a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024

NẾU BIẾT CHỮ?


 NẾU BIẾT CHỮ?


Số là ông ta đã làm trong trường đó mấy chục năm và sắp về hưu. Một người cần mẫn, luôn đúng giờ, tính tình hòa đồng nên cả trường ai cũng quí, dù ông không hề biết chữ.

Cho đến một hôm, ông hiệu trưởng mới được thay về, tuyên bố cải tổ hệ thống quản lý. Có thêm mục, ai đến văn phòng hay ra về đều phải ký vào sổ trực.

Sau một tháng thì bác gác cổng trường bị hiệu trưởng gọi lên chất vấn

“Tại sao tôi đã qui định là ai cũng phải ký sổ mà ông không làm?”.

Bác đành thú nhận

“Dạ thưa ngài, tôi không biết chữ”.

Người hiệu trưởng tỏ vẻ không hài lòng, ở một nơi trồng người không thể có nhân viên mù chữ.

Thế là ông mất việc với một cục tiền nhỏ đền bù.

Về nơi ở trong mùa đông lạnh lẽo, lòng buồn vô hạn, không biết đi đâu về đâu.

Lang thang mãi, cảm thấy đói và muốn tìm ăn hot dog (bánh mỳ kẹp thịt nóng) quen thuộc mà ông hay mua cạnh trường cũ. Nhận ra cả vùng ông ở không có một quán bán thứ bình dân này. Và ý nghĩ kinh doanh hot dog nảy ra từ đó. Ông bỏ tiền sắm cái xe đạp, hai thùng đựng bánh có ủ nóng và đi quanh vùng rao bán.

Không ngờ sau ngày đầu tiên ông đã kiếm mấy chục đô la tiền lãi.

Thế rồi kinh doanh mở rộng, thêm chiếc xe kéo, mua ô tô cũ đi xa hơn, lãi nhiều lên. Thuê cửa hàng, vay ngân hàng, mở đại lý và cuối cùng có cả một máy bay vẽ biểu tượng hot dog mang tên ông.

Tin về người bán hot dog giầu có đến tai các nhà băng. Một ông chủ tìm gặp và yêu cầu đầu tư. Ông hot dog không ngần ngại nói “Tôi sẵn sàng chung vốn 500 triệu đô la”.

Sợ mình nghe nhầm và để cho chắc chắn, tay chủ nhà băng đưa tờ hợp đồng soạn sẵn và đề nghị ký. Ông này thú thật

“Tôi có thể điểm chỉ vì tôi không biết chữ”.

Ông chủ nhà bank bỏ cặp kính xuống bàn, sững sờ

“Tôi không thể hiểu nổi. Ông không biết chữ mà còn làm ra lắm tiền thế. Điều gì sẽ xảy ra nếu ông được học hành đến nơi đến chốn”.

Tỷ phú bán hot dog thản nhiên

“Nếu biết chữ thì giờ này tôi đang gác cổng trường”.

Nguồn sưu tầm 



Làm thế nào mà những người thợ thủ công thời xưa đã tạo ra một cây cột sắt có độ tinh khiết vô song trước thử thách của thời gian? Cột sắt của Delhi, ước tính có niên đại ít nhất 1.500 năm, là minh chứng cho sức mạnh luyện kim cổ xưa. Tự hào với bề mặt không rỉ sét và độ tinh khiết đáng kinh ngạc của 99,72% sắt, nó đã mê hoặc cả các nhà khoa học và sử học. Hiện vật đặc biệt này, không giống như sắt rèn hiện đại đạt độ tinh khiết 99,8% nhưng bao gồm mangan và lưu huỳnh, không chứa các tạp chất như vậy. Điều đáng chú ý là Cột Sắt đã được chế tạo ít nhất 400 năm trước khi công nghệ của thế giới cổ đại có thể tạo ra nó. Bí ẩn về cách các thợ thủ công cổ đại đạt được độ tinh khiết và độ bền như vậy vẫn tiếp tục gây bối rối và gây tò mò cho các nhà khoa học và sử học hiện đại.






KÝ ỨC ÁO DÀI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN
Hương Lam
Hình ảnh những thiếu nữ Sài thành trước 1975 thướt tha trong tà áo dài trên phố là biểu tượng không thể nào quên trong tâm khảm cả thế hệ thanh niên thời ấy.
Áo dài là trang phục thường ngày của phụ nữ Sài Gòn những năm trước 1975. Hồi ấy, các cô mặc áo dài mọi lúc, mọi nơi. Tuổi nào thì màu áo ấy. Không hiểu là trào lưu hay một nét văn hóa trang phục, nhưng chính các cô với những chiếc áo dài đã trở thành một phần trong đời sống người Sài Gòn trước 1975.
Cứ tưởng tượng nếu thiếu những thiếu nữ với chiếc áo dài thướt tha thì đường phố Sài Gòn lúc đó sẽ buồn bã lắm và bớt thi vị. Bởi ngày ấy, mỗi ngày trên phố có biết bao ánh mắt mê đắm nhìn theo tấm lưng cong trong chiếc áo dài, thấp thoáng sau suối tóc dài đổ xuống vai. Mỗi ngày, có biết bao cậu thanh niên lẽo đẽo theo sau một tà áo dài như người mộng du, rồi đêm về thổn thức làm thơ…
Như nhiều gã si tình thời ấy thừa nhận, đẹp nhất vẫn là hình ảnh các cô mặc áo dài đi trên chiếc xe Velo Solex, một loại xe đạp cổ của Pháp có gắn động cơ. Chiếc xe Velo Solex mang đến nét sang trọng, lãng mạn kiểu Pháp; thêm một thiếu nữ duyên dáng trong chiếc áo dài, khép nép trên chiếc xe Solex. Dáng ngồi thẳng lưng, hai cánh tay duỗi dài đến tận guidon, bộ ngực phập phồng và phía sau là vạt áo dài, mái tóc huyền tung bay theo gió. Hình ảnh ấy mang lại cho người ta sự rung động sâu xa trước cái đẹp, trước cái dịu dàng, kiêu sa và quyến rũ của phái nữ.
Bởi áo dài vốn là một trang phục gợi cảm nhất trong sự gợi cảm, vì nó kín đáo và trang nhã, nhưng kỳ thực lại khoe được những đường cong mỹ miều của phụ nữ. Chẳng thế mà có câu chuyện rằng: Một anh lính Mỹ vì mê mẩn chiếc áo dài Việt Nam, nên đặt may một chiếc gửi về cho vợ. Người vợ thấy đẹp đã mặc nó đi dạ hội rồi chụp ảnh gửi cho chồng. Khi nhận hình, anh lính tá hỏa vì vợ anh quá gợi cảm trong chiếc áo dài mà anh đã quên đặt may kèm với cái quần.
Với những tâm hồn thi sĩ, nhan sắc Sài Gòn trong tà áo dài phấp phới tung bay mãi như dải lụa mềm mại quét ngang qua tầm mắt của những gã si tình, rồi rung lên những thanh âm ngân nga. Chẳng phải Nguyên Sa đã từng thốt trong bài thơ "Áo lụa Hà Đông" những câu mở đầu đến nao lòng: "Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Hay hình ảnh tà áo dài bồng bềnh như dải trăng thu huyền ảo trong thơ Nghiêu Minh: "Dấu thu kinh tự còn mê/Em mang tà áo bốn bề là trăng" (Thu vô lượng)…
Và ngay cả khi đang ở một phương trời khác, ở một đất nước không có bóng dáng của chiếc áo dài, Nguyên Sa nhìn dải sương mù lướt thướt trên bến sông Seine giữa kinh thành hoa lệ Paris mà gợi nhớ một vạt áo dài mềm mại nơi chốn quê nhà: "Anh về giữa một dòng sông trắng/Là áo sương mù hay áo em" (Paris có gì lạ không em?). Bây giờ, Sài Gòn vẫn không thiếu những tà áo dài, dù cho nó không phải là trang phục hàng ngày của các cô gái, nhưng sao nhiều người vẫn nuối tiếc những tà áo dài xa xưa ấy? Phải chăng chiếc áo dài không còn làm nao lòng người như xưa nữa, để nhạc sĩ Phạm Anh Dũng phải thở than: "Xa xôi ngàn khơi đâu tà áo trắng/Duy Tân im lìm phố vắng/Thương cây lá hoang tàn" (Nhớ Sài Gòn).
Có lẽ vì thế, những người đẹp Việt Nam hiện nay, lâu lâu lại mang "hồn thu thảo" của một Sài Gòn xưa qua những tấm ảnh với áo dài kiểu cổ, tóc thề xõa vai. Phải chăng những nét hiện đại, chật chội đã phá vỡ không gian, khiến cho chiếc áo dài không còn bừng lên khoảnh khắc đẹp từng lộng gió đi vào thơ vào nhạc; mềm mại, êm ái đi vào cuộc đời, vào lòng người?. Hay bởi con người ta thường hoài cổ với những gì xưa cũ?. Trong vùng ký ức mênh mang ấy, mảng quá khứ nào cũng rất đỗi yêu thương…

Hương Lam
Nguồn FB MỘT THỜI ĐỂ NHỚ





Bertha Benz: Người Tiên Phong Chứng Minh Giá Trị Của Chiếc Ô Tô Đầu Tiên Chạy Bằng Xăng

Vào cuối thế kỷ 19, khi Karl Benz và vợ ông, Bertha Benz, phát minh ra chiếc ô tô chạy bằng xăng đầu tiên, phát minh này đã gặp phải sự hoài nghi và chế nhạo. Mặc dù đây là một phát minh cách mạng, nhưng nó vẫn chủ yếu bị bỏ qua và bị coi là một thứ máy móc kỳ quặc. Gia đình Benz sống ở Mannheim, Đức, cùng năm đứa con của họ, và phát minh tiên phong của Karl—chiếc Benz Patent-Motorwagen—đã bị nhiều người coi là một sự ngớ ngẩn.
Một Hành Trình Can Đảm
Quyết tâm chứng minh giá trị của phát minh của chồng và cung cấp sự ủng hộ tinh thần, Bertha Benz đã quyết định thực hiện một hành trình táo bạo. Vào ngày 5 tháng 8 năm 1888, bà đã đưa chiếc Patent-Motorwagen đi thăm cha mẹ mình, nằm cách Pforzheim khoảng 100 km về phía nam. Đây là một thành tích đáng kể, xét đến sức mạnh hạn chế của chiếc xe và những thách thức của công nghệ ô tô thời kỳ đầu.
Vượt Qua Các Cản Trở
Hành trình của Bertha không hề suôn sẻ. Trong suốt chuyến đi, bà đã gặp phải một số vấn đề cơ khí và phải dừng lại nhiều lần. Bà đã tiếp nhiên liệu tại các hiệu thuốc, vì xăng không có sẵn ở các trạm dịch vụ tiêu chuẩn. Phanh của xe cần phải sửa chữa gấp, dẫn đến việc bà phải đến hai thợ thuộc da để chế tạo đệm phanh. Hơn nữa, xích truyền động bị đứt, cần phải có thợ rèn địa phương để sửa chữa. Một đường ống nhiên liệu bị tắc đã được khắc phục bằng một cái ghim, và bà sử dụng một dây cao su để cách điện một sợi dây.
Tác Động Và Đổi Mới
Khi đến nơi, Bertha đã gửi một bức điện tín cho Karl, thông báo về chuyến đi thành công của mình. Chuyến đi không chỉ chứng minh tính thực tiễn của chiếc xe mà còn thu hút sự chú ý lớn từ công chúng. Mọi người bắt đầu nhìn nhận chiếc xe không chỉ là một sự tò mò mà là một phương tiện giao thông khả thi.
Sự chú ý và phản hồi từ chuyến đi của Bertha đã chứng minh rất quan trọng. Bà đã chỉ ra một số điểm cần cải thiện, bao gồm việc cần tăng số bánh để nâng cao tốc độ, thêm một bánh xe thứ tư để cải thiện sự ổn định, cải thiện hệ thống phanh và thêm bộ lọc nhiên liệu. Những hiểu biết của bà đã dẫn đến những cải tiến quan trọng trong thiết kế và chức năng của chiếc xe, mở đường cho tương lai của kỹ thuật ô tô.
Di Sản Và Công Nhận
Hành trình đầy can đảm của Bertha Benz đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức về chiếc Benz Patent-Motorwagen. Nó đã làm nổi bật tiềm năng của phương tiện này và kích thích sự quan tâm và nhu cầu ngày càng tăng. Kết quả là, phát minh của Karl Benz bắt đầu nhận được sự công nhận, dẫn đến nhiều đơn đặt hàng và việc thành lập một đế chế ô tô lớn.
Ngày nay, chiếc Benz Patent-Motorwagen được kỷ niệm như là chiếc ô tô thực tiễn đầu tiên, và tinh thần tiên phong can đảm của Bertha vẫn là minh chứng cho tầm quan trọng của sự đổi mới và kiên trì. Hành trình của bà không chỉ chứng minh tính khả thi của ô tô mà còn mở đường cho ngành công nghiệp ô tô như chúng ta biết ngày nay.

Sưu tầm




 cả cảm xú

Không có nhận xét nào: