Đây là bức tranh ‘Bên cửa lớp’ của hoạ sĩ Nikolay Bogdanov-Belsky, người Nga, vẽ năm 1897. Nhân vật chính là cậu bé học trò mới, cậu đến nhập học có lẽ từ rất xa, bởi cậu có chiếc bao vải đựng đồ đeo trên lưng và chiếc túi quàng vai.
Bức tranh vẽ đúng thời điểm mà chú bé nghèo chân trong chân ngoài ngưỡng cửa lớp học. Phân vân ngại ngùng nhưng rất khấp khởi ngong ngóng. Chú ngại bởi chú nghèo khổ rách rưới quá, bởi các bạn bên trong kia đầy đủ hạnh phúc quá. Nhưng cái dáng nghiêng mái đầu của chú hướng vào ánh sáng bên trong lớp học cho thấy chú rất khao khát học hành.
Trong bức tranh này, hoạ sĩ Bogdanov dùng thủ thuật tương phản để kể một câu chuyện.
Tương phản giữa cái hiện tại nghèo vá chằng vá đụp với khung cảnh sáng ngời ánh sáng tri thức bên trong ngưỡng cửa lớp học.
Sự tương phản giữa cái áo cũ rách và mái đầu tròn trỉnh tuổi hoa niên với nét lượn cằm và má thanh tú thể hiện trí tuệ Trời cho.
Tương phản giữa cái quần thủng với đôi giày đan bằng vỏ cây (láp-chi) đã nát do đi đường xa với những mảnh thân thể hồng hào khoẻ mạnh. Tương phản giữa đôi bàn tay chai sần nhem nhuốc vì lao động nặng nhọc với cái cách chú bé chắp tay chỉn chu trên đầu chiếc gậy.
Bức tranh miêu tả một khoảnh khắc rất động, khi mà đứa bé người thì ở ngoài nhưng gậy đã vào trong, tư thế đứng ở góc nghiêng tiến và mái đầu thì vừa tò mò vừa cương quyết thò vào trong lớp.
Đám học trò đang được khai sáng bởi tri thức nhân loại nên hoạ sĩ vẽ chúng ngồi trong ánh sáng rất đẹp. Chúng được chăm sóc, học hành và được bận rộn những việc có ích.
Tuy cả đám đang say sưa làm việc của mình, vẫn có một cậu đã nhận ra có bạn mới vừa tới. Ai đã chuyển trường hồi bé đều biết rằng khi vào một lớp lạ, thế nào ngay lập tức cũng có một hai đứa lập tức cảm thấy nhau ngay, bằng giác quan thứ sáu. Những đứa học trò đồng thanh tương ứng này sẽ là bạn tri kỷ hiểu nhau thân nhau có khi tới già.
Hoạ sĩ Bogdanov đã vẽ một cậu như thế đang ngồi bên trong, tia ra cậu đứng bẽn lẽn ngoài này.
Bức tranh kể một câu chuyện dài, với cái kết luận lạc quan. Rằng ánh sáng tri thức chắc chắn sẽ được tưng bừng trên những mái đầu xanh hiếu học.
Hoạ sĩ Bogdanov vẽ bức này chính là tiểu sử bản thân. Ông sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khổ, nhưng may mắn gặp được người thầy giáo, giáo sư, nhà khoa học Ratrixky, người rất có tâm với việc khai sáng dạy dỗ trẻ em thường dân. Nhờ có thầy mà Bogdanov sau này đã trở thành hoạ sĩ tên tuổi tầm cỡ Thế giới.
Bức tranh có ý nghĩa sâu xa ca ngợi nghề giáo, những đẹp đẽ nhân văn của giáo dục khai sáng chứa đựng trong câu chuyện về chú bé nghèo đứng trước cửa lớp học ở một ngôi trường tỉnh xa.
Tranh: At the School Door – У дверей школы (1897) của hoạ sĩ Bogdanov (1868-1945). Bản gốc đang trưng bày trong Bảo tàng Rus-ki (Русский музей) ở Sant Petersburg.
Biên tập bởi Cát Như
(Chuyện thiên hạ)
LÒNG TỐT ĐÔI LÚC TRỞ NÊN PHI THƯỜNG
Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp hàng dài trước quầy vé, tôi chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi. Họ có đến những 8 đứa trẻ mà đứa lớn nhất có lẽ chỉ khoảng 12 tuổi, cỡ như tôi.
Nhìn dáng vẻ những đứa trẻ ấy, có thể đoán được phần nào, gia đình chúng cũng không giàu có gì.
Quần áo chúng không còn mới, nhưng sạch sẽ và tươm tất. Và đó là những đứa trẻ biết cách cư xử và có giáo dục. Cứ nhìn cái cách từng hai đứa một nắm tay nhau, xếp hàng trật tự sau bố mẹ chúng thì rõ.
Chúng nói huyên thuyên một cách đầy phấn khích, phỏng đoán trước về những chú hề, những con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng được đến rạp xiếc bao giờ.
Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 8 đứa trẻ ấy.
Cha mẹ chúng đang đứng ở đầu hàng với vẻ mặt hãnh diện nhất mà họ có thể. Người phụ nữ nắm lấy tay chồng, nhìn ông một cách dịu dàng. Ngay lúc ấy, người bán vé ngẩng lên và hỏi người đàn ông số vé ông ta cần mua. Người đàn ông trả lời đầy hứng khởi: “Cho tôi 8 vé trẻ con, 2 vé người lớn.”
Nhưng, khi người bán vé báo giá của 10 chiếc vé, bàn tay người vợ đột ngột rời khỏi tay chồng, đầu bà ta gục xuống. Mặt người đàn ông hơi tái đi. Ông ta tiến lại quầy vé gần hơn và hỏi nhỏ: “Anh nói giá bao nhiêu?”.
Người bán vé bình thản lặp lại giá của 10 chiếc vé, nhưng người đàn ông không có đủ tiền. Làm sao ông ta có thể quay lại và bảo với 8 đứa con của mình rằng ông không đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc!!!???
Chứng kiến tất cả những gì xảy ra, cha tôi lặng lẽ lấy từ trong túi ra tờ 20 đô la và thả xuống đất. Sau đó, ông cúi xuống nhặt lên và vỗ vai người đàn ông, nói rất tự nhiên: “Xin lỗi, thưa ông, cái này vừa rơi ra từ túi ông.”
Người đàn ông hiểu những gì đang diễn ra. Ông không cầu xin của bố thí nhưng rõ ràng trong hoàn cảnh này, ông có thể đoán đây là sự giúp đỡ, trong một tình huống ngặt nghèo.
Bối rối trong giây lát rồi ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi với ánh mắt tri ân, chụp lấy tay cha tôi bằng cả hai bàn tay như muốn vắt kiệt tờ 20 đô la, một giọt nước mắt rơi lặng lẽ xuống má ông ta, đôi môi mấp máy một cách khó khăn: “Cám ơn, cám ơn ông rất nhiều. Điều này thật sự vô cùng ý nghĩa với gia đình tôi lúc này.”, cha tôi chỉ mỉm cười và vỗ nhẹ vai ông ta.
Sau khi nhìn cả gia đình người đàn ông khuất sau cánh cổng rạp xiếc, tôi và cha tôi...đón xe buýt về nhà, đơn giản bởi vì số tiền còn lại trong túi cha không còn đủ để mua vé cho hai cha con.
Thật sự thì chúng tôi cũng chẳng dư dả gì! Nhưng tôi không hề giận cha vì buổi xem xiếc hụt, mà trước đó tôi cũng rất háo hức, cũng hệt như tụi nhóc đó....
Những gì cha đã làm lúc đó, đối với tôi, thực sự còn đáng giá hơn cả trăm, cả ngàn buổi xem xiếc và là bài học sâu sắc, cao thượng và đậm tính nhân văn nhất mãi về sau ....
THÓI QUEN CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY…
1. Nụ cười
Người phương Tây rất thích cười. Thậm chí, đó là điều bạn sẽ trông thấy đầu tiên dù họ là người quen hay người lạ.
2. Cảm ơn và xin lỗi
Đây là 2 câu cửa miệng của người phương Tây mà có lẽ còn xa lạ đối với đa số người Việt. Không phải vì chúng ta kém văn minh hơn mà chúng ta có suy nghĩ khác về việc sử dụng 2 từ này.
3. Tư duy cá nhân
Trường lớp phương Tây khuyến khích tư duy cá nhân, khác với tư duy tập thể của văn hóa Á Đông. Thậm chí, tư duy cá nhân là nền tảng trong giáo dục của họ. Mỗi cá nhân là một điều gì đó đặc biệt và không thể gom chung được.
4. Văn hóa đọc sách
Trung bình, một người phương Tây sẽ đọc tầm 4-7 cuốn sách trong một năm. Còn ở Việt Nam thì con số là 0,7.
5. Không soi mói đời tư cá nhân
Người phương Tây chỉ tập trung vào chuyên môn của bạn, họ không quan tâm bạn là ai, từ đâu đến. Điều quan trọng nhất vẫn là năng lực của bạn.
6. Tư duy chỉ trích những lãnh đạo
Người phương Tây coi lãnh đạo của họ là những viên chức nhận lương bình thường như bao người khác, không hơn không kém. Họ đã nhận lương thì họ phải làm tốt công việc của mình.
7. Tầm nhìn dài hạn
Người phương Tây khi đã lên kế hoạch hay xây dựng cái gì thì họ sẽ có tầm nhìn dài hạn, ít nhất là 20 năm trở lên. Các doanh nghiệp phương Tây không bao giờ làm ăn chụp giật để kiếm lời trong ngắn hạn như người phương Đông. Họ luôn có cái nhìn lâu dài và bền vững.
8. Tôn trọng sự khác biệt của người khác
Đây cũng là một phần của “chủ nghĩa cá nhân”. Mỗi cá nhân là một món quá đặc biệt của Thượng Đế. Họ không bao giờ ép người khác phải làm theo ý mình, trừ khi họ tự nguyện.
9. Không phán xét
Hamlet từng nói, “Chẳng có gì là tốt hay xấu, tốt hay xấu là do suy nghĩ.” Ông nói đúng, bởi phán xét ngăn ta thông hiểu và có thể hủy hoại hạnh phúc của ta. Khi phán xét, ta không cố gắng thấu hiểu – ta đi thẳng đến kết luận.
Nếu ngừng phán xét, ta sẽ cho phép bản thân cố gắng thấu hiểu một cách đa chiều, sau đó ta có thể hành động khôn ngoan hơn rất nhiều, bởi lẽ ta có nhiều thông tin hơn nhờ sự thông hiểu của mình.
10. Cuối cùng, văn hóa “Tại sao?”
Người phương Tây luôn tìm hiểu và không ngừng hỏi tại sao. Họ không bao giờ ngừng suy nghĩ, cũng ít khi họ lấy bằng cấp mình đi khoe và thể hiện rằng mình hơn người khác.
1. Nụ cười
Người phương Tây rất thích cười. Thậm chí, đó là điều bạn sẽ trông thấy đầu tiên dù họ là người quen hay người lạ.
2. Cảm ơn và xin lỗi
Đây là 2 câu cửa miệng của người phương Tây mà có lẽ còn xa lạ đối với đa số người Việt. Không phải vì chúng ta kém văn minh hơn mà chúng ta có suy nghĩ khác về việc sử dụng 2 từ này.
3. Tư duy cá nhân
Trường lớp phương Tây khuyến khích tư duy cá nhân, khác với tư duy tập thể của văn hóa Á Đông. Thậm chí, tư duy cá nhân là nền tảng trong giáo dục của họ. Mỗi cá nhân là một điều gì đó đặc biệt và không thể gom chung được.
4. Văn hóa đọc sách
Trung bình, một người phương Tây sẽ đọc tầm 4-7 cuốn sách trong một năm. Còn ở Việt Nam thì con số là 0,7.
5. Không soi mói đời tư cá nhân
Người phương Tây chỉ tập trung vào chuyên môn của bạn, họ không quan tâm bạn là ai, từ đâu đến. Điều quan trọng nhất vẫn là năng lực của bạn.
6. Tư duy chỉ trích những lãnh đạo
Người phương Tây coi lãnh đạo của họ là những viên chức nhận lương bình thường như bao người khác, không hơn không kém. Họ đã nhận lương thì họ phải làm tốt công việc của mình.
7. Tầm nhìn dài hạn
Người phương Tây khi đã lên kế hoạch hay xây dựng cái gì thì họ sẽ có tầm nhìn dài hạn, ít nhất là 20 năm trở lên. Các doanh nghiệp phương Tây không bao giờ làm ăn chụp giật để kiếm lời trong ngắn hạn như người phương Đông. Họ luôn có cái nhìn lâu dài và bền vững.
8. Tôn trọng sự khác biệt của người khác
Đây cũng là một phần của “chủ nghĩa cá nhân”. Mỗi cá nhân là một món quá đặc biệt của Thượng Đế. Họ không bao giờ ép người khác phải làm theo ý mình, trừ khi họ tự nguyện.
9. Không phán xét
Hamlet từng nói, “Chẳng có gì là tốt hay xấu, tốt hay xấu là do suy nghĩ.” Ông nói đúng, bởi phán xét ngăn ta thông hiểu và có thể hủy hoại hạnh phúc của ta. Khi phán xét, ta không cố gắng thấu hiểu – ta đi thẳng đến kết luận.
Nếu ngừng phán xét, ta sẽ cho phép bản thân cố gắng thấu hiểu một cách đa chiều, sau đó ta có thể hành động khôn ngoan hơn rất nhiều, bởi lẽ ta có nhiều thông tin hơn nhờ sự thông hiểu của mình.
10. Cuối cùng, văn hóa “Tại sao?”
Người phương Tây luôn tìm hiểu và không ngừng hỏi tại sao. Họ không bao giờ ngừng suy nghĩ, cũng ít khi họ lấy bằng cấp mình đi khoe và thể hiện rằng mình hơn người khác.
Sưu tầm