a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024

Bộ lạc có truyền thống 'dâng vợ đãi khách' khiến 70% đàn ông 'nuôi con tu hú'

 


Truyền thống đổi vợ đã tồn tại hàng thế kỷ ở bộ tộc Himba, sống ở phía bắc Namibia, tây nam châu Phi.
"Truyền thống đổi vợ" được biết đến với tên gọi "okujepisa omukazendu", nghĩa là "dâng vợ cho khách" và tồn tại hàng thế kỷ trong bộ lạc bán du mục ở phía bắc Namibia, tây nam châu Phi. Là một phần Văn hóa của họ, người chồng có thể cho phép vợ mình ngủ với một vị khách nam và đó được coi là hành động tử tế.
Truyền thống này được coi là "hoàn toàn khác biệt với văn hóa phương Tây". Nó thể hiện sự "chào đón nồng nhiệt" đối với người lạ và được coi là dấu hiệu của tình hữu nghị. Người Himba coi đó là cách thức lành mạnh và tin rằng nó giúp loại bỏ sự ghen tuông có thể ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân thông thường.
Khi khách đến nhà, đàn ông Himba sẽ để vợ ngủ với khách còn mình sang phòng khác. Ảnh minh họa: Mirror

Một bộ phim tài liệu của African History TV giải thích về phong tục này như sau: "Đối với người Himba, người chồng trao vợ cho du khách quan hệ được coi là hình thức hiếu khách cao nhất". Đoạn video diễn đạt ý rằng những gì bị cấm ở một nơi có thể là một "ý tưởng chào đón" ở nơi khác, đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa quan điểm hôn nhân và đạo đức trong văn hóa phương Tây với các bộ tộc cổ xưa như người Himba.

Bộ phim tiếp tục: "Ở bộ tộc Himba, việc hoán đổi vợ là một truyền thống tồn tại hàng thế kỷ... ngay cả trước khi có nền văn minh. Theo truyền thống lâu đời này, một người đàn ông có thể cho phép vợ mình ngủ với bất kỳ người đàn ông nào muốn qua đêm tại nhà mình. Trong khi vị khách đang tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ với người vợ thì người chồng sẽ phải qua đêm ở một phòng khác”

Bộ lạc Himba ước tính có khoảng 50.000 người và một nhóm nhỏ, được gọi là OvaHimba, có lối sống săn bắn hái lượm rất truyền thống, không thay đổi trong hàng chục nghìn năm, theo Daily Star. Đàn ông trong bộ lạc thường có hai vợ và xét nghiệm di truyền của một nhóm mẫu cho thấy hơn 70% người dân bộ lạc Himba nuôi dạy ít nhất một đứa trẻ là con người khác.


Chính vì có phong tục lạ lùng này mà 70% đang ông Himba nuôi ít nhất 1 đứa trẻ là con người khác. Ảnh: Mirror

Phụ nữ có trách nhiệm lớn trong cộng đồng Himba và thường thực hiện công việc đòi hỏi sức lao động nhiều hơn so với nam giới và trẻ con, chẳng hạn như chăm sóc đàn gia súc và duy trì những căn nhà truyền thống bằng đất sét màu đỏ, cũng như nấu ăn, dọn dẹp và chăm sóc trẻ. Theo nhu cầu của họ, việc ly hôn là khá dễ dàng và không hề hiếm gặp. Bộ phim tài liệu nói: "Sinh con ngoài giá thú, hoặc ngoại tình không được coi là chuyện lớn".

Tuy nhiên, lối sống cổ xưa này được cho là đang bị đe dọa khi ảnh hưởng của phương Tây lan rộng khắp Namibia. Một người đàn ông Himba, Owen Kataparo, nói với BBC: "Khi tôi mặc trang phục truyền thống ở ngoài làng, tôi nhận được cái nhìn lạ lẫm". Anh ấy nói rằng mình sẽ được người ngoài đối xử nghiêm túc hơn nếu mặc quần áo kiểu phương Tây.

Nhưng nhiều chàng trai trẻ Himba tìm kiếm lối sống hiện đại hơn lại thất vọng. "Rất nhiều chàng trai rời làng và xuống thị trấn để tìm việc làm. Một số chàng trai tìm được việc làm, một số chàng trai không tìm được việc và sau đó một số quyết định uống rượu. Cuối cùng họ đã sa ngã", Owen nói.

Theo Văn Hóa và Phát Triển.



Ai trong chúng ta cũng đã từng hát một lần bài “Áo Lụa Hà Đông” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, nhưng mấy ai biết rằng bài hát này lại có xuất xứ từ một cuộc thi Hoa Hậu đầu tiên của Việt Nam.

Năm 1930, xứ Bắc Kỳ đã tổ chức cuộc thi người đẹp (giống như thi Hoa Hậu bây giờ) với những ấn tượng lạ: không phải ở Hà Nội mà ngay tại tỉnh Hà Đông; các cô gái bất cứ lứa tuổi, kể cả đã có chồng, ngành nghề gì cũng đều được tham gia; phải mặc áo lụa của xứ Hà Đông.
Người đăng quang trong cuộc thi là người đẹp Lý Lệ Hằng, xuất thân từ một nông dân nghèo tỉnh Thái Bình. Do cuộc sống mưu sinh, cô phải lên Hà Nội làm nghề hát cô đầu cho các quán rượu. Sau khi thay đổi cuộc đời, cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới được móng chân của người đẹp “chân lấm, tay bùn” bởi chỉ một thời gian sau Quốc Vương Bảo Đại đã chọn Lý Lệ Hằng làm người tình.
Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của hoa hậu đầu tiên và buộc ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy.
Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về hoa hậu “thuần nông” phút chốc trở thành người yêu của ông vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai 21 tuổi Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng “Áo Lụa Hà Đông” được phổ lời từ bài thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.

Chỉ còn nỗi nhớ
Đỗ Tam Quốc

Bộ tộc phụ nữ thường xuyên ‘thả rông’, 1 người đàn ông phải cưới 5 người phụ nữ

Các bộ lạc nguyên thủy có thể nói là hóa thạch sống của sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Nhiều bộ tộc đã biến mất. Chỉ còn lại bộ tộc nguyên thủy cuối cùng ở Châu Phi là tên của bộ tộc này là người Himba.
Người dân Himba vẫn còn duy trì môi trường sinh thái nguyên thủy, không có điện, sống trong những ngôi nhà xây bằng gỗ, không làm ruộng mà dựa vào săn bắn để kiếm sống.

Ảnh minh họa

Đây là một bộ tộc có sự mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ lệ nam nữ. Để sinh sản tốt hơn, bộ tộc quy định một người đàn ông phải cưới 5 người phụ nữ.

Bởi vì số lượng phụ nữ ở đây nhiều hơn nam giới gấp mười lần, chỉ có quy tắc này mới có thể làm hài lòng bộ tộc và ngăn chặn nó bị xóa sổ. Hơn nữa, hệ thống này bị ép buộc, người ở đây dù không kết hôn cũng phải làm.

Vật tổ của người Himba là lửa và tổ tiên nên họ có niềm tin phi thường vào lửa. Mỗi khi ăn, họ luôn quỳ xuống đất và cầu nguyện, cầu xin Thần Lửa phù hộ.


Dù là đàn ông, phụ nữ hay trẻ em thì họ đều từ chối mặc quần áo. Trong những bức ảnh như chúng ta thấy, những người này hiếm khi mặc áo, ngay cả khi có khách đến đây.

Họ sẽ bôi đất lên khắp cơ thể. Đất này có màu nâu đỏ nên những bức ảnh chụp những người ở đây đều có da màu đỏ.

Trên thực tế, nó có chứa bằng chứng khoa học cổ xưa. Khi áp dụng cho cơ thể, loại đất này không chỉ có tác dụng chống lạnh hay chống nắng mà còn cách ly các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, rất hiệu quả.

Một trong những khía cạnh đặc biệt nhất của Văn hóa Himba là việc sử dụng otjize, hỗn hợp đất son, mỡ bơ và các thành phần khác mà phụ nữ bộ tộc Himba bôi lên da của họ.


Vẻ ngoài nổi bật của chúng không chỉ mang tính thẩm mỹ vì nó phục vụ một số mục đích chức năng trong môi trường sa mạc khắc nghiệt.

Họ xem việc thực hành này như một phần thiết yếu của bản sắc văn hóa của họ. Nó phục vụ một số mục đích, bao gồm bảo vệ da khỏi ánh nắng gay gắt, xua đuổi côn trùng.

Chất béo bơ giữ ẩm cho da và tóc, giúp ngăn ngừa khô da và tăng cường vệ sinh tổng thể.

Hỗn hợp này còn mang tính biểu tượng trong văn hóa Himba, tượng trưng cho mối liên hệ giữa linh hồn tổ tiên và trái đất.

 Bất chấp những nỗ lực hiện đại hóa ở Namibia, nhiều người Himba vẫn tiếp tục coi tập tục truyền thống này như một khía cạnh không thể thiếu trong di sản văn hóa độc đáo của họ.

Bộ lạc Himba mang đến cái nhìn thoáng qua về một thế giới hầu như không bị ảnh hưởng bởi xã hội hiện đại. Nhưng trong những năm gần đây, người Himba đã phải đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm các vấn đề về quyền đất đai, hạn hán và những ảnh hưởng của du lịch và hiện đại hóa.

Bất chấp những thách thức này, bộ tộc Himba vẫn duy trì bản sắc văn hóa và lối sống của họ.

Theo Văn Hóa và Phát Triển



Mạc Đĩnh Chi Đối Câu Gì Khiến Hoàng Đế Nhà Nguyên Hậm Hực?

Câu đối của Mạc Đĩnh Chi tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần, chẳng khác gì nói rằng mình có thể bắn thẳng vào mặt hoàng đế nhà Nguyên! Quả thật là táo bạo. Vua Nguyên dù hậm hực lắm nhưng đành chịu tài sứ giả đại Việt, vì chẳng thể nào bắt bẻ vào đâu được.

Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1272 và mất năm 1346, đời nhà Trần. Ông quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương (nay là làng Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương). Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên. Sau khi thi đỗ, Mạc Đĩnh Chi được ban chức Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung làm Nội thư gia, tức quản lý kho sách của thư viện hoàng gia. Sau đó thăng dần lên Hàn lâm Đại học sĩ, Nhập nội hành khiển, Hữu ty lang trung, Tả ty lang trung.

Mặc dù làm quan to trong triều đình nhiều năm, nhưng Mạc Đĩnh Chi suốt đời sống liêm khiết, vì vậy tuy làm quan nhưng vẫn nghèo. Có lần đang đêm, vua sai người lén bỏ 10 quan tiền trước cửa nhà ông. Sáng ra ông thấy tiền liền đem nộp triều đình, nhưng không ai nhận cả. Nhà vua nghe vậy liền nói: Tiền đó không ai nhận thì là của nhà ngươi, ngươi hãy cầm lấy mà dùng. Thật ra đây chỉ là một hình thức trợ cấp mà nhà vua có ý dành cho Mạc Đĩnh Chi, nhưng ông dứt khoát từ chối. Về sau, ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy khâm ninh Văn hoàng đế.

Ông làm quan trải bốn triều vua Trần: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông. Ông được cử đi sứ hai lần sang nhà Nguyên vào các năm 1308 và 1324. Tương truyền, ông vừa là trạng nguyên của Đại Việt và cũng được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên. Và theo các tài liệu còn lưu truyền đến ngày nay, trong cả hai chuyến đi sứ của ông có nhiều điều thú vị.

Một lần, đoàn sứ bộ đi đến cửa quan thì đã muộn, cửa quan đã đóng. Sứ bộ ta gọi cửa mãi không được. Một lúc sau thấy từ trên vọng lâu thòng xuống một mảnh giấy, trên đó là một vế đối, thách sứ giả ta đối được thì mới mở cửa quan cho đi. Vế ra như sau: Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan. Vế đối này có nghĩa là: Tới cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua.

Đây là một vế đối khó, phải tìm được một câu trong đó một từ phải được lặp lại 4 lần và một từ phải được lặp lại 3 lần tương ứng với hai từ ở vế ra. Mạc Đĩnh Chi đã rất nhanh ý, ông lấy ngay hoàn cảnh của mình trong lúc này để đối lại rằng: Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối. Nghĩa của câu này là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước.

Nói mời tiên sinh đối trước là có ý nhún nhường, nhưng bản thân đây đã là một vế đối hoàn hảo rồi. Câu này cũng có chữ “đối” được lặp lại 4 lần và chữ “tiên” được lặp lại 3 lần, ý tứ rất chỉnh. Vì thế, viên quan trông giữ cửa quan đành phải mở cho đoàn sứ bộ của ta đi qua.

Khi Mạc Đĩnh Chi được diện kiến, vua Nguyên đã ra vế đối: “Nhật, hỏa, vân, yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ. Câu này có nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng. Và vế đối này có ý tự phụ ta đây là vua của Thiên triều, là bậc thiên tử, như mặt trời đỏ có thể thiêu cháy tất cả, còn các nước chư hầu như mặt trăng yếu ớt, chỉ dám sáng vào ban đêm, còn ban ngày sẽ bị mặt trời thiêu cháy.

Tuy nhiên, với sự thông minh, mẫn tiệp và dũng cảm của mình, Mạc Đĩnh Chi đã khảng khái đối lại: Nguyệt, cung, tinh, đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô. Vế đối của Mạc Đĩnh Chi có nghĩa là: Mặt trăng là cung, sao là đạn, hoàng hôn bắn rơi mặt trời. Vế đối lại của Mạc Đĩnh Chi cực kỳ chỉnh, ý tứ lại rất mạnh mẽ. Hơn nữa, câu đối của ông còn tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần, chẳng khác gì nói rằng mình có thể bắn thẳng vào mặt vua Nguyên! Quả thật là táo bạo. Vua Nguyên dù hậm hực lắm nhưng đành chịu tài sứ giả đại Việt, vì chẳng thể nào bắt bẻ vào đâu được.

Lời bàn về Mạc Đĩnh Chi

Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều danh tướng làm cho triều đại phương Bắc khiếp sợ mỗi khi nhắc đến danh tính. Còn trong hàng quan văn, cũng có nhiều danh nhân làm rạng danh các triều đại Việt Nam, nhưng để đạt được sự ngưỡng mộ, nể phục và tôn vinh, rồi có được danh phong của triều đại phong kiến phương Bắc thì rất hiếm. Một trong số đó chính là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Trong những lần đi sứ của mình, Mạc Đĩnh Chi đều đã được diện kiến vua Nguyên. Biết sứ thần nước ta là người thông minh, tài trí và ứng đối nhanh lẹ, nhiều lần vua Nguyên đã cố tình thử tài ông, nhưng lần nào Mạc Đĩnh Chi cũng khiến triều đình nhà Nguyên phải nể phục tài năng của mình, qua đó tạo thêm sự tốt đẹp cho mối bang giao giữa hai quốc gia vào thời đó.

Và với câu đối trong giai thoại trên, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có khí phách anh hùng và không bao giờ chịu khuất phục bất cứ kẻ thù nào dù chúng mạnh đến mấy. Cũng chính vế đối của Mạc Đĩnh Chi đã nói lên điều này, bởi ông nói như thế tức là có khác gì việc ông đã dám khẳng định rằng mình có thể bắn thẳng vào mặt vua Nguyên! Bản lĩnh và tinh thần ngoại giao ấy của tổ tiên ngày xưa đã và đang được hậu thế phát huy, phát triển trong thời đại ngày nay.

N.V (Theo Báo Bình Phước)



Danh Tướng Nào Phụng Sự 6 Triều Vua Lê, Đánh Lui Quân Nguyễn, Đại Phá Nhà Mạc?

Đến thời vua Lê Hy Tông trị vì, dư đảng nhà Mạc là Mạc Kính Vũ vẫn còn chiếm giữ trên xứ Cao Bình. Vua sai Đinh Văn Tả thống lĩnh đại binh đi đánh, phá vỡ quân nhà Mạc, buộc Mạc Kính Vũ phải chạy sang Long Châu và từ đó, triều đình nhà Mạc mới chấm dứt sự tồn tại

Trong sách “Tang thương ngẫu lục” có đoạn viết về Đinh Văn Tả như sau: Vào thời Lê Trung Hưng, ở làng Hàm Giang, tỉnh Hải Dương có người tên là Đinh Văn Tả, sức vóc mạnh mẽ, tính khí hung hăng. Lúc còn nhỏ, ông thường chơi bời với lũ côn quang và được chúng bầu lên làm anh cả.

Cạnh làng có một con sông to rộng hơn một dặm, ngày ngày ông thường cùng đám bạn ra tắm, bơi vòng từ bên này sang bên kia, chơi bời luyện tập. Một hôm, ông cùng đám bạn rủ nhau uống rượu bên cạnh bờ sông. Khi nghe bên kia sông có tiếng chiêng, trống tế thần, ông cùng đám bạn đố nhau bơi được qua sông sang ăn trộm cái chiêng của làng kia đem về.

Đinh Văn Tả nói: Khó gì việc ấy mà phải đố.


Là nơi thờ võ tướng Đinh Văn Tả, người có công phụng sự 6 triều vua thời Lê Trung Hưng nội trị thống nhất sơn hà, được nhân dân địa phương suy tôn là Thành Hoàng làng Hàn Giang.

Ngay sau đó, Đinh Văn Tả lội xuống sông bởi sang bên kia, lẻn vào đình và lấy trộm được cái chiêng đem ra rồi lại xuống sông bơi về. Khi ra đến giữa dòng sông, ông còn khua chiêng vang cả khúc sông, khi ấy làng bên kia mới biết là mất trộm chiêng và tìm thuyền đuổi theo nhưng không kịp.

Về sau, vì phạm tội bị bắt quả tang nên Đinh Văn Tả bị bắt giam trong ngục Đông Môn. Khi ấy, triều đình đương có việc dụng binh, chúa Trịnh sai các tướng võ tập bắn ở lầu Ngũ Long. Đinh Văn Tả và tên lính canh ngục đứng xem thấy không mấy người bắn trúng bia, nên ông cười mà nói rằng:

– Bia rành rành thế kia mà bắn không trúng, sao mà họ hèn kém vậy?

Các tướng đứng bắn nghe tiếng giận lắm, đưa súng cho Văn Tả và bảo rằng: Mày nói khoác làm gì thế, súng đây, mày thử bắn đi này!

Đinh Văn Tả không thèm cầm súng nhỏ, xin mượn khẩu súng to rồi bắn ba phát làm vỡ ba cái bia. Những người chứng kiến ai cũng chịu ông là người có tài. Sau đó, những người lính lại sai ông bắn thử lần nữa xem sao và lần này ông cũng bắn phát nào trúng phát ấy, mười phát trúng tâm cả mười. Việc ấy lên đến tai chúa Trịnh, chúa đã tha tội, rối cho theo đánh giặc.

Bấy giờ chúa Trịnh đang chống nhau với chúa Nguyễn ở Nam Hà. Một bữa quân Trịnh đóng ở trên núi, quân Nguyễn đột nhiên đến vây đánh, quân Trịnh bị thua nên tháo chạy hết, chỉ còn một mình Đinh Văn Tả phục trong bụi rậm, chờ khi quân Nam đuổi theo và ở trong bụi bắn ra, quân Nam tưởng có nhiều quân mai phục phải lui về. Khi ấy, quân Trịnh thừa thế quay lại đánh, quân Nguyễn phải chạy. Từ đó tên tuổi ông được nhiều người biết đến. Về sau, ông lại lập được nhiều chiến công và được chúa Trịnh phong cho làm Quận công. Nhưng Đinh Văn Tả đã nộp trả bằng sắc không nhận, chỉ xin được rút tên trong sổ án mà thôi, nhưng chúa Trịnh cũng cứ phong cho.

Đến thời vua Lê Hy Tông trị vì, dư đảng nhà Mạc là Mạc Kính Vũ vẫn còn chiếm giữ trên xứ Cao Bình. Vua sai Đinh Văn Tả thống lĩnh đại binh đi đánh, phá vỡ quân nhà Mạc, buộc Mạc Kính Vũ phải chạy sang Long Châu và từ đó, triều đình nhà Mạc mới chấm dứt sự tồn tại. Đến năm ông 80 tuổi và bị bệnh nặng, chúa Trịnh thân đến tận nhà hỏi thăm và nói rằng:

– Như ngươi thì trong bụng còn muốn ao ước điều gì nữa không?

Nghe vậy, Đinh Văn Tả thưa rằng: Tôi nhờ ơn nhà chúa, làm vinh hiển đến thế này; mà lại được thọ đến 80 tuổi thì trong bụng cũng đã mãn nguyện rồi; nhưng chỉ còn ao ước một chút, giá thử đang lúc tôi chưa chết, mà chúa phong cho tôi làm Phúc thần, thì tôi nhắm mắt cũng không còn điều gì hối hận nữa.

Lúc đó, chúa Trịnh lập tức sai người thảo sắc phong cho ông là Phúc thần thành hoàng làng ngay bên giường bệnh. Đinh Văn Tả tạ ơn chúa rồi mất.

Không có nhận xét nào: