Bưởi là loại trái cây cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách, bạn vô tình biến nó thành "thuốc độc" gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Trong đông y cho rằng bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu.
Theo nghiên cứu phát hiện, bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, viatamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho cơ thể.
Do trong trái bưởi có chứa chất kali rất phong phú, cho nên là loại trái cây trị liệu lí tưởng cho những người mắc bệnh thận, và bệnh về mạch máu não, hơn nữa trong tép bưởi tươi có chứa thành phần chất như insulin, cũng là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Vitamin P trong trái bưởi có thể tăng cường chức năng của các lỗ chân lông trong da, giúp mau lành những viết thương ở ngoài da, hơn nữa hàm lượng calo trong trái bưởi ít, nó có thể giúp giảm béo, có tác dụng làm đẹp da .
Rất phù hợp với nguyên tắc “đẹp tự nhiên” của chị em, là loại hoa quả thích hợp nhất cho sự chọn lựa của các bạn gái trong mùa thu đông.
Hàm lượng vitamin C trong trái bưởi là chất hóa học của quả trong tự nhiên có thể giảm làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu của cơ thể, đồng thời còn có lợi cho việc hấp thụ canxi, sắt giúp tăng cường thể chất.
Thường xuyên ăn bưởi, có tác dụng hỗ trợ việc trị liệu đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch, có công dụng giúp giảm béo.
Ngoài ra, vỏ bưởi có chứa chất glycosides mang hoạt tính sinh lý, có thể tăng độ lưu thông cho máu, giảm thiểu sự hình thành của huyết khối, chính vì vậy có tác dụng phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não.
Bưởi là loại quả giàu chất xơ, vitamin A, vitamin C có tác dụng lớn trong việc giảm cân và làm đẹp da.
Tuy nhiên, một số người chưa biết tận dụng điểm mạnh này của loại quả này mà thường dùng sai cách khiến bưởi trở thành thực phẩm gây độc.
Sau đây là một số sai lầm ăn uống nhiều người mắc phải khi sử dụng bưởi.
Vừa uống thuốc vừa ăn bưởi
Những người có lượng mỡ trong máu cao, nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
Hay một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Vì thế, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc cho người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi.
Ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc
Đó là một việc làm sai lầm bởi trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hóa cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng rượu bia, thuốc lá mà chỉ nên ăn sau 48 giờ.
Ăn bưởi khi bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Theo Đông Y bưởi có tính lạnh, nếu ăn vào khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Đối với những người bị nhiệt hay dùng bưởi để hạ nhiệt nếu dùng quá mức cũng gây nên tác dụng phụ là đau bụng.
Ăn bưởi khi đói
Bưởi là một loại quả được biết tới nhiều với công dụng giúp giảm cân hiệu quả. Vì thế, nhiều người chọn bưởi làm điểm tâm cho mỗi bữa sáng hoặc ăn bất cứ khi nào đói để hạn chế ăn những đồ ăn gây béo.
Tuy nhiên, trong bưởi có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%), chất này có thể sẽ làm tổn hại cho dạ dày.
Vì thế, chỉ nên ăn bưởi sau khi ăn cơm để các hoạt động tiêu hóa được dễ dàng hơn, đồng thời cũng cải thiện tình trạng cholesterol cao của cơ thể.
Những người tuyệt đối nói không với lạc
Lạc là thực phẩm có hàm lượng chất béo và lượng calo cao, ăn nhiều chỉ làm bệnh thêm trầm trọng hơn, thâm chí còn gây ra các bệnh nguy hiểm khác.
Từ trước tới nay, lạc được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Lạc giàu dinh dưỡng, đặc biệt là nguồn vitamin E, khoáng chất, Omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe.
Tuy nhiên những đối tượng sau đây khuyến cáo không nên ăn lạc.
Phụ nữ mang thai
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Sainte Justine (Canada) đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ ăn lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác.
Nếu phụ nữ cho con bú ăn lạc cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trẻ em ở những em bé này.
Người bị bệnh phù thũng
Lạc chứa một hoạt chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. Nếu những người bị phù thũng, ăn lạc sẽ khiến khiến cơ thể bị tổn thương, máu ứ đọng khiến tình trạng phù thũng trầm trọng hơn.
Người đang giảm cân
Lạc có hàm lượng calo và chất béo cao, đặc biệt là lạc rang thì có hàm lượng calo tăng gấp đôi. Do vậy, những người đang thực hiện các chế độ giảm cân thì không nên ăn lạc.
Người bị bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường thường được các bác sĩ yêu cầu kiểm soát tổng lượng năng lượng đã ăn trong ngày.
Ví dụ như việc sử dụng dầu ăn hàng ngày không được quá 3 muỗng cà phê (30g), trong khi đó 18 hạt lạc tương đương với một thìa dầu (10g) khoảng 90 kilocalories. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh ăn nhiều lạc.
Người vừa phẫu thuật túi mật
Thông thường khi ăn lạc sẽ khiến kích thích dịch mật tăng tiết có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, với những người mới phẫu thuật túi mật thì lại không nên ăn lạc.
Vì khi cắt bỏ túi mật, cơ thể không có sự dự trữ mật gây khó khăn trong tiêu hóa. Lạc chứa chất béo nên khó tiêu hóa. Nếu ăn vào sẽ gây hại cho gan.
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày mãn tính
Các bệnh nhân mắc phải bệnh viêm loét dạ dày thường có các triệu chứng đau bụng mãn tính, mắc bệnh tiêu chảy hay tiêu hóa không tốt,… nên các bác sĩ thường khuyên nên ăn ít hơn nhưng chia thành nhiều bữa và ăn các thực phẩm thanh đạm ít mỡ.
Lạc và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao nên nếu sử dụng thì sẽ gây khó tiêu hóa và hấp thụ. Do đó, những bệnh nhân này được khuyến cáo là không nên ăn lạc.
Người bị bệnh gout
Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin và hàm lượng axit uric tích tụ trong cơ thể cao gây ra.
Do các thực phẩm giàu chất béo sẽ làm giảm khả năng đào thải axit uric, làm bệnh thêm nặng hơn nên các bệnh nhân mắc bệnh gút thì không nên ăn lạc và các thực phẩm chế biến từ loại ngũ cốc này.
Theo Người đưa tin
Khám phá công thức làm đẹp từ những loại củ rẻ tiền
Có nhiều loại củ có tác dụng làm đẹp rất hiệu quả mà chị em có thể mua được rất dễ dàng.
Trị mụn với củ cải đường
Củ cải đường ngừa viêm lỗ chân lông rất hiệu quả.
Da mụn do sự viêm nhiễm từ lỗ chân lông mà ra, do vậy làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết và tăng cường sức đề kháng của tế bào da là biện pháp tự nhiên. Sử dụng củ cải đường là một biện pháp hay giúp bạn làm lạnh da mụn.
Nghiền nhỏ 1 củ cải đường trong bát, sau đó trộn với 1 thìa sữa chua tạo thành hỗn hợp mặt nạ. Rửa sạch khuôn mặt với nước ấm rồi áp dụng mặt nạ củ cải đường lên bề mặt làn da và thư giãn đến khi chúng thực sự khô rồi rửa sạch với nước mát. Thường xuyên sử dụng phương pháp này giúp làm lành mụn nhanh chóng.
Ngừa lão hóa với khoai lang
Để trẻ hóa làn da khô của bạn, hãy lấy một củ khoai lang lớn và luộc cho đến khi nó đủ mềm để có thể tán đều ra trên da của bạn.
Để trẻ hóa làn da khô của bạn, hãy lấy một củ khoai lang lớn và luộc cho đến khi nó đủ mềm để có thể tán đều ra trên da của bạn. Thêm một muỗng canh mật ong, một thìa sữa và một thìa nước gừng. Pha trộn tất cả các thành phần với nhau cho đến khi bạn có một hỗn hợp thật mịn.
Thoa mặt nạ này lên phần mặt và cổ đã được rửa sạch. Để trong 20-25 phút phút và rửa lại với nước ấm. Mặt nạ này sẽ giúp cho làn da của bạn được mềm mại hơn, ngăn ngừa việc lão hóa da sớm.
Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng giữ phần chưa dùng hết của mặt nạ trong tủ lạnh cho đến 2-3 ngày sau.
Da mịn màng với khoai tây
Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ, ép lấy nước nguyên chất rồi trộn đều với 1 thìa mật ong, 1/3 thìa nước cốt chanh tươi được một hỗn hợp đồng nhất, sử dụng hỗn hợp này thoa đều lên mặt kết hợp massage nhẹ nhàng trong 10 phút, thư giãn tiếp 20 phút và rửa mặt sạch bằng nước lạnh nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét