Tại ngôi làng này, người dân không biết đi đứng như bình thường mà chỉ có thể di chuyển bằng cách dùng cả 4 chi.
"Làng bò" kỳ lạ nằm tại một vùng núi hẻo lánh ít người biết đến ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Sở dĩ có cái tên "làng bò" là bởi người dân nơi đây không đi đứng như bình thường mà phải dùng cả 4 chi để di chuyển.
Ban đầu, những du khách tới đây cứ ngỡ đó là "chiêu trò" mà người dân dùng để gây sự chú ý.
Tuy nhiên, sau một thời gian quan sát họ mới phát hiện đó thực sự là cách đi lại của người dân nơi đây.
Việc dùng cả 4 chi để di chuyển khiến cơ thể của người dân phát triển bất thường.
Xương lưng và eo của họ bị biến dạng, hông cũng rộng hơn.
Đặc biệt, bàn tay cũng to, sần sùi và thô ráp hơn bình thường.
Theo nhiều nhận định, tình trạng đi lại bất thường của người dân nơi đây chính là hệ quả của hôn nhân cận huyết.
Bằng chứng là nhiều trẻ sơ sinh tại làng bị dị tật bẩm sinh, mất khả năng nhận thức và đi lại.
Ngoài ra, tuổi thọ của người dân ở "làng bò" cũng ngắn hơn người bình thường.
Nguyễn Nguyễn (tổng hợp)
Giật mình 'tam giác quỷ Bermuda thứ hai': Sức hủy diệt khủng khiếp!
Biển Sargasso là sáng tạo kỳ lạ và độc đáo của thiên nhiên nhưng cũng là nơi xảy ra nhiều vụ tàu thuyền biến mất không để lại chút dấu vết nào, nên được mệnh danh 'tam giác quỷ Bermuda thứ hai'.
Biển Sargasso là một trong những nơi ẩn chứa nhiều thú vị mà các nhà khoa học khao khát được tìm hiểu. Nó đặc biệt bởi 4 dòng hải lưu chảy quanh, bao gồm Vùng Vịnh (phía Tây), Canary (phía đông), Bắc Đại Tây Dương (phía bắc) và xích đạo Bắc Đại Tây Dương (phía nam).
Nơi đây được cho là vùng biển không có bờ duy nhất trên Trái Đất với chiều rộng khoảng 1.126 km, chiều dài khoảng 3.219 km. Những dòng nước này tuần hoàn theo hình elip xuôi theo chiều kim đồng hồ bên trong Đại Tây Dương nên đã tạo ra các biên giới liên tục thay đổi của Sargasso. Sự độc đáo này khiến vùng biển này trở thành một con quay của đại dương.
Với dòng hải lưu ở các phía, không giống Bắc Đại Tây Dương lạnh lẽo, khu vực này ấm áp lạ thường do điều kiện thời tiết ổn định và những cơn gió lặng. Ngoài ra, tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng rong biển dày đặc, tạo thành tấm thảm trên bề mặt bao phủ vùng nước rộng lớn.
Không chỉ là vùng biển duy nhất không có bờ, Sargasso còn khiến cho nhiều thuyền trưởng và thủy thủ phải sợ khi nghe tới tên của nó. Đã có rất nhiều tàu thuyền biến mất bí ẩn khi lọt vào biển Sargasso. Những sự kỳ lạ đã khiến cho biển Sargasso được đặt cho một biệt danh đáng sợ là "vùng biển quỷ dữ".
Theo một số ghi chép, vào năm 1492, đoàn thuyền do nhà thám hiểm Christopher Columbus dẫn đầu đã vô tình lọt vào vùng biển Sargasso. Họ đã bị lạc trong đó suốt nhiều tháng trời. Trong quá trình lang thang tại khu vực này, nhóm của ông đã gặp rất nhiều những con tàu ma.
Những con tàu này đều rất cũ kỹ và bị bỏ hoang. Mặc dù vậy, khi họ sang kiểm tra chúng thì phát hiện ra tàu vẫn còn rất nhiều nhiên liệu, đồ ăn… Sau này khi vượt qua được Sargasso, Christopher Columbus đã công bố những phát hiện về vùng biển này.
Đến năm 1840, thời báo London đã đưa tin về việc con tàu buôn của Pháp, Rosalie đã đi qua vùng biển Sargasso và biến mất không để lại bất kỳ dấu vết nào. Tới khi xuất hiện trở lại, con tàu này đã không còn một bóng người.
Năm 1881, vì muốn tìm ra nguyên nhân sự biến mất bí ẩn này, học giả người Mỹ Ellen Austin đã gửi phi hành đoàn của mình gồm 50 người lên tàu. Nào ngờ, khi 50 chàng thủy thủ trẻ vừa đặt chân lên thì con tàu cũng lập tức biến mất trước sự ngỡ ngàng tột độ của Ellen Austin. Sau một đêm, con tàu xuất hiện trở lại và 50 thành viên cũng biến mất một cách khó hiểu.
Trong những năm 1960 – 1980, rất nhiều tàu thuyền trôi nổi không người lái được tìm thấy trên vùng biển Sargasso. Trong đó nổi tiếng nhất là tàu Connemara 4 mất tích và được tìm thấy vào năm 1955.
Những vụ mất tích khó lý giải này đã khiến cho nhiều người ví biển Saragasso với Tam giác quỷ Bermuda. Rốt cuộc, Sargasso ẩn chứa bí mật gì và tại sao những con tàu, thuyền đi vào đây đều gặp phải nguy hiểm như vậy?
Những vụ mất tích khó lý giải này đã khiến cho nhiều người ví biển Saragasso với Tam giác quỷ Bermuda. Rốt cuộc, Sargasso ẩn chứa bí mật gì và tại sao những con tàu, thuyền đi vào đây đều gặp phải nguy hiểm như vậy?
Nhóm của giáo sư Richard Sylvester từ Đại học Tây Úc đã đưa ra giả thuyết hợp lý cho những vụ mất tích khó hiểu tại vùng biển Sargasso. Theo các chuyên gia, biển Sargasso nổi tiếng với 1 loại tảo có tên là Sargassum. Loại tảo này phát triển dày đặc tại đây và nó cũng chính là đặc điểm để các thủy thủ nhận biết được họ đã đến biển Sargasso.
Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết số một là lượng lớn tảo Sargassum tích tụ ở biển Sargasso và cuốn vào chân vịt khiến cho tàu thuyền khó di chuyển. Điều này khiến cho nhiều tàu thuyền bị đi lạc.
Thùy Dung (T.H)
“BF” TRONG TIẾNG ANH
Một chàng trai nọ nói với một cô gái :
- Chúng ta là BF !
Cô gái hỏi : - BF là gì?
- Nghĩa là Best Friends ( bạn thân nhất )
Sau này khi họ hẹn hò, chàng trai lại nói với cô gái :
- Anh là BF của em !
Cô lại nhẹ nhàng hỏi : - BF là gì ?
Chàng trai đáp :
- Là Boy Friend đấy ! ( bạn trai )
Nhiều năm sau khi họ cưới nhau, rồi sinh những đứa con đáng yêu anh lại dịu dàng nói :
- Anh là BF của em !
Cô gái vẫn dịu dàng đáp lại : - BF là gì ?
Chàng trai nhìn lũ con của mình rồi nhìn người vợ, hạnh phúc nói:
-Là Babies' Father ( bố của các con )
Khi những đứa con lớn dần, chàng trai lại nói :
- Chúng mình là BF.
Cô vợ tươi cười hỏi : - BF gì nữa đây anh ?
-Là Beautiful Family ! ( gia đình hạnh phúc )
Một ngày, có đôi vợ chồng già cùng ngắm hoàng hôn, ông lão nói với vợ mình :
- Bà nó à, tôi là BF của bà đấy !
Bà lão cười với những nếp nhăn trên mặt:
- BF là gì hả ông ?
Ông lão mỉm cười thật hạnh phúc và trả lời một cách thần bí :
- Là Be Forever ! ( mãi mãi thuộc về nhau )
Khi ông lão hấp hối, ông vẫn nói :
- Tôi BF bà nha.
Bà lão trả lời với những giọt nước mắt đang lăn trên má : - BF là gì vậy ông?
Ông lão đáp :
- Là Bye Forever! ( tạm biệt mãi mãi )
Rồi ông nhắm mắt. Vài tháng sau, bà lão cũng ra đi, trước khi nhắm mắt bà nói nhỏ bên mộ ông lão :
- BF nha ông ( Beside Forever - Bên nhau mãi mãi )
Sưu tầm
MÈN ĐÉT ƠI!...
Diễn tả kiểu người Nam Kỳ.
Người Nam Kỳ có nhiều cách diễn tả biểu cảm rất ngộ. Thí dụ như cần rốt ráo thẳng luôn, dứt khoát, không e ngại, chẳng lòng vòng thì kêu là "nói đại", "làm đại", "nói phứt cho rồi".
Chữ đại trong Hán Việt có nghĩa là to lớn, nhưng qua miệng dân Nam Kỳ thành biến nghĩa qua nhanh, gọn, rốt ráo, không rào đón trước sau.
"Kinh xáng mới đào
Tàu Tây mới chạy
Thương thì thương đại
Đừng nghi đừng ngại
Bớ điệu chung tình"
Thương đại là thương liền đi, thương mau lẹ, thương nhanh đi, đừng chần chờ gì hết.
Đọc Hồ Biểu Chánh thấy hành động nhanh gọn còn diễn tả trong chữ "phứt", phứt hoặc phức là chữ đệm thôi.
Thí dụ: thôi phứt cho rồi, nói phứt cho rồi, lãnh lương nên đem trả phứt cho dì, con đi phứt cho rồi, tôi muốn chết phứt cho rồi, mướn phứt một chiếc xe hơi, gả phứt nó cho rồi, xin từ chức phứt cho rồi,...
Phứt có nghĩa là liền đó đa, gả phứt là gả chồng cho con liền.
Mà nhớ nè, cha nào được gả phứt coi chừng rước đồ mắc dịch về nhà đó nghen.
"Bớ chiếc ghe sau, chèo mau anh đợi
Kẻo giông khói đèn bờ bụi tối tăm
Bờ bụi tối tăm, anh quơ nhằm cái tộ bể
Cưới vợ có chừ về thổi lửa queo râu."
Người Nam Kỳ mô tả thơm tho bằng từ “thơm phức”.
Thơm phức là thơm dữ lắm, thơm lừng, thơm thất kinh. Hoa lá thơm phưc, dầu thơm phức, xà bông thơm phức, da thịt đờn bà cũng thơm phức.
Mờ đạo nghĩa, ân tình, ân nghĩa, lòng dạ, tiết tháo cũng thơm phức.
“Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,thương vì hai chữ thiên dân.
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ”
Ông Bình-nguyên Lộc thì cái trân quý nhứt của đời ông là ”thổ ngơi thơm phứt hồn ma cũ” của đất Sài Gòn.
Xin chép vài ba câu thơ của ông Bình-nguyên Lộc cho bà con Nam Kỳ mình ôn cố tri tân, đặng để lòng mà nhớ mà thương, rồi có thương mới có ý thức về xứ sở của mình.
“Ghe ơi, vài bữa ghe về
Nhắn người dưới ruộng, cô Quì còn không?
Mùi đất nước ruộng bùn phảng phất
Nhớ cố hương ngây ngất lòng sầu
Năm năm, bao cuộc bể dâu?
Phút giây in lại như hầu hôm qua”
Có thơm phức thì phải có đối nghịch nó, là thúi hoắc.
Có những người bề ngoài coi tốt đẹp, còn bề trong thì thúi hoắc. Nhơn cách mờ bị gán cho hai chữ “thúi hoắc” thì tiêu tán đường.
Lâu lâu về xóm, đụng ngay mấy bà “Tám”, ta nghe mấy bả la lên những tiếng vầy nè: “Mèn đét ơi! Mày trổ giò lớn xộn, giống thằng cha mày quá, cưới vợ được rồi đa”
Thống kê những tiếng “ngộ” đó như sau:
- Chèn đét ơi!
- Mèn đét ơi !
- Trèn đét ơi!
- Mèn ơi!
- Chèn ơi!
Chèn đéc quỷ thần thiên địa ôn hoàng hột vịt lộn ơi!
Bạn biết mèn đét hay chèn đét là chữ có nghĩa gì không? Đó là câu “Trời đất ơi!” đó.
Hiểu một cách nôm na thì những câu”chèn đét ơi!” là nói trại từ “Trời đất ơi !”, là một cách nói trại từ, nói kiêng, kỵ húy ông Trời, không dám kêu đích danh ông Trời.
Tim trong thư tịch Nam Kỳ xưa thời Phan Thanh Giản thì không thấy những chữ chèn ơi đó, trong văn Hồ Biểu Chánh cũng không thấy, ông Hồ Biểu Chánh viết câu kêu lên là “Trời ơi!”, thí dụ đoạn văn sau trong “Ông Cử”:
(Trích đoạn): “Cách một lát, một đứa trẻ ở dưới mé sông đi lên, tay lắc chuông leng keng, vai vác một tấm băng đỏ lói. Ði tới cái băng chỗ ông Cử và Ba Sang ngồi, đứa nhỏ ấy dựng tấm bảng một bên, rồi ngồi gần Ba Sang mà nghỉ chơn.
Ba Sang không biết chữ, không hiểu tờ giấy đỏ dán trên tấm bảng ấy nói chuyện gì, kêu vỗ vai thằng nhỏ mà hỏi: "Em rao bán giống gì vậy em?“
Thằng nhỏ cười đáp: "Trời ơi! Anh này quê quá! Bảng rao hát cải lương, chớ bảng giống gì! Anh không thấy hình đó sao? Hình đó là hình cô đào nhứt trong gánh, tối nay thủ vai Bàng Quý Phi cụp lắm“.
Ba Sang với lấy tấm bảng, cầm coi cái hình, khen cô đào xinh đẹp, rồi kêu ông Cử mượn đọc, coi những hàng chữ in trên đó nói cái giống gì vậy“. (Ông Cử, 1936)
Những câu “chèn ơi”, ”mèng đét ơi” xuất hiện ở Sài Gòn, ở Nam Kỳ những năm 1960, xuất phát từ những người Nam Kỳ miệt Lục Tỉnh Miền Tây bình dân chạy giặc về Sài Gòn, nó là tiếng lóng.
Trong văn Bình Nguyên Lộc ta không thấy những từ mèn đét ơi.
Bình Nguyên Lộc là nhà văn Nam Kỳ nhưng không rặc Nam kỳ như Hồ Biểu Chánh, trong văn ông này vẫn lộn chữ kiểu Bắc Kỳ, trong “Đò dọc” của Bình Nguyên Lộc ta tìm ra từ “gầy khô đét” kiểu Bắc, đáng lẽ ra là “Ốm khô queo khô quắt”.
Hồ Trường An là nhà văn xài “mèn đét ơi” nhiều nhứt.
Xin hãy đọc hai đoạn trích sau:
(Trích) “Mèn đéc ơi, thằng nhỏ coi giống hịt thằng Bảy Huỳnh Kim Báu quá trời quá đất!... Chèn ơi, nụ cười nó giống nụ cười tía nó quá chừng chừng!”
(Trích)” Trong những thửa ruộng sâm sấp nước, ốc bươu, ốc lác bắt đầu giao hoan, cua đồng bắt đầu sanh sản. Chèn ơi, giữa mùa mưa, chẳng những loại nghêu, sò, ốc, hến, cua, còng mài miệt giao hoan, xôn xao sanh sản mà lũ cá chài, cá úc, cá mè vinh trong sông cũng mê tơi kết trứng thụ tinh”
Miệng thì "mèng đéc ơi?" thì tay phải quơ, tay vỗ đùi đen đét, mắt phải biểu cảm mới ra cái nghĩa nha hôn, các bạn đạo diễn nhớ cái khúc này làm cho trúng à, không thì chớ có ra Nam Kỳ à.
Túm lại, mèn đét ơi đã thành di sản đặc trưng Nam Kỳ, nghe riết thành quen, nó để lại trong lòng người Nam Kỳ bao nhiêu cảm xúc, nghe thấy vui, xa thấy buồn.
NGUYỄN GIA VIỆT
TIẾNG LÓNG SAIGON XƯA
Dân Sài Gòn còn chơi “mút mùa Lệ Thủy”?
"Hết sẩy" (rất tuyệt vời) - nhiều bạn đọc thốt lên khi đọc bài :
"Người Sài Gòn giờ không thấy xài mấy tiếng lóng này nữa".
Và thú vị hơn khi nhiều bạn kể ra hàng loạt tiếng lóng Sài Gòn xưa chưa "đi vùng 5" (chết).
Theo bạn đọc, Dominic On, trước năm 1975, chính quyền VN Cộng Hòa ở miền Nam chia các khu hành chính quân sự thành 4 vùng chiến thuật, không có vùng 5 nên “đi vùng 5” ám chỉ “đi về miền cực lạc” (chết).
Tiếng lóng này, cũng theo Dominic On, tương đương với từ “ngủm củ tỏi”, “đi bán muối” cũng nói một người đã chết, như cá bị ướp muối (!).
“Hôm kia, ông nhạc gia của người bạn tới Mỹ. Khi hàn huyên, tôi nghe ông nói mấy từ “Tây hạ thành”, thực tình không hiểu nhưng không dám hỏi. Hôm nay, đang đi tìm nghĩa của mấy từ này thì lại gặp ở đây. Xin cảm ơn. Những bài báo như vầy rất quý đối với tôi”.
Tuy nhiên, bạn Thanh Minh giải thích do làm muối là diêm dân, đồng âm với “Diêm vương” (người quản lý cõi âm) nên bán muối là đi gặp Diêm vương.
Bạn hongan60 lại cho rằng:
- Trước năm 1945, thực dân Pháp độc quyền buôn bán muối nên nếu ai vi phạm luật cấm đó sẽ bị xử tử, là “đi bán muối”.
- Bạn suongmai lại bảo do nhiều người đi bán muối xa không về…
Ai đúng ai sai chưa rõ nhưng chắc chắn tiếng lóng này giờ vẫn còn không ít bạn trẻ Sài Gòn “vẫn xài tốt”.
Thế là một loạt tiếng lóng Sài Gòn xưa nửa thế kỷ đã được kể ra, như có bạn giải thích “mút mùa Lệ Thủy” như “chơi tới” hiện nay do nghệ sĩ cải lương Lệ Thủy nổi tiếng trước và sau 1975 có hơi rất dài (mà soạn giả Viễn Châu bảo “được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân”), ca một câu dài “mút chỉ đường tàu” (ý nghĩa tương đương) nên mới nói “mút mùa Lệ Thủy” ám chỉ quãng thời gian, quãng đường… mút cuộn chỉ (ví dụ: “chơi… mút mùa Lệ Thủy” để chỉ những chuyện diễn ra rất dài, dài tới tới…).
Riêng “mút chỉ cà tha” thì hơi phức tạp vì cà tha vốn là từ katha (bùa) của bà con Khmer. Bà con Khmer Nam bộ đeo Cà Tha bằng là những sợi chỉ ngũ sắc do các vị sữ sãi chùa Khmer xe sẵn thành từng cuộn dài “mút chỉ” tặng vào dịp lễ tết.
Cũng còn không ít người Sài Gòn xài từ “kênh xì po” chỉ thái độ muốn… gây chuyện, do theo bạn Ngốc, vốn xuất phát từ kênh kiệu kiểu dân thể thao (sport – xì po).
…Và thế là hàng loạt từ Sài Gòn xưa mà theo bạn Ben Pham, không chỉ Sài Gòn mà về miền Tây, nhất là Cà Mau, Bạc Liêu… vẫn nhiều người biết và nói như về xe có xế nổ (xế là xe + nổ = xe máy), xế điếc (xe không nổ = xe đạp), xế hộp (xe coi như cái hộp = xe hơi).
Về trang sức có “đổng” (đồng hồ); giảng (dây chuyền, ví dụ: “đua giảng” là giựt dây chuyền)…
Về ứng xử có quê xệ (quê quá mức), xí xọn (nhiều chuyện), xảnh xẹ (tương đương “chảnh” hiện nay), quá cỡ thợ mộc (quá mức độ bình thường – ví dụ: “chơi quá cỡ thợ mộc”)…
Rồi một từ lóng mà xưa ai nghe cũng xanh mặt: chó lửa (súng ngắn, súng lục – na ná với “hàng nóng” hiện nay). Na ná thôi vì “hàng nóng” hiện nay chỉ súng các loại.
Thật sự thú vị khi có tiếng lóng giờ nói vẫn có người hiểu như bạn Hai Nhách nêu: “ghệ” (con gái, bạn gái), xi cà que (người què, hàng kém chất lượng), xôi (vòng 1 phụ nữ – phải chăng do hình dáng tròn trịa như dĩa xôi)…
Những tiếng lóng gợi lại cả một thời Sài Gòn chưa xa.
Bạn Văn Nhân kể ra một từ lóng có lẽ hiện nay hiếm người trẻ biết:
“thím Thang Thang” mà theo bạn, ám chỉ bà Trần Lệ Xuân, vợ cố vấn Ngô Đình Nhu, đệ nhất phu nhân thời “đệ nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm” mà theo bạn vì bà Lệ Xuân hay bốc, lên thang trong ăn nói, hành xử.
“Dân chơi cầu Ba Cẳng” cũng vậy, dù cầu Ba Cẳng (quận 6, cây cầu đi bộ bắc qua kênh Hàng Bàng) bây giờ không còn nhưng hình ảnh dân chơi bạt mạng ở một vùng đất lao động nghèo xưa đất Chợ Lớn, “bất cần thân thể” mà ai nghe tới cũng nể mặt – bạn Thành Vị nhắc lại tiếng lóng xưa này như nhắc tới một kỷ niệm một thời mình sống và lớn lên ở khu lao động nghèo này.
Đó là một trong những khu lao động, sống vật vưởng đầu đường xó chợ, vỉa hè với nhiều người lang thang thất nghiệp mà người dân gọi đó là dân “ma cà bông” (thật ra tiếng lóng này vốn là phiên âm của một từ nước ngoài: vagabond – người lang thang, thất nghiệp, vô gia cư).
Có một comment trong bài viết Người Sài Gòn giờ không thấy xài mấy tiếng lóng này nữa của bạn Anh Du được nhiều bạn đọc bấm nút thích (like) nhất là bình luận một tiếng lóng giờ hầu như không ai biết, đó là “con cháu nhà Hán”: “Cái chữ “con cháu nhà Hán” không chỉ bởi họ Lưu mà còn bởi tính lật lọng, lưu manh. Cứ nhìn Tập Cận Bình (Hán) mới hôm qua tuyên bố tốt đẹp, hôm nay qua Singapore nói Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc từ thời cổ đại (!?)”.
Chắc chắn tiếng lóng Sài Gòn còn vô số những từ còn xài hoặc đã thất truyền, kể khó mà xuể – nói như bạn Nguyễn Anh:
“Nói tới tết Công Gô – ám chỉ chuyện không bao giờ xảy ra – mới hết”.
Quan trọng hơn, những từ lóng không chỉ nói cho vui mà còn ẩn sâu nhiều điều về cuộc sống, quan điểm, thời cuộc… mà khi lần mở lại, chúng ta sẽ hiểu hơn, thấm hơn rất nhiều bất ngờ.
Theo Tuổi trẻ