Bí ẩn về cách xây dựng kim tự tháp cuối cùng đã được giải đáp?
Chính xác thì các kim tự tháp vĩ đại của Ai Cập được xây dựng như thế nào bởi các kỹ sư đầu tiên của thế giới văn minh? Đây là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều thế kỷ qua.
Một giả thuyết phổ biến cho rằng người Ai Cập cổ đại đã sử dụng một hệ thống dây thừng và xe trượt tuyết để kéo đá lên đỉnh khi kim tự tháp được xây dựng từ dưới lên, từng lớp một.
Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy rằng kim tự tháp lâu đời nhất ở Ai Cập, kim tự tháp Djoser, đã được xây dựng cách đây 4.700 năm bằng cách sử dụng một "thang máy thủy lực" thậm chí còn khéo léo hơn.
Nhóm nghiên cứu giải thích rằng người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với sự tiên phong và thành thạo về thủy lực thông qua các kênh đào phục vụ mục đích tưới tiêu và xà lan để vận chuyển những tảng đá khổng lồ.
"Công trình này mở ra một hướng nghiên cứu mới - sử dụng lực thủy lực để dựng lên các công trình đồ sộ do các Pharaoh xây dựng" – theo tuyên bố của nhóm nghiên cứu.
Lý thuyết mới được trình bày trong một nghiên cứu mới do Xavier Landreau, chủ tịch của Paleotechnic - một viện nghiên cứu khảo cổ học tại Paris (Pháp) dẫn đầu.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các ghi chép lịch sử và ảnh vệ tinh của khu vực để giải thích các đặc điểm hỗ trợ cho lập luận của họ.
"Chúng tôi xác định rằng kiến trúc bên trong của kim tự tháp bậc thang này phù hợp với cơ chế nâng thủy lực chưa từng được báo cáo trước đây" - Landreau và các đồng nghiệp cho biết.
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm: "Các kiến trúc sư cổ đại có thể đã nâng những viên đá từ trung tâm kim tự tháp theo cách của núi lửa bằng cách sử dụng nước không có trầm tích".
Kim tự tháp Djoser, cao khoảng 62m, là một "kim tự tháp bậc thang" - nghĩa là các cạnh của nó là một loạt các bệ phẳng hoặc bậc thang, không giống như các cạnh tương đối bằng phẳng của Kim tự tháp Giza nổi tiếng.
Trong khi Giza là kim tự tháp lớn nhất của Ai Cập, thì Djoser là kim tự tháp lâu đời nhất, được xây dựng vào thời điểm nào đó giữa năm 2667 và 2648 trước Công nguyên.
Công trình tuyệt đẹp này được xây dựng hoàn toàn bằng đá bởi kiến trúc sư Ai Cập cổ đại Imhotep tại nghĩa địa Saqqara rộng lớn ở phía nam Cairo.
Người ta tin rằng đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Vua Djoser, pharaoh Ai Cập cổ đại và là người sáng lập ra Vương quốc Cổ đại.
Trong khi một cái hố khổng lồ ở trung tâm kim tự tháp đã được biết đến, các nhà nghiên cứu hiện đưa ra một lý thuyết mới về mục đích của nó.
Đầu tiên, họ chỉ ra Gisr el-Mudir, một công trình bằng đá cổ đại cách Kim tự tháp Djoser chưa đầy một dặm về phía Tây.
Chức năng của Gisr el-Mudir chưa bao giờ được xác định chắc chắn, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết nó có thể hoạt động như một con đập, thu thập nước mưa và dẫn nước về phía kim tự tháp thông qua một hệ thống đường ống.
Khi nước ngầm đến trung tâm của kim tự tháp, nó sẽ phun lên qua trục trung tâm giống như magma trong núi lửa.
Tia nước mạnh này sẽ đẩy một thang máy nổi lên - một bệ phẳng có thể được làm bằng gỗ - có thể mang tới 100 tấn đá cùng một lúc nhờ vào lực của nước.
Theo các chuyên gia, tia nước có thể được kiểm soát để trục có thể được làm rỗng, sẵn sàng tái sử dụng cho một tải đá khác.
Có khả năng nước có thể bị chặn ở chân trục của kim tự tháp giống như một loại nút chặn trước khi được giải phóng khi tải tiếp theo được đưa vào.
Mặc dù hệ thống mới được đưa ra này nghe có vẻ đặc biệt phức tạp đối với 4.700 năm trước, nhưng bản thân các kim tự tháp là bằng chứng cho thấy người Ai Cập cổ đại có lẽ là những kỹ sư lành nghề hơn chúng ta nghĩ.
Gisr el-Mudir trước đây được cho là một chuồng gia súc, một địa điểm nghi lễ để thờ cúng các vị thần hoặc thậm chí là một kim tự tháp chưa hoàn thành.
Nhưng giả thuyết cho rằng đó là một con đập cung cấp một liên kết hấp dẫn đến trục trung tâm của Kim tự tháp Djoser, nơi đã mở cửa trở lại cho du khách vào năm 2020 sau 14 năm trùng tu.
Nghiên cứu mới phác thảo lý thuyết này đã được công bố trên tạp chí PLOS One.
Kim tự tháp bậc thang của Djoser là gì?
Kim tự tháp bậc thang của Djoser cao gần 60m và được cho là kim tự tháp đầu tiên ở Ai Cập và là công trình lâu đời nhất trên thế giới.
Nó được Imhotep xây dựng hoàn toàn bằng đá tại nghĩa trang Saqqara rộng lớn ở phía Nam Cairo để làm nơi an nghỉ cuối cùng của Vua Djoser - người sáng lập Vương quốc Cổ đại từ triều đại thứ ba.
Có niên đại từ năm 2.680 trước Công nguyên, kim tự tháp Djoser là nguyên mẫu cung cấp bản thiết kế cho mọi sự phát triển trong tương lai của Ai Cập.
Kim tự tháp bậc thang được tạo thành từ 6 mastaba (cấu trúc hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau.
Một số học giả tin rằng Djoser đã cai trị Ai Cập trong gần hai thập kỷ.
Nơi đây đã bị động đất vào năm 1992 và dự án phục hồi bắt đầu vào cuối năm 2006 nhưng chậm lại sau cuộc cách mạng năm 2011.
Nơi đây đã được khôi phục mạnh mẽ vào năm 2013 và hiện đã được mở cửa trở lại cho công chúng. Kim tự tháp đổ nát này đã bị đóng cửa vào những năm 1930 vì lý do an toàn.
"Vén bức màn" về những phụ nữ tài năng trong gia đình Bach
Nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach (1685 - 1750) là một thiên tài của âm nhạc cổ điển. Thế nhưng, trong vài thế kỷ, người ta lại biết rất ít về những người phụ nữ đầy tài năng trong gia đình âm nhạc của ông.
Điển hình, trong số họ, nổi bật nhất có lẽ là Anna Magdalena Wilcke (1701-1760), một giọng nữ cao nổi tiếng, vào năm 1721 đã kết hôn với Bach. Tuy nhiên, Anna Magdalena đã đi vào lịch sử âm nhạc không phải với tư cách là một nhạc sĩ mà chỉ trên tư cách… vợ của nhà soạn nhạc huyền thoại này.
Nhưng bây giờ điều đó sắp thay đổi với một cuộc triển lãm đang diễn ra tại thành phố Leipzig (Đức).
Mang lại tiếng nói cho các nghệ sĩ nữ
Maria Hubner, một nhà nghiên cứu âm nhạc và cựu nhân viên của Viện Nghiên cứu và Lưu trữ Bach ở Leipzig, đã đưa câu chuyện cuộc đời của 33 phụ nữ trong gia đình Bach vào cuộc triển lãm tại Bảo tàng Bach cũng ở thành phố này. Triển lãm mang tựa đề Voices of Women from the Bach Family (tạm dịch: Tiếng nói của những người phụ nữ từ gia đình Bach) và được trưng bày đến hết ngày 10/11/2024.
Qua cuộc triển lãm này, Kerstin Wiese, Giám đốc Bảo tàng Bach - một phần của Viện Nghiên cứu và Lưu trữ Bach - muốn cung cấp thông tin để làm nổi bật về những người phụ nữ có cá tính độc lập trong gia đình Bach. "Suy cho cùng, đến ngày nay, phụ nữ vẫn bị đàn ông làm cho lu mờ trong đời sống âm nhạc" - Kerstin Wiese nói.
Những cái tên Anna Carolina Philippina Bach, Maria Salome Bach, Cecilia Bach và Catharina Dorothea Bach tại triển lãm cho đến giờ vẫn hầu như không được đông đảo công chúng biết đến.
Vậy mà thực tế, những người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời của gia đình âm nhạc này không chỉ hỗ trợ người chồng, người cha đang sáng tác của họ bằng việc quản lý gia đình. Họ cũng viết nhạc trên những bản viết tay rất đẹp, quản lý việc bán âm nhạc và xuất bản các tác phẩm của chồng và cha sau khi qua đời. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, một số người trong số họ cũng từng là ca sĩ chuyên nghiệp.
Ví dụ, Cecilia Grassi là một giọng nữ cao nổi tiếng người Italy đã biểu diễn tại Nhà hát Opera Venice cùng những địa điểm khác. Với tư cách là một nữ diễn viên chính tại Nhà hát King huyền thoại ở London, cô đã gặp người chồng tương lai của mình là Johann Christian Bach - con trai út của Johann Sebastian.
Sau khi Johann Christian Bach qua đời, Cecilia Grassi có vai trò rất quan trọng khi luôn đảm bảo về chuyên môn rằng những vở opera của chồng bà được trình diễn như ông đã hướng dẫn trong bản nhạc.
Trong lịch sử, phải đến những năm 1970, các nhà nghiên cứu âm nhạc ở châu Âu mới bắt đầu tập trung nhiều hơn vào những phụ nữ tự sáng tác và chơi nhạc.
Vì sao họ từng rơi vào quên lãng?
Trong lịch sử, phải đến những năm 1970, các nhà nghiên cứu âm nhạc ở châu Âu mới bắt đầu tập trung nhiều hơn vào những phụ nữ tự sáng tác và chơi nhạc.
Giám đốc Kerstin Wiese cho biết: "Những người phụ nữ gắn liền với gia đình Bach, chẳng hạn như Anna Magdalena Bach, là những người đầu tiên được chú ý".
Theo lời ông, trong từ điển âm nhạc năm 1732 của Gottfried Walther, độc giả có thể tìm thấy hàng loạt nhà soạn nhạc, nhạc sĩ nữ cũng như các tác phẩm mà họ sáng tác. Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, những người phụ nữ này đã biến mất khỏi các ghi chép về âm nhạc thời đó.
Khi ấy, tác giả người Bỉ August Gathy thậm chí còn phủ nhận mọi khả năng về âm nhạc của các con gái của Johann Sebastian Bach trong "Từ điển hội thoại âm nhạc" năm 1835 của ông - công trình được coi là bách khoa toàn thư về toàn bộ khoa học âm nhạc dành cho nghệ sĩ. Chỉ có con trai của Bach mới được coi là một hậu duệ tài năng. Wiese nói: "Gathy có lẽ không hề bận tâm đến các cô con gái của Bach chỉ đơn giản bởi có thành kiến định sẵn".
Thực tế, các nhà nghiên cứu đã gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng tài liệu trong nghiên cứu về Bach. Hầu như họ không có nguồn thông tin nào về cuộc đời của Johann Sebastian Bach, chứ đừng nói đến những người phụ nữ trong gia đình ông. Cho dù, mỗi khám phá mới hoặc cái nhìn sâu sắc về nhà soạn nhạc lừng danh này đều được những người hâm mộ tôn vinh.
Đến giờ, chỉ có một lá thư viết tay cá nhân của Bach còn sót lại. Trong đó ông cũng nói về gia đình mình, với những người mà ông có thể biểu diễn các buổi hòa nhạc của riêng mình. Đây là một nét đặc trưng trong các cuộc đoàn tụ gia đình mở rộng hàng năm của gia đình Bach.
Trong bức thư này - gửi một người bạn cùng trường - Bach cũng đề cập rõ ràng đến khả năng âm nhạc của vợ ông là Anna Magdalena và cô con gái lớn Catharina Dorothea. Ông viết rằng vợ mình thậm chí còn hát "một giọng nữ cao trong trẻo" và đề cập rằng "con gái lớn của ông cũng không tệ" - điều được coi là khá tích cực vào thời điểm đó.
Hoặc, qua một bài hát vui nhộn mà Bach sáng tác cho một trong những buổi họp mặt gia đình, người ta cũng biết được rằng Bach từng đã trêu chọc em (hoặc chị) gái Maria Salome của mình bằng một cái nĩa.
Kerstin Wiese cho biết: "Chúng ta biết nhiều tới các anh em trai của Johann Sebastian Bach, nhưng hiếm ai biết Maria Salome. Và tôi muốn mọi người biết rằng nhà soạn nhạc thiên tài còn có có một người em (hoặc chị) gái".
Ở một góc độ khác, đáng chú ý, trong triển lãm có trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật đồ họa của Ton Koopman. Trong bộ sưu tập này có chân dung cắt bóng từ năm 1776 cho thấy vẻ ngoài của Anna Carolina Philippina. Đây là một trong số ít những bức chân dung còn tồn tại của những người phụ nữ thuộc dòng họ Bach.
Anna Carolina Philippina Bach là cháu gái của Bach. Cô làm việc cho cha mình - Carl Philipp Emanuel Bach (1714 -1788) - vốn cũng hoạt động trong âm nhạc. Anna Carolina Philippina đã tổ chức trao đổi thư từ và liên hệ với các nhà xuất bản âm nhạc, nhạc sĩ và người sao chép. Sau khi cha cô qua đời, cô tiếp tục công việc phân phối di sản âm nhạc của ông.
Ton Koopman (79 tuổi) là nhạc trưởng, nghệ sĩ chơi đàn organ người Hà Lan đồng thời là Chủ tịch Viện Nghiên cứu và Lưu trữ Bach ở Leipzig và là một nhà sưu tập âm nhạc đầy đam mê. Ông đã cung cấp 25 bức chân dung phụ nữ trong gia đình Bach từ bộ sưu tập tranh in phong phú của mình cho triển lãm.
Koopman nói với báo giới: "Tôi mua mọi thứ liên quan đến âm nhạc của Bach và nghiên cứu nó. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều bức chân dung thú vị về phụ nữ, bao gồm cả những bức chân dung phụ nữ sáng tác âm nhạc".
Anna Magdalena Bach - tài năng không gặp thời
Trường hợp Anna Magdalena Bach (vợ của Bach) cho thấy tầm quan trọng của một số nữ nhạc sĩ trong thế kỷ 18. Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp nào về sự nổi tiếng của bà nhưng những ghi chép trong sổ lương tại triều đình khi đó cho thấy bà đã được nhiều người biết đến.
Johann Sebastian Bach và Anna Magdalena gặp nhau tại cung điện của Hoàng tử Leopold xứ Anhalt-Köthen, nơi Bach được bổ nhiệm làm Giám đốc âm nhạc cung đình (Thomaskantor) từ năm 1717. Anna Magdalena được giao vị trí ca sĩ cố định ở đó vào năm 1721 và nhận được mức lương cao thứ ba trong nhà nguyện của triều đình sau Bach. Chỉ điều này thôi cũng đủ thấy giọng hát của bà được đánh giá cao đến mức nào.
Sau cái chết của Bach, bà luôn cố gắng để cuốn sách giáo khoa nổi tiếng The Art of Fugue của chồng được xuất bản sau khi ông qua đời. Bên cạnh đó, tên tuổi của bà đã gây ấn tượng lâu dài qua nhiều thế kỷ nhờ cuốn sách âm nhạc Anna Magdalena Bach, trong đó bao gồm các sáng tác của Bach và các nhà soạn nhạc khác.
Cuốn sách này vẫn là một tác phẩm văn học âm nhạc mà hầu hết mọi học viên piano đều biết đến ngày nay.
Nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach (1685 - 1750) là một thiên tài của âm nhạc cổ điển. Thế nhưng, trong vài thế kỷ, người ta lại biết rất ít về những người phụ nữ đầy tài năng trong gia đình âm nhạc của ông.
Điển hình, trong số họ, nổi bật nhất có lẽ là Anna Magdalena Wilcke (1701-1760), một giọng nữ cao nổi tiếng, vào năm 1721 đã kết hôn với Bach. Tuy nhiên, Anna Magdalena đã đi vào lịch sử âm nhạc không phải với tư cách là một nhạc sĩ mà chỉ trên tư cách… vợ của nhà soạn nhạc huyền thoại này.
Nhưng bây giờ điều đó sắp thay đổi với một cuộc triển lãm đang diễn ra tại thành phố Leipzig (Đức).
Mang lại tiếng nói cho các nghệ sĩ nữ
Maria Hubner, một nhà nghiên cứu âm nhạc và cựu nhân viên của Viện Nghiên cứu và Lưu trữ Bach ở Leipzig, đã đưa câu chuyện cuộc đời của 33 phụ nữ trong gia đình Bach vào cuộc triển lãm tại Bảo tàng Bach cũng ở thành phố này. Triển lãm mang tựa đề Voices of Women from the Bach Family (tạm dịch: Tiếng nói của những người phụ nữ từ gia đình Bach) và được trưng bày đến hết ngày 10/11/2024.
Qua cuộc triển lãm này, Kerstin Wiese, Giám đốc Bảo tàng Bach - một phần của Viện Nghiên cứu và Lưu trữ Bach - muốn cung cấp thông tin để làm nổi bật về những người phụ nữ có cá tính độc lập trong gia đình Bach. "Suy cho cùng, đến ngày nay, phụ nữ vẫn bị đàn ông làm cho lu mờ trong đời sống âm nhạc" - Kerstin Wiese nói.
Những cái tên Anna Carolina Philippina Bach, Maria Salome Bach, Cecilia Bach và Catharina Dorothea Bach tại triển lãm cho đến giờ vẫn hầu như không được đông đảo công chúng biết đến.
Vậy mà thực tế, những người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời của gia đình âm nhạc này không chỉ hỗ trợ người chồng, người cha đang sáng tác của họ bằng việc quản lý gia đình. Họ cũng viết nhạc trên những bản viết tay rất đẹp, quản lý việc bán âm nhạc và xuất bản các tác phẩm của chồng và cha sau khi qua đời. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, một số người trong số họ cũng từng là ca sĩ chuyên nghiệp.
Ví dụ, Cecilia Grassi là một giọng nữ cao nổi tiếng người Italy đã biểu diễn tại Nhà hát Opera Venice cùng những địa điểm khác. Với tư cách là một nữ diễn viên chính tại Nhà hát King huyền thoại ở London, cô đã gặp người chồng tương lai của mình là Johann Christian Bach - con trai út của Johann Sebastian.
Sau khi Johann Christian Bach qua đời, Cecilia Grassi có vai trò rất quan trọng khi luôn đảm bảo về chuyên môn rằng những vở opera của chồng bà được trình diễn như ông đã hướng dẫn trong bản nhạc.
Trong lịch sử, phải đến những năm 1970, các nhà nghiên cứu âm nhạc ở châu Âu mới bắt đầu tập trung nhiều hơn vào những phụ nữ tự sáng tác và chơi nhạc.
Vì sao họ từng rơi vào quên lãng?
Trong lịch sử, phải đến những năm 1970, các nhà nghiên cứu âm nhạc ở châu Âu mới bắt đầu tập trung nhiều hơn vào những phụ nữ tự sáng tác và chơi nhạc.
Giám đốc Kerstin Wiese cho biết: "Những người phụ nữ gắn liền với gia đình Bach, chẳng hạn như Anna Magdalena Bach, là những người đầu tiên được chú ý".
Theo lời ông, trong từ điển âm nhạc năm 1732 của Gottfried Walther, độc giả có thể tìm thấy hàng loạt nhà soạn nhạc, nhạc sĩ nữ cũng như các tác phẩm mà họ sáng tác. Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, những người phụ nữ này đã biến mất khỏi các ghi chép về âm nhạc thời đó.
Khi ấy, tác giả người Bỉ August Gathy thậm chí còn phủ nhận mọi khả năng về âm nhạc của các con gái của Johann Sebastian Bach trong "Từ điển hội thoại âm nhạc" năm 1835 của ông - công trình được coi là bách khoa toàn thư về toàn bộ khoa học âm nhạc dành cho nghệ sĩ. Chỉ có con trai của Bach mới được coi là một hậu duệ tài năng. Wiese nói: "Gathy có lẽ không hề bận tâm đến các cô con gái của Bach chỉ đơn giản bởi có thành kiến định sẵn".
Thực tế, các nhà nghiên cứu đã gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng tài liệu trong nghiên cứu về Bach. Hầu như họ không có nguồn thông tin nào về cuộc đời của Johann Sebastian Bach, chứ đừng nói đến những người phụ nữ trong gia đình ông. Cho dù, mỗi khám phá mới hoặc cái nhìn sâu sắc về nhà soạn nhạc lừng danh này đều được những người hâm mộ tôn vinh.
Đến giờ, chỉ có một lá thư viết tay cá nhân của Bach còn sót lại. Trong đó ông cũng nói về gia đình mình, với những người mà ông có thể biểu diễn các buổi hòa nhạc của riêng mình. Đây là một nét đặc trưng trong các cuộc đoàn tụ gia đình mở rộng hàng năm của gia đình Bach.
Trong bức thư này - gửi một người bạn cùng trường - Bach cũng đề cập rõ ràng đến khả năng âm nhạc của vợ ông là Anna Magdalena và cô con gái lớn Catharina Dorothea. Ông viết rằng vợ mình thậm chí còn hát "một giọng nữ cao trong trẻo" và đề cập rằng "con gái lớn của ông cũng không tệ" - điều được coi là khá tích cực vào thời điểm đó.
Hoặc, qua một bài hát vui nhộn mà Bach sáng tác cho một trong những buổi họp mặt gia đình, người ta cũng biết được rằng Bach từng đã trêu chọc em (hoặc chị) gái Maria Salome của mình bằng một cái nĩa.
Kerstin Wiese cho biết: "Chúng ta biết nhiều tới các anh em trai của Johann Sebastian Bach, nhưng hiếm ai biết Maria Salome. Và tôi muốn mọi người biết rằng nhà soạn nhạc thiên tài còn có có một người em (hoặc chị) gái".
Ở một góc độ khác, đáng chú ý, trong triển lãm có trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật đồ họa của Ton Koopman. Trong bộ sưu tập này có chân dung cắt bóng từ năm 1776 cho thấy vẻ ngoài của Anna Carolina Philippina. Đây là một trong số ít những bức chân dung còn tồn tại của những người phụ nữ thuộc dòng họ Bach.
Anna Carolina Philippina Bach là cháu gái của Bach. Cô làm việc cho cha mình - Carl Philipp Emanuel Bach (1714 -1788) - vốn cũng hoạt động trong âm nhạc. Anna Carolina Philippina đã tổ chức trao đổi thư từ và liên hệ với các nhà xuất bản âm nhạc, nhạc sĩ và người sao chép. Sau khi cha cô qua đời, cô tiếp tục công việc phân phối di sản âm nhạc của ông.
Ton Koopman (79 tuổi) là nhạc trưởng, nghệ sĩ chơi đàn organ người Hà Lan đồng thời là Chủ tịch Viện Nghiên cứu và Lưu trữ Bach ở Leipzig và là một nhà sưu tập âm nhạc đầy đam mê. Ông đã cung cấp 25 bức chân dung phụ nữ trong gia đình Bach từ bộ sưu tập tranh in phong phú của mình cho triển lãm.
Koopman nói với báo giới: "Tôi mua mọi thứ liên quan đến âm nhạc của Bach và nghiên cứu nó. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều bức chân dung thú vị về phụ nữ, bao gồm cả những bức chân dung phụ nữ sáng tác âm nhạc".
Anna Magdalena Bach - tài năng không gặp thời
Trường hợp Anna Magdalena Bach (vợ của Bach) cho thấy tầm quan trọng của một số nữ nhạc sĩ trong thế kỷ 18. Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp nào về sự nổi tiếng của bà nhưng những ghi chép trong sổ lương tại triều đình khi đó cho thấy bà đã được nhiều người biết đến.
Johann Sebastian Bach và Anna Magdalena gặp nhau tại cung điện của Hoàng tử Leopold xứ Anhalt-Köthen, nơi Bach được bổ nhiệm làm Giám đốc âm nhạc cung đình (Thomaskantor) từ năm 1717. Anna Magdalena được giao vị trí ca sĩ cố định ở đó vào năm 1721 và nhận được mức lương cao thứ ba trong nhà nguyện của triều đình sau Bach. Chỉ điều này thôi cũng đủ thấy giọng hát của bà được đánh giá cao đến mức nào.
Sau cái chết của Bach, bà luôn cố gắng để cuốn sách giáo khoa nổi tiếng The Art of Fugue của chồng được xuất bản sau khi ông qua đời. Bên cạnh đó, tên tuổi của bà đã gây ấn tượng lâu dài qua nhiều thế kỷ nhờ cuốn sách âm nhạc Anna Magdalena Bach, trong đó bao gồm các sáng tác của Bach và các nhà soạn nhạc khác.
Cuốn sách này vẫn là một tác phẩm văn học âm nhạc mà hầu hết mọi học viên piano đều biết đến ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét