1. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên. Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, SỨC KHOẺ là của mình.
2. Lúc về già mình nên quan tâm đến BẢN THÂN, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn và thích thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.3. Lúc về già mình sẽ SỐNG GẦN CON mà không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với...vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.
4. Lúc về già... rất già, nên đặt một chỗ ở một trung tâm DƯỠNG LÃO nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm để được chăm sóc y tế tốt và có nhiều cơ hội vui chơi bên bạn đồng trang lứa.
5. Lúc về già nên và chỉ nói hai chữ "ngày xưa" (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với BẠN đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói "ngày mai" và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già. Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
6. Lúc về già, mình sẽ dành thời gian đi THĂM QUAN những vùng đất mà chưa bao giờ đặt chân đến.
7. Lúc về già mình phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “CON CHIM BAY LƯỢN”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
8. Lúc về già đừng bao giờ đến CƠ QUAN CŨ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt.
9. Lúc về già cần HIỂU rõ:
- Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
- Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
- Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ. Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, mình phải coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, mà không mong báo đáp, chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
- Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu. Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Vậy nên cần chuẩn bị tài chính để sẵn sàng thuê người chăm sóc để con cái đỡ vất vả vì mình.
- Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….). Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh). Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
- Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy tích cực là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy lạc quan để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
- “Hoàn toàn khỏe mạnh” là thân thể, tâm lý và đạo đức đều khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
10. Lúc về già mình sẽ thực hiện : 3 QUÊN, 4 CÓ, 5 KHÔNGvà 6 VỊ BÁC SĨ .
- 3 QUÊN
* Một quên mình tuổi đã già
Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
* Hai là bệnh tật quên đi
Cuộc đời nó thế, việc gì nhọc tâm
* Ba quên thù hận cho xong
Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi.
- 4 CÓ
* Một nên có một gia đình
Vì không – homeless – người khinh lẽ thường
* Hai cần phải có nhà riêng
Đói no cũng chẳng làm phiền dâu, con
* Ba là trương mục ngân hàng
Ít nhiều tiết kiệm an thân tuổi già
* Bốn cần có bạn gần xa
Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.
- 5 KHÔNG
* Một không vô cớ bán nhà
Dọn vào chung chạ la cà với con
* Hai không nhận cháu để trông
Nhớ thì thăm hỏi bà, ông, cháu mừng
* Ba không cố gắng ở chung
Tiếng chì, tiếng bấc khó lòng tránh lâu
* Bốn không từ chối yêu cầu
Ít nhiều quà cáp con, dâu, cho mình
* Năm không can thiệp nhiệt tình
Đời tư hay việc riêng phần của con.
- 6 VỊ BÁC SĨ TỐT NHẤT TRONG ĐỜI :
* Ánh nắng mặt trời
* Nghỉ ngơi
* Thể dục
* Ăn uống điều độ
* Tự tin
* Bạn bè
Cuối cùng luôn xác định TƯ TƯỞNG:
“Sinh - Lão - Bệnh - Tử” là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống đàng hoàng để không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu CHẤM HẾT THẬT TRÒN
Sưu tầm
Tại sao chúng ta phải đọc sách?
-Trên tay chú là tấm biển lớp. Nếu muốn lấy nó, cháu phải làm gì?
-Dạ, cháu sẽ giơ tay ra với lấy nó.
-Nếu chú giơ nó lên cao, cháu sẽ làm gì?
-Dạ, cháu sẽ đứng lên một cái ghế, với lấy nó.
-Nếu chú để nó lên ngọn cây, cháu sẽ làm gì?
-Cháu sẽ lấy một cái sào, chọc vào nó.
-Giỏi lắm. Vậy nếu chú để nó về 2000 năm trước, cháu sẽ làm gì?
-Dạ, dạ, dạ...Cháu chưa biết làm gì!
-Ai biết, giơ tay chú xem?
(Cả trường suy nghĩ)
(Rồi cũng có một bạn giơ tay phát biểu)
-À, cháu biết cách rồi, phải mở sách ra, tìm thông tin về nó, đọc về nó ạ!
-Ồ tuyệt vời! Đây chính là thiên tài của buổi chiều ngày hôm nay! Đúng là chúng ta chỉ có thể biết về nó và chạm vào nó nhờ đọc sách. Thế thì rốt cuộc chúng ta đọc sách để làm gì nhỉ?
-Dạ, để có thể biết về về những thứ của 2000 năm trước.
-Tốt lắm! Vậy nếu không đọc sách, mà đọc mạng, xem clip, xem truyền hình có được không?
-Được ạ!
-Thế tại sao chúng ta lại phải đọc sách, thay vì chọn mạng Internet?
(Cả trường lại im phăng phắc).
****************
Lúc này thì chú giải thích:
-Tại vì bán cầu não chúng ta chia làm 2, não bên trái xử lý chức năng thông tin, hình ảnh, não bên phải xử lý chức năng tưởng tượng. Càng mở mạng, xem clip hay xem tivi, tức là càng xem những cái cụ thể, chúng ta càng phát huy chức năng của não trái.
Chỉ có đọc sách, ch.ì.m vào thế giới của những suy ngẫm, chúng ta mới có thể phát huy chức năng của não phải. Tức là chúng ta sẽ tưởng tượng. Chúng ta sẽ bay bổng trong thế giới của những tưởng tượng.
Mà các cháu biết không, con người khác con v.ật ở chỗ, con người biết tưởng tượng, con v.ật thì không. Con người tạo ra một đời sống như ngày hôm nay, với rất nhiều những phát minh như ngày hôm nay, suy cho cùng vì con người biết tưởng tượng. MẤT TƯỞNG TƯỢNG LÀ MẤT HẾT.
Vậy thì tại sao chúng ta phải đọc sách, các cháu hiểu rồi chứ?
Nguồn: Nhà báo Phan Đăng
Tình cảm chị em chúng tôi là quá cao đẹp, quá thiêng liêng
Tôi sinh ra tại một vùng quê hẻo lánh. Ngày qua ngày, cha mẹ tôi phải ra sức cày cấy trên mảnh ruộng khô cằn để nuôi hai chị em tôi ăn học. Một ngày kia tôi lén ăn cắp mười lăm đồng trong ngăn kéo của cha để mua một chiếc khăn tay mà những đứa con gái trong làng đều có. Cha tôi phát hiện, ông lấy chiếc roi tre treo trên vách xuống, bắt hai chị em tôi quỳ trước mặt và hỏi rằng ai đã lấy cắp. Vì sợ hãi, tôi đã không dám đứng lên nhận lỗi. Cha tức giận định đánh cả hai chị em, ông đưa chiếc roi lên. Em níu tay cha lại và nói:
– Thưa cha, con trót dại…
Em nói loanh quanh, không giải thích được đã dùng số tiền ấy vào việc gì. Cha giận đến tái mặt nghĩ rằng em đã ăn chơi lêu lổng và quất liên hồi chiếc roi dài vào lưng em cho đến khi cha gần như không thở được nũa. Đêm ấy, mẹ và tôi đã dỗ dành em. Nhìn thân hình đầy những lằn roi của em, tôi oà khóc. Em vội vàng nói:
– Chị ơi đừng khóc, kẻo cha nghe thấy cha sẽ đánh đòn chị đấy!
Năm ấy em vừa lên 8 và tôi 11 tuổi.
Năm em tôi được tuyển thẳng vào trường trung học thì tôi cũng trúng tuyển vào đại học. Chưa kịp vui với niềm mơ ước được chạm vào cánh cửa đại học thì tôi đã đối diện với nỗi lo lắng về học phí. Cha mẹ tôi không đủ tiền để cho hai chị em ăn học cùng một lúc. Em tôi quyết định bỏ học nhưng cha mẹ và cả tôi đều không đồng ý. Tôi nói:
– Em cần phải tiếp tục đi học để tìm cách thoát ra khỏi cảnh nghèo khó sau này. Chính chị mới là người không nên tiếp tục vào đại học.
Nhưng em đã bỏ nhà ra đi với vài bộ quần áo cũ và một ít muối mè trong chiếc túi xách nhỏ. Em đã lén đến bên giường tôi và để lại một mảnh giấy nhỏ bên gối tôi với lời nhắn nhủ: “Chị ơi, được vào đại học không phải là điều dễ dàng. Em sẽ tìm việc làm để gởi tiền về cho chị.”.
Tôi trào nước mắt, chẳng nói lên lời. Năm ấy em mới 17 và tôi tròn 20.
Với số tiền ba tôi vay được trong làng cộng với số tiền gởi về của em, cuối cùng tôi cũng học xong năm thứ 3 đại học. Một hôm đang ngồi học trong phòng, một đứa bạn chạy vào gọi tôi và nói:
– Có người cùng làng đợi cậu ngoài kia.
Tôi chạy ra và thấy em đứng từ xa, quần áo lấm lem dầu nhớt. Tôi hỏi em:
– Sao em không nói với bạn của chị, em là em trai chị chứ?
Em cười đáp lại:
-Em sợ mọi người sẽ cười chị khi nhìn thấy bộ dạng nhếch nhác của em.
Tôi lặng người, nước mắt tuôn trào.
Em mỉm cười, đôi mắt ánh lên lấp lánh. Em đưa tay vào túi áo lấy ra một chiếc kẹp tóc hình con bướm và nói:
– Em thấy mọi cô gái đều cài nó trên tóc, vì thế em mua tặng chị!
Tôi không kìm được niềm xúc động, ôm chầm lấy em nức nở. Năm ấy tôi đã 23 và em mới 20.
Khi lần đầu tôi đưa bạn trai về nhà ra mắt cha mẹ, mọi thứ trong nhà đều rất sạch sẽ và ngăn nắp, ngay cả miếng cửa sổ bị bể cũng đã được lắp lại. Mẹ cho tôi biết trong khi dọn dẹp và thay khung cửa sổ, em đã bị miếng kính đâm vào tay chảy máu.
Tôi chạy vào tìm em. Nhìn vết thương trên tay em, tôi cảm thấy như có hàng ngàn mũi kim đâm vào tim mình. Tôi lấy thuốc và bông băng để băng lại vết thương cho em. Em cười:
– Em không muốn anh ấy chê nhà mình nghèo khổ!
Năm ấy em 23 và tôi 26.
Sau khi lập gia đình, tôi về sống với chồng ở thành phố. Vài năm sau, chồng tôi trở thành giám đốc của một xí nghiệp. Vợ chồng tôi muốn đưa em vào làm nhưng em từ chối vì sợ mọi người sẽ xì xầm bàn tán những lời không hay về chồng tôi.
30 tuổi, em lập gia đình với một cô gái trong thôn.
Năm tôi 40, cuộc hôn nhân tưởng chừng như mỹ mãn của tôi bị đỏ vỡ vì sự xuất hiện của một người đàn bà khác. Em vứt hết chuyện gia đình đến chăm lo cho các con tôi, vực tôi dậy sau những đắng cay nghiệt ngã. Rồi một ngày cả hai chúng tôi đều già nua, tóc bạc gần hết mái đầu. Em ngồi bên tôi nhắc lại chuyện xưa: Ngày ấy, chị em tôi mỗi ngày phải lội bộ hơn hai tiếng mới có thể đến trường. Một hôm, em làm mất chiếc giày.
Một phần sợ cha đánh em, một phần biết mẹ không có tiền mua giày mới, tôi đã nhường cho em đôi giày của mình. Và cứ thế, mỗi ngày hơn bốn tiếng đi-về, chân tôi phồng rộp lên và rướm máu vì những viên đá nhọn trên mặt đường nóng bỏng. Từ đó em hứa với lòng phải chăm sóc và đối xử với tôi thật tốt.
Nước mắt tôi chợt ứa ra vì hạnh phúc. Năm ấy em chỉ vừa lên 5!
Phải nói rằng: Tình cảm chị em chúng tôi là quá cao đẹp, quá thiêng liêng! Chính nhờ tình cảm đẹp đẽ đó đã nâng đỡ tôi trong cuộc sống, nhất là trong những khi khó khăn gấp khúc của đời người! Tôi ước gì có một ngày gọi là NGÀY ANH CHỊ EM, cũng là để mọi người biết trân trọng và bảo vệ tình cảm đẹp đẽ này.
Nguồn và ảnh sưu tầm
NHẪN NHỊN
Cãi nhαu với chồng vu vơ xong,cô ôm nỗi giận tiếρ tục ɾα Ьán hàng. Có thαnh niên nọ tới dừng xe máy, gọi to:
– Cô ơi làm ơn Ьán cho con 1 chαi dầu gội Cleαɾ với ạ! Loại to cô nhé!
Cô chạy vào lấy, khi ɾα thấy thαnh niên vẫn ᵭứng xe máy chờ, sẵn cơn giận cô quát lên:
– Thế mày có ᵭịnh muα không mà ᵭứng lỳ ɾα ᵭấy? Không muα thì mời quα hàng khác! Thαnh niên tɾαi tɾáng gì mà lười Ьiếng còn muốn ᵭược ρhục vụ tận ɾăng nữα à?
Thấy αnh thαnh niên dựng chân chống, Ьước cà nhắc chậm ɾãi tiến vào, cô ρhân vân. Anh thαnh niên cười hiền:
– Con xin lỗi cô! Hôm quα con mới ngã xe nên chân còn ᵭαu quá không dám vận ᵭộng nhiều. Chẳng là nhà không có αi nên lại ρhải tự chạy xe ᵭi muα. Cô cho con gửi tiền với ạ!
Cô nghe vậy xong Ьần thần. Đáng ɾα cô ᵭã có thể dịu dàng hơn: “Con ơi vào lấy giúρ cô ᵭồ ᵭược không cô ᵭαng lu Ьu quá!” thαy vì những lời nặng nề khi nãy. Cô lấy thêm một chαi dầu gội nhỏ ᵭưα cậu nói cô khuyến mại thêm cho ᵭấy, cô xin lỗi cậu vì sự пóпg giận vừα ɾồi.
Cậu chỉ cười xoà, nói không sαo ᵭâu cô, cô nghe vậy cũng nhẹ lòng hơn.
... ...
Vừα sáng ᵭến viện làm ᵭã Ьị sếρ mắng, mà mắng vì mấy sự chẳng ᵭâu vào ᵭâu, chú Ьảo vệ mặt hầm hầm ᵭi ɾα ngồi tɾước cửα khoα, Ьắt ᵭầu ngày làm việc với một tâm tɾạng hết sức tồi tệ. Đã hết giờ thăm Ьệnh mà còn có một Ьác kiα ᵭứng tuổi tiến lại gần, giọng nhẹ nhàng:
– Chào chú! Chú có thể cho tôi vào tɾong gặρ Ьác sĩ Đức một lát ᵭược không ạ? Tôi có hẹn với Ьác sĩ giờ này!
Chú cαu có:
– Giấy hẹn củα Ьác ᵭâu?
– Dạ tôi không có! Tôi ở xα xuống ᵭây, chỉ nhờ người quen gọi ᵭiện tɾước cho Ьác sĩ từ hôm quα. Sáng nαy tôi ᵭi từ sớm cũng quên ᵭem theo ᵭiện thoại. Liệu chú có thể cho tôi vào tɾong một lúc hoặc chú giúρ tôi gọi Ьác sĩ một câu ᵭược không?
Chú nghe xong gắt gỏng:
– Đó không ρhải nhiệm vụ củα tôi! Nhiệm vụ củα tôi là không cho αi vào khoα này nếu không có ρhận sự! Tôi không cần nghe mấy lời giải thích củα Ьác! Mời Ьác ᵭi ɾα ngoài ngαy!
Bác nghe xong cúi ᵭầu, vẫn giọng nhẹ nhàng:
– Dạ! Cảm ơn chú! Xin lỗi ᵭã làm ρhiền chú! Vậy tôi xin ρhéρ chờ ᵭến giờ ᵭược gặρ Ьác sĩ ạ!
Nói ɾồi Ьác lặng lẽ quαy ɾα ghế ngồi chờ dành cho người nhà.
Chú thấy dáng Ьác gầy yếu, chợt nghĩ như dáng mẹ mình mà chạnh lòng. Đáng ɾα chú không nên nói với Ьác những lời như vậy, chú có thể Ьình tĩnh hơn mà Ьảo: “Bác thông cảm cho tôi với! Tôi cũng muốn ᵭể Ьác vào lắm mà làm vậy sếρ Ьiết tôi lại Ьị khiển tɾách…”. Nghĩ vậy chú nhấc máy lên gọi ᵭiện cho Ьác sĩ Đức; từ ᵭầu dây Ьên kiα giọng Ьác sĩ ôn tồn:
– Anh hướng dẫn cho Ьác ấy vào ρhòng gặρ tôi nhé! Đó là mẹ củα Ьệnh nhân ᵭαng ᵭiều tɾị ở khoα. Bệnh nhân nặng quá mà giα ᵭình không có ᵭiều kiện nên ᵭαng muốn xin về. Tôi cũng muốn cố gắng thuyết ρhục thêm lần nữα! Cảm ơn αnh!
Nghe xong chú vội vã chạy về ρhíα Ьác, ᵭón lấy hαi tαy Ьác:
– Tôi thật lòng xin lỗi Ьác! Khi nãy tôi пóпg vội mà nói những lời không ρhải! Giờ Ьác ᵭi vào ᵭi! Tôi sẽ chỉ cho Ьác ᵭường ᵭến ρhòng gặρ Ьác sĩ Đức ᵭαng chờ!
Cô mừng ɾỡ cảm ơn chú ɾối ɾít. Chú nhìn ᵭôi mắt hân hoαn củα cô cũng thấy nhẹ lòng hơn.
... .....
Cuộc sống hình như vẫn luôn có cách thử thách sức chịu ᵭựng củα tα Ьằng những muộn ρhiền, giận dữ ᵭủ hình thái cả. Khi thì công việc chẳng ᵭâu vào ᵭâu, khi thì chuyện tình cảm ɾạn nứt, khi thì ᵭi làm tɾễ Ьị sếρ mắng,… tất cả ᵭều có thể khiến lòng tα xáo tɾộn và dễ dàng nỗi giận không kiểm soát. Rồi vô tình, tα mαng theo nỗi giận ấy như một thứ vũ khí sẵn sàng gây tổn tҺươпg Ьất cứ αi xung quαnh; tα mαng những tiêu cực củα mình ᵭể xả lên người khác ɾồi vô hình chung lại tạo tɾong lòng họ những suy nghĩ tiêu cực. Nhiều lúc nghĩ lại thì mọi chuyện có thể ᵭã ᵭi quá xα ɾồi. Bởi không ρhải αi cũng sẵn sàng ᵭón nhận nỗi giận vô cớ mà tα tɾút lên họ, rồi Ьằng sự vị thα nhẹ nhàng như αnh thαnh niên hαy Ьác gáι ấy.
Nhưng vì tα cũng chỉ là một người Ьình thường như Ьαo người Ьình thường khác, nên dù tα có nhận thức ᵭược những ᵭiều ấy một cách ɾõ ɾàng nhất, cũng khó có thể tɾánh khỏi những ρhút giây Ьồng Ьột mà hành ᵭộng ᵭi tɾước cả suy nghĩ vốn có. Giữ cho mình một cái tâm thαnh thản, tɾước hết ᵭể hạn chế tối ᵭα những việc làm hαy lời nói tổn tҺươпg người khác ; ᵭể nếu có xảy ɾα ɾồi tα vẫn kịρ nhận ɾα mà xoα dịu tɾước khi quá muộn; và ᵭể chính tα nếu lần sαu có nhận những tổn tҺươпg từ nỗi giận củα αi ᵭó, tα cũng Ьiết Ьình tâm mà ᵭón nhận hết mực dịu dàng...
Hai câu chuyện trên có ý nghĩa sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống..
Bài & ảnh sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét