Lương bổng của thời phong kiến Việt Nam vẫn luôn là một đề tài ít người biết đến. Có rất nhiều người luôn thắc mắc tại sao các sĩ tử phải cố gắng bằng tất cả để có thể đỗ đạt và lên làm quan. Hôm nay hãy cùng XCVN tìm hiểu hệ thống lương thưởng của quan lại ngày xưa thông qua Việt Nam thật.
Tính đến năm thứ 8 niên hiệu Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông (1477), chính sách về lương bổng đối với quan lại các cấp mới được quy định cụ thể.
Tuy nhiên để làm rõ được số tiền lương mà quan lại được hưởng, hãy cùng Xin Chào Việt Nam đối chiếu về đơn vị tiền tệ thời nhà Lê như sau.
Thời vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433) quy định có ba đơn vị đếm trong tiền tệ là đồng, tiền và quan. Mỗi quan bằng 10 tiền, mỗi tiền (hay một xâu) bằng 50 đồng. Đến thời vua Lê Thái Tông (1433 - 1442) lại quy định mỗi tiền bằng 60 đồng. Vậy nên chúng tôi xin được phép tính đơn vị tiền tệ theo thời vua Lê Thái Tông với 1 quan = 10 tiền = 600 đồng.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, 1 quan tiền có tỉ giá hối đoái = 1 lạng bạc. Chiếu theo sử sách lúc bấy giờ, vào thời Vạn Lịch của nhà Minh, với 1 lạng bạc, người dân có thể mua được 2 thạch gạo với mỗi thạch gạo bằng 94,4 kg. Điều này có nghĩa là 1 lạng bạc có thể mua được gần 200 kg gạo. Vậy theo tính chất bắc cầu và tỉ giá hối đoái gần tương đương trong thời kỳ bấy giờ. 1 quan tiền = ~200kg gạo. Vì bản chất thời phong kiến chủ yếu trao đổi hàng hóa bằng gạo nên chúng ta có thể chiếu theo đó mà có thể tính được lương bổng của quan lại.
Ngoài ra, để các bạn có thêm luồng thông tin đa chiều hơn, XCVN xin phép được tính hệ quy đổi của quan tiền (cách đây gần 700 năm) bằng phép tính thông qua giá gạo trung bình hiện hành như sau:
1 quan tiền = 200kg x 20.000VND/1kg x 2.5 (con số tạm tính do chênh lệch thời kỳ - không có giá trị tham khảo) = 10.000.000 VND
Vậy suy ra khi đỗ Trạng nguyên và được vào hàng Chánh Lục Phẩm, mỗi tháng Trạng Nguyên đã nhận được khoảng 25.000.000VND, một con số không nhỏ. Chưa kể đến con đường quan lộ rạng ngời, thông hanh. Vậy nên các sĩ tử ngày xưa mới có thể cố gắng đạt hạng cao trong kỳ thi với mong muốn được “đổi đời”.
2. Chế độ lương bổng
Theo chính sách lương bổng của vua Lê Thánh Tông bắt đầu được thực hiện vào năm 1477, mỗi năm, các quan làm việc trong kinh được cấp lương bổng theo các thứ bậc phẩm tước như sau:
- Hoàng Thái tử: 500 quan,
- Thân vương: 200 quan,
- Tự Thân vương: 140 quan,
- Vinh phong Quốc công: 127 quan
- Vinh phong Quận công: 120 quan,
- Hoàng tôn Quốc công và những người được vinh phong tước Hầu: 113 quan
- Hoàng tôn Quận công và những người được vinh phong tước Bá: 106 quan,
- Hoàng tôn tước Hầu và những người được vinh phong tước Tử: 99 quan,
- Hoàng tôn tước Bá và những người được vinh phong tước Nam và chức Phò mã Đô úy: 92 quan,
- Chánh Nhất phẩm: 82 quan (mỗi tháng 6 quan 8 tiền 30 đồng),
- Tòng Nhất phẩm: 75 quan (mỗi tháng 6 quan 2 tiền 30 đồng),
- Chánh Nhị phẩm: 68 quan (mỗi tháng 5 quan 6 tiền 48 đồng),
- Tòng Nhị phẩm: 62 quan (mỗi tháng 5 quan 43 đồng),
- Chánh Tam phẩm: 56 quan (mỗi tháng 4 quan 6 tiền 40 đồng),
- Tòng Tam phẩm: 52 quan (mỗi tháng 4 quan 3 tiền 20 đồng),
- Chánh Tứ phẩm: 48 quan (mỗi tháng 4 quan),
- Tòng Tứ phẩm: 44 quan (mỗi tháng 3 quan 6 tiền 40 đồng),
- Chánh Ngũ phẩm: 40 quan (mỗi tháng 3 quan 3 tiền 20 đồng),
- Tòng Ngũ phẩm: 36 quan (mỗi tháng 3 quan),
- Chánh Lục phẩm: 33 quan (mỗi tháng 2 quan 7 tiền 30 đồng),
- Tòng Lục phẩm: 30 quan (mỗi tháng 2 quan 5 tiền),
- Chánh Thất phẩm: 27 quan (mỗi tháng 2 quan 2 tiền 30 đồng),
- Tòng Thất phẩm: 24 quan (mỗi tháng 2 quan),
- Chánh Bát phẩm: 21 quan (mỗi tháng 1 quan 7 tiền 30 đồng),
- Tòng Bát phẩm: 18 quan (mỗi tháng 1 quan 5 tiền),
- Chánh Cửu phẩm: 16 quan (mỗi tháng 1 quan 3 tiền 20 đồng),
- Tòng Cửu phẩm: 14 quan (mỗi tháng 1 quan 1 tiền 40 đồng),
- Nha môn loại I: 12 quan,
- Nha môn loại II: 10 quan,
- Nha môn loại III: 8 quan,
- Nha môn loại IV: 6 quan,
Quy định cấp lương bổng hàng năm cho các quan làm việc ở ngoài trấn như sau:
- Chánh Tứ phẩm: 48 quan,
- Tòng Tứ phẩm: 44 quan,
- Chánh Ngũ phẩm: 40 quan,
- Tòng Ngũ phẩm: 36 quan,
- Chánh Lục phẩm: 33 quan,
- Tòng Lục phẩm: 30 quan,
- Chánh Thất phẩm: 27 quan,
- Tòng Thất phẩm: 24 quan,
- Chánh Bát phẩm: 21 quan,
- Tòng Bát phẩm: 18 quan,
- Chánh Cửu phẩm: 16 quan,
- Tòng Cửu phẩm: 14 quan,
- Nha môn loại I: 12 quan
- Nha môn loại II: 10 quan.
Ngoài được nhận bổng lộc bằng tiền ra, các quan lại còn được cấp các bất động sản. Tuy nhiên các bất động sản này cũng có quy định chặt chẽ về các đời sử dụng.
Sách “Lịch triều Hiến chương loại chí- Quan chức chí” cũng cho chúng ta biết nhiều chi tiết rất thú vị: “Năm ấy (năm Hồng Đức thứ 8 đời Lê Thánh Tông -1477) lại quy định lệ cấp ruộng đất cho các quan viên”. Mức được cấp có quy định cao thấp như sau:
- Thân vương: ruộng thế nghiệp 600 mẫu, đất thế nghiệp 40 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 1.000 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 150 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 80 quan, ruộng tế điền: 300 mẫu, thực phong: 500 hộ, người hầu: 500 người, hộ cung cấp mắm muối: 100 hộ.
- Tự Thân vương: ruộng thế nghiệp 500 mẫu, đất thế nghiệp 36 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 500 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 110 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 70 quan, ruộng tế điền: 250 mẫu, thực phong: 200 hộ, người hầu: 130 người, hộ cung cấp mắm muối: 70 hộ.
- Vinh phong Quốc công: ruộng thế nghiệp 400 mẫu, đất thế nghiệp 34 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 300 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 100 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 60 quan, ruộng tế điền: 200 mẫu, người hầu: 120 người, hộ cung cấp mắm muối: 60 hộ.
- Vinh phong Quận công: ruộng thế nghiệp 350 mẫu, đất thế nghiệp 32 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 300 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 90 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 50 quan, ruộng tế điền: 180 mẫu, người hầu: 100 người, hộ cung cấp mắm muối: 50 hộ.
- Vinh phong tước Hầu: ruộng thế nghiệp 300 mẫu, đất thế nghiệp 30 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 260 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 80 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 40 quan, ruộng tế điền: 160 mẫu, người hầu: 80 người, hộ cung cấp mắm muối: 40 hộ.
- Vinh phong tước Bá: ruộng thế nghiệp 200 mẫu, đất thế nghiệp 28 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 230 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 70 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 30 quan, ruộng tế điền: 140 mẫu, người hầu: 70 người, hộ cung cấp mắm muối: 40 hộ.
(Quy định về việc vinh phong các tước Công, Hầu, bá: người hoàng tộc và các quan văn võ lập được quân công và có đủ tài đức thì được vinh phong các tước trên. Những người đó được nhà vua ban cho ruộng làm thế nghiệp truyền cho con cháu. Khi được ban cho phải có chỉ dụ của nhà vua, chứ không phải là thông lệ).
- Chánh Nhất phẩm: được cấp đất thế nghiệp 18 mẫu, ruộng tứ 100 mẫu, bãi dâu tứ 30 mẫu, ruộng tế điền 70 mẫu.
- Tòng Nhất phẩm: được cấp đất thế nghiệp 16 mẫu, ruộng tứ 80 mẫu, bãi dâu tứ 20 mẫu, ruộng tế điền 60 mẫu.
- Chánh Nhị phẩm: được cấp đất thế nghiệp 14 mẫu, ruộng tứ 60 mẫu, bãi dâu tứ 15 mẫu, ruộng tế điền 50 mẫu.
- Tòng Nhị phẩm: được cấp đất thế nghiệp 12 mẫu, ruộng tứ 50 mẫu, bãi dâu tứ 10 mẫu, ruộng tế điền 40 mẫu.
- Chánh Tam phẩm: được cấp đất thế nghiệp 10 mẫu, ruộng tứ 40 mẫu, ruộng tế điền 35 mẫu.
- Tòng Tam phẩm: được cấp đất thế nghiệp 8 mẫu, ruộng tứ 30 mẫu, ruộng tế điền 20 mẫu.
- Chánh Tứ phẩm: được cấp đất thế nghiệp 6 mẫu, ruộng tứ 20 mẫu, ruộng tế điền 15 mẫu.
- Tòng Tứ phẩm: được cấp đất thế nghiệp 4 mẫu, ruộng tứ 15 mẫu, ruộng tế điền 10 mẫu.
Nhà vua cũng quy định: người hoàng tộc, những người có tước Công, Hầu, Bá và các quan văn võ, ai được cho ruộng tứ, bãi dâu tứ và đầm tứ bằng tiền, sau khi người đó chết 3 năm, con cháu phải trả lại nhà vua, không được chiếm giữ.
Chiếu theo lịch sử, từ triều vua Lê Thánh Tông, sau khoa thi năm 1472, triều đình mới định phẩm hàm cho các tiến sĩ. Khoa này, Vũ Kiệt đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng nguyên). Nhà vua sắc cho từ lúc này, Trạng nguyên được hàm chánh lục phẩm, Bảng nhãn được hàm tòng lục phẩm, Thám hoa được hàm chánh thất phẩm. Các Hoàng giáp được ban hàm tòng thất phẩm, còn tiến sĩ đều hàm chánh bát phẩm. “Tiến sĩ có tư cách (phẩm hàm) bắt đầu từ đây”, “Toàn thư” chú thích.
Bộ lạc nguyên thủy sống trong rừng sâu, duy trì tục sinh con như "gà đẻ trứng"
Cách sinh con tại bộ lạc này rất nguyên thủy nhưng vì phụ nữ nơi đây cũng phải ra ngoài săn bắn nên họ có sức khỏe tốt và tỷ lệ tử vong không cao.
Ngày nay, thông qua du lịch chúng ta có thể đi khắp nơi, có thể học hỏi cách sống của những người ở khắp các vùng đất khác nhau.
Đa số mọi người sẽ thích đi du lịch tại các thành phố phát triển để có trải nghiệm tốt hơn. Tuy nhiên, một số du khách lại thích phong cảnh và văn hóa nguyên thủy nên họ chọn dừng chân tại các bộ lạc khác nhau ở Châu Phi. Họ vẫn giữ được những thói quen ban đầu và không bị ảnh hưởng bởi quá nhiều công nghệ, điều này khiến Châu Phi trở thành điểm đến yêu thích của du khách.
Có lẽ châu Phi quá lớn, các bộ tộc cổ quá đa dạng nên không thiếu điều kỳ lạ nào. Các bộ lạc này vẫn giữ nguyên thói quen nguyên thủy, không bị ảnh hưởng nhiều bởi công nghệ. Những bộ lạc nguyên thủy ở đây sống một cuộc sống rất cổ xưa, tự cung tự cấp và không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nhờ vậy, họ sống hạnh phúc và không có áp lực. Ngày nay, khi con người chịu nhiều áp lực, họ cũng muốn đến những nơi như vậy để giải tỏa.
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới
Bộ tộc Kusoa sinh sống chủ yếu trên một đảo quốc ở phía tây Đại Tây Dương, ẩn mình trong những khu rừng sâu nhất châu Phi, thế nên rất ít người biết đến sự tồn tại của họ. Hiện tại muốn đến bộ lạc nguyên thủy này chỉ có thể đi bộ, ở đây không có phương tiện giao thông, thậm chí là không có cả đường bộ.
Bộ tộc Kusoa sống trong khu rừng này từ rất lâu đời, giống như những người da đen khác, người Kusoa có làn da đen và mái tóc xoăn dính trên đầu, nhưng họ không thích mái tóc xoăn của mình, vì vậy họ thường chỉ để lại một ít tóc đỉnh đầu của họ.
Kusoa là bộ lạc lớn, được cho là sở hữu hơn 600 hòn đảo xung quanh, nhưng họ vẫn sống cuộc sống săn bắn nguyên thủy, các sản phẩm công nghệ hiện đại rất ít thấy trong bộ lạc. Vì môi trường địa phương không có mùa đông lạnh giá, nên họ thích dùng lá cây làm quần áo để che chắn các phần nhạy cảm.
Nam giới có thân hình cường tráng
Khi đến đây, bạn sẽ thấy hầu hết đàn ông đều có tám múi cơ bụng, vì họ phải đi săn, nên thân hình họ rất cường tráng và có cơ bụng tự nhiên.
Ngoài việc có thân hình cường tráng, nam giới ở đây còn có thể đấu tay đôi với thú rừng. Họ có thể xé thịt bò một cách dễ dàng, một điều mà ai cũng biết là rất khó nếu không sử dụng công cụ, vì thịt bò rất dai. Điều này chứng tỏ họ thực sự mạnh mẽ.
Nữ giới có cách sinh con đặc biệt
Ở bộ lạc Kusoa có một phong tục rất bất ngờ, đó là cách sinh con của phụ nữ.
Phụ nữ mang thai tại Kusoa vẫn làm việc bất kể thời gian nào trong ngày, trừ khi biết mình sắp sinh, họ sẽ ở trong ngôi nhà nhỏ do chồng chuẩn bị suốt thai kỳ, khi sinh không cần sự giúp đỡ của người khác. Lúc này, người phụ nữ sẽ tìm một chiếc lá to và hai khúc gỗ chắc chắn, đặt chiếc lá xuống đất, đỡ hai chiếc gậy rồi từ từ ngồi xổm xuống để sinh con.
Cụ thể, khi người vợ sắp sinh, người chồng sẽ dựng một căn nhà lá riêng. Khi sinh, người vợ sẽ ngồi xổm và sinh con trực tiếp trên đám cỏ khô dưới đất. Sau khi đứa trẻ được sinh ra, nó sẽ được gói trong lá. Người chồng không thể nhìn thấy vợ con trong vòng bảy ngày sau, nghĩa là chồng không biết vợ con sống hay chết. Lúc này, người vợ chỉ biết ở trong túp lều này để giải quyết chuyện ăn uống cho các con và bản thân. Sau khi hết bảy ngày, gia đình có thể đoàn tụ.
Cách sinh con này rất nguyên thủy, nhưng vì phụ nữ trong bộ lạc cũng phải ra ngoài săn bắn nên họ có sức khỏe tốt và tỷ lệ tử vong không cao. Do đó, không nên có quá nhiều định kiến về cách sinh con này mà nên tôn trọng truyền thống địa phương. Nếu có cơ hội đến thăm bộ lạc nguyên thủy này, bạn chắc chắn sẽ có những trải nghiệm khác biệt.