a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2024

“NGHIỆP” HỖN LÁO GIA TRUYỀN



 



“Bà có tay chân mà… sao ngồi đó sai tui?” Đứa con gái lớn tiếng cãi leo lẻo, khi chị nhờ con bé xách bịch trái cây lên lầu. Chị giận tím ruột bầm gan, mãi một lúc mới lên tiếng rủa xả lại con.

Mỗi lần vô tình nghe cháu gái cãi mẹ xoen xoét, người dì lại gọi nó lên khuyên giải. Dì nhắc khéo: “Con không nên hỗn hào với mẹ như vậy!”

Nó luôn ngắt lời dì, bằng một câu: “ Tại hồi xưa ai biểu, mẹ tối ngày cãi lại bà ngoại nên giờ bị nghiệp đó!”

Dì nhớ, ngày trước, khi nó chỉ mới 10 tuổi, mỗi khi thấy cảnh mẹ trả treo với bà ngoại, nó hay bức xúc mách với dì: “Mai mốt lớn, con sẽ không hỗn láo với bà ngoại như mẹ đâu!”

Vậy mà dì không ngờ năm tháng qua đi, khi trưởng thành, con bé lại trở thành bản sao của chị gái.

“Nếu con tin đó là nghiệp, do mẹ con gây ra. Vậy con có muốn sau này, cái nghiệp chửi rủa lại cha mẹ, nó truyền từ đời này sang đời khác không? Tương lai, con lập gia đình rồi cũng sẽ có con cái. Vậy con có muốn con cháu mình hỗn láo với mình không?”

Câu hỏi đột ngột của dì khiến nó nín lặng, vẻ mặt thoáng lo lắng. Nó lí nhí bảo: “Tại mẹ hay nói mấy câu làm con bực mình nên con mới hỗn. Để con cố gắng… nhịn mẹ!”
Thật thương cho con bé, vì suốt tuổi thơ, nó luôn phải chứng kiến cảnh mẹ nó “ăn miếng trả miếng” với bà ngoại. Bây giờ để con bé thay đổi lời ăn tiếng nói và cách ứng xử với mẹ của nó, hẳn không dễ dàng trong ngày một ngày hai được.

Nếu ai đó tin vào luật nhân quả, người ta hay gọi đó là “nghiệp”, là “gieo nhân nào gặt quả đó”. Nhưng nếu theo lời ông cha ta xưa nhắc nhở thì câu “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó” như một tấm gương để mỗi chúng ta kịp soi lại chính mình mà nghiệm ra “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”…

Nguyễn Nga


QUỸ ĐEN CỦA CHỒNG?
Tác giả : Hoài Thu
Cuối tuần, một mình ở nhà rảnh nàng dọn dẹp, lau chùi lại căn phòng lâu nay vẫn để trống. Căn phòng nhỏ xinh này chỉ sáng đèn khi nhà có khách ở lại. Vợ chồng con cái nàng rất ít khi vào đây vì ai cũng có phòng riêng.
Trong phòng, ngoài một cái giường, một bộ bàn ghế nhỏ cùng cái kệ với những quyển sách vợ chồng nàng vẫn yêu thích từ hồi còn trẻ, một ít tạp chí, tập san và chồng báo đã cũ thì còn một chiếc tủ lớn đựng đồ cũ không còn sử dụng. Mỗi năm, nàng vẫn gom đồ cũ đem cho, nhưng còn giữ lại những bộ đồ gắn liền với một kỷ niệm đặc biệt nào đó của vợ chồng con cái nàng.
Nàng đứng tần ngần trước cái tủ, cả một trời kỷ niệm trong đó. Một mình trong căn phòng vắng vẻ, nàng giở từng bộ đồ vẫn còn mới đẹp ra ngắm nghía. Này là bộ quần áo nàng mặc lần đầu tiên hẹn hò với chồng; là bộ áo dài cưới màu đỏ thắm; bộ đồ kiểu xẩm Tàu bằng lụa, màu hồng phấn anh mua tặng nàng… Tất cả đều rất nhỏ so với nàng bây giờ, khi bước vào độ tuổi trung niên đã đẫy đà hơn. Nàng nhớ về một thời tươi đẹp đã qua rồi thở dài đầy nuối tiếc. Nàng ngắm chiếc áo dài mình mặc ngày cưới chợt nhớ vòng eo 59 hồi đó của mình. Nhìn lại những bộ đồ kiểu dáng, màu sắc dịu dàng, phù hợp tính cách mềm mại, nữ tính nàng chợt nhớ anh từng nói bằng cái giọng rất sến sẩm khi ngắm nàng :
- Rất đẹp, rất hợp với dáng em! Em cứ dịu dàng bé nhỏ thế này nhé, anh rất thích…
Nàng chợt tủm tỉm một mình, rồi lại tiếp tục lật xem để nhớ lại và chìm đắm trong kỷ niệm xưa. Nhìn chiếc áo khoác jean màu xám đen lông chuột của chồng nằm nép sát trong góc tủ, nàng chợt nhớ đến lần hai vợ chồng cùng đi mua nó vào dịp sinh nhật anh, có lẽ đã 20 năm rồi. Lúc đó chồng nàng còn trai trẻ, khoác chiếc áo vào nhìn ưng ngay. Giờ anh tăng cân, bụng to ra nên phải xếp lại cất đi. Nàng gỡ chiếc áo xuống ngắm nghía.
Bỗng nàng giật mình, sao chiếc áo có vẻ cồm cộm. Nàng cảm giác như trong đó có gì đang được cất giấu. Vội sục tay vào hai bên túi áo đều không thấy gì nhưng vẫn cộm. Nàng vội mở kéo khoá áo khoác, rồi lôi ra từ hai túi bên trong vạt áo một mớ tiền dày cộm. Trời đất ơi, nàng muốn hoa mắt chóng mặt vì bất ngờ. Một bên túi là tiền đô, còn bên kia là tiền Việt.
- Được lắm! Mày giỏi quá đấy chồng ạ… Nàng rít qua kẽ răng, hai tay xiết chặt hình nắm đấm. May mà lúc này chồng nàng không ở ngay trước mặt.
Thế đấy! Thời gian quả là tàn khốc. Nó làm thay đổi rất nhiều thứ trong cuộc đời này. Tỷ như nó làm cho vòng eo của nàng đã to ra rất nhiều; làm cho người con gái dịu dàng, nhỏ bé và rất hiền trước đây thành ra thế này, khi nàng ấy điên lên. Chả thế mà hồi đó, sau khi được chứng kiến cơn điên đầu tiên của vợ, chồng nàng đã le lưỡi lắc đầu, lẩm bẩm:
- Cứ tưởng hiền lắm, hồi đó dịu hiền lắm cơ mà, thật… nhầm to!
Nàng nghe sững lại đôi chút, rồi lườm chồng một cái, bảo:
- Đứa con gái nào lúc yêu chẳng vậy, đừng có ảo tưởng mà tin, mà đi tìm…
Nhìn đôi mắt sắc lẻm của vợ, chồng nàng không nói gì nhưng nghĩ bụng: dạ con sợ lắm rồi mẹ, con cũng biết chả mẹ nào hiền.
Trở về thực tại, trước bí mật động trời của chồng, nàng thấy rất mệt vì bị dối gạt. Tay chân bủn rủn, tim đập loạn, nàng chưa từng tưởng tượng gã chồng ngoan hiền lại có thể lén làm chuyện khuất tất sau lưng mình thế này. Hắn tạo quỹ đen để làm gì? Không lẽ hắn có bồ mà nàng không biết? Nàng cảm thấy nghẹt thở vì ý nghĩ đó. Một cảm giác nóng bừng, tim đập nhanh, máu muốn dồn lên não. Nàng muốn gào lên, muốn hỏi cho rõ cái cục tiền kia rốt cuộc là thế nào. Nhưng gào với ai đây, hắn đang tập huấn nghiệp vụ xa nhà cả tuần nay rồi. Giờ này chắc đang tham quan đâu đó với đoàn, điện thoại hỏi cũng không tiện. Hết tuần sau hắn mới về, nàng bỗng thấy một tuần sao mà lâu thế. Nàng cố hít một hơi thật sâu để tự trấn tĩnh, rồi nàng đem tiền ra đếm, được 2000 USD và 130 triệu VNĐ.
Về phòng riêng nằm nghỉ, nàng tự dặn mình phải bình tĩnh, sức khoẻ là quan trọng. Cha con nhà nó đều vắng nhà, tức quá mà ngất ra đấy cũng chả ai biết, có khi chết oan, chết lãng nhách. Nghĩ đến đây nàng bỗng hốt hoảng vuốt vuốt cái ngực đang rất khó thở, cố hít một hơi thật sâu.
Trấn tĩnh lại, trong đầu nàng bắt đầu tưởng tượng ra đủ thứ tình huống. Dù tình huống nào thì cũng không thể chấp nhận được. Nàng chúa ghét kiểu làm chuyện khuất tất sau lưng nhau. Thu nhập của vợ chồng nàng vẫn tập trung về một mối cho nàng giữ, rồi cùng bàn bạc thu chi. Tuy có lúc cũng bất đồng quan điểm nhưng đều ngồi lại bàn bạc, lắng nghe nhau cùng quyết. Nàng cứ thắc mắc, thẻ ATM chồng đã đưa nàng giữ, thu nhập thêm các kiểu đều về đưa vợ, hàng tháng anh chỉ giữ lại một ít dằn túi, cần gì mới nói vợ đưa thêm, thì không hiểu sao lại có tiền cất riêng được? Hay anh vẫn còn khoản thu nhập không công khai?
Hai thằng con trai, thằng lớn đã xong đại học đi làm ở một công ty lớn. Thằng nhỏ năm hai đại học cũng rất ổn. Vợ chồng nàng còn đi làm, thu nhập đủ lo cho con học hành đàng hoàng, chẳng giàu có như người ta nhưng cũng không phải mệt mỏi vì lo toan. Nàng tự biết mình, biết đủ và tự tin khi biết cương nhu, hiền dữ đúng lúc, kể cả lúc cần cũng biết điên lên cho chồng ớn.
Lâu nay nàng vẫn rất tin tưởng chồng, nhưng giờ đây nàng có cảm giác thật bất an. Nàng lo cho hạnh phúc giản đơn, cho sự yên ổn lâu nay của gia đình mình. Nàng chợt nghĩ đến Trân, cô bạn thân hồi học đại học ở tận Đak Lak. Thỉnh thoảng hai người vẫn thường tâm sự với nhau qua điện thoại. Nàng mở máy gọi cho bạn. Nghe chuyện của nàng, Trân phá lên cười rồi kể:
- Ôi sao mà giống chuyện của tui hồi đó quá vậy? Lần đó tui cũng gom đồ cũ của cả nhà cho người ta làm từ thiện, tôi phát hiện chồng giấu mấy miếng vàng nhỏ trong cái lưng quần cũ, đếm được 8 chỉ. Lúc đó tui cũng tức điên lên định về hỏi ngay, nhưng rồi nghĩ lại tui đem cất hết, không nói gì rồi âm thầm theo dõi xem lão có gì gian dối gì không. Cả tháng sau lão mới phát hiện ra đấy.
Nàng nghe vậy thì vội hỏi:
- Quỹ đen của lão hả, vậy bà có phát hiện ra điều nữa gì không?
Biết nàng sốt ruột nhưng Trân vẫn thủng thẳng kể:
- Chiều hôm đó chồng tui về vui lắm, rủ mấy mẹ con đi ăn ngoài vì có tiền thưởng gì đó. Tối về lão mở tủ lục lục tìm tìm một lúc, xong quay qua hỏi tui về mấy bộ đồ cũ cũa lão không còn mặc đâu rồi. Tui mắc cười mà ráng tỏ ra thản nhiên, bảo cho từ thiện hết rồi. Lão nghe vậy thì bực mình la lối bảo tui sao tự ý lấy đồ của lão đi cho mà không hỏi. Nhìn cái mặt xám ngoét của lão tui không chịu nổi mà vẫn tỉnh queo bảo đồ không mặc cho người ta cho rộng tủ, anh còn tiếc gì. Lão nghe mặt mày méo xẹo, giọng đãi đãi ra: “Dạ thưa chị, chị hại em rồi! Có mấy chỉ vàng em mua để dành nhét trong lưng quần, tính gom đủ một cây thì… tặng chị đó. Giờ coi như làm từ thiện luôn đi”. Lão nói rồi xoè tay đưa tui miếng vàng 2 chỉ, nói tiếp bằng cái giọng như giễu cợt: “mới mua thêm hồi chiều đó, 1 cây không chịu mà chịu 2 chỉ, tui cũng thua bà luôn!”. Đến lúc đó tui không nhịn nổi, mới cười một trận đã đời rồi kể hết sự tình cho lão nghe, bớt đau khổ. Chuyện chỉ có vậy, bà cũng đừng suy diễn phức tạp chi cho mệt, cứ để từ từ sẽ rõ.
Trân kể xong còn tiếp tục tư vấn cho bạn:
- Bà cứ coi như đó là chiến lợi phẩm, xung vào công quỹ luôn đi. Lấy tiền đó mà mua vàng, lúc này vàng lên giá quá trời. Mà nghe người ta nói còn lên nữa đó…
Chà, có lý quá đi! Tiền của chồng cũng như của vợ, nàng sẽ tự xử lý cục tiền này một cách hiệu quả. Dù chồng nàng có ý đồ gì thì cũng phải chịu thôi.
***
Hôm sau nàng đem tất cả số tiền đó đi mua vàng. Cả tiền đô đổi ra lẫn tiền Việt, bù thêm một ít nàng mua được 3 cây vàng. Tất cả “chiến lợi phẩm” nàng đem bỏ hết vào một cái hộp và cất kỹ trong tủ của mình. Trân nói đúng, cứ đơn giản hoá mọi chuyện đi cho nhẹ lòng. Nàng thấy vui vui vì món quà bất ngờ này, nhưng cũng không quên nhắc mình phải để ý đến chồng nhiều hơn. “Coi chừng nha chồng yêu. Đừng có để tao phát hiện ra điều gì không hay!” nàng thì thầm như muốn nhắc chồng như thế.
Chồng nàng, một gã to con, điển trai, rất nam tính nhưng lại nhỏ hơn nàng một tuổi. Với chồng nàng là một cô mèo nhỏ rất ư là dễ thương, nhưng nếu cần cô mèo ấy có thể nhe nanh biến thành cọp cái ngay tức thì.
Suốt tuần sau thỉnh thoảng hai vợ chồng vẫn điện thoại qua lại, chuyện trò hỏi han nhau như không có chuyện gì xảy ra. Nàng để ý dò xét vẫn không nhận ra chồng có biểu hiện gì mờ ám. Có lẽ anh cũng chỉ định dành cho nàng một bất ngờ mà thôi. Bao nhiêu năm vợ chồng nàng tin là thế.
Chiều thứ sáu, xong đợt tập huấn chồng nàng trở về nhà. Nàng cũng tranh thủ về sớm chuẩn bị những món ngon chồng thích. Anh có vẻ rất vui sau hai tuần xa nhà, còn bảo nhớ cơm vợ nấu. Cơm nước xong xuôi anh bảo nàng:
- Chủ nhật này anh họp lớp hồi cấp 3, em đi cùng cho vui nhé?
- Họp gì họp hoài vậy, em nhớ mới họp mấy tháng trước mà? Nghe nàng ngạc nhiên hỏi, anh liền giải thích:
- Mấy lần trước tụi anh họp lớp có một số bạn bè thành đạt, cả Việt kiều Mỹ về, vận động gây dựng Quỹ tương trợ cũng được kha khá. Dịp này định phát triển Quỹ thêm, rồi bàn kế hoạch giúp đỡ một số thầy cô và các bạn có hoàn cảnh khó khăn …
- Bộ anh làm trưởng Ban liên lạc hay gì vậy? Nàng hỏi chồng mà cảm thấy lo lo.
- Anh ở trong Ban liên lạc thôi, mọi người giao anh giữ quỹ tiền mặt, còn tiền chuyển khoản vào thẻ ATM thì giao người khác, vì thẻ của anh em giữ rồi.
- Trời đất! Anh giữ tiền quỹ lớp à, rồi anh để đâu? Giọng nàng thảng thốt và lo lắng thực sự, anh thấy vậy thì trấn an:
- Em yên tâm, anh cất kỹ lắm không mất được đâu!
Nàng nghe đến đây bỗng thấy mệt tới, chân tay bủn rủn, mồ hôi túa ra mà không nói nên lời. Bố khỉ! “chiến lợi phẩm” đâu chả thấy, chỉ thấy ngày mai phải bù lỗ ngay cho cái Quỹ gì đó của chồng mới kịp.
Nàng tự nhắc mình rồi lén liếc chồng một cái, may mà anh không nhận ra thái độ bất thường của vợ.
H.T
Bài & ảnh sưu tầm



TÔI QUYẾT ĐỊNH BỎ CHỒNG
Những ngày này, tôi ᵭαng Ьất mãn về cuộc hôn nhân củα mình, người chồng sáng sáng ɾα khỏi nhà từ lúc tôi chưα ngủ Ԁậy, tối khuyα mới tɾở về, nhưng thu nhậρ chẳng khá khẩm gì, tình cảm thì cứ nhạt Ԁần, không còn khái niệm tặng quà, cũng chẳng còn niềm vui mỗi khi chồng ᵭi làm về…
Khi nghe nỗi niềm tâm sự củα tôi, mấy cô Ьạn gái thân nghiêm túc ρhân tích vấn về ɾồi kết luận: “Sống với nhαu nhạt nhẽo như vậy thì nên giải thoát sớm ᵭi”. Chiα tαy hội chị em, tɾên ᵭường về nhà, tôi Ьắt ᵭầu suy nghĩ về việc ly hôn. Bước vào nhà, nhìn căn ρhòng ᵭơn giản mấy năm ɾồi không có gì thαy ᵭổi, tôi Ьỗng cảm thấy chán chường khó tả.
Đón con về, nó ᵭánh ᵭổ cả sữα ҳuống sàn nhà, ɾồi nó Ьày Ьừα ᵭồ chơi khắρ nơi khiến căn nhà ᵭã chật chội càng thêm Ьừα Ьộn. Tôi chỉ lo thu Ԁọn cái Ьãi chiến tɾường ấy cũng ᵭủ mệt Ьở hơi tαi. Đαng vội vàng nấu cơm thì chuông ᵭiện thoại ɾéo ɾắt, chồng Ьáo tối nαy về muộn, cả tuần nαy αnh ấy không về nhà ăn tối lấy một Ьữα. Tôi Ьực mình, thò tαy nắm hαi quαi nồi ᵭịnh Ьắc ҳuống Ьếρ thì Ьị ɾớt, tαy tôi Ьị Ьỏng ɾộρ cả lên.
Miếng nhựα chống Ьỏng ở quαi nồi ᵭã ɾụng ɾα từ lâu, tôi ᵭã nói với chồng năm lần Ьảy lượt, nhưng mãi vẫn chưα sửα. Tôi tắt Ьếρ, Ьước vào ρhòng, soi vào gương, ᵭôi mắt tɾong tɾẻo ngày nào nαy Ьỗng tɾở nên mờ nhạt và lấm tấm nếρ nhăn. Cuộc sống giα ᵭình thật ᵭáng sợ, ᵭã Ьαo lâu ɾồi tôi không chăm sóc cho Ьản thân mình, mọi thứ chỉ ҳoαy quαnh căn hộ Ьé ҳíu và cậu con 3 tuổi. Tôi cần ρhải thoát khỏi cuộc sống vô nghĩα này, nhαnh chóng ɾời ҳα khỏi ᵭây.
Hαi tiếng sαu chồng tôi về, không thấy có cơm tɾên Ьàn, chỉ thấy tôi ngồi một mình tɾong Ьóng tối. Sαo chưα nấu cơm? Sαo ρhải nấu cơm? Tôi nấu ᵭủ ɾồi, từ nαy tɾở ᵭi sẽ không nấu nữα. Sống thế này tôi không chịu ᵭược. Chúng tα ly hôn thôi. Anh nghe nhầm ρhải không? Em nói lại ҳem nào!
Lúc này con tɾαi tôi Ьỗng cất tiếng khóc, αnh tα chạy vội vào tɾong ρhòng Ьế con và cho nó uống sữα, ngạc nhiên hỏi Ԁồn: “Sαo ᵭαng sống Ϯử tế lại ᵭòi ly hôn?”. Tôi cười khẩy. Tối ᵭó, tôi cố ý ngủ ɾiêng. Theo kinh nghiệm củα các cô Ьạn, ly hôn không ᵭơn giản, nhiều thứ ɾàng Ьuộc như tình cảm, tài sản, thói quen, vì thế nhất ᵭịnh ρhải có nghị lực mới làm ᵭược. Để có thể tiến hành thuận lợi, tôi cần thực hiện 3 ᵭiều:
Thứ nhất không nấu cơm nữα, tách sinh hoạt củα hαi người ɾα. Thứ hαi không ngủ chung, không cho cơ hội làm lành. Thứ Ьα, kinh tế ɾiêng ɾẽ.
Nằm tɾên ghế sofα mãi mà không sαo ngủ ᵭược, tôi Ьật Ԁậy viết ᵭơn ly hôn. Tôi người Bắc, chồng người Nαm, cùng nhαu ᵭến thành ρhố Ьiển này, muα ᵭược căn nhà ᵭứng tên tôi. Chồng tôi có một cửα hàng làm ăn có vẻ không khá lắm, nhưng Ԁù sαo ᵭó cũng là tài sản củα αnh tα. Như vậy chiα ɾα tôi sở hữu căn nhà, αnh ấy lấy cửα hàng cũng là hợρ lẽ. Con tɾαi tôi nuôi, αnh tα gửi tiền tɾợ cấρ hàng tháng là ổn.
Hôm sαu, khi ᵭưα cho αnh tα tờ ᵭơn ly hôn: Tôi muốn tự Ԁo! Anh tα ngây người ɾα, tôi sốt ɾuột giục: Anh ký ᵭi! – nói ҳong tôi liền cảm thấy mình có ρhần hơi quá ᵭáng, liền ᵭổi giọng – Lẽ nào αnh không thấy chúng tα là người củα hαi thế giới? Chiα tαy tốt cho cả αnh lẫn tôi… Một tuần sαu, αnh gọi ᵭiện cho tôi và nói: Anh ký ɾồi, chiều nαy cùng ăn với nhαu một Ьữα nhé. Vẫn chỗ cũ, αnh sẽ ᵭưα ᵭơn cho em.
Hết giờ làm việc, tôi ᵭi ᵭến nhà hàng ven Ьiển mà chúng tôi thường ᵭến. Mấy hôm không gặρ, tɾông αnh gầy ᵭi, ánh mắt ưu tư, ɾâu ᵭã ᵭược cạo nom sáng sủα hơn. Anh lặng lẽ ᵭẩy cái ρhong Ьì ᵭến tɾước mặt tôi, Ьỗng tôi thấy cαy cαy mắt, tɾong lòng có một cảm giác hoαng mαng khó tả. Đã ᵭến ɾồi thì gọi chút gì ăn nhé, có thể ᵭây sẽ Ьữα cơm cuối cùng củα chúng tα.
Anh quαy ɾα gọi người ρhục vụ: Cho một suất cơm ϮhịϮ Ьò ҳào ớt, một Ьát cαnh ngαo. Đây ᵭều là những món tôi thích nhất. Tôi ngồi im, αnh Ьỗng nói với tôi: Bữα cơm cuối cùng này em có thể gọi cho αnh món αnh thích ăn không? Tôi Ьỗng Ьối ɾối, tôi chẳng Ьiết αnh thích ăn món gì. Tɾước giờ αnh ᵭều ɾất Ԁễ tính, món nào cũng ăn ᵭược, món nào cũng thấy ăn ngon lành.
Anh thích món gì? Chẳng ρhải αnh luôn ăn giống em hαy sαo? Anh lại mỉm cười, nói chậm ɾãi: Thực ɾα, ngần ấy năm, αnh luôn ăn những món mình không thích. Em quên ɾồi sαo, αnh là người miền Nαm, αnh thích chế Ьiến kiểu miền Nαm, hơi ngọt chút. Anh cũng thích ăn cαy nhưng em không thích nên ᵭành thôi. Nghe αnh nói, mặt tôi пóпg Ьừng. Đúng là tôi chưα từng nghĩ ᵭến việc hỏi αnh thích ăn món gì. Lần ᵭầu tiên Ьiết αnh thích ăn ngọt lại là lúc ly hôn, thật nực cười. Tôi muốn ứα nước mắt nhưng cố kìm lại.
Anh quyết ᵭịnh ɾồi, nhà, cửα hàng, mọi ᵭồ ᵭạc tɾong nhà ᵭều thuộc về em, αnh chỉ mαng theo mấy quyển sách và vài Ьộ quần áo thôi. Anh ᵭịnh ᵭi ᵭâu? Hình như tôi thực sự chưα từng suy nghĩ nghiêm túc ɾằng chúng tôi sẽ sống như thế nào sαu khi ly hôn. Bố mẹ và Ьạn Ьè αnh ở miền Nαm luôn giục αnh về quê làm ăn. Nhưng Ԁo em thích Ьiển nên αnh chiều theo em. Ở ᵭây gió Ьiển mαng mùi tαnh củα cá, ăn ᵭồ Ьiển αnh cũng không thích, công việc cũng chẳng sáng sủα gì, ᵭã làm em thiệt thòi…
Anh nói gì thế? Em không ρhải ly hôn vì những thứ ᵭó. Tôi không ngăn ᵭược nước mắt. Ly hôn ҳong αnh sẽ về Nαm. Sαu này em sống một mình nuôi con sẽ vất vả. Anh ᵭể lại tất cả cho em. Cửα hàng Ԁạo này kinh Ԁoαnh cũng khá hơn tɾước, em lấy tiền ᵭó tích lại, ᵭừng tiêu linh tinh, ᵭể ρhòng khi cần có cái mà tiêu. Vậy αnh thì làm thế nào? Đàn ông quăng ᵭâu chả sống, không như ᵭàn Ьà con gái, cả tin lương thiện, Ԁễ Ьị tổn tҺươпg.
Tôi Ьỗng tɾào nước mắt.
“Đừng khóc!” – Anh ᵭặt tαy lên vαi tôi, cử chỉ quen thuộc, vậy mà không hiểu sαo lúc sống Ьên nhαu tôi lại không hề nhận thấy tình cảm củα αnh. Anh ρhải ᵭi ɾồi. Em Ьiết không, mỗi lần giα ᵭình Ьên em tụ họρ ᵭông vui αnh ᵭều cảm thấy tɾống tɾải. Anh cũng ɾất nhớ Ьα mẹ, họ cũng già cả ɾồi… Tôi Ьỗng thấy mình quá vô tâm. Anh là người ᵭàn ông tốt, vậy mà ᵭến tận giây ρhút này tôi mới Ьiết sống với tôi, αnh ᵭã ρhải che giấu những cảm ҳúc không vui, những ᵭiều không hợρ, chỉ vì tôi.
Sαo αnh không nói những ᵭiều này sớm hơn? Anh muốn em sống vui vẻ, không ρhải Ьận lòng vì những việc vặt ấy. Tôi thẫn thờ, một lúc sαu tôi nói: Anh… Anh có thể không ᵭi không? Chúng tôi Ьước ɾα khỏi nhà hàng, Ьên ngoài gió Ьiển ɾất mát, tôi ngồi sαu ҳe củα αnh ᵭi về nhà. Tôi ôm chặt lấy αnh, cảm thấy thật hạnh ρhúc.
Sự việc vừα ɾồi ᵭã cho tôi một Ьài học. Sαu khi kết hôn, những lo toαn chuyện cơm áo gạo tiền khiến người tα ngày càng không có thời giαn quαn tâm tới nhαu, nhưng ᵭó thực ɾα không ρhải vì họ ᵭã thαy lòng ᵭổi Ԁạ, mà Ьởi cuộc sống cần ρhải vậy. Nếu mỗi người Ьiết nghĩ cho người kiα một chút, Ьαo Ԁung và nhường nhịn lẫn nhαu một chút, giα ᵭình sẽ êm ấm, hạnh ρhúc.
Xã hội ngày nαy ly hôn càng ngày càng Ԁễ, chính vì thế, chúng tα càng cần tɾân tɾọng, giữ gìn những gì ᵭαng có củα hôn nhân ρhải không các Ьạn?
Sưu tầm

NGƯỜI ANH NUÔI
Truyện: Quang Nguyễn

“Ba má đã nuôi anh từ nhỏ cho tới lớn, nhưng anh không phải là ruột rà, dù biết anh luôn nhường nhịn và không tranh giành với các em, nhưng cái nào ra cái đó, tài sản là của nhà này do cha mẹ và các con làm ra mới có, vì thế nó phải thuộc về thành viên ruột trong nhà này. Tôi cho anh ở trong căn nhà này là may phước lắm rồi, chia với chác gì nữa. Anh lớn rồi mà, tự lập, tự làm, tự riêng đi chứ.”
***
Đêm đã khuya, đường im vắng không còn dáng người nào, chỉ còn lại tiếng bước vội vã rơi xuống lòng đường vang vọng. Ánh trăng soi đường dẫn lối người trai trở về nhà, với bước chân mỏi mệt mồ hôi ướt đẫm áo. Đêm nào cũng vậy, gần 0 giờ Sinh mới trở về nhà. Công việc bốc vác ở bến lúa khá cực nhọc đối với Sinh, tuy còn trẻ nhưng sức khỏe anh đã suy yếu, người ta làm xong trở về nhà từ rất sớm, riêng anh cứ nghỉ mệt nên về muộn hơn bất cứ ai.

Sinh trở về nhà ăn vội chén cơm, tắm rửa rồi vào mùng ngủ.
Cha mẹ mất khi anh mới chín tuổi ông Năm hàng xóm thấy tội nghiệp mang về nuôi cho tới ngày hôm nay. Mang tiếng con nuôi nhưng chẳng khác nào như con ruột, vợ chồng ông Năm thương yêu như ba đứa con của mình. Nhà ông Năm có ba người con, một trai, hai gái, thêm Sinh là bốn người. Hai người con gái đi lấy chồng và sống gần đó, người con trai út cũng có vợ sống cùng ông Năm, riêng Sinh đã hơn bốn mươi tuổi mà chưa vợ con gì. Họ yêu thương nhau, sống hòa thuận như anh em ruột, chưa bao giờ họ phân biệt giữa con ruột và con ghẻ. Bà Năm còn sống đã dạy như thế, đến khi bà Năm mất đi họ vẫn giữ mối hòa thuận anh em với nhau.

Đó là điều ông Năm rất vui và hạnh phúc bên bốn người con của mình, có thể nói ông là người có phước, tuy hai người con gái đã có gia đình sống riêng nhưng họ vẫn hay cho tiền hoặc mua những thứ ngon nhất cho ông, họ đều học thành tài và có nghề nghiệp ổn định với đồng lương kha khá. Cả ba người họ đều là bác sĩ làm việc trong một bệnh viện gần nhà, riêng Sinh một chữ bẻ đôi cũng không có, đành phải đi bốc vác kiếm từng đồng rồi trở về rất khuya. Không vì điều đó mà ông Năm thương ba người con hơn, ngược lại ông thương Sinh nhiều hơn ba người con ruột. Những lần con của ông cho tiền xài, ông đều giấu lại một ít để cho Sinh nhưng chưa lần nào anh nhận, vì anh thừa hiểu cha đã già không còn sức lao động, không làm gì ra tiền, chính vì điều đó mà anh không nhận tiền từ cha nuôi. Đôi khi anh cho tiền cha mình, ông cứ chần chừ như không muốn lấy, nhưng cũng phải lấy để anh được vui.

Một buổi sáng tiếng gà gáy vang sau nhà, ông Năm thức dậy uống trà như mọi ngày, ông có thói quen khi thức dậy đi rửa mặt ngang qua chỗ ngủ của Sinh, ông hay dừng lại để kiểm tra xem tối qua Sinh ngủ có tống mùng kỹ không, và chiếc đèn pin luôn pha vào mùng xem thử có con muỗi nào trong ấy không, rồi mới đi rửa mặt và trở lên nhà trên hút thuốc uống trà. Thói quen này hình như không dành cho ba người con ruột của ông.

Sinh thức dậy với cơ thể uể oải sau một đêm mệt nhọc ở bến lúa, anh bước xuống giường ra sau rửa mặt rồi đi lên nhà trên. Thấy cha anh ngồi đó với gương mặt trầm ngâm như đang nghĩ ngợi điều gì đó bên làn khói trắng. Tay ông ôm một chiếc hộp, đôi mắt cứ nhìn lên bàn thờ nơi có di ảnh vợ ông, anh chưa từng thấy chiếc hộp này bao giờ. Anh bước lại gần cha rồi nói.

– Tía đang nghĩ gì mà điếu thuốc sắp tàn luôn rồi.
– Sao mày không ngủ thêm lát nữa đi hai, còn sớm mà.
– Con dậy giờ này quen rồi, cứ tới giờ này là tự nhiên thức dậy.
– Tía dặn đừng đi bốc vác nữa, sao mày không nghe vậy hai.
– Ủa sao Tía biết con đi bốc vác.
– Mày đừng nói dối Tía nữa, mày cứ nói đi làm việc nhẹ một lát rồi về. Chứ thật ra là mày đang bốc vác ở bến lúa. Hồi sáng Tía đi rửa mặt thấy cái áo của mày treo trên móc, trên cái vai áo có dính màu của bao lúa.
– Nhưng Tía yên tâm, con vác một bao rồi nghỉ mệt, xong tới bao khác lại nghỉ mệt, chứ không vác liên tục đâu.
– Mày có biết sức khỏe đang yếu, hạn chế làm việc nặng không hai, mày không có tiền thì Tía cho.
– Dạ con biết, nhưng ở nhà không có gì làm cũng buồn. Tía đang ôm cái hộp gì vậy.
– Đây là cái hộp có đựng tờ di chúc của má bây trước khi bả mất, sau này có chia tài sản thì cứ theo nguyện vọng của bả mà chia. Tía định kêu vợ chồng con Thu, vợ chồng con Kiều, chiều về đây chơi sẵn đó Tía tuyên bố tài sản trong di chúc luôn. Cũng gần tới ngày giỗ của má bây rồi.
– Dạ, ngày mai là giỗ má rồi đó Tía.
– Đúng vậy, vì thế Tía muốn các con nhận tài sản rồi vui vẻ trong ngày giỗ của má bây. Vợ chồng thằng út Tâm nó dậy chưa, nếu nó dậy rồi thì kêu nó ra đây Tía biểu, hoặc kêu nó báo cho con Thu với con Kiều biết chiều nay về chơi.
– Dạ, chắc vợ chồng nó dậy rồi đó Tía, cũng sắp tới giờ nó đi làm rồi, để con vào nói rồi đi mua đồ ăn sáng cho Tía.
– Ừa đi đi con.

Anh vào nói với út Tâm, một lát chiếc xe của út Tâm rồ máy rồi đi khuất, Họ là dân làm việc nên đi làm rồi ghé ăn sáng, chỉ có Sinh và ông là hay ăn sáng tại nhà. Sinh cũng là người gần ông và nói chuyện nhiều nhất so với ba người con ruột của mình. Đến chiều tất cả các con của ông đều có mặt, ông lặng lẽ đốt nén hương cho người vợ quá cố, rồi mở hộc tủ lấy chiếc hộp mà hồi sáng ông đã ôm. Ông nhìn từng đứa con của mình rồi nói.

– Hôm nay có mặt đông đủ các con, Tía muốn đọc tờ di chúc của má bây để lại, đó là nguyện vọng của bả trước khi nhắm mắt.

Họ im lặng chú tâm nghe kỹ ông đọc những gì trong tờ di chúc.

“Thằng hai nó vốn dĩ là con nuôi của nhà mình, nhưng chưa bao giờ ba má xem nó là con nuôi. Má chia cho nó 30% tài sản. Con Thu và con Kiều là phận đàn bà, rồi cũng đi lấy chồng làm dâu nhà người ta, không có gánh vác gì về cái gia đình này, nên má chia cho mỗi đứa 20%. Còn thằng Tâm là con út, sau này thờ phượng gánh vác hết tất cả, nên má chia cho 30% kèm với cái nhà này”
Họ nhìn nhau mà không nói được lời gì, cuối cùng ông Năm phải lên tiếng.

– Các con có ý kiến gì không, đó là nguyện vọng của má bây.

Tâm nói trong sự ngỡ ngàng.

– Nguyện vọng gì kì vậy, sao con chỉ có 30% bằng anh hai, con gánh vác cái nhà này, anh hai có gánh vác gì đâu mà bằng với con.

Ông nhìn sang người con gái thứ ba rồi nói.

– Còn con Thu mày có ý kiến gì không, nói Tía nghe.

Thu nói ngay không cần suy nghĩ.

– Con không đồng ý với cách chia này của má.
– Tại sao.
– Con là con ruột mà chia có 20% thua cả con ghẻ.

Ông nhìn sang người con thứ tư.

– Còn con Kiều. Ý mày sao, nói Tía biết.
– Con cũng như ý chị ba vậy, không đồng ý với cách chia này của má.

Ông nhìn sang Sinh rồi nói.

– Rồi thằng Hai, ý mày thế nào.
– Dạ con chỉ lấy 10% còn 20% còn lại con cho các em.

Thu nghe vậy lên tiếng.

– Tôi nói thật anh 1% cũng không có chứ đừng nói 10%.

Kiều cũng xen vào.

– Anh phải biết điều. Anh không phải máu mủ gì với cái nhà này, nên anh không có phần là đúng.

Tâm cũng ý kiến vào.

– Ba má đã nuôi anh từ nhỏ cho tới lớn, nhưng anh không phải là ruột rà, dù biết anh luôn nhường nhịn và không tranh giành với các em, nhưng cái nào ra cái đó, tài sản là của nhà này do cha mẹ và các con làm ra mới có, vì thế nó phải thuộc về thành viên ruột trong nhà này. Tôi cho anh ở trong căn nhà này là may phước lắm rồi, chia với chác gì nữa. Anh lớn rồi mà, tự lập, tự làm, tự riêng đi chứ.

Sinh gục mặt buồn bã, chưa bao giờ anh nhận những lời này từ các em mình như hôm nay. Anh em lúc nào cũng hòa thuận, vui vẻ, thương yêu, vậy mà hôm nay chỉ vì tờ di chúc mà tặng cho anh những lời thật khó nghe, anh im lặng. Ông Năm lấy tay đập xuống bàn thật lớn như trút cơn giận.

– Mày vừa nói cái gì, mày muốn đuổi thằng Sinh đi hả, cái nhà nào là nhà của mày. Thằng Sinh nó có quyền ở đây đến khi nào nó có vợ thì nó ra riêng, nó cũng là thành viên trong cái nhà này. Đây là tao nói.

Ông lắc đầu rồi thở dài, Sinh đến an ủi ông. Ông thừa biết chuyện này không bao lâu sẽ xảy ra thôi, hàng đêm ông ôm cái hộp với mong muốn các con khi chia tài sản đừng bất hòa. Thu lên tiếng để trấn an ông.


– Thôi thì cái chuyện chia tài sản để tính sau. Tía đừng giận nữa, hồi đó chắc má chia nhầm, thôi thì sau này Tía chia lại cho tụi con cũng được.

– Ý của Tía cũng như ý của má bây thôi.

Kiều nói nhanh vội vàng.

– Vậy sao được, tính tới tính lui gì thì anh hai cũng được 30%. Chắc có lẽ anh hai luôn gần Tía còn tụi con thì không, nên chia cho anh hai nhiều hơn phải không Tía.

Út Tâm cũng nói vào.

– Tía chia như vậy là không công bằng. Người ngoài mà chia tài sản hơn người nhà coi sao được. Chúng con luôn hiếu thảo với ba má, đâu phải chỉ có anh nuôi mới hiếu thảo với ba má đâu.

Ông đứng nhìn út Tâm rồi nghiêm giọng.

– Mày cứ người ngoài với người trong một lát, tao lấy cái bát hương chọi bể đầu mày bây giờ. Nguyện vọng của má bây, mà bây còn không tôn kính, tao chết rồi chắc mồ mả tụi bây bỏ luôn. Tụi bây học cao hiểu rộng mà sao cái đạo lý làm người, tụi bây không hiểu vậy. Tao cứ chia như trong tờ di chúc của má bây, đứa nào lấy thì lấy, không lấy thì bỏ.

Họ giận bỏ nhau ra về, ông và Sinh đứng đó trong căn nhà vốn dĩ từ trước tới giờ chưa xảy ra chuyện giận hờn to tiếng. Anh nhìn cha rồi thì thầm.

– Thưa Tía, con thấy các em nói đúng đó. Tía nên chia lại, con không cần tài sản này nhiều đâu, con sống với Tía má từ nhỏ đến lớn là quá hạnh phúc rồi. Tài sản Tía cứ chia cho các em, con một thân một mình, không có cũng không sao, còn các em nó có gia đình nên nó còn lo cho gia đình của nó.
– Mày nói gì kỳ vậy hai, riết rồi mày cũng giống mấy đứa em mày luôn. Mày nhìn cái bàn thờ má bây đi rồi nói, má bây chia và đó cũng là nguyện vọng của bả, chứ Tía có chia đâu. Một thân là sau này không có vợ con hả bây, một thân là sau này không có ăn hả hai.

Anh biết khó có thể thuyết phục được cha mình. Sáng đó là ngày giỗ của má nuôi anh, con Thu với con Kiều không về vì còn giận chuyện chia tài sản, út Tâm cũng chở vợ đi chơi chứ nhất quyết không chịu ở nhà ăn giỗ. Từ đó họ không nói chuyện với Sinh như đã từ mặt. Đám giỗ lần này chỉ có hai cha con ông. Ông Năm mặt buồn hiu nhìn xung quanh căn nhà rồi thở dài, năm nào cũng đầy đủ con cháu chỉ vì chuyện chia tài sản mà không đứa nào chịu về thắp nén nhang cho má nó. Ông tới đốt nhang cho vợ mà hai hàng nước mắt chảy dài.

Tối đó anh trăn trở nằm suy nghĩ về chuyện chia tài sản, anh nghĩ cũng do mình nên anh em bất hòa nhau. Tài sản đó nó vốn dĩ không thuộc về anh, vì anh chỉ là con nuôi nên không được quyền hưởng nó, anh sẽ khăn gói bỏ nhà ra đi trong khuya nay, chỉ có thế các em mới được vui. Anh lục đục xếp quần áo bỏ vào ba lô đợi cha anh ngủ, anh sẽ rời khỏi căn nhà này ngay. Cái buồn nhất là anh phải xa căn nhà này mà anh đã sống từ lúc chín tuổi cho tới nay, lại phải xa người cha già, tuy là cha mẹ nuôi nhưng họ hết mực thương anh như chính con ruột của mình.

Anh lên nhà trên thấy cha đã ngủ từ bao giờ, anh móc trong túi mình ra một xấp tiền bỏ lên cái gối nơi cha anh nằm, rồi lặng lẽ mở cửa bước chân ra đi, anh ra đầu ngõ đứng nhìn căn nhà một lát như nói lời từ biệt. Anh không biết mình phải đi về đâu, làm gì, tóm lại cứ đi, đi càng xa càng tốt. Sáng sớm ông Năm thức dậy, vẫn như thói quen cũ đi ngang qua nơi Sinh ngủ không thấy anh đâu, nhìn cái sào đồ trống trơn ông biết Sinh đã bỏ nhà đi để trốn tránh chuyện hưởng tài sản. Ông buồn bã ngồi đó tần ngần, rồi trở lại nhà trên hút thuốc uống trà, mắt nhìn xa xăm ra đường như đợi ai đó trở về.

Tâm thức dậy cái miệng ngáp ngắn ngáp dài chưa tỉnh ngủ hẳn, ông gọi Tâm lại.

– Thằng Út lại đây Tía biểu coi.

Tâm lấy tay che miệng trong cơn ngáp rồi trả lời.

– Dạ có gì không Tía.
– Anh hai bây đã bỏ nhà ra đi vì không muốn anh em trong nhà mất hòa thuận.
– Hả. Thật hả Tía.

Tâm như tỉnh ngủ hẳn ra, tâm trạng phơi phới, gương mặt tươi rói. Ông Năm nói tiếp.

– Mày nói với hai người chị của mày, kêu nó chiều về đây Tía có chuyện muốn nói, nếu hai đứa nó không về thì từ nay về sau đừng nhìn mặt ông già này nữa.

Nói xong ông bỏ đi trong tâm trạng nặng nề như cục đá. Chiều đó hai người con gái của ông cũng trở về để nghe ông nói, ông lấy ra một tờ giấy đã xếp lại, ông ngồi xuống ghế nhìn thẳng ba người con rồi nói.

– Thằng hai nó đã bỏ nhà ra đi các con có biết vì sao không, vì nó không muốn anh em trong nhà mất hòa khí với nhau. Giờ thì các con đã vui chưa. Thằng Út mày đọc lá thư này của má mày viết khi còn sống cho hai người chị mày nghe.

Tâm cầm tờ giấy ông đưa lòng hồi hộp, không biết má đã viết gì trong đó, mở ra coi đúng là nét chữ của má anh, những dòng đã lem màu mực theo thời gian nhưng vẫn đọc ra được.

“Các con thân yêu của má, khi các con đọc được lá thư này thì má không còn bên các con nữa. Má đang nằm trong bệnh viện với những cơn đau cứ hành hạ. Má vui vì cả ba đứa con đều học ngành y rồi này các con sẽ trở thành bác sỹ, má không còn lo nữa, riêng anh hai bây thì không được như ba đứa, nó mồ côi từ nhỏ. Từ nhỏ nó đi chăn trâu, gánh nước mướn cho người ta, để kiếm tiền nuôi các con ăn học, nó không biết một chữ nghĩa nào, vì nếu nó đi học rồi thì sẽ không còn ai kiếm tiền mà nuôi các con.

Hồi đó nhà mình rất nghèo, nó phải nhịn đói, nhịn khát, để nhường đồ ăn cho các con. Ba của các con bệnh tật không làm được gì một tay nó lo hết. Thằng út Tâm hay chê anh hai nó yếu không làm được việc nặng nhọc, nhưng nó không biết rằng nó đang mang quả thận trong người của anh hai nó, chính anh hai đã hiến tặng để cứu nó sống cho tới ngày hôm nay.

Con thu hay chê anh hai nó cái chân đi cà nhắc trông xấu xí vô cùng, nhưng con nhớ lại xem, lúc nhỏ ham búp bê cứ khóc lóc đòi. Nó không có tiền mua, vì quá thương em nó đành phải đi ăn cắp của người ta, người ta bắt được đánh nó đến gãy chân.

Còn con Kiều lúc đi thả diều làm đứt dây, con diều bay đi mất, cứ về khóc lóc không chịu ăn cơm. Anh hai nó đành phải đi kiếm con diều về cho bằng được, lúc nó về trên người đầy thương tích vì phải chui vào bụi gai, máu còn dính đầy trên con diều.

Rồi ba mẹ ra miền Trung làm tám năm trời, tám năm đó nó một mình ở nhà nuôi ba đứa em. Khi lớn lên thì nó chưa bao giờ có bộ đồ nào lành lặn như người ta, cái nào cũng đầy mảnh chắp vá. Cho tiền nó mua đồ thì nó cho ngược lại các em nó.

Có thể nói các con được ăn học như hôm nay cũng nhờ vào anh hai của các con, sau này các con cái thành tài đừng bao giờ quên công ơn đó. Nó đã hy sinh cho các con quá nhiều, chính vì thế ba má muốn bù đắp lại cho nó, chia nó 30% là quá ít so với những gì mà nó hy sinh. Má mong muốn các con hiểu và chấp nhận nguyện vọng này của má. Má không sống được bao lâu nữa mong các con sống hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau”

Tâm làm rơi tờ giấy rưng rưng nước mắt, hai người chị cũng khóc xối xả khi nghe nội dung trong lá thư, ông năm nhìn từng người rồi nói.

– Tụi bây còn đứa nào nói thằng hai là người ngoài, không là phải con ruột của nhà này nữa không, còn đứa nào tranh giành tài sản với nó không. Từ xưa tới giờ có cái gì mà nó không nhường cho tụi bây đâu. Tụi bây ai cũng sung sướng, nhìn lại nó xem cho tới bây giờ nó chưa có vợ, nó cứ lo kiếm tiền. Người nó thì yếu vì hiến thận cho thằng út, nhưng phải đi bốc vác đến khuya mới về để kiếm tiền lo cho tao.

Ông ném xuống bàn một xấp tiền rồi nói trong nước mắt.

– Tụi bây nhìn đi, đây là tiền của nó đi bốc vác. Nó để lại cho tao trước khi bỏ nhà ra đi, đó là tiền mồ hôi nước mắt của con tao, nhìn lại tụi bây có đứa nào thiếu thốn cái gì chưa. Tụi bây giàu có mà lại đi tranh giành phân bì với nó.

Ông khóc thành tiếng, đó cũng là lần đầu tiên ba người con ruột thấy ông khóc. Thu và Kiều ôm nhau mà khóc. Tâm nhìn lá thư trên bàn và một xấp tiền mà nước mắt rơi không ngừng. Cả ba người họ ôm ông và nói lời xin lỗi. Ông nói trong những giọt nước mắt.

– Nếu tụi bây còn là con người thì hãy mau đi kiếm thằng hai về đây, phải kiếm cho bằng được. Tụi bây có muốn mất đi một người anh như vậy không.

Cả ba người họ tay lau nước mắt, lập tức ra xe chia nhau đi tìm. Họ hỏi hết người này đến người khác. Cuối cùng cũng có người nhìn thấy Sinh đang ở bến xe, chuẩn bị mua vé đi Sài Gòn. Họ vội vàng đến thấy Sinh đang ở đó trong tà áo phai màu. Cả ba người họ chạy đến ôm anh khóc nức nở giữa bến xe đông người. Thu vừa nói vừa khóc.

– Anh hai về nhà đi. Tía đang rất buồn về chuyện anh hai bỏ nhà đi.
Tuy là con nuôi nhưng anh rất thương cha, khi nghe cha buồn anh chẳng muốn đi nữa. Chỉ muốn quay về gặp cha để nói xin lỗi vì đã làm cho ông buồn.
– Thôi mình về đi các em, anh không đi nữa, từ nay anh sẽ luôn ở gần Tía.

Thấy anh trở về ông vui như chưa từng vui. Chiều đó họ cùng ăn cơm niềm vui ngập tràn trong không gian căn nhà. Đó là giây phút hạnh phúc nhất trong từng đôi mắt và nụ cười nở tươi trên môi mỗi người. Ba người em gắp đầy thức ăn vào cái chén của anh. Kiều nói với anh.

– Anh hai ăn đi.
– Thôi các em ăn đi, anh ăn rau được rồi.

Thu nói với nụ cười.

– Anh hai không cần phải nhường cho tụi em đâu, cứ ăn đi.

Tâm nói trong niềm vui rộn ràng.

– Phải rồi đó anh hai. Anh đã hy sinh cho chúng em quá nhiều rồi. Giờ đã đến lúc chúng em hy sinh lại cho anh hai.

Ông Năm bỏ đôi đũa xuống rồi nhắc lại.

– Còn chuyện chia tài sản theo nguyện vọng của má bây. Bây tính sao.
Tất cả đều đồng thanh nói
– Dạ, tụi con Đồng ý.

Ông Năm cười vui xúc động trong niềm hạnh phúc dâng trào. Chưa bao giờ họ thấy vui như hôm nay, nhìn các con gắp thức ăn cho nhau mà lòng ông vui sướng biết bao. Tiền, vật chất là thứ hay chia rẽ con người, nhưng đôi khi nhờ nó làm đáp án mà ta biết và nhận ra, kết quả của lòng dạ con người. Người quay lưng đi, người quay đầu lại. Cuộc đời nó luôn luôn hai mặt đi song hành cùng nhau.

Từ nay nhà ông Năm sẽ ngập tràn yêu thương trong tình cảm gia đình. Cái từ ” anh nuôi” hoặc ” người ngoài” cũng biến mất từ ấy, thay vào đó là từ ” anh ruột” như một cha mẹ sinh ra.