăn tương đương từ 100 – 150gam, tùy vào cân nặng và mức độ béo của bạn để tăng hoặc giảm một cách phù hợp
Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng khuyến cáo, người bình thường nên ăn không quá 300 - 500g thịt đỏ (bao gồm bò, lợn, bê…) mỗi tuần. Tốt nhất 1 tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần ăn tương đương từ 100 – 150g, tùy vào cân nặng và mức độ béo của bạn để tăng hoặc giảm một cách phù hợp. Tốt nhất là nên ăn luộc hoặc hầm, hạn chế chiên, nướng…
Lưu ý khi ăn các loại thịt
Tốt nhất là nên ăn luộc hoặc hầm, hạn chế chiên, nướng…
Thịt lợn chỉ nên ăn 3 lần/tuần. Không kết hợp thịt bò với thịt lợn, gan dê với đậu tương vì chúng tương khắc lẫn nhau.
Thịt bò giàu calo, protein, dinh dưỡng nhưng đừng kết hợp chung với hải sản, thịt lợn hay đậu nành hoặc trà khi ăn.
Thịt gà và các loại thịt trắng chỉ nên ăn 3 lần/tuần, mỗi lần ăn không quá 150g. Khi ăn thịt gà không nên dùng chung với rau kinh giới, tỏi, hành sống, thịt hoặc gan chó.
Sống lâu nhờ ngón tay.
Nếu bị căng thẳng, bạn chỉ cần giữ ngón tay cái thật chặt và đếm đến 20 giây. Bạn bị rối loạn tiêu hóa cũng nên giữ ngón tay cái thật chặt vì ngón tay cái kết nối với lá lách và dạ dày.
Ngón tay trỏ
Có thể ngăn chặn sỏi thận và suy thận bằng cách giữ ngón tay trỏ trong một thời gian ngắn để cân bằng nước trong cơ thể.
Ngón tay giữa
Nếu bạn đang trải qua một cơn đau đầu, hãy nắm chặt ngón tay giữa. Mặt khác, bạn có thể điều trị bệnh liên quan đến gan, túi mật và bàng quang bằng cách giữ ngón tay ba lần trong ngày.
Ngón tay đeo nhẫn
Ngón tay này kết nối với phổi. Nắm chặt ngón tay đeo nhẫn có lợi cho các vấn đề về hô hấp.
Ngón tay út
Nắm chặt ngón tay út giúp làm dịu hệ thần kinh. Đồng thời, giúp ngăn ngừa bệnh về tim mạch.
Lòng bàn tay
Đậu phọng......
Đậu phộng rất giàu axít béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành.
Đậu phộng là thực phẩm phổ biến khắp thế giới. Không chỉ bùi, ngậy và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, đậu phộng còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người ăn kiêng và đau tim...
Đậu phộng còn được gọi là đậu phụng hay lạc. Tên khoa học Arachis hypogaea, thuộc họ Đậu.
Đậu phộng là loài cây thân thảo cao từ 30 - 50cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1 - 7cm và rộng 1 - 3cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2 - 4cm.
Theo Đông y, các bộ phận của đậu phộng dùng làm thuốc rất quý là cây, lá, củ, nhân và màng bọc ngoài của nhân, dầu lạc... chúng có những tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm và chữa được một số căn bệnh như: thai phụ bị phù, loét dạ dày và hành tá tràng...
Giàu năng lượng: đậu phộng là nguồn cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Điểm đáng chú ý là không cần lo ngại về cân nặng khi nhâm nhi loại hạt này vì nó không chứa nhiều tinh bột và chất béo so với các loại hạt khác.
Chống oxy hóa: đậu phộng chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa polyphenol, chủ yếu là hợp chất acid p-coumaric. Đậu phộng rang sẽ giúp tăng hàm lượng acid p-coumaric, qua đó đẩy hàm lượng chất chống oxy hóa tăng lên 22%. Theo báo The Times of India dẫn thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, đậu phộng rang chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn cả táo, cà rốt. Đậu phộng còn chứa vitamin E, một loại chất chống oxy hóa giúp giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư cũng như bệnh tim.
Chống suy giảm trí nhớ: hàm lượng cao niacin trong đậu phộng giúp phục hồi các tổn hại ở tế bào, đồng thời có tác dụng chống alzheimer (mất trí nhớ) và các vấn đề về suy giảm nhận thức liên quan tới tuổi già.
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim: nhiều nghiên cứu cho biết lạc có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đậu phộng rất giàu chất béo không bão hòa đơn, và chất chống oxy hóa như axít oleic. Những người thường xuyên ăn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng, có thể hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh tim mạch 35%. Đặc biệt là phụ nữ, phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn đậu phộng có thể giảm tỉ lệ mắc bệnh mạch vành. Hãy ăn đậu phộng hoặc các thực vật họ đậu khác ít nhất bốn lần 1 tuần để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch vành.
Hỗ trợ tuần hoàn máu: một phần tư chén đậu phộng (khoảng 30g) có thể cung cấp 35% lượng mangan cần thiết cho cơ thể. Mangan là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo và carbonhydrate, sự hấp thụ canxi và quy định lượng đường trong máu.
Đậu phộng chứa resveratrol bioflavonoid. Loại bioflavonoid này giúp cải thiện dòng máu lên não khoảng 30%, qua đó giảm nguy cơ đột quỵ.
Là nguồn phong phú chất sắt, đậu phộng có tác dụng cải thiện chức năng của các tế bào máu.
Kiểm soát cholesterol: đậu phộng rất giàu axít béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành. Những hạt đậu phộng tự nhiên thơm ngon nên được đưa vào kế hoạch chế độ ăn uống hàng ngày. Đậu phộng không có muối rất tốt cho động mạch. 1/4 chén đậu phộng chứa lượng chất béo không bão hòa tương đương 1 muỗng dầu ô-liu. Chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol trong máu.
Giúp giảm lượng đường trong máu: bệnh nhân gặp vấn đề về bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng đậu phộng như một món ăn thân thiện. Đậu phộng giàu nguồn mangan, giúp hấp thụ chất béo, do đó điều tiết lượng đường trong máu. Tuy nhiên không nên lạm dụng.
Giảm nguy cơ sỏi mật: đậu phộng ở dạng hạt hoặc bơ đậu phộng tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi túi mật trong cơ thể. Nó cũng ngăn ngừa chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng túi mật và gan khác lên đến 25%.
Hiệu quả trong việc giảm trầm cảm: đậu phộng giàu tryptophan, giúp giải phóng một hóa chất đặc biệt làm giảm các dấu hiệu trầm cảm, giúp tâm trạng khởi sắc hơn. Khi nào bạn cảm thấy ảm đạm, chán nản, chỉ cần nhâm nhi vàihạt lạc, vừa thưởng thức được vị thơm bùi của đậu phộng, vừa làm tinh thần phấn chấn, sảng khoái hơn.
Có lợi cho tóc: nghiên cứu cho thấy đậu phộng rất giàu acid béo Omega 3, giúp thúc đẩy sự phát triển tóc khỏe mạnh. Đậu phộng giàu vitamin E, giúp giảm thiểu vấn đề thưa tóc ở phụ nữ.
Người mắc bệnh gút (gout): bệnh gút là một loại bệnh do một nhóm chất purine trao đổi, chuyển hóa rối loại gây ra, đậu phộng là thực phẩm có nhiều chất béo, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bài tiết axit uric trong khớp qua nước tiểu, làm nặng thêm bệnh tình. Vì vậy, người bị bệnh gout cấp tính tuyệt đối không được ăn đậu phộng. Nếu bệnh giảm, cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ thích hợp.
Người cắt bỏ túi mật: dịch mật có ý nghĩa rất quan trọng đối với hấp thụ và tiêu hóa chất béo. Sau khi ăn cơm, túi mật co bóp, dịch mật sẽ chảy vào 12 đốt của đường ruột để tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Thực phẩm giàu chất béo và protein có kích thích mạnh nhất đối với túi mật, làm cho dịch mật bài tiết ra nhiều. Những người sau khi cắt bỏ túi mật thì không thể tích trữ dịch mật, tất yếu ảnh hưởng đến tiêu hóa chất béo trong đậu phộng và trong các đồ chiên, nướng chứa nhiều dầu mỡ khác.
Những người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, bị độc dính máu cao không được ăn đậu phộng. Đặc biệt, đậu phộng mốc có chứa nhiều chất gây ung thư, gây ngộ độc nên khi sử dụng phải loại bỏ các hạt mốc, hỏng…
Lương y HOÀNG DUY TÂN