a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Hiểu cho đúng 2 chữ " Tùy duyên"

 


(bài đọc trên mạng nên chia sẻ)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”. Đó là câu cửa miệng của rất nhiều người nhưng hiểu được ý nghĩa sâu sắc thì lại không phải là chuyện đơn giản.
Kỳ thực, tùy duyên vốn không phải chuyện dễ làm. Phải là người có cảnh giới tư tưởng nhất định thì mới thật sự thấu hiểu và làm tốt điều này. Cái gọi là “tùy” ở đây không phải là tùy tiện hay tùy tùng (đi theo) mà chính là: Thuận theo tự nhiên, không oán hận, không nóng nảy, không cưỡng cầu.
Vậy thế nào là “duyên”?
Vạn sự, vạn vật trên đời này thảy đều liên quan với nhau ở một chữ “duyên”. Bất luận là nhân duyên, cơ duyên, thiện duyên đâu đâu cũng có, tồn tại mọi lúc. Nhưng tùy duyên cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Tận tâm hành thiện, không so đo kết quả, được mất, lấy thái độ tùy duyên mà đối diện với sự đời, đây chính là tùy duyên tích cực, vừa không cưỡng cầu lại có thể nắm giữ được cơ duyên.
Trái lại, lấy lý do tùy duyên mà không làm tròn bổn phận, phó thác cho số phận, không mong cầu tiến, vươn lên, trốn tránh việc khó thì chính là một dạng cực đoan. Tùy duyên lúc này trở thành cái cớ để người ta biếng lười, phó mặc.
Tùy duyên khác với tùy tiện. Tùy tiện là làm việc qua loa cho xong, được chăng hay chớ, không có nguyên tắc cũng chẳng có lập trường và không chịu trách nhiệm. Tùy duyên là thuận theo nhân duyên, nhìn thấu từ đó có được sự ung dung lạc quan và đứng ngoài được mất.
Có trong mình một tâm thái tùy duyên, bạn sẽ nhận ra rằng, bất kể bầu trời là mây đen mù mịt hay là rực rỡ ánh vàng, con đường đời dù là trắc trở, chông gai hay thênh thang muôn lối, thì trong lòng mình luôn có được cảm giác điềm tĩnh và bình yên.
Tùy duyên là chớ nên cưỡng cầu, nhưng cũng đừng quá buông xuôi, qua loa và cẩu thả. Hãy biết nắm bắt cơ hội, đối nhân xử thế thuận theo nhân duyên, ôm giữ trái tim từ bi, khoan dung và độ lượng. Đó mới chính là tùy duyên thật sự.
Xưa có một lão hòa thượng sống trong ngôi chùa cổ trên núi cao. Một ngày kia có vị khách ghé thăm chùa. Người khách biết lão hòa thượng đã tu hành đắc Đạo, bèn hỏi ông rằng: “Trước khi đắc Đạo, Ngài đã làm những gì?”.
Lão hòa thượng trả lời: “Ta chẻ củi, gánh nước, nấu cơm”.
Người khách hỏi: “Vậy sau khi đắc Đạo thì sao?”.
Lão hòa thượng nói: “Ta vẫn chẻ củi, gánh nước, nấu cơm”.
Người khách băn khoăn, lại hỏi: “Vậy cái gì gọi là đắc Đạo?”.
Lão hòa thượng ôn tồn trả lời: “Trước khi đắc Đạo, lúc chẻ củi thì nghĩ về gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ về nấu cơm, nấu cơm rồi lại lo ngày mai đi chẻ củi, gánh nước. Sau khi đắc Đạo, chẻ củi là chẻ củi, gánh nước là gánh nước, nấu cơm thì là nấu cơm”.
Như thế, nguyên do thực sự của mọi đau khổ, bi ai trên đời chính là do người ta không thể buông bỏ tâm phàm, không thể tùy duyên, tùy phận. Lão hòa thượng trước khi đắc Đạo thì chính là người thường mang nặng tâm phàm, làm gì cũng không thể tùy duyên hành sự, làm việc này lại nhớ việc kia, sống ở hôm nay mà tâm lại nghĩ tưởng ngày mai và quá khứ. Như vậy, chỉ khi đối xử với mọi chuyện một cách ung dung, tự tại, tùy duyên, người ta mới tìm được sự thanh thản đích thực trong tâm hồn.
Chuyện trên đời vốn chẳng bao giờ luôn thuận buồm, xuôi gió. Trời cao không phải ngày nào cũng quang đãng, tạnh mây. Cầu vồng chỉ xuất hiện sau cơn mưa lớn. Ngày vui, ngày buồn chính là đan xen đến với nhau. Đó chính là sự “tùy duyên” của đất trời, của vũ trụ này.
🍁 Hiểu được điều ấy thì bạn ắt là thản nhiên đối diện được với đời, gặp chuyện vui cũng không quá phấn khích, trước sự buồn cũng chẳng âu sầu, bi thương vậy.

Người có ĐỨC mới có PHÚC

Khí chất thực sự của một người không phải là vẻ ngoài đẹp đẽ, mà là sự phong phú nội tâm bên trong; điều quan trọng nhất của cuộc đời một người không phải là của cải, mà là phẩm hạnh! Người có đạo đức đi đến đâu cũng được kính trọng; người không có đạo đức đi đến đâu cũng bị ghét bỏ.

Người có đức ắt sẽ có phúc! Phúc đức của một người không chỉ ẩn chứa sự tu dưỡng , mà còn ẩn chứa phúc khí của đời người. Làm người phải chú ý đến đức hạnh của bản thân, mới là người có đức.

Làm người phải lương thiện, lương thiện là đức tính tốt đẹp nhất

Nếu được hỏi phẩm chất tốt đẹp nhất trên thế giới này là gì, tôi chắc chắn sẽ nói đó là lương thiện. Lương thiện mới là năng lượng tích cực trên thế gian, nó có thể gửi hơi ấm và làn gió xuân cho người khác, đồng thời khiến bản thân cảm thấy an tâm.

An tâm là phúc lớn nhất đời người, người ta sống cả đời chỉ cầu được an tâm. Thực ra, chọn lương thiện không phải vì người khác mà là cho chính mình, để xứng với lòng mình, để cho lương tâm mình trong sáng không hối hận.

Người ta nói người tốt bị người khác lừa dối, nhưng tôi nghĩ dù thế nào thì chúng ta cũng phải giữ lòng tốt, đừng vì người khác không thiện mà mất đi sự thiện lương trong con người. Lòng tốt không hề sai trái, nhưng lòng tốt phải có thước, có độ, có sự sắc sảo của nó.

Làm người phải chân thành, chân thành là phẩm chất tốt đẹp nhất

Dù người khác không chân thành, chúng ta cũng phải chân thành, xứng đáng với lương tâm của mình, xứng đáng với cách cư xử của mình. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng chỉ có đối xử chân thành với mọi người thì chúng ta mới có thể nhận lại được sự chân thành từ người khác.

Làm người phải giữ chứ tín, tín là nguyên tắc tốt nhất

Người không giữ lời hứa sẽ mất lòng tin của mọi người đối với mình, con đường trong tương lai chỉ càng ngày càng hẹp, vận may sau này cũng tiêu tan dần. Niềm tin một khi sử dụng hết sẽ mất đi, chỉ có giữ nguyên tắc của chính mình thì bạn mới có thể giữ được lòng tin trong thời gian dài.

Tín nhiệm thực ra là may mắn, bạn càng đáng tin cậy, càng được nhiều người tin tưởng thì bạn càng may mắn, vì vậy càng giữ chữ tín bạn càng may mắn. May mắn là phước lành, bạn có bao nhiêu may mắn, bạn sẽ có bấy nhiêu phúc lành!

Người có đức ắt sẽ có phúc, đức của người ẩn chứa trong việc làm của người đó.

Thật ra, chúng ta không nên coi làm người là một loại tri thức uyên thâm, chỉ cần bạn là con người chân chính nhất, tử tế, đối xử chân thành với người khác và giữ lời hứa, bạn sẽ là người có đức, có phúc!

Phúc đức của cuộc đời ẩn chứa trong đức hạnh của bạn, đức hạnh càng sâu thì phúc báo càng sâu. Tuy rằng không ai nhìn thấy tích đức, hành thiện tự có ông trời biết, càng làm việc thiện, càng tích đức, phúc đến, may mắn đến.

OrangeBooks

SỐNG MỘT CÁCH "THẦN THÁI" KHÔNG HỀ TỐN KÉM

Nhiều người trong số chúng ta chắc chắn có ít nhất một lần trong đời gặp một người phụ nữ khiến ta cảm thấy tôn trọng, ngưỡng mộ, mà thần thái của họ không phải toát lên từ trang phục đắt tiền hay xe hơi hạng sang mà họ đi. Ngược lại, chúng ta cũng sẽ từng gặp một người dù bề ngoài bóng bẩy, giàu có nhưng ta lại không "cảm" được thần thái của họ muốn thể hiện là gì.

Thần thái chính là toát ra từ nội tâm của một người. Dù bạn có chú trọng vẻ bề ngoài nhưng nội lực không có thì làm sao có được thần thái?

Bạn sẽ thấy phong thái của những người có tiền tài, địa vị, ngoại hình tự tin và thu hút hơn. Không phải ngẫu nhiên họ có được tài phú như thế, đó cũng chính là quá trình họ làm việc, tích lũy kiến thức, rèn luyện tài năng, trau dồi thể chất mà có được. Công sức ấy có thể giúp họ có được cái gọi là “thần thái” bên ngoài.

Nhưng những người không có may mắn về tiền tài, vẻ bề ngoài hay vật chất thì không hẳn là không thể có thần thái. Chẳng qua, chính bản thân họ ngộ nhận về sự yếu kém của chính mình, khiến họ không thể tự tin; và chính sự không tự tin đó khiến họ không dám đánh thức tiềm năng ẩn giấu bên trong. Kết quả là từ giọng nói, gương mặt, cử chỉ đều mất đi tự tin và thần thái, khiến người tiếp xúc với bạn cảm thấy rất nhàm chán.

Kỳ thực, thần thái thật sự chính là toát ra từ sâu thẳm con người bạn, chứ không phụ thuộc vào giá trị bên ngoài. Tiền tài địa vị chỉ là đòn bẩy để một người tự tin hơn chứ không phải là thần thái thật sự. Thần thái thật sự đến từ chính bên trong con người, đó chính là nhân cách, là tâm hồn và tri thức.

Những người không giàu sang mà bạn thấy họ vẫn toát lên sự thu hút, là bởi họ biết đầu tư của cải và công sức của mình vào nhưng tri thức, vào việc rèn luyện cách cư xử, ăn nói.

��Họ không dành nhiều tiền cho quần áo đắt tiền. Họ biết mua những bộ cánh phù hợp với mình và phối những món đồ cũ trong tủ của mình theo phong cách hoàn toàn mới.

��Họ không có nhiều tiền để liên tục mua quà tặng cho người này người để lấy lòng. Thay vào đó, họ dùng sự chân thành và tử tế để đối đãi những người xung quanh.

��Có thể họ không có khả năng tham gia những lớp học rèn luyện "thần thái", kỹ năng ứng xử chuyên nghiệp, nhưng họ biết mua những cuốn sách "đủ" để giúp mình tự trau dồi thần thái ngay tại nhà.

Nhiều người nghĩ rằng "đường tắt" của việc có thần thái là "đắp tiền" lên người mình. Thực ra, đó là kết quả của sự nỗ lực tích lũy kiến thức, rèn luyện, chiêm nghiệm những bài học cuộc sống để nuôi dưỡng và trau dồi cái "thần thái bên trong". Khi đó, dù bạn sống một cuộc đời giản đơn, mặc những bộ trang phục không quá nổi bật, phong thái của bạn vẫn sẽ khác biệt, thần thái của bạn sẽ tự toát ra,

Bắt đầu một cuộc sống đầy "thần thái" mà không tốn kém từ việc đọc cuốn sách hướng dẫn trau dồi thần thái ngay tại nhà này bạn nhé: http://bit.ly/madamechic3_tiki

#MadameChic_Ratthanthai_RatParis

#Bloombooks_camhungsong


Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa.

Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử?
Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi được.
Cây cối đâm chồi nảy lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.
Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường.. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp.
Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được..
Ðời người như giấc mộng. Người ngoại quốc cũng có câu: Life is too short. (cuộc đời quá ngắn) Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa.
Cũng ít ai sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi già. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn phiền, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng. Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái rụng, cái lung lay. Ði chơi xa thì không dám vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã kèm nhèm.
Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi hưởng thụ như người Âu Mỹ..
Suốt đời cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi.
Người xưa đã nói:
Một năm được mấy tháng xuân
Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa
Và:
Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi
Bẩy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi
Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bệnh tâm thần.
Ông Cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo
Ông bếp ngồi cạnh đống tro
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
Ðời người sống mấy gang tay
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm
Hoặc là
Ăn con cáy, đêm ngáy o..o
Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.
Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ. Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: “nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy ai mà sống được tới 70).
Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn.
Những phát minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.
Tâm thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè.
Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh.
Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh. Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc).
Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của Thượng Đế.
Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được : Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với cuộc SỐNG



MỘT BỨC ẢNH NÓI LÊN TẤT CẢ…


1. Không tiền, không kiến thức sẽ không thấy được những gì tốt đẹp cuộc sống ở bên ngoài.
2. Có vừa đủ tiền , vừa đủ kiến thức, mới thấy toàn bộ giá trị đẹp đẽ của thế giới và sẽ cảm thấy hạnh phúc , vững vàng trên đường đời.
3. Chỉ có kiến thức thôi, mà không có tiền , thì chỉ nhìn được 1 phần tốt đẹp ở thế giới bên ngoài.
4. Có quá nhiều tiền, mà không có kiến thức, cũng không thấy được giá trị đẹp đẽ của cuộc sống, trừ khi họ chịu cúi xuống thôi.

SƯU TẦM