a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

LƯƠNG BỔNG THỜI PHONG KIẾN



Lương bổng của thời phong kiến Việt Nam vẫn luôn là một đề tài ít người biết đến. Có rất nhiều người luôn thắc mắc tại sao các sĩ tử phải cố gắng bằng tất cả để có thể đỗ đạt và lên làm quan. Hôm nay hãy cùng XCVN tìm hiểu hệ thống lương thưởng của quan lại ngày xưa thông qua Việt Nam thật.


Tính đến năm thứ 8 niên hiệu Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông (1477), chính sách về lương bổng đối với quan lại các cấp mới được quy định cụ thể.

Tuy nhiên để làm rõ được số tiền lương mà quan lại được hưởng, hãy cùng Xin Chào Việt Nam đối chiếu về đơn vị tiền tệ thời nhà Lê như sau.

Thời vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433) quy định có ba đơn vị đếm trong tiền tệ là đồng, tiền và quan. Mỗi quan bằng 10 tiền, mỗi tiền (hay một xâu) bằng 50 đồng. Đến thời vua Lê Thái Tông (1433 - 1442) lại quy định mỗi tiền bằng 60 đồng. Vậy nên chúng tôi xin được phép tính đơn vị tiền tệ theo thời vua Lê Thái Tông với 1 quan = 10 tiền = 600 đồng.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, 1 quan tiền có tỉ giá hối đoái = 1 lạng bạc. Chiếu theo sử sách lúc bấy giờ, vào thời Vạn Lịch của nhà Minh, với 1 lạng bạc, người dân có thể mua được 2 thạch gạo với mỗi thạch gạo bằng 94,4 kg. Điều này có nghĩa là 1 lạng bạc có thể mua được gần 200 kg gạo. Vậy theo tính chất bắc cầu và tỉ giá hối đoái gần tương đương trong thời kỳ bấy giờ. 1 quan tiền = ~200kg gạo. Vì bản chất thời phong kiến chủ yếu trao đổi hàng hóa bằng gạo nên chúng ta có thể chiếu theo đó mà có thể tính được lương bổng của quan lại.

Ngoài ra, để các bạn có thêm luồng thông tin đa chiều hơn, XCVN xin phép được tính hệ quy đổi của quan tiền (cách đây gần 700 năm) bằng phép tính thông qua giá gạo trung bình hiện hành như sau:

1 quan tiền = 200kg x 20.000VND/1kg x 2.5 (con số tạm tính do chênh lệch thời kỳ - không có giá trị tham khảo) = 10.000.000 VND

Vậy suy ra khi đỗ Trạng nguyên và được vào hàng Chánh Lục Phẩm, mỗi tháng Trạng Nguyên đã nhận được khoảng 25.000.000VND, một con số không nhỏ. Chưa kể đến con đường quan lộ rạng ngời, thông hanh. Vậy nên các sĩ tử ngày xưa mới có thể cố gắng đạt hạng cao trong kỳ thi với mong muốn được “đổi đời”.

2. Chế độ lương bổng

Theo chính sách lương bổng của vua Lê Thánh Tông bắt đầu được thực hiện vào năm 1477, mỗi năm, các quan làm việc trong kinh được cấp lương bổng theo các thứ bậc phẩm tước như sau:
- Hoàng Thái tử: 500 quan,
- Thân vương: 200 quan,
- Tự Thân vương: 140 quan,
- Vinh phong Quốc công: 127 quan
- Vinh phong Quận công: 120 quan,
- Hoàng tôn Quốc công và những người được vinh phong tước Hầu: 113 quan
- Hoàng tôn Quận công và những người được vinh phong tước Bá: 106 quan,
- Hoàng tôn tước Hầu và những người được vinh phong tước Tử: 99 quan,
- Hoàng tôn tước Bá và những người được vinh phong tước Nam và chức Phò mã Đô úy: 92 quan,
- Chánh Nhất phẩm: 82 quan (mỗi tháng 6 quan 8 tiền 30 đồng),
- Tòng Nhất phẩm: 75 quan (mỗi tháng 6 quan 2 tiền 30 đồng),
- Chánh Nhị phẩm: 68 quan (mỗi tháng 5 quan 6 tiền 48 đồng),
- Tòng Nhị phẩm: 62 quan (mỗi tháng 5 quan 43 đồng),
- Chánh Tam phẩm: 56 quan (mỗi tháng 4 quan 6 tiền 40 đồng),
- Tòng Tam phẩm: 52 quan (mỗi tháng 4 quan 3 tiền 20 đồng),
- Chánh Tứ phẩm: 48 quan (mỗi tháng 4 quan),
- Tòng Tứ phẩm: 44 quan (mỗi tháng 3 quan 6 tiền 40 đồng),
- Chánh Ngũ phẩm: 40 quan (mỗi tháng 3 quan 3 tiền 20 đồng),
- Tòng Ngũ phẩm: 36 quan (mỗi tháng 3 quan),
- Chánh Lục phẩm: 33 quan (mỗi tháng 2 quan 7 tiền 30 đồng),
- Tòng Lục phẩm: 30 quan (mỗi tháng 2 quan 5 tiền),
- Chánh Thất phẩm: 27 quan (mỗi tháng 2 quan 2 tiền 30 đồng),
- Tòng Thất phẩm: 24 quan (mỗi tháng 2 quan),
- Chánh Bát phẩm: 21 quan (mỗi tháng 1 quan 7 tiền 30 đồng),
- Tòng Bát phẩm: 18 quan (mỗi tháng 1 quan 5 tiền),
- Chánh Cửu phẩm: 16 quan (mỗi tháng 1 quan 3 tiền 20 đồng),
- Tòng Cửu phẩm: 14 quan (mỗi tháng 1 quan 1 tiền 40 đồng),
- Nha môn loại I: 12 quan,
- Nha môn loại II: 10 quan,
- Nha môn loại III: 8 quan,
- Nha môn loại IV: 6 quan,
Quy định cấp lương bổng hàng năm cho các quan làm việc ở ngoài trấn như sau:
- Chánh Tứ phẩm: 48 quan,
- Tòng Tứ phẩm: 44 quan,
- Chánh Ngũ phẩm: 40 quan,
- Tòng Ngũ phẩm: 36 quan,
- Chánh Lục phẩm: 33 quan,
- Tòng Lục phẩm: 30 quan,
- Chánh Thất phẩm: 27 quan,
- Tòng Thất phẩm: 24 quan,
- Chánh Bát phẩm: 21 quan,
- Tòng Bát phẩm: 18 quan,
- Chánh Cửu phẩm: 16 quan,
- Tòng Cửu phẩm: 14 quan,
- Nha môn loại I: 12 quan
- Nha môn loại II: 10 quan.

Ngoài được nhận bổng lộc bằng tiền ra, các quan lại còn được cấp các bất động sản. Tuy nhiên các bất động sản này cũng có quy định chặt chẽ về các đời sử dụng.

Sách “Lịch triều Hiến chương loại chí- Quan chức chí” cũng cho chúng ta biết nhiều chi tiết rất thú vị: “Năm ấy (năm Hồng Đức thứ 8 đời Lê Thánh Tông -1477) lại quy định lệ cấp ruộng đất cho các quan viên”. Mức được cấp có quy định cao thấp như sau:
- Thân vương: ruộng thế nghiệp 600 mẫu, đất thế nghiệp 40 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 1.000 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 150 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 80 quan, ruộng tế điền: 300 mẫu, thực phong: 500 hộ, người hầu: 500 người, hộ cung cấp mắm muối: 100 hộ.

- Tự Thân vương: ruộng thế nghiệp 500 mẫu, đất thế nghiệp 36 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 500 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 110 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 70 quan, ruộng tế điền: 250 mẫu, thực phong: 200 hộ, người hầu: 130 người, hộ cung cấp mắm muối: 70 hộ.

- Vinh phong Quốc công: ruộng thế nghiệp 400 mẫu, đất thế nghiệp 34 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 300 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 100 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 60 quan, ruộng tế điền: 200 mẫu, người hầu: 120 người, hộ cung cấp mắm muối: 60 hộ.

- Vinh phong Quận công: ruộng thế nghiệp 350 mẫu, đất thế nghiệp 32 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 300 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 90 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 50 quan, ruộng tế điền: 180 mẫu, người hầu: 100 người, hộ cung cấp mắm muối: 50 hộ.

- Vinh phong tước Hầu: ruộng thế nghiệp 300 mẫu, đất thế nghiệp 30 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 260 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 80 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 40 quan, ruộng tế điền: 160 mẫu, người hầu: 80 người, hộ cung cấp mắm muối: 40 hộ.

- Vinh phong tước Bá: ruộng thế nghiệp 200 mẫu, đất thế nghiệp 28 mẫu, ruộng tứ (ruộng chỉ được hưởng 1 đời) 230 mẫu, bãi dâu tứ (bãi dâu chỉ cho hưởng 1 đời): 70 mẫu, đầm tứ bằng tiền: 30 quan, ruộng tế điền: 140 mẫu, người hầu: 70 người, hộ cung cấp mắm muối: 40 hộ.

(Quy định về việc vinh phong các tước Công, Hầu, bá: người hoàng tộc và các quan văn võ lập được quân công và có đủ tài đức thì được vinh phong các tước trên. Những người đó được nhà vua ban cho ruộng làm thế nghiệp truyền cho con cháu. Khi được ban cho phải có chỉ dụ của nhà vua, chứ không phải là thông lệ).

- Chánh Nhất phẩm: được cấp đất thế nghiệp 18 mẫu, ruộng tứ 100 mẫu, bãi dâu tứ 30 mẫu, ruộng tế điền 70 mẫu.

- Tòng Nhất phẩm: được cấp đất thế nghiệp 16 mẫu, ruộng tứ 80 mẫu, bãi dâu tứ 20 mẫu, ruộng tế điền 60 mẫu.

- Chánh Nhị phẩm: được cấp đất thế nghiệp 14 mẫu, ruộng tứ 60 mẫu, bãi dâu tứ 15 mẫu, ruộng tế điền 50 mẫu.

- Tòng Nhị phẩm: được cấp đất thế nghiệp 12 mẫu, ruộng tứ 50 mẫu, bãi dâu tứ 10 mẫu, ruộng tế điền 40 mẫu.

- Chánh Tam phẩm: được cấp đất thế nghiệp 10 mẫu, ruộng tứ 40 mẫu, ruộng tế điền 35 mẫu.

- Tòng Tam phẩm: được cấp đất thế nghiệp 8 mẫu, ruộng tứ 30 mẫu, ruộng tế điền 20 mẫu.

- Chánh Tứ phẩm: được cấp đất thế nghiệp 6 mẫu, ruộng tứ 20 mẫu, ruộng tế điền 15 mẫu.

- Tòng Tứ phẩm: được cấp đất thế nghiệp 4 mẫu, ruộng tứ 15 mẫu, ruộng tế điền 10 mẫu.

Nhà vua cũng quy định: người hoàng tộc, những người có tước Công, Hầu, Bá và các quan văn võ, ai được cho ruộng tứ, bãi dâu tứ và đầm tứ bằng tiền, sau khi người đó chết 3 năm, con cháu phải trả lại nhà vua, không được chiếm giữ.

Chiếu theo lịch sử, từ triều vua Lê Thánh Tông, sau khoa thi năm 1472, triều đình mới định phẩm hàm cho các tiến sĩ. Khoa này, Vũ Kiệt đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng nguyên). Nhà vua sắc cho từ lúc này, Trạng nguyên được hàm chánh lục phẩm, Bảng nhãn được hàm tòng lục phẩm, Thám hoa được hàm chánh thất phẩm. Các Hoàng giáp được ban hàm tòng thất phẩm, còn tiến sĩ đều hàm chánh bát phẩm. “Tiến sĩ có tư cách (phẩm hàm) bắt đầu từ đây”, “Toàn thư” chú thích. 

Nguồn Xin Chào Việt Nam

Bộ lạc nguyên thủy sống trong rừng sâu, duy trì tục sinh con như "gà đẻ trứng"

Cách sinh con tại bộ lạc này rất nguyên thủy nhưng vì phụ nữ nơi đây cũng phải ra ngoài săn bắn nên họ có sức khỏe tốt và tỷ lệ tử vong không cao.

Ngày nay, thông qua du lịch chúng ta có thể đi khắp nơi, có thể học hỏi cách sống của những người ở khắp các vùng đất khác nhau.

Đa số mọi người sẽ thích đi du lịch tại các thành phố phát triển để có trải nghiệm tốt hơn. Tuy nhiên, một số du khách lại thích phong cảnh và văn hóa nguyên thủy nên họ chọn dừng chân tại các bộ lạc khác nhau ở Châu Phi. Họ vẫn giữ được những thói quen ban đầu và không bị ảnh hưởng bởi quá nhiều công nghệ, điều này khiến Châu Phi trở thành điểm đến yêu thích của du khách.

Bộ tộc Kusoa

Có lẽ châu Phi quá lớn, các bộ tộc cổ quá đa dạng nên không thiếu điều kỳ lạ nào. Các bộ lạc này vẫn giữ nguyên thói quen nguyên thủy, không bị ảnh hưởng nhiều bởi công nghệ. Những bộ lạc nguyên thủy ở đây sống một cuộc sống rất cổ xưa, tự cung tự cấp và không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nhờ vậy, họ sống hạnh phúc và không có áp lực. Ngày nay, khi con người chịu nhiều áp lực, họ cũng muốn đến những nơi như vậy để giải tỏa.

Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới

Bộ tộc Kusoa sinh sống chủ yếu trên một đảo quốc ở phía tây Đại Tây Dương, ẩn mình trong những khu rừng sâu nhất châu Phi, thế nên rất ít người biết đến sự tồn tại của họ. Hiện tại muốn đến bộ lạc nguyên thủy này chỉ có thể đi bộ, ở đây không có phương tiện giao thông, thậm chí là không có cả đường bộ.

Bộ tộc Kusoa sống trong khu rừng này từ rất lâu đời, giống như những người da đen khác, người Kusoa có làn da đen và mái tóc xoăn dính trên đầu, nhưng họ không thích mái tóc xoăn của mình, vì vậy họ thường chỉ để lại một ít tóc đỉnh đầu của họ.

Kusoa là bộ lạc lớn, được cho là sở hữu hơn 600 hòn đảo xung quanh, nhưng họ vẫn sống cuộc sống săn bắn nguyên thủy, các sản phẩm công nghệ hiện đại rất ít thấy trong bộ lạc. Vì môi trường địa phương không có mùa đông lạnh giá, nên họ thích dùng lá cây làm quần áo để che chắn các phần nhạy cảm.

Nam giới có thân hình cường tráng

Khi đến đây, bạn sẽ thấy hầu hết đàn ông đều có tám múi cơ bụng, vì họ phải đi săn, nên thân hình họ rất cường tráng và có cơ bụng tự nhiên.


Ảnh minh họa

Ngoài việc có thân hình cường tráng, nam giới ở đây còn có thể đấu tay đôi với thú rừng. Họ có thể xé thịt bò một cách dễ dàng, một điều mà ai cũng biết là rất khó nếu không sử dụng công cụ, vì thịt bò rất dai. Điều này chứng tỏ họ thực sự mạnh mẽ.

Nữ giới có cách sinh con đặc biệt

Ở bộ lạc Kusoa có một phong tục rất bất ngờ, đó là cách sinh con của phụ nữ.

Phụ nữ mang thai tại Kusoa vẫn làm việc bất kể thời gian nào trong ngày, trừ khi biết mình sắp sinh, họ sẽ ở trong ngôi nhà nhỏ do chồng chuẩn bị suốt thai kỳ, khi sinh không cần sự giúp đỡ của người khác. Lúc này, người phụ nữ sẽ tìm một chiếc lá to và hai khúc gỗ chắc chắn, đặt chiếc lá xuống đất, đỡ hai chiếc gậy rồi từ từ ngồi xổm xuống để sinh con.


Ảnh minh họa

Cụ thể, khi người vợ sắp sinh, người chồng sẽ dựng một căn nhà lá riêng. Khi sinh, người vợ sẽ ngồi xổm và sinh con trực tiếp trên đám cỏ khô dưới đất. Sau khi đứa trẻ được sinh ra, nó sẽ được gói trong lá. Người chồng không thể nhìn thấy vợ con trong vòng bảy ngày sau, nghĩa là chồng không biết vợ con sống hay chết. Lúc này, người vợ chỉ biết ở trong túp lều này để giải quyết chuyện ăn uống cho các con và bản thân. Sau khi hết bảy ngày, gia đình có thể đoàn tụ.

Ảnh minh họa

Cách sinh con này rất nguyên thủy, nhưng vì phụ nữ trong bộ lạc cũng phải ra ngoài săn bắn nên họ có sức khỏe tốt và tỷ lệ tử vong không cao. Do đó, không nên có quá nhiều định kiến về cách sinh con này mà nên tôn trọng truyền thống địa phương. Nếu có cơ hội đến thăm bộ lạc nguyên thủy này, bạn chắc chắn sẽ có những trải nghiệm khác biệt.

T. Linh (Theo Aboluowang)

Sự sống phức tạp trên Trái Đất đã tồn tại lâu hơn chúng ta tưởng


(Dân trí) - Hầu hết các nhà khoa học đều tin rằng sự sống phức tạp trên Trái Đất bắt đầu xuất hiện khoảng 635 triệu năm trước. Tuy nhiên, một lý thuyết mới lại có nhận định khác.

Sự sống trên Trái Đất đến từ đâu, khi nào là những câu hỏi chúng ta vẫn đang trên đường tìm kiếm câu trả lời chính xác (Ảnh minh họa: Getty).

Các nhà nghiên cứu tại đại học Cardiff, Anh, vừa công bố một lý thuyết mới sau khi nghiên cứu các thành tạo bí ẩn được tìm thấy ở Franceville, Gabon. Các nhà khoa học hiện chưa chắc chắn liệu những thành tạo này có phải là hóa thạch hay không, và họ đã đưa ra một số câu hỏi về việc liệu chúng có thể là dấu hiệu đầu tiên của sự sống trên Trái Đất hay không.

Nếu đây là các hóa thạch, thì chúng đã tồn tại khoảng 2,1 triệu năm, tức là sớm hơn khoảng 1,5 triệu năm so với mốc mà các nhà khoa học vẫn cho rằng sự sống phức tạp trên Trái Đất bắt đầu xuất hiện.

Tuy nhiên, lý thuyết này cũng cho thấy rằng các sinh vật khi đó vẫn rất đơn giản và chỉ xuất hiện trong phạm vi vùng biển trong đất liền, chưa lan rộng.

Cuối cùng, những sinh vật này đã tuyệt chủng, để lại một khoảng trống cho sự sống mà chúng ta biết đến ngày nay phát triển.

Việc chứng minh tất cả những điều này là một thách thức lớn, nhưng nếu các nhà nghiên cứu có thể chứng minh lý thuyết của họ là đúng, thì nó sẽ thay đổi cơ bản hiểu biết về tiến trình của hành tinh chúng ta.

Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về lịch sử của Hành tinh Xanh trong vũ trụ bao la và tối tăm. Điều hấp dẫn nhất về lý thuyết này và những thành tạo bí ẩn đó là chúng có thể là những mảnh ghép đầu tiên của sự sống phức tạp trên Trái Đất, xuất hiện trong những hoàn cảnh tương tự như hoàn cảnh mà sự sống nở rộ vào kỷ Cambri cách đây 635 triệu năm.

Rất có thể nó đã kích thích các dạng sống đơn giản trở nên phức tạp và tinh vi hơn, ngay cả khi cuối cùng chúng đã tuyệt chủng mà không sinh sôi lan rộng quá xa.

Tuy nhiên, những phát hiện này chưa được tất cả các nhà khoa học chấp nhận. Chúng ta phải chờ xem chính xác nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục áp dụng lý thuyết mới này như thế nào để kiểm chứng tính chính xác của nó.

Mặc dù vậy, đây cũng là một kết quả nghiên cứu đáng chú ý, vừa được đăng trên trang Chỉ dẫn Khoa học, một trang web được coi là nguồn dữ liệu khoa học được bình duyệt bởi các chuyên gia trong ngành.

Theo bgr.com

Con người đã làm tuyệt chủng bao nhiêu loài động vật?


(Dân trí) - Con người đang làm các loài vật biến mất nhanh đến nỗi các nhà nghiên cứu không thể ghi lại hết được.


Sói Tasmania là 1 trong 777 loài được IUCN liệt vào danh sách tuyệt chủng từ năm 1500. (Ảnh: HUM/Getty Images).

Con người đã và đang gây ra những tác động đáng kể lên thiên nhiên hoang dã, với nhiều loài động vật bị đẩy vào tình trạng tuyệt chủng. Từ chim cưu, cóc vàng đến hổ Tasmania, nhiều loài đã không thể chống chọi lại sự hủy diệt mà con người gây ra. Nhưng thực tế đã có bao nhiêu loài động vật bị tuyệt chủng do con người?

Các nhà khoa học chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, và đây là một con số rất khó ước tính. Tuy nhiên, có thể nói là hàng trăm nghìn loài.

Theo Danh sách Đỏ của tổ chức Liên minh quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), đã có tổng số 777 loài động vật tuyệt chủng kể từ năm 1500, khi bắt đầu kỷ nguyên hiện đại. Hầu hết trong số này là do con người đã tác động đến thiên nhiên, nhất là trong hơn 500 năm qua.

Con người đã bắt đầu gây ra tuyệt chủng từ hàng nghìn năm trước, nhưng lúc đó chưa có các nhà khoa học để nghiên cứu về tuyệt chủng và rất khó để có đủ dữ liệu. Vì thế, chúng ta sẽ tập trung vào khoảng 500 năm gần đây.

IUCN mới chỉ đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của khoảng 5% số loài được biết đến trên thế giới, vì thế còn có rất nhiều loài tuyệt chủng mà chưa được ghi lại.

Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy có từ 150.000 đến 260.000 loài được biết đến đã bị tuyệt chủng kể từ khoảng năm 1500. Con số này quá lớn khiến tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Robert Cowie ở Trường đại học Hawaii, Mỹ, phải ngạc nhiên. "Tôi nghĩ, trời đất, tôi đã tính nhầm chăng?" - ông nói.

Nhóm nghiên cứu đã không tính nhầm. Để tìm ra con số này, họ đã lấy mẫu ngẫu nhiên gồm 200 loài ốc trên cạn và sử dụng các nghiên cứu khoa học trước đây cũng như tham vấn ý kiến chuyên gia để xác định có bao nhiêu loài trong số đó đã tuyệt chủng. Sau đó họ tính ra có bao nhiêu loài sẽ tuyệt chủng nếu tất cả các loài đã biết đều có tỷ lệ tuyệt chủng tương tự trong vòng 500 năm.

Tỷ lệ tuyệt chủng mà họ tính toán là từ 150 đến 260/1 triệu loài/ năm (E/MSY). Nói cách khác, cứ 1 triệu loài thì có 150 đến 260 loài tuyệt chủng mỗi năm.

Nhóm nghiên cứu cũng ước tính số lượng tuyệt chủng của các nhóm động vật hoang dã khác, gồm cả động vật lưỡng cư và chim. Con số này dao động từ 10 đến 243 E/MSY và các nhà nghiên cứu cho rằng con số 100 E/MSY là giá trị hợp lý, không quá phóng đại mà cũng không quá khiêm tốn.


Nhiều nguyên nhân liên quan đến con người kết hợp lại đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài chim cưu, trong đó có việc săn bắt quá mức và làm tăng số lượng các loài xâm lấn ví dụ như chuột, chuột đã ăn mất rất nhiều trứng chim cưu. (Ảnh: Mike Kemp/Getty Images).

Áp dụng con số 100 E/MSY vào phương pháp tính năm 2022, kết quả là trong 500 năm qua đã có 100.000 trong số 2 triệu loài động vật được biết đến đã tuyệt chủng. Điều này mới chỉ tính toán cho số loài chúng ta đã biết, còn chưa kể những loài chưa được con người biết đến.

Phó giáo sư John Alroy ở Khoa các ngành Khoa học Sinh học, Trường đại học Macquarie, Úc, nhận định rằng gần như không thể tính được tỷ lệ tuyệt chủng trong thời kỳ hiện đại và chúng ta cần hết sức cẩn trọng khi đưa ra một con số dựa trên dữ liệu hiện nay.

Ông cho biết để hiểu được tỷ lệ tuyệt chủng của toàn bộ động vật, trước hết các nhà nghiên cứu cần biết có bao nhiêu loài. Chúng ta mới chỉ biết rất ít về thế giới hoang dã, đồng thời chỉ tập trung chủ yếu ở một số vùng, ví dụ như vùng nhiệt đới.

Không những thế, côn trùng có nhiều loài hơn bất kỳ nhóm động vật nào khác, mà chúng ta mới biết vô cùng ít về côn trùng so với các nhóm động vật lớn hơn như thú có vú và chim.

Mặc dù việc tính toán là rất khó nhưng Giáo sư Alroy cũng đề xuất ước tính tỷ lệ tuyệt chủng bằng cách sử dụng dữ liệu của bảo tàng cho một số nhóm động vật đại diện cho các nhóm lớn hơn, và nghiên cứu số lượng loài bị tuyệt chủng theo thời gian.

Theo ông, cho dù tỷ lệ tính toán chính xác đến đâu thì rõ ràng con người đang làm tỷ lệ này ngày càng lớn hơn, số lượng các trường hợp tuyệt chủng cao hơn nhiều so với con số 777 mà Sách Đỏ của IUCN công bố.

Như vậy, các nghiên cứu đều có chung một điểm: các con số đều lớn hơn nhiều so với tỷ lệ cơ sở tự nhiên. Điều này đủ để nói lên rằng con người đang làm tổn hại nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của Trái Đất.

Theo www.livescience.com

Hồ nước như bom hẹn giờ có thể phát nổ bất cứ lúc nào, đe dọa 2 triệu người


(Dân trí) - Tầng đáy của hồ Kivu (châu Phi) chứa đầy carbon dioxide và methane, được ví như trái bom hẹn giờ có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Điều này đe dọa sự sống của khoảng 2 triệu người dân sống xung quanh.

Hồ nước như quả bom hẹn giờ

Hồ Kivu là một trong những hồ lớn ở châu Phi nằm dọc theo ranh giới mảng kiến tạo thuộc biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda. Tên "Kivu" còn có nghĩa là "hồ" trong tiếng Bantu.

Vẻ yên ả bên trên mặt hồ Kivu nhưng dưới tầng đáy chứa đầy chất độc (Ảnh: Trip).

Với diện tích mặt nước khoảng 2.700 km2, ở độ cao hơn 1.400 m trên mực nước biển, hồ Kivu nằm trên một thung lũng đang dần bị tách ra, gây nên các hoạt động núi lửa trong khu vực và khiến chiếc hồ này đặc biệt sâu.

Chiều sâu của hồ xấp xỉ 480m, trở thành hồ sâu thứ tám trên thế giới. Xung quanh hồ Kivu có các dãy núi hùng vĩ bao bọc.

Theo đánh giá từ các chuyên gia, xét ở khía cạnh địa chất, hồ Kivu rất dị thường bởi dưới đáy có lượng lớn carbon dioxide và methane.

Trên thế giới có hồ Nyos và hồ Monoun đều có đặc điểm tương tự. Trong 50 năm qua, cả hai hồ nước này đều phun ra đám mây khí chết người khiến bất cứ động vật hay con người đều bị ngạt thở.

Hồ Nyos phun trào vào năm 1986 khiến gần 2.000 người bị ngạt thở, xóa sổ 4 ngôi làng ở Cameroon. Đáng lo ngại là hồ Kivu dài gấp 50 lần hồ Nyos và sâu gấp đôi. Ước tính khoảng 2 triệu người dân đang sống ở khu vực xung quanh hồ nước này. 

Sergei Katsev, Giáo sư vật lý ở Đại học Minnesota Duluth, cho biết tầng đáy của hồ có khoảng 3000km3 CO2 và 60km3 methane. Ngoài ra, hồ cũng chứa khí hydro sulfide ở sâu trong vỏ Trái đất. Những hỗn hợp khí độc này có thể nhanh chóng phát nổ dọc theo khu vực dân cư đông đúc sống xung quanh.

Tìm mọi cách xử lý "trái bom hẹn giờ"

"Những khí này có thể phát nổ trên bề mặt nếu hồ Kivu đạt tới độ bão hòa 100%. Hiện tại độ bão hòa của hồ là hơn 60%. Nó giống như một nồi nước đang sôi. Trông bên ngoài có vẻ yên tĩnh nhưng tới một lúc nào đó nó sẽ sủi bọt", ông Philip Morkel, một kỹ sư và là người sáng lập Hydragas Energy (công ty đang tìm kiếm nguồn tài trợ phục vụ dự án khai thác khí methane từ hồ phục vụ sản xuất điện), cho biết.

Hồ nước có thể phát nổ bất cứ lúc nào (Ảnh minh họa: What If).

Hồ nước cũng có thể bất chợt phun trào nếu các tầng lớp bên dưới bị xáo trộn. Cụ thể như nếu mặt hồ bị tác động bởi động đất hoặc dung nham. Ngay tại vùng nứt cách hồ không xa là hai ngọn núi lửa đang hoạt động.

Kỹ sư Morkel cho rằng, nếu hồ Kivu phát nổ sẽ trở thành thảm họa thiên nhiên. Hồ sẽ giải phóng lượng CO2 tương đương với 2-6 gigaton vào khí quyển trong một ngày. Để dễ hình dung, hiện lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu hiện tại là khoảng 38 gigaton mỗi năm.

"Khí độc phun trào sẽ lơ lửng trên mặt hồ dưới dạng đám mây sương mù trong nhiều ngày đến nhiều tuần. Bất cứ ai đứng tại khu vực này sẽ chỉ tồn tại trong khoảng 1 phút là khí độc sẽ khiến họ tử vong", ông Morkel nói.

Để đối phó thảm họa tiềm tàng này, chính phủ Rwanda đã cho phép KivuWatt khai thác khí methane từ hồ và chuyển đổi thành năng lượng.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cảnh báo, nỗ lực này có thể làm xáo trộn cấu trúc của hồ, kích hoạt vụ nổ thay vì ngăn chặn. Một giải pháp thay thế khác được chuyên gia cho rằng an toàn hơn, đó là làm loãng khí methane trong hồ. Tuy nhiên việc khai thác sẽ trở nên tốn kém và khó khăn hơn.

"Về lâu dài, đây là sự đánh đổi giữa an toàn và khai thác thương mại", Giáo sư vật lý Katsev nhận định.






Không có nhận xét nào: