Hành tây được nhiều người ví như “vua của các loại rau” vì giá trị dinh dưỡng phong phú và những công dụng phòng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Xét theo y học cổ truyền và hiện đại, điều này không hề phóng đại. Trong bữa ăn của người phương Tây thường xuyên có mặt loại thực phẩm này.
Hành tây có tên khoa học là Allium cepa, bộ phận thường dùng của hành tây là phần thân hành hay còn gọi là phần củ. Trong hành tây có chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú bao gồm: nhiệt lượng, carotene, canxi, kali, phốt pho, magiê, natri, vitamin A, vitamin E, chất xơ, axit folic… chúng tích cực giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Theo Đông y, hành tây có vị ngọt hơi cay nồng, tính ấm, có thể nhập vào tạng gan, thông kinh lạc Tỳ vị có tác dụng rất tốt cho Tỳ vị, công hiệu của loại thực phẩm này vô cùng mạnh mẽ.
1. Diệt vi khuẩn, chống viêm nhiễm
Các nhà khoa học đã chứng minh trong hành tây có chứa một số chất như phytoncide, allicin đây là những chất có tính kháng khuẩn mạnh. Có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella. Ngoài ra có thể chống lại virus gây cảm cúm, có tác dụng phòng bệnh cảm cúm rất tốt. Ăn hành tây vào mùa đông có thể ngăn ngừa cảm mạo hiệu quả.
Có nhiều câu chuyện kể về tác dụng phòng bệnh tuyệt vời của hành tây. Đây là một ví dụ: vào năm 1919 có một cơn dịch cúm đã giết chết hơn 40 triệu người, một bác sỹ đã đến thăm nhà nông xem họ có cách gì chống lại dịch bệnh, bởi nhiều nông gia và gia đình của họ đã nhiễm bệnh và nhiều người đã chết. Nhưng khi người bác sỹ đến thăm một nông trường, ông ngỡ ngàng khi thấy ở đây mọi người đều khỏe mạnh. Khi được hỏi vì sao mà mọi người lại được như vậy, người phụ nữ cho hay là chị ta đã để một củ hành tây không lột vỏ trên đĩa và đặt vào từng phòng trong nhà. Người bác sỹ không tin vào điều ấy, đã xin mang củ hành về soi dưới kính hiển vi, thật ngạc nhiên, đầy siêu vi trùng cúm bên trong củ hành. Thì ra củ hành đã “hút” hết những con siêu vi trùng đó và cả gia đình được khỏe mạnh.
2. Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu
Vị hăng cay của hành tây thường làm mọi người hạn chế hoặc ít khi sử dụng hành tây. Kỳ thực chính vị hăng cay này có thể kích thích bài tiết axit trong dạ dày. Dùng hành tây có thể thúc đẩy nhu động đường ruột hỗ trợ tiêu hóa và có tác dụng tốt với dạ dày. Hành tây xào nấu cùng với thịt giúp cơ thể hấp thu vitamin B1 dễ dàng hơn.
3. Giúp hạ huyết áp
Trong tất cả các loại rau hiện nay duy nhất chỉ có hành tây là loại rau củ có chứa prostaglandin A, chính loại chất đặc biệt này trong hành tây đã giúp loại rau củ này ở vào vị trí khác biệt so với các loại rau củ khác.
Trong nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy hành tây có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ chứa chất prostaglandin (prostagladin A, PG) và thành phần hoạt tính fibrin nên có thể kích thích hoạt động hòa tan máu. Prostaglandin A có thể làm mạch máu giãn nở, chống lại những chất gây tăng áp trong cơ thể, từ đó tăng cường lưu lượng máu ở động mạch vành thúc đẩy lưu thông máu. Dưới tác dụng của catecholamine, natri có thể được thải ra ngoài làm huyết áp hạ. Một lượng nhỏ nhất chất prostaglandin trong cơ thể người đã có tác dụng điều hòa huyết áp và các thành phần của máu, ngăn ngừa sự tạo thành huyết khối.
4. Giúp da trắng đẹp
Hành gây kích ứng cho da và kích thích lưu thông máu trong màng nhầy. Mụn cóc cũng đôi khi biến mất nếu cọ xát với hành tây. Hành tây có thể giã nát và đắp lên chỗ sưng nhọt, vết bầm tím, vết thương rất tốt. Nước ép hành tây trộn với mật ong hoặc dầu ô liu cho biết để được điều trị tốt nhất cho tình trạng mụn trứng cá.
Trong hành tây có chứa vitamin C, niacin giúp thúc đẩy việc hình thành tế bào. Có tác dụng hồi phục các tế bào bị tổn thương tổn làm da trở nên sáng bóng, hồng hào, tăng độ đàn hồi. Chất selenium chứa trong hành tây có tác dụng chống lão hóa có thể ngăn ngừa lão hóa da sớm.
5. Giúp tăng sinh lý nam giới
Hành tây là thực phẩm thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Nó là một loại cây thảo, có tên khoa học là Allium cepa, thuộc họ hành (Alliaceae). Hành tây có hương vị cay nồng. Loại củ này được coi là “viagra trắng” tự nhiên tốt nhất giúp cải thiện chức năng sinh lý cho nam. Bạn có thể dùng xen hành tây vào các món ăn hàng ngày để thu được lợi ích này một cách tốt nhất.
6. Tốt cho tim mạch
Ăn hành, tỏi thường xuyên sẽ có hiệu quả làm giảm mức cholesterol cao và huyết áp cao, cả hai đều giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường, và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Những tác dụng có lợi có khả năng là do các hợp chất lưu huỳnh có hành, kể cả crom và vitamin B6, giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách làm giảm mức độ homocysteine cao – một yếu tố nguy cơ đau tim và đột quỵ.
7. Giúp hạ đường huyết
Hành tây chứa thành phần allyl propyl disulphide (APDS). Các nghiên cứu đã chứng minh thành phần allyl propyl disulphide có trong hành tây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể là sau khi ăn hành tây, lượng được glucose trong máu giảm nhanh đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đo được hàm lượng insulin tăng lên đáng kể.
Ăn hành tây có rất nhiều lợi ích như vậy, tuy nhiên có một số điều chúng ta cần chú ý như sau:
1. Tốt nhất nên nấu chín hành tây rồi mới sử dụng. Người nước ngoài thông thường hay thích ăn hành tây trộn sống, tuy nhiên vì hành tây có vị hăng cay, với những người có dạ dày không tốt không nên ăn sống.
2. Mỗi lần ăn hành tây không nên ăn quá nhiều khoảng 100g là vừa đủ. Ăn quá nhiều sẽ dễ sinh ra thể khí trong cơ thể dẫn tới trướng khí gây hại cho sức khỏe.
3. Hành tây mua về không nên cất giữ quá lâu. Để lâu ngày không sử dụng nếu bịmọc mầm tốt nhất không nên ăn.
Theo Secretchina
Kiên Định
Kiên Định
Công dụng bất ngờ từ loài sứa khổng lồ tuyệt đẹp
Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, collagen của sứa Rhizostoma pulmo hoàn toàn tương thích với cơ thể người, có thể làm lành vết thương mạn tính ở những người mắc tiểu đường, nằm liệt giường mà không gây ra các nguy cơ nhiễm bệnh do vi khuẩn hay vi rút cho cơ thể.
Collagen được biết đến với vai trò rất quan trọng việc giúp chữa lành vết thương một cách nhanh chóng. Chúng giúp kích thích các mô mới, nguyên bào sợi và tế bào sừng phát triển. Collagen cũng kích thích các mạch máu tái tạo và nhanh chóng làm lành vết thương.
Với các vết thương mạn tính rất lâu lành vì nhiều lý do, có thể do lượng máu và ô xy cung cấp đến vết thương kém hoặc các yếu tố giúp mô phát triển để làm liền da đang gặp vấn đề. Kết quả là khiến lượng collagen trên da không đủ để đóng miệng vết thương, khiến vết thương hở, bị viêm và mất nhiều tuần để lành.
Việc sử dụng colagen có tác dụng rất hiệu quả trong việc làm lành các vết thương này, tuy nhiên collagen từ lợn, ngựa và bò lại ẩn chứa nguy cơ nhiễm bệnh do vi khuẩn và vi rút thì collagen từ sứa lại không gặp vấn đề này.
Theo Daily Mail, collagen cấu thành loại băng gạc có khả năng chữa lành vết thương mạn tính được lấy từ loại sứa khổng lồ Rhizostoma pulmo. Chúng sống phổ biến ở biển Ireland, đường kính thân sứa khoảng 38cm. Nơi phát triển loại băng gạc này là một công ty có trụ sở ở thành phố Cardiff của xứ Wales, thuộc Vương quốc Anh.
Băng gạc làm từ sứa có khả năng đẩy nhanh tốc độ lành của vết thương, nhất là vết lở loét của người bệnh tiểu đường. Loại băng gạc độc đáo chứa collagen của sứa, giúp thúc đẩy mô người phát triển và liền da vết thương.
Bên cạnh đó, loại băng gạc mới làm từ collagen sứa còn có khả năng làm lành các vết loét mạn tính ở những người nằm liệt giường.
Hiện vẫn chưa rõ khi nào loại băng gạc độc đáo này sẽ chính thức có mặt trên thị trường, theo Daily Mail.
Phương Nam
Chân tay thường xuyên lạnh cóng: Biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm trong cơ thể
Chân tay thường xuyên lạnh cóng mỗi khi trời chuyển đông hoặc ngồi trong phòng điều hòa cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật của cơ thể. Rất có thể bạn đang bị thiếu máu, tuần hoàn máu kém hoặc suy giáp trạng…
Các bác sỹ khuyến cáo, tay chân lạnh kèm theo các triệu chứng khác, bao gồm: mệt mỏi, giảm cân hoặc tăng cân, sốt, đau khớp, có vết loét trên ngón tay hoặc ngón chân lâu lành, thay đổi bất thường trên da như phát ban, da dày, thay đổi màu sắc.
Nếu bàn chân, bàn tay lạnh buốt bên trong, nhưng sờ vào da không cảm thấy lạnh, đây có thể là dấu hiệu tổn thương thần kinh hoặc các tình trạng rối loạn thần kinh nào đó.
Do đó, đừng bỏ qua bất ỳ dấu hiệu gì, nếu thấy tay chân thường xuyên lạnh cóng nên đi kiểm tra.
Tay chân lạnh lạnh cóng có thể là do cơ thể bạn đang gặp vấn đề:
1. Trọng lượng cơ thể thấp
Dường như khá rõ ràng, cơ thể bạn càng có ít mỡ, khả năng bảo vệ bạn trước cái lạnh càng hạn chế. Và nó hoàn toàn đúng! Nếu bạn càng mỏng mảnh hơn, cơ thể dễ mất nhiệt một cách nhanh chóng. Những người có khối lượng cơ thấp cũng có xu hướng bị lạnh hơn, bởi vì cơ bắp cung cấp nhiệt bảo vệ bạn nhiều hơn so với từ mỡ.
2. Căng thẳng thần kinh
Một người đang ở trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng quá cũng có thể gây hiện tượng bàn chân, bàn tay lạnh. Một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với stress hoặc lo lắng là bơm adrenaline vào máu. Adrenalin sẽ khiến các mạch máu ở ngoại biên co lại, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể.
Phản ứng này giúp dự trữ năng lượng và chuẩn bị cho bất kỳ tổn thương cơ thể nào có thể xảy ra, do tình trạng căng thẳng cao. Giảm căng thẳng và tìm kiếm những biện pháp thư giãn có thể giúp làm giảm các triệu chứng của tay chân lạnh trong những trường hợp này.
3. Tuần hoàn máu kém
Người bị tuần hoàn máu kém khiến máu đến tận cùng các chi không đầy đủ, do đó bàn tay lạnh và chân lạnh thường xuyên. Tuần hoàn kém có thể có nhiều nguyên nhân như: cuộc sống tĩnh tại hoặc ngồi làm việc cả ngày liên tục có thể làm giảm tuần hoàn máu tới các chi.
Người hút nhiều thuốc lá, người có cholesterol máu cao, người có vấn đề về tim mạch cũng có thể khiến máu khó tiếp cận đến mọi khu vực của cơ thể, làm giảm tuần hoàn máu tới các đầu chi dẫn đến bàn tay, bàn chân lạnh.
4. Thiếu máu
Thiếu máu có thể do nhiều yếu tố, bao gồm thiếu sắt, vitamin B12, hoặc folate, hoặc do bệnh thận mạn tính. Trường hợp thiếu máu trung bình đến nặng có thể gây bàn tay, bàn chân lạnh.
Để khắc phục thiếu máu, có thể thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung sắt, vitamin B12, hoặc folate. Đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ gặp các vấn đề về tuần hoàn máu. Mức đường trong máu cao có thể dẫn đến hẹp động mạch, làm giảm lượng máu cung cấp cho mô.
5. Dấu hiệu tiểu đường
Ở một số người, do thiếu kiểm soát đường huyết cao trong thời gian dài, bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến biến chứng tổn thương thần kinh ngoại biên. Biến chứng này ảnh hưởng chủ yếu tới bàn chân, cẳng chân, bàn tay, cánh tay. Các triệu chứng khác của tổn thương thần kinh ngoại biên do đái tháo đường là cảm giác châm chích, tê bì, quá mẫn cảm với nhiệt độ như quá nóng hay quá lạnh, mất cảm giác ở chân tay. Triệu chứng có thể tệ hơn vào ban đêm.
6. Rối loạn thần kinh
Các chứng rối loạn thần kinh khác cũng có thể là nguyên nhân của chân lạnh thường xuyên. Suy nhược thần kinh có thể do chấn thương hoặc thương tích, hoặc do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Bệnh lý thần kinh ngoại vi cũng có thể do bệnh gan, thận, nhiễm trùng hoặc di truyền. Nó thường gây ra các triệu chứng khác ngoài lạnh tay chân.
Trong trường hợp này, cần tới bác sỹ khám và chẩn đoán đúng bệnh. Điều trị triệu chứng tay chân lạnh có thể giúp giảm sự khó chịu của người bệnh trong khi chờ đợi một chẩn đoán đúng.
7. Suy giáp trạng
Suy giáp trạng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi chất của cơ thể. Sự trao đổi chất của cơ thể ảnh hưởng đến tuần hoàn, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, do đó có thể dẫn tới tay chân lạnh.
8. Nhiễm nấm
Candida là loài nấm gây nên những vấn đề nhiễm trùng nấm phổ biến nhất, trong đó có nhiễm nấm âm đạo, nhiễm trùng móng tay. Một trong những triệu chứng của nhiễm candida là cảm giác lạnh lẽo bất thường.
Giải pháp nào khi tay chân bị lạnh?
Người bị tay chân lạnh thường xuyên, tốt nhất nên đến bác sỹ khám để được chẩn đoán nguyên nhân và cũng là cách tốt nhất để đưa ra biện pháp ngăn ngừa triệu chứng. Bên cạnh đó các biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây có thể giúp cho tay chân ấm áp và cơ thể thoải mái.
1. Vận động
Đứng dậy và di chuyển, vận động có thể là một trong những cách dễ dàng nhất để làm ấm cơ thể và giúp máu lưu thông đến chân tay. Những người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi cảm thấy bàn chân lạnh cóng nên định kỳ đứng dậy và đi bộ xung quanh văn phòng sẽ giảm bớt triệu chứng này.
Việc thúc đẩy lưu thông máu thông qua vận động, tập thể dục giúp giữ chân tay ấm áp trong suốt cả ngày.
2. Đi tất và giày ấm
Tất và giày ấm rất quan trọng đối với những người bị chân lạnh. Ngay cả khi ở trong nhà, mang tất và dép lông, thậm chí trải thảm trên sàn là giải pháp tốt cho đôi chân lạnh lẽo.
3. Ngâm chân
Một trong những cách nhanh nhất để làm ấm đôi chân lạnh là ngâm chúng trong một chậu nước ấm trong 10 đến 15 phút, giúp máu lưu thông tới bàn chân. Việc này nên thực hiện hàng ngày, trước khi đi ngủ. Những người bị tổn thương thần kinh ngoại biên do đái tháo đường nên thận trọng khi sử dụng nước nóng để làm ấm chân, vì họ có thể không có cảm giác đúng về nhiệt độ của nước, có thể dẫn đến bỏng.
4. Tăng cường dinh dưỡng
Rất có thể bạn đang bị thiếu hụt dinh dưỡng, cân nặng không đủ, cơ thể không có nguồn năng lượng dự trữ nên thường xuyên cảm thấy lạnh khi nhiệt độ xuống thấp. Trong trường hợp này, hãy lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng hơn, tăng khẩu phần thịt, cá béo, trứng cùng với các gia vị hỗ trợ hấp thu như tỏi, hành, thì là…
5. Túi sưởi
Túi sưởi rất hữu ích đối với người thường xuyên tay chân lạnh, tiện sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ đâu.
Phương Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét