a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Chữ ” Xe Cộ” Có Từ Đâu ?

 

Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra mà được truyền tụngmãi đến ngày nay. 


Ở miền Nam chúng ta, địa phương nào cũng có nhiều huyền thoại, giai thoại truyền khẩu trong dân gian, lâu ngày trở thành một địa danh. 

Chúng tôi, người tình nguyện vạch bóng thời gian,ghi lại những sự việc xảy ra từng vùng,từng địa phương, để hiến quí bạn đọc hiểu rõ nguồn gốc từ thuở xa xưa nơi địa phương chính mình. Theo một vài vị bô lão cố cựu sinh quán tại Gia Định, thuật lại sự tích “Đồng ông Cộ” cho chúng tôi biết như sau. 

Đất Gia Định ngày xưa rộng lớn hoang vu, dân chúng ở rải rác từng nhóm theo ruộng gò nổng, rừng chòi dày đặc,đường sá chưa được khai mở, lối đi vất vả khổ cực. 

Một trong những phương tiện giao thông khá phổ biến vào đầu thế kỷ 20. Ảnh: S.t


Khu đất “Đồng ông Cộ” này ngày xưa thuộc vùng sát cận trung tâm tỉnh Gia Định. Nó ăn từ chợ (ngã ba trong) dài tới cầu Hang; vòng ra đường Nguyễn Văn Học, phía bên này cầu Bình Lợi nó ăn sâu luôn phía trong có hơn 10 cây số, rồi vòng ra khu Hàng Xanh phía lò heo cũ Gia Định chạy dài tới ngã năm Bình Hoà. 


Toàn thể khu vực rộng lớn như vậy,thuở xưa không có lấy một con lộ cái quan nào để dân chúng xê dịch. Dân cư trong vùng, sinh sống về nghề ruộng nương, rẫy bái, làm nghề hạ bạc (đánh cá) dọc theo sông cầu Bình Lợi, cầy Băng Ky bây giờ. Những khoảng đất không được khai phá thì toàn là rừng chồi cây lùm mọc rậm rạp. 

Về sau, Tây lấy Gia Định rồi thì mở mang quốc lộ đi Thủ Đức và khu sát rìa quốc lộ, ăn sâu vô hằng 5-7 cây số (từ phía Gia Định lên nằm bên tay mặt),được Tây khai phá làm rừng cao su. Toàn thể một khu đồng ruộng mênh mông như vậy, hơn phân nửa đất đai toàn là rừng rậm, dân cư lại ít nên không có nhiều đường mòn để xê dịch. Dân chúng di chuyển bằng ngựa cũng không tiện chớ đừng nói chi đến dùng xe bò hoặc xe trâu. Đây khác hơn mọi nơi là chỗ đó! 

Mỗi khi dân cư trong vùng này muốn ra tỉnh, lúc đó là thành Gia Định, có việc cần kíp, hoặc rước thày trị bệnh, hoặc tải hàng rẫy, gạo thóc ra chợ bán,hoặc mua đổi các thứ cần thiết đem về dùng…. thật là muôn vạn khó khăn. Chỉ có những trai tráng khoẻ mạnh mới có thể di chuyển nổi hằng mấy chục cây số đường lồi lõm không khác lên thác xuống ghềnh, khu đất này lại nhiều chỗ dốc lên, dốc xuống, đồi nổng..v.v.. Rất ít chỗ được khai phá, thành giồng như xuyên rừng vậy. Mà hễ mỗi lần đi như vậy thì ruộng nương, rẫy bái ở nhà lại không ai khai phá, làm lụng sản xuất. Lại mỗi lần đi ra thành thì lại mất ít nhất 2 ngày – 1 ngày đi, 1 ngày về mua bán, đổi chác. 

- Advertisement -

Một ngày, bỗng dưng người ta thấy trước cổng nhà của một ông Phú Hộ với nhà ngói 3 gian, 2 chái, 1 dãy nhà bếp, nền đúc cao treo tấm bảng lớn đề mấy chữ : 

“Đảm nhận ‘Cộ’ người và hàng hoá đi khắp nơi”.
Đồng thời với tấm bảng treo lên, ông Phú Hộ trong vùng gọi là ông Ba Phú Hộ truyền thâu dụng tất cả thanh niên vạm vỡ trong toàn khu, hay bất cứ nơi nào, muốn có chuyện làm, ngoài nghề ruộng rẫy. 

Hình từ Dân SàiGon Xưa

“Cộ người và hàng” ! 

Đó là một lối tải người và hàng hoá giản tiện hơn cả võng hay kiệu. 
Ông Ba Phú Hộ bèn cho dân đan những tấm vạc bằng tre, hai đầu có 4 lóng tre ló ra giống như cái băng ca nhà thương khiêng bệnh, để người đầu trước người đầu gác lên hai vai, khách thì ngồi ở vạc tre khúc giữa thòng chân lủng lẳng để người “Cộ” đi.Hàng hoá thì lại để ở khoảng giữa, thay vì tấm vạc tre đương thì nó là một miếng ván dày để có thể chất nhiều đồ mà không bị oằn chính giữa. 

Người sử dụng muốn mướn chỉ cần cho ông Ba Phú Hộ hay trước, cho biết nhà rồi thì sáng sớm, khi gà vừa gáy là có dân phu mang “Cộ” đến tận nhà mà rước người, hoặc “Cộ” hàng đi ra thành Gia Định.Từ đó, dân cư bắt đầu xê dịch dễ dàng, không nhọc mệt, bận tâm, hay tốn hao người mỗi khi tải hàng đi ra thành. 
Rồi thì, thời gian trôi qua, địa danh xuất hiện theo miệng người cư ngụ trong vùng. Khi hỏi: 
– Ở đâu ? 
Bèn đáp: 
– Ở trong đồng ông Ba “Cộ” ! 
Ông Ba “Cộ” đây có nghĩa là ông Ba Phú Hộ”Cộ” người và hàng hoá. 
Dần dần, hàng trăm năm sau vùng này được mở mang, nhưng là một vùng rộng lớn, dân chúng quy tụ về càng ngày càng đông lại không có địa danh, nên người ta nhớ ơn ông Ba “Cộ” lập thành vùng này thành địa danh gọi là “Đồng ông Cộ” cho đến ngày nay.

Chữ “Xe Cộ” cũng từ đây mà ra !

Cộ 
– danh từ: xe quệt. (td. trâu kéo cộ, một cộ lúa)
– động từ: kéo đi, mang chở, khuân lấy (td.
cộ lúa từ đồng về nhà) 

ăn. (td. nồi cơm lớn quá mức tụi tôi đâu
có cộ nổi) 

đảm đương (td. nhiều việc quá liệu
mình có cộ nổi khổng) 

(Theo cuốn Tự Điển Phương Ngữ Nam Bộ.) 

(Xe quệt, là loại xe dùng trâu hoặc bò để lết trên mặt đất. Khung xe bằng tre đặt trên 2 cây trượt. Đầu 2 cây trượt được gông vào càng xe. Người ta dùng dây chão buộc càng xe vào vai của trâu hoặc bò. Đây là phương tiện vận chuyển đường dài chủ yếu dùng trong mùa vụ nông nghiệp, thích ứng với địa hình phức tạp.)

Xe-cộ là danh từ kép, trong trường này, chữ cộ phải là danh từ để đứng chung với chữ xe. Cái xe và cái cộ cùng là danh từ chỉ một vật dùng để chuyển tải (người hoặc hàng hoá). 
Giống như danh từ kép chợ-búa, chợ và búa là hai danh từ đồng nghĩa, nhưng chữ búa là từ cổ đã biến mất không ai dùng nữa, chỉ còn tồn tại trong từ kép chợ-búa. 

Trích trong cuốn Gia Định Xưa của Huỳnh Minh

QUÍ hay QUÝ?...



Có một vị tiến sĩ viết nhiều bài rất xuất sắc đăng trên báo và thường gởi thư cho tôi. Vị tiến sĩ ấy viết “quí vị.” Tôi muốn học hỏi thêm nên tôi hỏi vị tiến sĩ nầy rằng tại sao dùng “i” ngắn cho chữ “quí vị”. Vị tiến sĩ kia trả lời rằng “i” ngắn hoặc “y” dài đểu được cả. Ai muốn viết sao tùy ý.

Bắt đầu từ đó, tôi “tùy ý” dùng “i” ngắn cho tên của vị tiến sĩ nầy.

Mở đầu bức thư tôi thường viết, “Kính thưa Tiến Sĩ Thụi.” Sau một thời gian độ 5 tháng, vị tiến sĩ ấy gọi tôi là người bất lịch sự khi tôi đổi chữ “y” dài thành “i” ngắn cho tên ông ấy. Tôi trả lời rằng chính ông đã bảo tôi tùy tiện dùng “i” ngắn hay “y” dài cũng được cả mà! Sau đó, ông không nói gì thêm, nhưng tôi để ý thấy ông dùng “quý vị” thay cho “quí vị” như trước kia.

Chúng ta thấy rất nhiều người dùng “quí vị” hoặc “quý vị” trong sách vở, trên báo chí tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Chữ nào đúng, chữ nào sai, hoặc cả hai đều đúng?

Khi “i” ngắn hoặc “y” dài không đứng chung với bất cứ nguyên âm nào, chúng ta có thể “tùy ý” dùng chữ nào cũng được. Chỉ có con mắt của chúng ta thấy thay đổi chứ cả âm thanh lẫn ý nghĩa của nó không thay đổi. Thí dụ: bác sĩ hoặc bác sỹ, li kì hay ly kỳ, và bé tí hay bé tý. Nhiều người chủ trương dùng “i” ngắn trong mọi trường hợp. Ngược lại, nhiều người chủ trương dùng “y” dài cho tất cả. Cũng có người dùng cả hai tùy theo con mắt họ thường thấy không “chói mắt”.

Có người lúc nầy viết hy sinh, và lúc khác lại viết hi sinh. Tuy nhiên, khi nguyên âm “u” đứng chung với một nguyên âm thứ hai, âm thanh và nghĩa của chúng nó hoàn toàn thay đổi. Đôi khi chúng ta hãy xem nguyên âm “i” hoặc “y” đứng chung với nguyên âm “a”. Tay khác với tai, vay khác với vai, váy khác với vái, may khác với mai, hay khác với hai, thay khác với thai, khái khác với kháy, bay khác với bai, xảy khác với xải, và phẩy khác với phải.

Bây giờ, xin chúng ta quan sát nguyên âm “i” hoặc “y” đứng với nguyên âm “u”. Âm thanh và ý nghĩa của chúng nó cũng hoàn toàn thay đổi. Tuy khác với tui; an ủi chứ không ai gọi an ủy; ủy lạo chứ không ai nói ủi lạo; trung úy chứ không ai nói trung úi, say túy lúy chứ không ai nói say túi lúi. Tên Thanh Thúy rất hay, nhưng nếu nói dùng “i” ngắn hay “y” dài cũng được là không đúng. Nếu dùng “i” ngắn cho cái tên đẹp đẽ đó, nó sẽ trở thành “Thanh Thúi” chẳng còn thanh tao chút nào. Cũng như ở trên, vị tiến sĩ ấy không chấp nhận tên “Thụi” thay cho tên “Thụy”.

Bây giờ, chúng ta thử ráp vần: Tờ (t) úi là túi; bờ (b) úi là búi; thờ (th) úi là thúi; Lờ (l) úi là lúi; rờ (r) rúi là rúi; và quờ (q) úi là ... Xin hãy lắp lại: Quờ (q) úi là ...? Nó không thể có âm là quý được phải không? Chữ “quí” nầy có âm nhưng không có nghĩa. Vì vậy, chúng ta có nên dùng "quí vị" không?

Tôi thiển nghĩ rằng chúng ta phải dùng “y” dài cho: Quy, quỳ, quý, quỵ, quỷ, và quỹ.

Hoa Xuân

Ai Cập lần đầu bóc tách xác ướp Pharaoh 3.500 năm tuổi bằng kỹ thuật số.

Các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) ba chiều, không xâm lấn để mở xác ướp 3.500 tuổi và nghiên cứu các đặc điểm bên trong.

Các nhà khoa học Ai Cập đã mở xác ướp Pharaoh Amenhotep I có niên đại 3.500 tuổi bằng hình thức kỹ thuật số, khám phá những chi tiết đáng kinh ngạc về cuộc sống và cái chết của vị vua này lần đầu tiên kể từ khi xác ướp được phát hiện vào năm 1881.

Ảnh chụp kỹ thuật số xác ướp Vua Amenhotep I. Ảnh: CNN

Xác ướp được trang trí bằng những vòng hoa và mặt nạ gỗ, nhưng mỏng manh đến mức các nhà khảo cổ học không dám để lộ hài cốt trong suốt nhiều năm qua. Điều đó khiến đây trở thành xác ướp hoàng gia Ai Cập duy nhất được tìm thấy trong thế kỷ thứ 19 và 20 nhưng đến nay vẫn chưa được bóc tách để nghiên cứu. Các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) ba chiều, không xâm lấn để mở xác ướp 3.500 tuổi và nghiên cứu các đặc điểm bên trong.

“Sử dụng công nghệ kỹ thuật số không xâm lấn và bóc tách các lớp vỏ của xác ướp, từ mặt nạ, băng quấn… chúng tôi có thể nghiên cứu vị Pharaoh này một cách chi tiết nhất”, Tiến sĩ Sahar Saleem nói, chuyên gia X quang tại Khoa Y thuộc trường Đại học Cairo cho biết. Sahar Saleem và các đồng nghiệp của bà phát hiện ra rằng Amenhotep I khoảng 35 tuổi khi qua đời và có chiều cao 1m69. Ông đã được cắt bao quy đầu và có hàm răng rất chắc khỏe. Chôn kèm với xác ướp là 30 chiếc bùa hộ mệnh và 1 chiếc vòng vàng.

Phần đầu của vị Pharaoh được bảo quản khá tốt. Ảnh: CNN

Vị Pharaoh này có cằm hẹp, mũi nhỏ, tóc xoăn và hàm răng trên hơi nhô ra. Nghiên cứu không phát hiện ra vết thương hoặc dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể dẫn đến cái chết của ông. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, có một số vết tích nhỏ trên xác ướp, nhiều khả năng là do những kẻ đào trộm mộ gây ra.

Amenhotep I cai trị Ai Cập trong khoảng 21 năm, từ năm 1525 đến 1504 trước Công nguyên. Ông là vị vua thứ hai của Vương triều thứ 18 và có một triều đại tương đối yên bình./.

Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch) Theo CNN