a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Cách bày tranh không cần đóng đinh.

Các loại giá thanh mảnh giúp bạn bày được nhiều tranh, dễ dàng thay đổi.
Với những kiểu giá đơn giản, bạn có thể tạo ra được một gallery tranh tường phong phú, dễ dàng thay đổi khi bạn muốn đem lại cảm giác mới lạ cho phòng khách.
 
Bạn có thể xếp xen kẽ các bức tranh, đồ trang trí, sách báo tạo nên không gian sáng tạo.
 
Kiểu xếp tranh theo lớp mà bạn không thể tạo ra được nếu treo trực tiếp tranh lên tường.
 
Một mặt bàn phẳng cũng có thể tận dụng làm nơi trưng bày các khung tranh ảnh.
 
Trong không gian của trẻ, những cuốn truyện tranh nhiều sắc màu vừa đem lại kiến thức vừa làm đẹp cho phòng.
 
Một góc nhỏ ở bếp được tận dụng làm nơi cất các cuốn sách dạy nấu ăn.
 
Nơi làm việc trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn nhờ những bức ảnh cưới được xếp cùng khung tranh ảnh tông trắng - hồng.
 
Khoảng không giữa hai khung cửa sổ được tận dụng hợp lý.
 
Những bức  tranh đen trắng đơn giản đem lại chất thanh lịch cho phòng khách.
 
Nơi lý tưởng để bạn lưu giữ các bức ảnh kỷ niệm của gia đình, con cái.
 
Nếu các bức tranh có chung chủ để, tông màu sẽ khiến một góc nhỏ cũng trở nên ấn tượng.
 
Mai Vân (Theo Homedit)

Gà hấp lá trúc – hương vị mộc mạc quê nhà An Giang

Miền đất An Giang không chỉ gợi du khách nhớ đến các đặc sản lạ tai như gỏi sầu đâu, tung lò mò… mà còn làm xao xuyến bao thực khách bởi món ăn đậm chất thôn quê như “gà hấp lá trúc”.

Những ai từng đã sinh ra và lớn lên ở đồng bằng sông Cửu Long, chắc hẳn không còn xa lạ gì với con cá lóc đồng. Nó hầu như gắn chặt với ký ức tuổi thơ nơi đây qua những lần tát đìa bắt cá, bắt hôi (*).

Tôi còn nhớ, có những lần sau khi tát đìa xong, ba tôi được chia nhiều loại cá (trê, rô, lươn, sặt…). Trong đó có nhiều con cá lóc to cỡ bắp chân, được ba tôi mang về rọng trong lu dành cho má chế biến món ăn.
Cũng ở miền quê, gần như một truyền thống của gia đình là hễ cứ đến dịp lễ, Tết, trên mâm cơm cúng ông bà không thể thiếu nồi thịt kho cá lóc và món cá lóc hấp. Còn nhớ ngày ấy tôi còn nhỏ tuổi, chỉ phụ giúp ba má sắp mâm cỗ, còn tâm trí lại nghĩ đến món mà mình vốn ưa thích nhất, đó là cá lóc hấp cuốn bánh tráng chấm với tương ngọt.
Đĩa cá lóc hấp với sớ thịt trắng muốt ăn cùng rau sống (dưa leo, khóm, giá, rau thơm) cuốn bánh tráng với bún - món ăn mà tôi thích nhất từ thời còn trẻ thơ!. (Ảnh:BCT)
Hiểu được sở thích của con nên má tôi cũng hay làm món cá lóc hấp cuốn với bánh tráng. Đối với má, việc chế biến món ăn này rất mau lẹ, loáng cái là đã xong. Nhưng theo kinh nghiệm, để món ăn được ngon và hấp dẫn, má phải ra sau lu bắt con cá lóc cỡ 1,5 kg đem vào đập đầu và dùng dao bén cắt bỏ vi, kỳ, lạng da làm sạch. Móc bỏ nội tạng, (nếu có trứng, nhớ giữ lại cặp trứng cá rất ngon!), chà xát với muối, rửa sạch, để ra rổ. Cắt cá lóc ra làm đôi, đầu cá dùng nấu món canh chua truyền thống (hoặc kho ngót), thân cá cắt làm hai (hoặc để nguyên tùy thích) cho vào nồi chưng cách thủy. Độ khoảng 30 phút sau, khi thấy da cá nứt ra, là chín. Thế là, má lấy chảo phi đầu hành lá xắt nhuyễn cùng mỡ (dầu) thơm rưới lên thịt cá , múc cá ra cho vào dĩa là xong!
Sau này lớn khôn, đã đi làm ăn xa nhưng nhớ lời truyền dạy của má, tôi vẫn "công thức" ấy mà làm. Tuy có phần sáng tạo hơn, thêm dĩa bánh tráng nhúng, dĩa rau sống (rau thơm, dưa leo, khóm, giá sống), dĩa bún và một chén tương xay có rắc thêm đậu phộng rang giã giập, ớt bằm vào nữa là “tròn vị”.
Nếu có dịp về miền sông nước Cửu Long, mời bạn hãy tìm cơ hội khám phá cho được món cá lóc hấp cuốn bánh tráng này nhé. Và, tôi tin chắc, bạn sẽ không thể nào quên được món ăn dân dã đặc trưng nơi miền Tây hiền hòa và mến khách!
* Bắt hôi: Sau khi đìa tát cạn, chủ đìa bắt cá xong, phần cá còn sót lại dưới đìa, ai bắt được nấy ăn. (Từ”hôi” ở đây có nghĩa là nhặt nhạnh những con cá còn sót lại).
Một lần về với An Giang, du khách không chỉ được thưởng ngoạn danh thắng núi non hùng vĩ mà còn được chiêu đãi món ngon đặc sản đậm chất hồn quê là gà hấp lá trúc.
Trúc là một loại cây mọc hoang đặc trưng của vùng Thất Sơn, Bảy Núi, An Giang. Chúng có nhiều nhất ở hai huyện miền núi giáp Campuchia là Tịnh Biên và Tri Tôn. Cây trúc lớn bằng cây chanh, lá có vị the, cay nồng và gắt hơn lá chanh, mùi thơm đặc biệt. Trái trúc có vỏ xù xì hơi giống chanh, được vắt lấy nước để tạo gia vị cho các món ăn.
Đặc biệt, từ bao đời nay, cây trúc ở An Giang không chỉ góp phần làm nên hương vị độc đáo cho các món ăn, mà còn tạo nên một thương hiệu ẩm thực, nét đặc trưng vốn có để thu hút và phát triển du lịch.
Vì mùi thơm độc đáo của lá trúc, các đầu bếp tài ba đã sử dụng chúng để những món ăn trở thành sản vùng miền. Món gà hấp lá trúc được xem là “tuyệt chiêu dụ khách” của một số quán ăn, nhà hàng ở miền đất An Giang.
Do mọc hoang ở rừng núi và khai thác nhiều để chế biến món ăn, hiện nay, cây trúc trở nên quý hiếm và chỉ được tìm thấy ở một số ít trên các phum sóc của các cộng đồng người dân tộc. Người ta phải băng rừng, leo núi vất vả mới có thể săn tìm những chiếc lá trúc xanh còn nguyên vẹn.
Để làm món gà hấp lá trúc thơm ngon, trước tiên phải chọn lựa gà cho kỹ lưỡng. Tốt nhất là gà ta, nặng khoảng 800g – 1kg. Gà làm sạch, dùng gừng chà lên mình để khử bớt mùi tanh, rửa sạch và để cho ráo nước. Ướp gà với tỏi bằm, tiêu xay nhuyễn, hạt nêm và một ít rượu trắng.
Gà hấp lá trúc không chỉ là đặc sản ẩm thực mà còn là thương hiệu du lịch đất An Giang.
Ngâm nấm mèo, nấm hương nở đều rồi rửa sạch, thái rối. Hành lá để nguyên cây, bún tàu ngâm mềm, xắt khúc dài. Trộn nấm và bún lại với nhau, thêm một ít hạt nêm, đem phần trộn này cùng với hành lá nhét vào bụng gà rồi dùng chỉ may lại.
Trước khi đem gà đi hấp, hãy xếp một ít lá trúc đã rửa sạch dưới đáy tô rồi đặt gà lên trên. Đậy nắp cho kín, hấp khoảng 30 – 40 phút cho gà mềm. Đợi khi gà gần chín, rắc lá trúc xắt nhuyễn lên phía trên và khi hoàn thành thì dọn ra đĩa. Gà phải được chặt khúc hoặc xé nhỏ, rải đều lá trúc xắt nhuyễn lên thịt gà một lần nữa. Cùng với đó dọn đĩa bắp chuối bào, chén nước chấm muối ớt có pha nước vắt từ trái trúc.
Gắp miếng thịt gà chấm vào chén muối ớt vừa pha rồi nhai chầm chậm, cảm nhận vị ngọt dai của thịt, vị cay nồng của lá trúc, vị chua chua của nước trái trúc cùng vị cay của ớt tiêu. Mọi hương vị hòa quyện với nhau khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xiêu lòng.
Mùi hương nồng nàn của lá trúc thẩm thấu qua từng thớ thịt gà, một hương vị đặc trưng vương vấn cổ họng, luôn đọng lại trong tâm trí du khách.
Vĩnh Hy

Ngon "quên đời" cá lóc hấp cuốn bánh tráng

Những ai từng đã sinh ra và lớn lên ở đồng bằng sông Cửu Long, chắc hẳn không còn xa lạ gì với con cá lóc đồng. Nó hầu như gắn chặt với ký ức tuổi thơ nơi đây qua những lần tát đìa bắt cá, bắt hôi (*).

Tôi còn nhớ, có những lần sau khi tát đìa xong, ba tôi được chia nhiều loại cá (trê, rô, lươn, sặt…). Trong đó có nhiều con cá lóc to cỡ bắp chân, được ba tôi mang về rọng trong lu dành cho má chế biến món ăn.
Cũng ở miền quê, gần như một truyền thống của gia đình là hễ cứ đến dịp lễ, Tết, trên mâm cơm cúng ông bà không thể thiếu nồi thịt kho cá lóc và món cá lóc hấp. Còn nhớ ngày ấy tôi còn nhỏ tuổi, chỉ phụ giúp ba má sắp mâm cỗ, còn tâm trí lại nghĩ đến món mà mình vốn ưa thích nhất, đó là cá lóc hấp cuốn bánh tráng chấm với tương ngọt.
Đĩa cá lóc hấp với sớ thịt trắng muốt ăn cùng rau sống (dưa leo, khóm, giá, rau thơm) cuốn bánh tráng với bún - món ăn mà tôi thích nhất từ thời còn trẻ thơ!. (Ảnh:BCT)
Hiểu được sở thích của con nên má tôi cũng hay làm món cá lóc hấp cuốn với bánh tráng. Đối với má, việc chế biến món ăn này rất mau lẹ, loáng cái là đã xong. Nhưng theo kinh nghiệm, để món ăn được ngon và hấp dẫn, má phải ra sau lu bắt con cá lóc cỡ 1,5 kg đem vào đập đầu và dùng dao bén cắt bỏ vi, kỳ, lạng da làm sạch. Móc bỏ nội tạng, (nếu có trứng, nhớ giữ lại cặp trứng cá rất ngon!), chà xát với muối, rửa sạch, để ra rổ. Cắt cá lóc ra làm đôi, đầu cá dùng nấu món canh chua truyền thống (hoặc kho ngót), thân cá cắt làm hai (hoặc để nguyên tùy thích) cho vào nồi chưng cách thủy. Độ khoảng 30 phút sau, khi thấy da cá nứt ra, là chín. Thế là, má lấy chảo phi đầu hành lá xắt nhuyễn cùng mỡ (dầu) thơm rưới lên thịt cá , múc cá ra cho vào dĩa là xong!
Sau này lớn khôn, đã đi làm ăn xa nhưng nhớ lời truyền dạy của má, tôi vẫn "công thức" ấy mà làm. Tuy có phần sáng tạo hơn, thêm dĩa bánh tráng nhúng, dĩa rau sống (rau thơm, dưa leo, khóm, giá sống), dĩa bún và một chén tương xay có rắc thêm đậu phộng rang giã giập, ớt bằm vào nữa là “tròn vị”.
Nếu có dịp về miền sông nước Cửu Long, mời bạn hãy tìm cơ hội khám phá cho được món cá lóc hấp cuốn bánh tráng này nhé. Và, tôi tin chắc, bạn sẽ không thể nào quên được món ăn dân dã đặc trưng nơi miền Tây hiền hòa và mến khách!
* Bắt hôi: Sau khi đìa tát cạn, chủ đìa bắt cá xong, phần cá còn sót lại dưới đìa, ai bắt được nấy ăn. (Từ”hôi” ở đây có nghĩa là nhặt nhạnh những con cá còn sót lại).


Không có nhận xét nào: