*****
Là người VIỆT tha hương khi nhìn thấy cuốn lịch giở từ tờ treo trên tường sắp hết là biết ngày TẾT sắp đến rồi vì ở đây không có hoa mai hoa đào và chim én lượn báo hiệu xuân sang vì thế :
Hoa xuân nở rộ bên nhà
Bên nầy hoa tuyết la đà sân sau
Chỉ biết ngày TẾT qua cuốn lịch mà thôi . Ai mà không nao nao cõi lòng mỗi khi nhắc đến TẾT để rồi biết bao kỷ niệm chợt hiện về trong ký ức từ thuở còn đi học cho đến lúc khoác bộ chiến y bạc màu sương gió.
Người ta thường nói " vui như TẾT " câu nói đó quả thực không sai , không vui sao được khi mà các lễ hội đều diễn ra vào dịp TẾT và một xã hội lý tưởng cũng diễn ra vào dịp TẾT như những câu chúc lành , những sự bố thí,sự ăn uống no đủ , ăn ngon, một cuộc sống lý tưởng là một cuộc sống có đủ áo mới, ăn ngon hoa tươi pháo nổ, rựou nồng đi đâu cũng nghe các lời chúc phúc chúc lành ,sẵn sàng mời mọc các ngươi già thì được nhắc nhở công lao nuôi dưỡng đàn con cháu thế hệ trẻ có cơ hội gặp nhau hàn huyên tâm sự sau một năm làm việc tất bật bao nỗi ưu phiền xui xẻo được quên đi sau đêm giao thừa để đón nhận một niềm hy vọng tràn trề của năm mới
Vậy chữ TẾT nghĩa là gì ?
chữ TẾT bắt nguồn tù chữ hán theo âm hán việt thì nó chính là chữ TIẾT mà ra. ở
xứ ta có nhiều ngày TẾT trong năm như: TẾT CƠM MỚI, TẾT THANH MINH, TẾT ĐOAN NGỌ,TẾT
TRUNG THU, hầu hết các TẾT nầy đều xuất xứ từ nước TRUNG HOA vì nước ta chịu ảnh
hưởng lâu đời nền văn hoá TRUNG HOA nhưng quan trọng hơn hết vẫn là TẾT NGUYÊN
ĐÁN vì đây không những là cái TẾT đầu trong các cái TẾT mà nó còn là cái TẾT của
năm âm lịch và cũng vì tính cách quan trọng đó mà chữ TẾT NGUYÊN ĐÁN được gọi tắt
là TẾT mà thôi và ai cũng hiểu.
Ở Âu Châu họ lấy cái móc thời gian là ngày GIÁNG SINH để đi vào ăn TẾT ở xứ ta tháng giêng cũng là tháng có nhiều lễ hội nhất cho nên
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè
Quan niệm nầy tuy có xưa nhưng nó phản ảnh truyền thống lâu đời ở xứ ta nhân dịp " ngày hết TẾT đến" chúng ta cũng quay về một chút quá khứ để tìm hiểu ngày xưa TẾT NGUYÊN ĐÁN được gọi là TẾT CẢ có nghĩa là TẾT lớn nhất trong năm đúng vào lúc cuối năm vụ mùa đã xong nên có một cái TẾT đưc gọi là TẾT CƠM MỚI nó giống như ngày THANKSGIVING ở bên đây, TẾT CƠM MỚI được tổ chức vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch vì tháng 10 vụ mùa thu hoạch đã xong nên nhà vua ban lệnh cho các địa phương đi thu thuế điền thổ mục đích của TẾT nầy là cầu cho mua thuận gió hoà, cơm no áo ấm và dâng lên hạt gạo hạt lúa cho ông bà tổ tiên.
TẾT cuối cùng là TẾT TÁO QUÂN theo tiếng bình dân là " đưa ông táo về trời " sau lễ nầy là " đêm giao thừa " một đêm hết sức quan trọng mang ý nghĩa "tống cựu nghinh tân " và cũng là lúc rước ông bà về ăn TẾT với con cháu lúc nầy mọi nhà trên bàn thờ phải chưng cặp dưa hấu và mâm ngủ quả đủ 4 thứ trái cây : mãng cầu , trái dừa ,trái đu đủ , trái xoài ngụ ý theo cách phát âm là CẦU , VỪA ,ĐỦ ,XÀI để nói lên niềm mơ ước của người dân hiền hoà chất phát làm sao có đủ cơm no áo ấm là đủ rồi không mơ gì cao sang quyền quí khác đó là ý kiến thô thiển của người dân thật thà.
Riêng tại miền nam vào rằm tháng giêng có "lễ kỳ yên "tại mỗi làng có ngôi đình hằng năm dân làng có rước gánh hát bội về hát cho thần xem ,còn ở miền bắc thì có hội liêm , hội quan họ cầu cho mưa thuận gió hoà ,ngoài ra còn có lễ hội truyền thống thật ý nghĩa chỉ còn lại ở vùng THỪA THIÊN đó là" hát sắc bùa " một hình thức hát chúc mừng năm mới.
Nói đến TẾT là nhớ đến múa lân đó là một hình thức sinh hoạt văn hoá cổ truyền lâu đời của nước ta ngoài ra còn múa rồng . Những ngày trước TẾT chúng ta không quên chợ hoa nhất là hoa vạn thọ được ưa chuộng hơn hết kế đến là cây thần tài cắm vào bình đổ nước.
Cũng như múa lân vào dịp TẾT thì mỗi năm ông ĐỒ già thường xuất hiện đâu đó thường ở góc chợ mái hiên một hàng quán nào đó để viết các câu đối TẾT họ thường xuất hiện vào lúc đưa ông TÁO về trời ngày 23 tháng chạp âm lịch .ông ĐỒ đầu đội khăn đống áo dài thâm , quần trắng với chòm râu bạc phơ trải chiếu ngồi mài mực tàu đàng sau lưng ông là treo các chữ thần , chữ phúc được viết trên giấy khổ to và những câu đối giấy màu đỏ ông vẽ những chữ tàu như là rồng bay phụng múa và người mua tin tưởng vận mệnh mình trong năm đó tỳ thuộc vào các nét chữ viết của ongcho nên họ rất kén chọn người viết các chữ đó mỗi lần nhắc đến ông ĐỒ già làm sao quên được bài thơ của thi sĩ VŨ ĐÌNH LIÊN như sau :
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua
Đã bao năm rồi mỗi lần
nhìn thấy ông ĐỒ già trên báo là tôi lại nhớ đến bốn câu thơ đó.
Những kỷ niệm về ba ngày TẾT chỉ còn lại trong ký ức, nếu có cũng vơi đi phần nào sắc thái đặc thù dân tộc của nó vì theo đà văn minh tiến bộ của nhân loại và cô gái xuân ngày nay cũng bị sửa sắc đẹp nên mất đi phần nào tự nhiên quyến rũ của cô gái quê mùa mộc mạc của làng quê yêu dấu một thuở thanh bình
Hoa xuân nở rộ bên nhà
Bên nầy hoa tuyết la đà vườn sau
Nhớ xuân quê mẹ năm nào
Lân chào pháo đỏ biết bao vui mừng
Bao giờ mới thấy được xuân
Để nghe khúc hát tưng bừng " xuân ca "
Bên nầy hoa tuyết la đà vườn sau
Nhớ xuân quê mẹ năm nào
Lân chào pháo đỏ biết bao vui mừng
Bao giờ mới thấy được xuân
Để nghe khúc hát tưng bừng " xuân ca "
( viết xong vào một đêm
đông viễn xứ CANADA
Trịnh Quang Chiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét