a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2025

Dresden – Viên ngọc nghệ thuật bên dòng Elbe





Dresden, thủ đô của bang Saxony, là một trong những thành phố quyến rũ nhất nước Đức, nơi quá khứ huy hoàng hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại. Nằm bên bờ sông Elbe, thành phố mang vẻ đẹp cổ kính với những kiệt tác kiến trúc và nghệ thuật đỉnh cao.

Với lịch sử hơn 800 năm, Dresden sở hữu những công trình biểu tượng như Zwinger Palace – tuyệt tác Baroque lộng lẫy, nơi lưu giữ những bộ sưu tập nghệ thuật vô giá và khu vườn rực rỡ sắc màu. Frauenkirche, nhà thờ phục sinh từ tro tàn chiến tranh, là minh chứng cho sức sống mãnh liệt và khả năng tái sinh phi thường của thành phố.
Dresden còn được mệnh danh là "Thành phố của Nghệ thuật" với các bảo tàng danh tiếng như Bảo tàng Nghệ thuật Cổ điển, nơi trưng bày kiệt tác của Raphael, Rembrandt và Vermeer. Nhà hát Semper, một trong những công trình kiến trúc opera đẹp nhất thế giới, luôn rực rỡ ánh đèn với những vở diễn đỉnh cao.
Ngoài sức cuốn hút bởi văn hóa, Dresden còn làm say lòng du khách với những cây cầu cổ kính bắc qua sông Elbe, những khu phố rợp bóng cây và những vườn hoa bừng nở mỗi độ xuân về.
Từng góc phố, từng tòa nhà nơi đây đều chứa đựng những câu chuyện thú vị, chờ đợi những ai đam mê khám phá và chiêm ngưỡng.

Pane e Vino - 3 Nguyễn Khắc Cần


JEAN KOFFLER, NGƯỜI Y SĨ PHƯƠNG TÂY ĐẦU TIÊN Ở PHỦ CHÚA NGUYỄN…

Trong việc nội trị, có lẽ Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) là vị chúa Nguyễn đầu tiên sử dụng một người phương Tây làm thầy thuốc riêng cho mình. Người đó là Jean Koffler, giáo sĩ, sinh ở Prague (Tiệp Khắc) ngày 19.6.1711, lớn lên tu học theo các giáo sĩ dòng Tên (Jésuite).
Năm 1739, Koffler sang Macao và năm sau, đến Đàng Trong rồi ở lại đây suốt 14 năm, trong đó có 7 năm phục vụ trong Phủ chúa, trước khi chịu chung số phận với nhiều giáo sĩ khác, bị tống giam và bị trục xuất khỏi Đàng Trong vào năm 1755. Mười một năm sau (1766), Koffler lại bị tống giam ở Lisbonne (Bồ Đào Nha), ông sử dụng thời gian ở trong tù để ghi lại những hồi ức về khoảng thời gian khá dài đã sống ở Đại Việt.
Tác phẩm của Koffler được một giáo sĩ thuộc Hội truyền giáo hải ngoại là V. Barbier dịch ra tiếng Pháp dưới nhan đề Description historique de la Cochinchine (Miêu tả lịch sử xứ Đàng Trong). Tác phẩm gồm 7 chương, trong đó dành 4 chương đầu viết về lịch sử vương quốc Đàng Trong, đặc biệt những chi tiết thú vị về đời sống thường nhật cũng như những dịp đặc biệt trong Phủ chúa. Đây có lẽ là tác phẩm đầu tiên miêu tả một cách sinh động và khá đầy đủ các sinh hoạt cung đình, điều mà chính sử chỉ nói đến qua loa bằng những dòng sử biên niên khô khan và cứng nhắc.
Thời các chúa Nguyễn, nhân vật quan trọng sau chúa là vị thế tử, tức là người con trai sẽ kế nghiệp chúa. Người này thường là con trưởng, nhưng cũng có trường hợp chúa chọn con thứ làm thế tử do người này thông minh, dĩnh ngộ hơn và được chúa sủng ái hơn cả. Thời đó, thường là vị thế tử được giao trấn thủ Quảng Nam, địa phương trọng yếu của xứ Đàng Trong, nơi có Hội An, trung tâm giao dịch ngoại thương lớn của cả nước. Năm 1644, chính thế tử Dũng Lễ hầu Nguyễn Phúc Tần, trấn thủ Quảng Nam, đã chỉ huy đoàn thuyền chiến đánh tan đội thuyền Hà Lan, trong một cuộc xung đột bất ngờ xuất phát từ việc một thương gia Hà Lan đánh chết một người Việt làm công trong cửa hàng của ông ta.
Thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, tình hình kinh tế xã hội đã khá ổn định. Nếu năm 1698, chủ quyền đất nước chỉ mới đến vùng Gia Định, Đồng Nai, thì đến cuối thập niên 1750, ranh giới phía Nam Đàng Trong đã trải dài tới vùng Cà Mau, Rạch Giá ngày nay. Công lao khai phá của Võ vương đối với đất nước không phải là nhỏ. Có một cơ ngơi ổn định, năm 1744 ông xưng vương hiệu và cải cách nhiều mặt trong đời sống công cộng.
Trong lúc từ đời Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng đến đời chúa Nguyễn Phúc Trú (1725-1738), các chúa vẫn giữ tước Công, phong bách thần thì xưng là “Tiết chế các xứ thủy bộ chư dinh đáp phó”; bổ quan lại thì dùng các chữ “thị phó”, “thị hạ” và ký là “Thái phó Quốc công”, dùng ấn “Tổng trấn tướng quân”, thần dân có việc khai trình thì dùng chữ “thân”, chỗ chúa ở gọi là “phủ”, thì đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, phủ đổi thành “điện”, thân đổi thành “tấu”, thay ấn Thái phó Quốc công bằng ấn “Quốc vương”, đổi chính dinh làm đô thành (đến thế kỷ 19, từ Đô thành vẫn còn dùng để chỉ Huế, ví dụ “Tập san Đô thành hiếu cổ” – Bulletin des Amis du Vieux Hue). Chỉ riêng niên hiệu thì cho đến cuối thế kỷ 18, các chúa Nguyễn vẫn dùng niên hiệu của vua Lê trong các văn bản ban hành.
Chính do những biến đổi đó trong sinh hoạt công quyền vào giữa thế kỷ 18 mà giáo sĩ Koffler kiêm y sĩ riêng của chúa Võ vương có dịp ghi nhận nhiều sự kiện thú vị trong phủ chúa, từ việc chúa “vi hành” đến khi chúa nằm xuống.
Thời ấy, chúa đã là vua, ai vô cớ nhìn vào mặt chúa sẽ bị khép vào trọng tội. Khi chúa đi ra khỏi điện, mọi người dân không được phép đi ra đường, những ngôi nhà nằm trên đường chúa đi qua phải đóng cửa lại. Trong những dịp này, quân lính cũng rất cực nhọc. Các đội lính hộ vệ phải trang bị giáo dài đi trước mở đường. Nhiều người cầm những chiếc lọng theo sau chúa, che mát chúa trên suốt cuộc hành trình. Cán lọng làm bằng ngà hay gỗ quí, chóp lọng bằng vàng, vải lọng là lụa hay vải hoa nổi. Chúa ngồi trên một chiếc ngai có 8 người lực lưỡng khiêng, đi sát cạnh ông để hộ vệ là con của những đại thần bậc nhất trong vương phủ. Vào một dịp nào đó, chúa đi thăm một người bà con lâm bệnh thì từ đó trở đi, nơi ông từng ngồi trong nhà được gia chủ xem là chốn thiêng liêng, không ai dám đến ngồi hay bước qua đó. Nhiều người treo tại chỗ ấy một tấm biển lộng lẫy đề tên chúa và mọi người trong nhà hay khách đến thăm phải tỏ lòng cung kính với tấm biển này.
Khi chúa di chuyển bằng thuyền trên sông, sự chuẩn bị và sắp xếp cũng tỉ mỉ không kém. Thành phần nòng cốt của đội thuyền rồng gồm 10 thuyền lớn, mỗi chiếc có 50 tay chèo và 25 thuyền nhỏ, mỗi chiếc 24 tay chèo. Thuyền rồng của chúa được sơn phết cực kỳ tráng lệ, nhất là ở phần mũi và đuôi thuyền. Ở phần mũi có một chiếc mái được chống đỡ bằng bốn cây cột, bên dưới đặt một khẩu súng thần công bằng đồng. Viên tướng chỉ huy đoàn thuyền đứng trên thuyền của chúa cùng một số lính trẻ. Khi thuyền đến bến đỗ đầu tiên, chúa bước lên bờ sụp lạy ba lạy trước mộ phần các chúa Nguyễn đời trước.
Thông thường chúa chỉ xuất hành trên sông mỗi năm một lần, chủ yếu để đích thân thu thuế, có lẽ ông sợ có sự ẩn lậu thuế nếu giao người khác làm thay mình, mặt khác, có sự hiện diện trực tiếp của ông, các địa phương không dám bê trễ trong việc hành thu và giao nộp thuế. Trong dịp này, các bà phi cũng được phép tham gia vào đội thuyền rồng của chúa. Họ ngồi trong những chiếc thuyền nhỏ có 14 tay chèo, cửa sổ trong khoang thuyền được gắn mắt lưới nhỏ để họ có thể nhìn thấy bên ngoài một cách thoải mái, trong khi người bên ngoài nhìn vào trong thuyền không thấy họ.
Theo hồi ký của Koffler cùng một số giáo sĩ khác, các chúa Nguyễn thường sử dụng nhiều người thiểu số ở Tây Nguyên làm thị vệ. Có lẽ nguyên nhân của sự chọn lựa trên là những người này có sức khỏe và trung thành. Người ta dễ dàng nhận ra họ với nước da đen bóng và giọng nói không chuẩn tiếng Việt. Họ chia thành bốn đội, rất được mọi người nể nang, kể cả các vương thân và đại thần trong vương phủ.
Việc bảo vệ bên ngoài vương phủ được giao cho 25 đội lính luân phiên nhau canh gác ngày đêm, nếu tính cả thủy binh, tượng binh, kỵ binh… thì quân số Đàng Trong thời bấy giờ vào khoảng 20.000 người.
Xem như thế, có thể thấy là đến nửa đầu thế kỷ 18, sinh hoạt tại vương phủ các chúa Nguyễn và đời sống xã hội ở Đàng Trong đã có qui củ, nề nếp. Quan chế vì thế cũng có những cải tiến cho phù hợp với nhu cầu của một xã hội ngày một phát triển. Quan lại hàng nhất phẩm thường do các vương thân (chú bác hay anh em chúa Nguyễn) nắm giữ. Bốn viên quan lớn nhất gọi là Tứ trụ gồm nội tả, nội hữu, ngoại tả, ngoại hữu, hai người được tin dùng hơn cả trong số này được chúa giao điều khiển công việc ở trấn đô thành, nơi chúa ngự. Hai người còn lại đặc trách việc giám sát công việc các trấn khác. Quan văn thời đó đội mũ tiến sĩ trang điểm bằng những hoa văn thếp vàng, quan vũ thì đội mũ cong, gắn lông ngựa cứng, cũng trang trí bằng những hoa văn cùng các hạt đá quí. Lưng áo và ngực áo các đại thần thêu hình sư tử màu vàng, trái lại lưng và ngực áo của chúa thì thêu hình con rồng đang giang cánh…
Quan lại hàng nhị phẩm phụ trách việc bảo vệ biên cương, hải cảng. Đông hơn cả là hàng tam phẩm gồm thái giám, ngự xạ, ngự y, chiêm tinh gia, quan lại các trấn… Điều đáng lưu ý là vào thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, hàng ngũ hoạn quan rất được sủng ái. Ở Đàng Ngoài, viên Tổng Thái giám xếp hàng chánh tam phẩm, ngang với Đô Ngự sử, chỉ đứng sau Thượng thư (tòng nhị phẩm).
Hoạn quan ở Đàng Trong cũng được sủng ái như vậy. Phẩm trật đã thế, thực quyền của họ còn quan trọng hơn. Tại vương phủ, có ba thái giám quyền uy cao nhất. Trước hết, viên Tổng thái giám giữ quyền quản lý ngân khố, thanh toán các khoản chi của vương phủ, phủ Tôn nhơn (cơ quan phụ trách các vấn đề trong vương tộc), và của các phi tần…Hai Thái giám khác phụ trách việc thương mại và chỉ có họ mới được bán cho người nước ngoài những mặt hàng quan trọng như vàng, sắt, ngà voi… Họ dễ gây được sự chú ý bởi giọng nói êm dịu và vẻ mềm mại của dáng đi. Trong sinh hoạt hàng ngày, người ta phân biệt thái giám với các thành phần quan lại khác ở chỗ mũ của họ có gắn một bông hồng vàng, riêng mũ viên tổng thái giám gắn hình một con sư tử vàng. Ngoài ra, họ đeo một sợi dây bằng lụa trắng rộng khoảng ba phân, buông dài từ ngực xuống thắt lưng.
*
Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ở ngôi từ năm 1738 đến năm 1765 là năm ông qua đời, còn Koffler đến Đàng Trong khoảng năm 1740 và bị trục xuất năm 1755, như vậy khoảng thời gian ông có mặt ở Đại Việt nằm trọn trong thời kỳ cầm quyền của chúa Võ vương. Điều này cũng có nghĩa là ông chưa từng tận mắt chứng kiến sự qua đời của chúa Nguyễn. Tuy nhiên, có lẽ do được người đương thời kể lại về chuyện này mà Koffler tỏ ra nắm vững những nghi thức khá đặc biệt tại vương phủ khi một vị chúa qua đời.
Thời ấy, khi vị Thế tử đến 20 tuổi, ông được đưa đến ở một dinh thự riêng dành cho mình, bên cạnh có vị thầy học thường được phong chức danh Thái tử Thái sư và một số thuộc hạ gồm: 8 hay10 thị đồng, 4 thái giám, 2 hay 3 đội lính, 2 thư ký, một quan lại am hiểu về luật lệ, nghi lễ của vương quốc cùng nhiều người phục dịch khác, cả nam lẫn nữ. Dinh cơ của Thế tử nằm ngoài vương phủ nên thường có chuyện oái oăm là nhiều vị không có mặt khi chúa Nguyễn qua đời.
Theo tập tục thời bấy giờ, việc chúa lâm trọng bệnh hay qua đời thường được giấu diếm rất kỹ trong mấy ngày đầu. Có vị đang đau nặng cũng cố mặc triều phục để chủ tọa cuộc họp mặt các quan. Còn khi chúa nằm xuống, cho dù vị Thế tử không có mặt tại vương phủ, cũng không ai thông báo cho ông ta biết ngay. Một trong những việc làm tức thời của ông Tổng thái giám là đi đóng hết tất cả cửa ra vào vương phủ, nội bất xuất, ngoại bất nhập trong suốt ba ngày, là khoảng thời gian cần thiết để cho thân nhân khóc thương người đã chết mà người dân thường bên ngoài chưa hề hay biết.
Sau ba ngày, viên thái giám mới mở cổng phủ để rước Thế tử vào và hướng dẫn đến cạnh thi thể người cha. Sau đó, người ta mới công bố tin buồn cho thần dân biết và thêu tên người kế vị trên một lá cờ, treo lên kỳ đài ở cổng chính dẫn vào vương phủ. Quan lại các cấp, các cơ đội lính tập trung cả ở vương phủ, quỳ lạy và cất tiếng tung hô tân vương. Ở chi tiết này, Koffler có sự nhầm lẫn khi cho rằng tên của chúa Nguyễn đang tại vị là Duc Thanz Thuong (Đức Thánh Thượng). Thực ra đó không phải là một tên riêng mà chỉ là tiếng xưng hô của thần dân đối với bậc vua chúa.
Sau nghi thức ở vương phủ, vị Thế tử quay về dinh cơ của mình để nhận lời chúc tụng của các thái giám, các nàng hầu và những người phục dịch hàng ngày. Các thầy cúng có nhiệm vụ riêng. Họ chạy ra khúc sông phía trước dinh cơ của Thế tử (lúc đó đã là tân vương) làm phù phép và cho nổ nhiều dây pháo. Họ tin là làm như thế sẽ khiến ma quỷ biến mất, trả sự hiền hòa, an lành lại cho con sông đó (!).
Vào một ngày nhất định sau khi vị chúa mới lên ngôi, các đại thần trong phủ Chúa làm lễ tuyên thệ trung thành với chúa. Koffler tiết lộ là do nội dung lời thề không phù hợp với giáo lý đạo Thiên Chúa (ông không nói rõ điều này) nên trong ngày hành lễ, những quan lại đã theo đạo Thiên Chúa cáo bệnh nằm nhà. Lễ tuyên thệ không chỉ diễn ra trong ngày chúa lên ngôi mà còn được tổ chức hàng năm trong những ngày lễ Tết Nguyên đán.
Cái chết của chúa Nguyễn là một bất hạnh lớn cho các cung phi trong vương phủ. Kể từ đấy, họ phải giam mình giữa chốn khuê phòng và kéo dài cuộc sống của những tiết phụ. Họ phải cắt đi mái tóc dài đã dày công nâng niu, chăm sóc, mặc áo quần bằng vải thường, màu xám tro và đeo ở cổ một xâu chuỗi hạt. Có những đêm họ sống trong nước mắt, khóc cho tuổi thanh xuân đang trôi qua, và có thể cho một bóng hình nào đó mà lòng họ đang ấp ủ. Họ bị một đội lính canh giữ, nhưng không quá chặt chẽ như những ngày chúa còn sống. Mẹ, chị và những người bà con thuộc giới nữ có thể đến thăm họ, một điều rất hiếm xảy ra khi chúa còn sống.

LÊ NGUYỄN
3.2016 – 3.2025


ĐIỂU TÁNG : CHO CHIM ĂN THỊT NGƯỜI

Khác với những thủ tục mai táng ở phần lớn các nền văn hóa, như hỏa táng, địa táng, thủy táng, không táng…thì người chết ở Tây Tạng sẽ phải trải qua tục điểu táng, tức là bị kền kền ăn thịt trước khi quay về an nghỉ vĩnh cửu với trời đất.

Có hai hình thức chính của tục điểu táng, đó là điểu táng cơ bản và điểu táng trang trọng.

Đối với những người dân ở những ngôi làng hẻo lánh hoặc người sống theo kiểu du mục, thì họ sử dụng kiểu mai táng cơ bản. Họ sẽ mang thi thể người đã mất lên núi để đám kền kền đói ăn thịt.

Nghi lễ trang trọng phức tạp hơn, cũng mang tính nghi thức hơn. Một người sau khi ch.ết đi sẽ được đặt ở tư thế ngồi trong vòng 24 giờ. Họ sẽ được các Lạt Ma cầu nguyện, tắm rửa và bọc trong tấm vải trắng sạch sẽ. Sau đó, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống để thuận tiện trong việc di chuyển người chết đến nơi an táng. Việc mang cái xác đi được thực hiện bởi người thân trong gia đình, đôi khi là bạn thân của người quá cố.

Nghi lễ điểu táng được bắt đầu từ sáng sớm. Th.i th.ể người ch.ết được mang đi, phía sau là những thành viên trong gia đình, cùng các vị Lạt Ma. Họ đi cùng để tụng kinh, chơi nhạc đám ma, nhưng phải giữ khoảng cách nhất định.

Đến nơi, người ch.ết sẽ được đặt nằm sấp xuống mặt đá. Bước tiếp theo, những người chuyên làm công việc mai táng (Rogyapa) sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi, thu hút đám kền kền và bắt đầu “xử lý” cái xác thành từng mảnh bằng một con dao sắc bén và vứt cho đám kền kền ăn thịt.

Khi chỉ còn bộ xương trắng, người ta lại tiếp tục đập vụn chúng, trộn với bột lúa mạch, trà và bơ, tiếp tục quẳng cho quạ và diều hâu.

Họ quan niệm rằng, Phật giáo là từ bi, trong đó bao gồm lòng tốt đối với tất cả các loài động vật. Bên cạnh đó, con người khi chết đi, chỉ còn là cái xác vô tri, vô giác. Vì vậy, họ nên làm một điều gì đó thật ý nghĩa, ở đây là nguyện làm thức ăn cho động vật.

Người ta lại chọn chim kền kền vì người Tây Tạng coi loài chim này là “điểu thần”, nếu để cho chim kền kền ăn, thì người chết sẽ nhanh chóng được lên thiên đàng.

P/s : Phong tục điểu táng này đối với người ở đây hết sức quen thuộc , bình thường thuận theo tự nhiên và có phần nhân văn, văn minh… nhưng đối với đa số những nơi khác trên thế giới thì đây là điều rất lạ lùng, sợ hãi, ghê rợn và có thể ám ảnh mãi không thôi.

Sưu tầm 


Những người thủy thủ cuối cùng của RMS Titanic (1912)

Trong bức ảnh đen trắng này là các sĩ quan cấp cao trên con tàu huyền thoại RMS Titanic, chụp vào năm 1912 — năm chứng kiến một trong những thảm họa hàng hải chấn động nhất trong lịch sử. Dưới ánh sáng nhạt xuyên qua hành lang tàu, họ đứng trang nghiêm trong bộ quân phục chỉnh tề, mang dáng vẻ của những người đã gắn cuộc đời mình với biển cả và danh dự.

Đứng ngoài cùng bên phải là Thuyền trưởng Edward John Smith, người chỉ huy tối cao trong chuyến hành trình đầu tiên của Titanic. Ông là biểu tượng cho lòng dũng cảm, trách nhiệm và sự bình thản giữa biến cố. Khi con tàu dần chìm trong làn nước băng giá của Đại Tây Dương, ông đã chọn ở lại, cùng chia sẻ số phận với những hành khách của mình.

Bên cạnh ông là các sĩ quan chủ chốt:

Henry Tingle Wilde – Sĩ quan trưởng,

William McMaster Murdoch – Sĩ quan thứ nhất,

Charles Herbert Lightoller – Sĩ quan thứ hai.

Trong số này, chỉ có Charles Lightoller sống sót sau thảm kịch. Ông trở thành nhân chứng then chốt trong các cuộc điều tra sau đó, mang đến những hiểu biết sâu sắc về sự kiện đã thay đổi lịch sử hàng hải thế giới.

RMS Titanic rời cảng Southampton ngày 10 tháng 4 năm 1912, hướng về New York. Đêm ngày 14 tháng 4, con tàu va phải một tảng băng trôi và chìm chỉ trong vòng vài giờ. Gần 1.500 người thiệt mạng, để lại nỗi đau lớn trong lòng nhân loại.

Bức ảnh này không đơn thuần là một khoảnh khắc lịch sử được lưu lại — nó là lời nhắc nhở về lòng trung thành, tinh thần kỷ luật và sự hy sinh của những người thủy thủ đã cống hiến hết mình cho danh dự và bổn phận.

Sưu tầm


TIM RÙA CHỈ ĐẬP 6 NHỊP/PHÚT! CÓ PHẢI ĐÓ LÀ LÝ DO CHÚNG SỐNG THỌ?

🐢 Bạn có biết rùa được mệnh danh là “cụ sống trăm năm” trong giới động vật? Một phần nguyên nhân được cho là có thể đến từ nhịp tim vô cùng chậm, thậm chí chỉ khoảng 6 nhịp/phút. Ở góc độ sinh học, nhịp tim chậm là một phần trong chiến lược tiết kiệm năng lượng của loài rùa. Chúng có hệ trao đổi chất rất thấp, dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi, phơi nắng hoặc thảnh thơi tìm thức ăn. Cách sống chậm rãi này giúp chúng hạn chế hao mòn cơ thể, giảm tần suất “làm việc” của tim và các cơ quan khác, từ đó nâng cao tuổi thọ.

❤️ Còn với chúng ta – mỗi ngày tim bơm tới 2.000 lít máu qua 96.500 km mạch máu. Chưa kể, mỗi cú “rung rinh” tình cảm cũng đẩy nhịp tim lên vèo vèo. Đó là lý do chúng ta được gọi là homo sapiens hay “nhân loại rung động”.
Ủa vậy, yêu nhiều là sẽ… chết sớm?

🔎 Người ta thường nói: “Ai đập xong 2,5 tỷ nhịp tim trước, người đó ra đi trước”, nhưng nó chỉ ám chỉ tầm quan trọng của trái tim khỏe chứ không bảo bạn ngừng yêu. Thực tế, các nghiên cứu cho thấy nhịp tim lúc nghỉ ngơi – nếu ở mức ổn định (khoảng 50-80 nhịp/phút) – giúp giảm rủi ro mắc bệnh tim mạch và tăng tuổi thọ. Ngược lại, tim đập quá nhanh lúc thư giãn (trên 100 nhịp/phút) có thể “đốt” tuổi thọ, gây phì đại tim, tăng nguy cơ đột quỵ… Nhưng nếu tim quá chậm (dưới 40-45 nhịp/phút) cũng không hề an toàn, dễ gây chóng mặt, ngất xỉu.

💁‍♀️ Tuy nhiên, nếu con người học hỏi được chút “phong cách” thư thả của rùa, biết đâu chúng ta cũng sẽ kéo dài tuổi thọ hơn? Mặc dù chưa có kết luận khoa học chính thức, nhưng chắc chắn lối sống “chậm rãi mà chắc chắn” của rùa là lời nhắc nhở thú vị: đôi lúc, chậm lại mới là cách để đi xa hơn!

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2025

Leonardo da Vinci và Chiếc Xe Tăng Xuất Hiện… Trước 400 Năm!

 





Khi nhắc đến Leonardo da Vinci, người ta nghĩ ngay đến những kiệt tác bất hủ như Bữa Tiệc Cuối Cùng, Mona Lisa hay Người Vitruvius. Nhưng ngoài tài năng hội họa siêu việt, Leonardo còn là một nhà phát minh với tầm nhìn vượt xa thời đại. Trong những trang sổ tay đầy bản vẽ và ghi chép của ông, người ta tìm thấy một thiết kế đầy táo bạo—một cỗ xe tăng bọc thép, ra đời trước thời đại của nó đến bốn thế kỷ.
Vào cuối thế kỷ 15, giữa bối cảnh các cuộc chiến tranh Ý diễn ra ác liệt, Leonardo đã phác thảo mô hình của một loại vũ khí chưa từng có. Một cỗ xe tăng có hình dáng như một chiếc mai rùa khổng lồ, được bọc giáp dày và trang bị pháo có thể khai hỏa theo mọi hướng. Thiết kế này có dạng hình nón dẹt, với phần vỏ ngoài bằng gỗ gia cố kim loại để chống lại vũ khí của kẻ thù. Bên trong là hệ thống điều khiển phức tạp, gồm bánh răng, tay quay và cần đẩy, giúp xe di chuyển nhờ sức lực của tám người vận hành. Phía trên, một tháp quan sát nhỏ được bố trí để người điều khiển có thể theo dõi chiến trường.
Nếu được chế tạo thành công, xe tăng của Leonardo có thể trở thành một vũ khí bất khả chiến bại vào thời điểm đó. Với hệ thống pháo bố trí theo mọi hướng, nó có thể tấn công quân địch từ mọi phía mà vẫn bảo vệ được những người bên trong. Hãy thử tưởng tượng một chiến trường ở thế kỷ 15—các đội quân đang giao chiến bằng kiếm, cung tên và đại bác—đột nhiên xuất hiện một cỗ máy khổng lồ, bọc thép, lăn bánh trên chiến trường, nã đạn khắp nơi. Đó sẽ là một cảnh tượng kinh hoàng.
Nhưng có một chi tiết đáng chú ý: Leonardo đã cố ý thiết kế một lỗi kỹ thuật trong hệ thống bánh răng, khiến xe tăng không thể di chuyển được. Một số nhà nghiên cứu tin rằng ông đã làm vậy có chủ đích, nhằm ngăn chặn khả năng thiết kế của mình bị lợi dụng cho chiến tranh và hủy diệt. Điều này không phải không có cơ sở, vì trong nhiều bản ghi chép khác, Leonardo từng thể hiện quan điểm phản đối bạo lực và sự tàn phá do chiến tranh gây ra.
Dù xe tăng của Leonardo chưa từng được chế tạo trong thực tế, bản vẽ của ông vẫn là một minh chứng cho tư duy đi trước thời đại của một thiên tài Phục Hưng. Bốn thế kỷ sau, trong Thế chiến I (1914–1918), xe tăng thực sự xuất hiện trên chiến trường với hình dáng và nguyên lý hoạt động không khác nhiều so với bản thiết kế của Leonardo.
Có thể nói, da Vinci là một họa sĩ vĩ đại, một nhà phát minh xuất chúng, một kỹ sư thiên tài và có lẽ, cả một người yêu hòa bình. Ông đã để lại một di sản vĩnh cửu trong nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật và tư tưởng nhân văn.
Dù đã hơn 500 năm trôi qua, Leonardo da Vinci vẫn tiếp tục làm nhân loại kinh ngạc với trí tuệ phi thường của mình.


Trong quá khứ, khi nhịp sống của các thành phố còn chậm rãi hơn và giao thông chưa quá hiện đại, những chiếc mô tô taxi đã trở thành hình ảnh quen thuộc, góp phần tô điểm cho những con phố với nét hoài cổ đầy cảm xúc. Những chiếc xe này, dù trang bị bộ máy cũ kỹ và kiểu dáng giản dị, lại mang trong mình sức sống bền bỉ và cá tính riêng, chứng kiến biết bao câu chuyện của cuộc sống thường nhật.

Lái những chiếc mô tô taxi, các tài xế vận chuyển hành khách từ điểm này đến điểm khác, họ còn là người kể chuyện của một thời đã qua. Họ quen thuộc từng ngõ ngách, từng con đường nhỏ, giúp khách hàng tìm được lối đi nhanh nhất qua những vùng phố phức tạp của thành phố. Hình ảnh một chiếc mô tô taxi với những gam màu đặc trưng như đen, đỏ và xanh dương – được thể hiện qua biểu tượng 🖤❤️💙 – như một lời khẳng định về niềm đam mê và sự gắn bó của người dân với phương tiện di chuyển mang đậm dấu ấn truyền thống.

Trong những năm tháng ấy, mô tô taxi vừa là phương tiện di chuyển vừa là biểu tượng của sự linh hoạt, của tinh thần vượt qua mọi khó khăn để đưa con người đến với những nơi họ mong ước. Mỗi chuyến xe, mỗi hành trình đều chứa đựng bao tâm sự, bao niềm vui, nỗi buồn của những người sống giữa dòng đời hối hả. Những câu chuyện đời thường được trao đổi một cách tự nhiên, giản dị trên chiếc xe, khi người khách và tài xế cùng chia sẻ những khoảnh khắc thân quen của cuộc sống.

Sự giản dị, bền bỉ của những chiếc mô tô taxi từ những thập kỷ trước đã để lại dấu ấn khó phai trong ký ức của biết bao thế hệ. Đây không đơn thuần là một phương tiện di chuyển mà còn là một phần của di sản văn hóa, gợi nhớ về một thời đã qua với tất cả những giá trị tinh thần không thể thay thế.


Nhờ chiếc radio ô tô này, một trong những gã khổng lồ công nghệ thế giới "Motorola" đã ra đời.
Motorola 5T71
Vào một buổi tối năm 1929, hai chàng trai trẻ William Lear và Elmer Wavering cùng bạn gái dạo bước lên một điểm cao ở thị trấn Quincy bên bờ sông Mississippi để ngắm hoàng hôn. Đó chắc chắn là một đêm rất lãng mạn, nhưng một trong hai cô gái đã chỉ ra rằng sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu họ có thể nghe nhạc trong xe hơi. Lear và Wavering rất thích ý tưởng này.
Nhưng mọi chuyện không dễ dàng như vẻ ngoài: Ô tô có công tắc đánh lửa, máy phát điện, bugi và các thiết bị điện khác tạo ra nhiễu tĩnh điện rất lớn, khiến việc nghe radio gần như không thể khi động cơ đang chạy.
Từng bước một, Lear và Wavering đã xác định và loại bỏ từng nguồn gây nhiễu điện. Khi cuối cùng họ cũng làm cho chiếc radio hoạt động được, họ đã mang nó đến một hội nghị radio ở Chicago. Tại đó, họ gặp Paul Galvin, chủ sở hữu của Galvin Manufacturing Corporation.
Ông đang sản xuất một sản phẩm gọi là "bộ khử pin", một thiết bị cho phép radio chạy bằng pin hoạt động trong nhà có điện xoay chiều. Nhưng khi ngày càng nhiều hộ gia đình được kết nối với điện lưới, các nhà sản xuất radio đã dần chuyển sang sử dụng nguồn điện xoay chiều. Galvin cần một sản phẩm mới để sản xuất. Khi gặp Lear và Wavering tại hội nghị radio, ông đã tìm thấy sản phẩm đó. Ông tin rằng những chiếc radio giá cả phải chăng, sản xuất hàng loạt có tiềm năng trở thành một ngành kinh doanh lớn.
Lear và Wavering được mời đến làm việc tại nhà máy của Galvin, và khi họ hoàn thiện chiếc radio đầu tiên của mình, họ đã lắp nó trên chiếc Studebaker của họ.
Vì vậy, Galvin đã đến một chủ ngân hàng địa phương để xin vay vốn. Nghĩ rằng có thể làm cho thỏa thuận hấp dẫn hơn, ông đã yêu cầu nhân viên của mình lắp một chiếc radio vào chiếc Packard của vị chủ ngân hàng. Đó là một ý tưởng hay, nhưng nó đã không thành công - nửa giờ sau khi lắp đặt, chiếc Packard của chủ ngân hàng bốc cháy. (Họ đã không nhận được khoản vay). Galvin không bỏ cuộc.
Ông đã lái chiếc Studebaker của mình gần 1300 km đến Atlantic City để trưng bày chiếc radio tại hội nghị của Hiệp hội các nhà sản xuất Radio năm 1930. Vì không có tiền thuê gian hàng, ông đã đậu xe bên ngoài sảnh hội nghị và bật radio để các nghị sĩ đi ngang qua có thể nghe thấy. Ý tưởng đó đã thành công và đã có đủ đơn đặt hàng để đưa chiếc radio vào sản xuất.
Mẫu sản xuất đầu tiên đó được đặt tên là 5T71. Galvin nghĩ rằng ông nên có một cái tên dễ lan tỏa hơn. Vào thời đó, nhiều công ty sản xuất máy hát và radio sử dụng hậu tố "wave" (sóng) cho tên của họ - Radiola, Columbiola và Victrola là ba trong số những công ty lớn nhất. Galvin quyết định làm điều tương tự, và vì chiếc radio của ông được thiết kế để sử dụng trong ô tô (motor vehicle), ông đã quyết định đặt tên cho nó là Motorola.


Detroit Model D 1910 – Tương lai của xe điện từ hơn một thế kỷ trước

Tương lai đã đến từ hơn một thế kỷ trước với Detroit Model D 1910 – chiếc xe điện có thể di chuyển tới 340 km với tốc độ tối đa 32 km/h, một con số ấn tượng vào thời điểm đó. Xe được trang bị pin chì-axit có thể sạc lại, sản phẩm của công ty Anderson, hãng đã sản xuất 13.000 xe điện từ năm 1907 đến 1939.

Detroit Model D được ưa chuộng bởi bác sĩ và những người cần một chiếc xe khởi động nhanh, đáng tin cậy, không cần quay tay như các mẫu xe động cơ đốt trong đời đầu. Đặc biệt, đây cũng là chiếc xe sản xuất hàng loạt đầu tiên sử dụng kính cong cho cửa sổ – một công nghệ đắt đỏ và khó chế tạo vào thời điểm đó.

Mặc dù từng là tiền đề cho một tương lai khác, Detroit Electric cuối cùng vẫn bị lu mờ bởi sự phát triển mạnh mẽ của xe chạy xăng.


Chiếc điện thoại đầu tiên của Bell là một cột mốc quan trọng trong lịch sử viễn thông. Khi nhắc đến điện thoại, người ta nghĩ ngay đến những thiết bị nhỏ gọn, đa chức năng của ngày nay, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ một phát minh mang tính cách mạng vào cuối thế kỷ 19.
Bức ảnh được công bố trên tờ Detroit News trong khoảng từ năm 1915 đến 1925 ghi lại khoảnh khắc một người đàn ông đang sử dụng chiếc điện thoại đầu tiên của Alexander Graham Bell. Đây là một thiết bị đơn giản nhưng mang ý nghĩa đột phá, đặt nền móng cho ngành viễn thông hiện đại. Bell đã được cấp bằng sáng chế cho điện thoại vào ngày 7 tháng 3 năm 1876, và chỉ ba ngày sau đó, ông đã truyền đi câu nói nổi tiếng: "Mr. Watson, come here, I want to see you." (Watson, lại đây, tôi muốn gặp anh). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, giọng nói của con người được truyền đi qua một thiết bị điện.
Chiếc điện thoại đầu tiên hoạt động dựa trên nguyên tắc truyền tín hiệu âm thanh qua dây dẫn điện, gồm một bộ phát tín hiệu bằng màng rung và một cuộn dây điện từ có khả năng chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu điện và truyền đến đầu dây bên kia. Kể từ thời điểm đó, điện thoại nhanh chóng được phát triển và hoàn thiện. Đến năm 1915, cuộc gọi xuyên lục địa đầu tiên đã được thực hiện từ New York đến San Francisco, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử viễn thông.
Bức ảnh đăng trên Detroit News phản ánh giai đoạn phát triển của điện thoại vào đầu thế kỷ 20, khi thiết bị này dần trở nên phổ biến hơn. Khi nhìn lại hình ảnh này, chúng ta có thể cảm nhận được tầm quan trọng của phát minh của Bell, một cột mốc thay đổi cách con người giao tiếp mãi mãi. Ngày nay, công nghệ viễn thông đã phát triển vượt bậc với điện thoại di động, mạng internet và các nền tảng liên lạc tiên tiến. Tuy nhiên, nền tảng cơ bản của công nghệ truyền giọng nói vẫn mang dấu ấn của Bell. Phát minh của ông đã thay đổi cách con người kết nối và là tiền đề cho sự bùng nổ công nghệ số ngày nay.
Khi ngắm nhìn bức ảnh người đàn ông sử dụng chiếc điện thoại đầu tiên, chúng ta không chỉ thấy một khoảnh khắc lịch sử mà còn nhận ra rằng, từ những bước đi đầu tiên ấy, thế giới đã bước vào kỷ nguyên của giao tiếp không biên giới.


Năm 1963, nhà phát minh Hugo Gernsback đã trình diễn một trong những ý tưởng độc đáo và đi trước thời đại của mình: chiếc kính mắt truyền hình. Thiết bị này, dù còn khá sơ khai so với công nghệ hiện đại, đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Gernsback về khả năng tích hợp công nghệ vào cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực giải trí cá nhân.

Hugo Gernsback (1884-1967) là một nhà văn khoa học viễn tưởng, nhà xuất bản và nhà phát minh người Mỹ gốc Luxembourg. Ông được coi là một trong những người cha đẻ của thể loại khoa học viễn tưởng, với những tác phẩm và tạp chí có ảnh hưởng lớn như "Amazing Stories". Gernsback không chỉ có trí tưởng tượng phong phú mà còn là một người đam mê công nghệ và luôn tìm cách biến những ý tưởng khoa học viễn tưởng thành hiện thực.

Chiếc kính mắt truyền hình mà Gernsback trình diễn vào năm 1963 là một minh chứng cho điều đó. Thiết bị này bao gồm một cặp kính mắt được gắn liền với một màn hình nhỏ đặt ngay trước mắt người đeo. Hình ảnh truyền hình sẽ được chiếu lên màn hình này, tạo ra trải nghiệm xem cá nhân. Vào thời điểm mà tivi vẫn còn là một thiết bị tương đối lớn và thường được xem chung bởi cả gia đình, ý tưởng về một chiếc tivi cá nhân, di động như kính mắt của Gernsback quả thực là một bước đột phá.

Tuy nhiên, công nghệ của những năm 1960 còn nhiều hạn chế, và chiếc kính mắt truyền hình của Gernsback không tránh khỏi những nhược điểm. Màn hình có lẽ còn rất nhỏ và độ phân giải thấp. Thiết bị có thể cồng kềnh và nặng nề, không thực sự thoải mái khi đeo trong thời gian dài. Nguồn điện và cách thức truyền tải tín hiệu truyền hình đến kính mắt cũng là những thách thức lớn vào thời điểm đó.

Mặc dù chiếc kính mắt truyền hình nguyên mẫu của Gernsback không trở thành một sản phẩm thương mại thành công vào thời của ông, nhưng ý tưởng về thiết bị đeo thông minh hiển thị thông tin trực tiếp trước mắt người dùng đã đặt nền móng cho sự phát triển của các công nghệ sau này như kính thực tế ảo (VR), kính thực tế tăng cường (AR) và các loại màn hình đeo khác. Ngày nay, chúng ta thấy những ý tưởng tương tự được hiện thực hóa một cách tinh vi và mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Sự sáng tạo của Hugo Gernsback với chiếc kính mắt truyền hình năm 1963 không chỉ là một phát minh đơn lẻ mà còn là một ví dụ tiêu biểu cho tư duy vượt thời đại của ông. Ông đã nhìn thấy tiềm năng của công nghệ trong việc thay đổi cách chúng ta tương tác với thông tin và giải trí, và những ý tưởng của ông vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho các nhà khoa học và kỹ sư ngày nay.

Pane e Vino - 3 Nguyễn Khắc Cần


CHUYỆN TUỔI 70 NHỚ LẠI : Cho tôi một vé ... trở về tuổi thơ !!!

 


Lớp 12 A2 năm học 1972 Trung học Công lập Hoàng Diệu 



Lãnh cúp Vô Địch Tuần Lễ thể thao học đường bộ môn Túc Cầu tỉnh Ba Xuyên. Do Ông Liêu Quang Nghĩa Tỉnh Trưởng Ba Xuyên và Ông Trần Văn Thanh Trưởng Ty Thanh Niên trao tặng.


Chương trình Phát triển Sinh hoạt Học Đường ( CPS ) Hình ảnh chụp tại sân trường Hoàng Diệu Ba Xuyên


Cầu thủ Cao Văn Tâm hậu vệ biên phải của Đội Tuyển Túc Cầu tỉnh Ba Xuyên ( hàng ngồi thứ tư kế thủ môn tay phải nhìn qua ) trong trận thi đấu giao hữu với tỉnh Vĩnh Long. Khán giả đầy nhóc khán đài Sân Vận Động đường Lê Văn Duyệt Khánh Hưng Ba Xuyên.


Hình ảnh cắt ra từ học bạ của Trường Trung học Công lập Hoàng Diệu.
Hàng trên thứ tự từ trái sang phải Lớp Đệ Thất P2, Lục P2, Ngũ P2, Tứ P2 ( Trung học Đệ Nhất Cấp )
Hàng dưới lớp 10A2, Lớp 11A2 và lớp 12 A2 ( Trung học Đệ Nhị Cấp)

Tuổi thiếu niên ! Không biết chuyện đời, không biết mùi đời. Thơ ngây, hiếu động, ham vui chơi, thích xem chuyện, khoái xem rạp chiếu bóng và đam mê thể thao, đặc biệt là môn đá banh.
Cứ mỗi ngày nhịn ăn, cố mà mót tiền. Đủ 2 đồng rưởi là mò đến rạp Nhị Trưng tìm bạn hùn tiền nhau mua vé 5 đồng để hai đứa vào xem phim Tarzan huyền thoại rừng xanh, phim cao bồi móc súng nhanh như chớp, tài múa kiếm của Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ hay Vị thần sức mạnh Herculs ...
Còn khi có đội tuyển tỉnh nhà đá banh ở sân vận động thì đâu có tiền mua vé vào cổng. Ba bốn đứa trẻ con rủ nhau ra phía sau ruộng ngồi chờ.
Khi quốc thiều " Này công dân ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi..."
Chào cờ, quan khách ở khán đài đứng lên và mấy ông cảnh sát giơ tay lên trán đứng nghiêm, là cùng tốc chạy băng qua cánh đồng, chui qua hàng rào gai, vào sân vận động chen lẫn vào đám đông khán giả ... mất tiêu.
Giờ nghỉ giải lao giữa hai hiệp có khát nước là đến các xe nước mía năn nỉ xin vài cục nước đá bỏ vào miệng là xong.
Về đọc chuyện thì đến các nhà cho " mướn sách " xem say mê " Bồn Lừa - Dzũng ĐaKao " của Duyên Anh. Chuyện kể về một giấc mơ ao ước, nằm chiêm bao ở sân Hoa Lư : Trận banh giao hữu giữa đội Thiếu Niên Sài Gòn với đội banh Ba Tây của vua bóng đá Péle Vô Địch Thế giới.
Lớn thêm một chút là những quyển sách : Luật Hè Phố - Điệu Ru Nước Mắt - Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang hay Loan Mắt Nhung của Nguyễn Thụy Long ...
Thi đậu vào Trường Trung học Công lập Hoàng Diệu năm 1965 lớp Đệ Thất P2 ( chữ P là chương trình sinh ngữ Pháp Văn )
Đến năm học lớp10 A2 bậc Trung học Đệ Nhị Cấp ( chữ A là Ban Lý Hóa - Vạn Vật ). Lần đầu tiên được học chung lớp với các chị em nữ, một số anh chị được chọn do học xuất sắc từ các Trường Trung học Tư Thục trong tỉnh Ba Xuyên.
Một buổi sáng sớm chờ chuông reo vào lớp. Anh bạn thân cùng học Huỳnh Giáp Ngọ có một pha dợt banh đã lỡ chân " đá thẳng một cái rầm " vào cửa phòng ngủ, nhà của Thầy Hiệu Trưởng Phan Ngọc Răng ở kế bên.
Kết quả là ông Tổng Giám Thị Tô Quốc xuống mời cả lớp tập trung ra xếp hàng, đứng dưới hành lang đá dăm rêu đỏ.
Thầy Hiệu Trưởng trong tay cầm chống cây thước bảng dài hơn một mét. Phát biểu : " Em nào đã lỡ đá banh trúng vào cửa phải ra nhận lỗi.
Nếu che giấu, cả lớp sẽ bị đuổi học hay hạ điểm hạnh kiểm cả năm ".
Mấy cô nữ sinh mới được vào học sợ xanh cả mặt mày, còn các anh nam thì không biết, nhưng cũng không dám nói gì ?
Thấy tình hình quá gay go, nên xoay qua nói nhỏ với Ngọ " Thôi tao với mày cùng ra nhận lỗi đi ! "
Hai đứa bước lên ra khỏi hàng và len lén nhìn ... thì hình như ánh mắt của thầy đã... dịu giận.
Bởi vì, thấy có và biết rõ anh chàng cầu thủ Cao Văn Tâm đã cùng với đội đá banh Trường Hoàng Diệu mới vừa đạt được chức Vô Địch hồi tuần lễ trước ở Giải Thể Thao Học Đường tỉnh Ba Xuyên mà thầy rất yêu thích.
Thầy hỏi :
- Tâm hả ... ! Dạ Thầy !
-" Hai đứa .. nằm xuống ".
Cùng với Ngọ lom khom cúi nằm dài theo dãy hành lang. Tưởng phen này sẽ lảnh ít nhất cũng 2 hèo thước bảng.
Nhưng không ! Đột nhiên Thầy phán ...!
" Hai đứa ... đứng lên !
Cả lớp đi ... vào học ! ".
Mấy anh chị bạn nghe vậy mừng húm, nhẹ nhỏm cả người.
Huỳnh Giáp Ngọ sau này là Hiệu Phó Trường Tân Trụ Long An, Hiệu Trưởng Trường Phường Một và Phó Chủ Tịch Ủy ban nhân dân thành phố Sóc Trăng.
Một số bạn thân khác do đến tuổi đi lính như Ngô Bình Minh vào Trung Tâm huấn luyện Quang Trung với Vườn Tao Ngộ, Anh bạn Mai Phước Hòa thì Cảnh Sát Dã Chiến, Vương Thanh Hải vào Trường Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức ... dòng đời của con người cứ trôi nổi theo năm tháng và số phận vô thường của mỗi anh em.
Vào lứa tuổi thanh niên nhen nhóm chuyện tình cảm, bắt đầu làm quen với " Dòng sông Ly Biệt - Hãy Ngủ Yên Tình Yêu - Hải Âu Phi Xứ ... Những tác phẩm diễm tình, bi thương, lãng mạn, tình duyên trắc trở, thấm đậm nước mắt người mê đọc sách của nhà văn Quỳnh Giao.
Rồi xem chuyện chưởng, kiếm hiệp với các phổ luyện thần công như Lệnh Xé Xác - Ngọc Diện Diêm Bà, Quách Tĩnh - Hoàng Dung của Anh Hùng xạ Điêu ... Đặc biệt là pho chuyện Tiếu Ngạo Giang Hồ với chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung chính nghĩa, thiện ác phân minh.
Ông Kim Dung cứ mỗi ngày viết một đoạn đăng trên tờ Minh Báo của Hồng Kông. Mỗi sáng nhiệm vụ nhận 2 đồng đi xe đạp ra sạp báo Trung Huê đường Hai Bà Trưng mua 2 tờ báo " Trắng Đen " và " Tin Sáng ". Trả tiền nhận báo xong là ngồi xuống ngay bên hong sạp báo, lật ra xem trước đoạn chuyện kiếm hiệp do ông Hàn Giang Nhạn dịch. Chứ nếu không mang báo về là bị giành đọc không lại với Ba và người chị Hoa ở nhà.
Hôm nào mà báo " Cáo lỗi máy bay từ Hồng Kông không qua kịp " thì buồn hiu ...
Rồi cũng cứ vậy ham vui chơi, học hành thì dở, cũng mỗi năm lên một lớp, thi Tú Tài 1, đậu Tú Tài 2 và để khỏi đi lính thi vào Sư Phạm. Rồi 30/4 - rồi cũng " MẤT DẠY ".
Sau năm 1975 tham gia hai ba công việc nhà nước. Rồi lưu lạc cùng với người bạn đi thu mua thủy hải sản ở biển Bãi Giá - Xin được thu nhận vào làm công nhân ở Xí nghiệp Cấp Nước thị xã Sóc Trăng - Năm 1992 là Công ty Cấp Nước tỉnh Sóc Trăng - Học lớp chuyên ngành kỹ thuật Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Đến bây giờ đã có trên 40 năm theo nghề " BÁN NƯỚC NUÔI THÂN " !!!
Nay về hưu gần 10 năm lại vẫn tiếp tục " BÁN NƯỚC CHO VUI " !!!
HẾT ... Cho tôi một vé trở về ... tuổi thơ.

Thứ Sáu, ngày 1 tháng 4 năm 2022
Cao Văn Tâm

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2025

HUYỆN SỸ- NGƯỜI GIÀU NHẤT TỨ ĐẠI PHÚ HÀO SÀI GÒN XƯA… Thu Thảo


Tượng bán thân Huyện Sỹ


Nhà Thờ Huyện Sỹ



“Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định” – câu thành ngữ nói về tứ đại hào phú lẫy lừng tại Sài Gòn vào cuối thế kỳ XIX và đầu thế kỳ XX. Bốn gia tộc này đều sở hữu tài sản kếch xù, trở thành những người giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh và xứ Đông Dương. Trong đó, phải kể đến giai thoại của đại hào “Nhất Sỹ” hay còn được gọi là ông Huyện Sỹ – người đã trao hồi môn cho Hoàng hậu Nam Phương 20.000 lượng vàng khi đám cưới với vua Bảo Đại.
Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900), sinh tại Cầu Kho (Sài Gòn) nhưng gốc ở Tân An (Long An) trong một gia đình theo đạo Công giáo. Ngay lúc nhỏ, ông được các tu sĩ người Pháp đưa đi du học ở Malaysia. Tại đây, Huyện Sỹ được học ngôn ngữ Latinh Pháp, Hán và chữ quốc ngữ. Thời gian này, ông đổi tên thành Lê Phát Đạt, do tên cũ trùng với tên người thầy dạy.
Sau khi du học về nước, ông được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông ngôn. Từ năm 1880, ông làm Uỷ viên Hội đồng Quản trị hạt Nam Kỳ, sau phong hàm lên cấp Huyện. Do người dân vẫn gọi ông bằng tên cúng cơm, vì vậy mà cái tên Huyện Sỹ xuất hiện từ lúc này.
Học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa cho rằng, sự “lên hương” của ông chẳng qua vì ăn may.
“Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát mại ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đấu giá”.
“Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận sợ triều đình Huế khép tội theo Pháp. Vả lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội”, học giả Vương Hồng Sến giải thích thêm.
Trận bão năm Giáp Thìn, tức năm 1904, đất Gò Công bỏ hoang vô số kể, ai đủ can đảm chịu ra mặt đóng thuế thì làm chủ chính thức, mà có ai thèm đâu. Thế rồi bị Pháp nài ép, ông bất đắc dĩ phải chạy bạc mua liều. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền. Ông trở nên giàu có nhanh chóng.
Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như “cò bay mỏi cánh không hết”. Những vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia đều do ông nắm giữ. Tại miệt sông nước, phú hộ Đạt cũng xây ngôi biệt thự ven sông như cung điện án ngữ một vùng. Tương truyền, biệt thự này nằm trên thế đất hình rồng nên càng khiến cơ nghiệp của ông phát triển.
Tại Sài Gòn, gia đình Huyện Sỹ cũng sở hữu nhiều mảnh đất đắc địa ở trung tâm. Mảnh đất rộng hơn hecta dành xây nhà thờ Chợ Đũi là một trong số đó. Ngoài ra, ông có rất nhiều đất ở khu Gò Vấp, nơi con trai ông sau này dùng một phần xây nhà thờ Hạnh Thông Tây.
Không những thế, các con của ông như bà Lê Thị Bính – mẹ của Nam Phương hoàng hậu, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân đều là những đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hoà, Đức Huệ và Đồng Tháp Mười.
Riêng trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ thuộc hàng dân dã, không là “hoàng thân, quốc thích” được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.
Trong số con cháu của Huyện Sỹ, người nổi tiếng nhất phải kể đến Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 – 1963), tức Nam Phương hoàng hậu – vợ vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Tương truyền, khi gả cho vua, gia đình Huyện Sỹ đã hồi môn cho cháu ngoại hơn 20.000 lượng vàng. Vua Bảo Đại ngày trước cũng nổi tiếng tiêu xài hoang phí, ngân sách cạn đáy nên nhiều phen phải nhờ vả gia đình bên vợ.
Năm 1900, trong quá trình chuẩn bị xây dựng nhà thờ giáo họ Chợ Đũi, phú hộ Huyện Sỹ qua đời. Trong di chúc, ông dành 1/7 tài sản của mình để xây nhà thờ. Sau đó, các con tiếp tục di nguyện, nhà thờ được khởi công năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier. Ba năm sau, nhà thờ được khánh thành.
Nhà thờ dài 40m, chia làm 4 gian, rộng 18m. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50m. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng nên giới chức đã xin cắt bớt một gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Vì vậy, trước đây ở gần nhà thờ Chí Hòa (phường 7, quận Tân Bình) có một con đường mang tên Lê Phát Đạt. Khoảng năm 2000, con đường này đổi tên thành đường Đăng Lộ.
Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic (kiến trúc kiểu vòm nhọn). Năm 1920, vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất, con cháu đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ Huyện Sỹ.
Trong đó, gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá Cẩm Thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá Cẩm Thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày.
Đối diện là tượng vợ ông, bà Huỳnh Thị Tài với tóc búi cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và Anna Đỗ Thị Thao.
Đến nay, công trình được xem là điểm đến thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu về giai thoại đại hào phú giàu có bậc nhất tại Việt Nam.

Thu Thảo




CẬN CẢNH BẢO VẬT QUỐC GIA, NGAI VÀNG CỦA HOÀNG ĐẾ DUY TÂN
Ngai vàng của Hoàng đế Duy Tân, biểu tượng quyền lực tối cao của triều đại phong kiến Việt Nam, là một kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Được chế tác từ gỗ dổi, ngai vàng có kích thước ấn tượng: cao 94,3 cm, dài 50,5 cm và rộng 62,2 cm. Trên đỉnh ngai là hình tượng mặt trời với năm tia lửa, tượng trưng cho sự uy nghi và quyền lực của bậc đế vương.
Họa tiết chủ đạo trên ngai vàng là hình ảnh rồng 5 móng, biểu tượng của hoàng gia, được thể hiện với nhiều tư thế và trạng thái khác nhau. Các kỹ thuật chế tác tinh xảo như sơn son thếp vàng, chạm nổi, chạm lộng đã tạo nên sự sống động và uyển chuyển cho từng chi tiết. Đây không chỉ là minh chứng cho tài nghệ của các nghệ nhân thời kỳ đó mà còn phản ánh sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống.
Hiện nay, ngai vàng của Hoàng đế Duy Tân đang được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, số 3 Lê Trực, quận Phú Xuân, TP. Huế. Đây là một trong những bảo vật quốc gia, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách và nhà nghiên cứu.
Hoàng đế Duy Tân (1900 - 1945), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San, là con thứ năm của Hoàng đế Thành Thái. Ông lên ngôi năm 1907 và trị vì đến năm 1916. Nổi tiếng là vị vua yêu nước, Hoàng đế Duy Tân đã tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Trung Kỳ năm 1916, cùng các chí sĩ Thái Phiên và Trần Cao Vân. Sau khi bị bắt, ông bị lưu đày sang Châu Phi và qua đời trong một vụ tai nạn máy bay năm 1945.
Sưu tầm


 Bài học từ Einstein và chàng trai trẻ khiến ông phải suy nghĩ lại

Đây là gương mặt của chàng thanh niên từng khiến Albert Einstein phải im lặng và gãi đầu trầm ngâm trước một khán phòng đông đúc.

Năm 1930, tại hội nghị của Hiệp hội Vật lý Đức ở Leipzig, Einstein vừa kết thúc bài phát biểu của mình trong tiếng vỗ tay vang dội. Sau khi chủ tịch hội nghị ca ngợi ông, ông mời khán giả đặt câu hỏi. Cả hội trường im lặng. Ai lại dám thách thức một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất thế giới?

Bỗng một giọng nói trẻ trung vang lên từ hàng ghế cuối bằng thứ tiếng Đức không mấy trôi chảy:
"Những gì Giáo sư Einstein trình bày rất thú vị, nhưng phương trình thứ hai mà ông viết không suy ra từ phương trình thứ nhất. Thực tế, nó đòi hỏi những giả định khác mà chưa được đề cập, và quan trọng hơn, nó không thỏa mãn tiêu chí bất biến, điều lẽ ra phải có."

Cả khán phòng chết lặng, tất cả ánh mắt đổ dồn về phía chàng trai gầy gò với mái tóc như tơ bắp. Einstein đứng bất động, mắt dán vào bảng đen, tay vô thức gãi hàng ria mép.

Sau khoảng một phút suy ngẫm, ông quay lại và thừa nhận sai lầm:
"Nhận xét của chàng trai trẻ kia hoàn toàn chính xác. Vì vậy, tôi đề nghị các bạn quên hết những gì tôi vừa nói hôm nay."

Khoảnh khắc ấy đã đưa chàng trai 22 tuổi từ bóng tối bước ra ánh sáng, trở thành nhà vật lý lý thuyết hàng đầu của Liên Xô và một trong những thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại—Lev Davidovich Landau.

Và cũng chính khoảnh khắc ấy, Albert Einstein đã cho cả thế giới thấy sự khiêm nhường thuần túy mà tri thức chân chính mang lại. Một người thực sự có học vấn không kiêu ngạo, mà luôn sẵn sàng chấp nhận sai lầm và học hỏi.

Hãy khiêm tốn.

#AlbertEinstein #LevLandau #VậtLý #HọcHỏi #KhiêmNhường #ThiênTài #ToánHọc #KhoaHọc #NhàVậtLý #LịchSửVậtLý #TríTuệ #BàiHọcCuộcSống 


Khánh thành tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho, chuyến tàu đầu tiên, ngày 20 tháng 7 năm 1885.
Intérieur de la gare du chemin de fer Saïgon - Mytho.

Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương, được xây dựng vào năm 1881.
Tuyến đường sắt này có chiều dài hơn 70 km và tổng kinh phí gần 12 triệu franc. Mọi vật liệu để xây dựng tuyến đường sắt này đều được chở từ Pháp sang. Đây cũng là tuyến đường sắt thứ hai được người Pháp xây dựng ở nước ngoài, sau tuyến đường sắt dài khoảng 13 km đầu tiên đặt tại Pondichéry là khu vực thương điếm của Pháp tại Ấn Độ, được xây vào tháng 12 năm 1879.

Chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn [đầu đường Hàm Nghi ngày nay, sau này khi ga dời về vị trí trước chợ Bến Thành thì tuyến đường sắt được nắn lại và tuyến đường sắt đi vào vị trí của hẻm 136 của đường Bùi Thị Xuân ngày nay còn đoạn đường sắt cũ đi vào nhà ga cũ ở đầu đường Hàm Nghi thì biến thành đường Lê Thị Riêng và Phạm Hồng Thái ngày nay, đoạn đường sắt ở Hàm Nghi được cải tạo thành đường ray của tuyến đường xe điện Sài Gòn], vượt sông Vàm Cỏ Đông đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho.
Tuyến đường sắt có tất cả 15 ga. Từ ga Sài Gòn, đi qua An Đông, Phú Lâm, An Lạc, Bình Điền, xe lửa dừng lại ở các ga: Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Cầu Voi, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Trung Lương và đến ga cuối Mỹ Tho nằm gần sông Tiền [gần tượng đài Thủ Khoa Huân ngày nay]
Một vấn đề nan giải mà tuyến đường sắt gặp phải là có hai con sông ngăn cách. Do vậy, vừa thi công công trình, nhà thầu Pháp vừa đặt hãng Eiffel khi đó chế tạo nên 2 cây cầu gồm cầu sắt Bến Lức (bắc qua sông Vàm Cỏ Đông) và cầu Tân An (bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) cho xe lửa qua sông. Thế nhưng 4 năm sau, khi đã đưa tuyến đường sắt vào hoạt động các cây cầu vẫn chưa hoàn thành. Do đó để đưa tàu hoả vượt qua sông lớn các toa tàu đã được tạm tách rời để đưa lên phà qua sông, sau đó lại được nối rồi cho chạy tiếp. Loại phà được dùng chạy bằng máy hơi nước chở hơn 10 toa xe. Trên phà có lắp đường ray và các thiết bị để nối đường ray trên mặt đất với ray của phà. 

Sưu tầm


10 thành phố đẹp nhất Texas ✈️🇺🇸

Texas là kho tàng của những thành phố ngoạn mục, mỗi thành phố đều mang đến sự pha trộn độc đáo giữa văn hóa, lịch sử và vẻ đẹp thiên nhiên. Từ cuộc sống về đêm sôi động của Austin đến những bãi biển thanh bình của Galveston, có điều gì đó dành cho tất cả mọi người ở Tiểu bang Cô đơn. Hãy cùng khám phá 10 thành phố đẹp nhất Texas và khám phá lý do tại sao chúng xứng đáng có một vị trí trong danh sách du lịch của bạn.
Austin: Khách sạn hàng đầu tại Austin, TX từ 62 đô la
Austin, thủ phủ của Texas, được biết đến rộng rãi là "Thủ đô âm nhạc sống của thế giới". Là nơi tổ chức các lễ hội nổi tiếng thế giới như South by Southwest (SXSW) và Lễ hội âm nhạc Austin City Limits (ACL), thành phố này luôn tràn ngập sự sáng tạo. Vào bất kỳ đêm nào, bạn sẽ thấy âm nhạc sống tràn ngập từ các quán bar, quán cà phê và địa điểm ngoài trời.
Những người đam mê thiên nhiên sẽ yêu thích các hoạt động ngoài trời của Austin. Cho dù bạn đang chèo thuyền trên Hồ Lady Bird, đi bộ đường dài trên những con đường mòn của Công viên Zilker hay ngâm mình trong Hồ Barton Springs, Austin đều là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho những người thích phiêu lưu.
Nền ẩm thực của Austin đa dạng như chính con người nơi đây. Thành phố này là giấc mơ của những người yêu ẩm thực, với những xe bán đồ ăn phục vụ các món ăn kết hợp và các cơ sở ăn uống cao cấp từng đoạt giải thưởng. Khi mặt trời lặn, cuộc sống về đêm sôi động sẽ diễn ra, với các quán bar và sàn nhảy sôi động trên khắp thành phố.
San Antonio: Khách sạn hàng đầu tại San Antonio, TX từ 65 đô la
Lịch sử của San Antonio rất sâu sắc. Alamo tượng trưng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của Texas. Ngoài địa điểm mang tính biểu tượng này, thành phố còn có một số khu truyền giáo và khu lịch sử đưa du khách đến một kỷ nguyên khác.
Đi dạo dọc theo River Walk là điều không thể bỏ qua. Mạng lưới đường đi bộ đẹp như tranh vẽ dọc theo Sông San Antonio này được bao quanh bởi các quán cà phê, cửa hàng thời trang và cây xanh tươi tốt, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm lãng mạn và thư giãn nhất của Texas.
San Antonio là nơi khai sinh ra Tex-Mex và nền ẩm thực của thành phố phản ánh di sản đó. Cho dù đó là một đĩa fajitas nóng hổi hay món guacamole tươi, bạn sẽ được thưởng thức một bữa tiệc ẩm thực.
Dallas: Khách sạn hàng đầu tại Dallas, TX từ 72 đô la
Dallas tự hào có một trong những đường chân trời dễ nhận biết nhất cả nước, nhờ các địa danh như Tháp Reunion và Cầu Margaret Hunt Hill. Khu nghệ thuật, khu nghệ thuật đô thị lớn nhất tại Hoa Kỳ, tràn ngập các bảo tàng và địa điểm biểu diễn.
Cảnh mua sắm của Dallas là vô song. Từ các cửa hàng sang trọng ở Highland Park Village đến những món đồ thời thượng ở Uptown, nơi đây có đủ thứ cho mọi người mua sắm. Kết hợp với một loạt các nhà hàng từng đoạt giải thưởng, Dallas sẽ trở thành thiên đường cho những nhà thám hiểm đô thị.
Houston: Khách sạn hàng đầu tại Houston, TX từ 71 đô la
Houston nổi tiếng thế giới là nơi có Trung tâm vũ trụ của NASA. Du khách có thể khám phá các cuộc triển lãm hấp dẫn, bao gồm tàu ​​vũ trụ thực tế, mô phỏng đào tạo phi hành gia và các màn trình diễn tương tác truyền cảm hứng cho những người đam mê không gian ở mọi lứa tuổi.
Từ bối cảnh nghệ thuật thời thượng ở Montrose đến ẩm thực hấp dẫn ở Phố Tàu, các khu phố của Houston thể hiện sự đa dạng văn hóa phong phú của mình. Khu Bảo tàng có hơn 19 tổ chức văn hóa để khám phá, biến nơi đây thành giấc mơ của những người trí thức.
Công viên Hermann và Buffalo Bayou là nơi lý tưởng để đi dã ngoại, chèo thuyền kayak và đạp xe. Những không gian xanh tươi này mang đến nét thanh bình cho cuộc sống đô thị nhộn nhịp của Houston.
Fort Worth: Khách sạn hàng đầu tại Fort Worth, TX từ 60 đô la
Fort Worth tôn vinh di sản miền Tây của mình không nơi nào sánh bằng. Stockyards cung cấp các buổi trình diễn rodeo trực tiếp, chăn thả gia súc và trải nghiệm cao bồi đích thực, khiến nơi đây trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với những người hâm mộ miền Tây hoang dã.
Nhờ các bảo tàng đẳng cấp thế giới như Bảo tàng Nghệ thuật Kimbell và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Fort Worth, những người yêu nghệ thuật sẽ cảm thấy như ở nhà tại Fort Worth.
Để có một ngày vui chơi cùng gia đình, hãy đến Sở thú Fort Worth hoặc Vườn bách thảo Fort Worth tươi tốt.
Fredericksburg: Khách sạn hàng đầu tại Fredericksburg, TX từ 53 đô la
Nằm ở Texas Hill Country, Fredericksburg mang đến một nét văn hóa Đức độc đáo. Thành phố quyến rũ này tự hào tôn vinh nguồn gốc của mình, từ các tiệm bánh truyền thống của Đức đến lễ hội Oktoberfest hàng năm. Những người đam mê rượu vang cũng sẽ thích Fredericksburg, vì nơi đây tự hào có hơn 50 nhà máy rượu vang và vườn nho, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm đến rượu vang hàng đầu của tiểu bang. Cho dù bạn thích rượu vang đỏ đậm đà hay rượu vang trắng giòn, thì việc nếm thử rượu vang ở đây là điều không thể bỏ qua.
Cuộc phiêu lưu đang chờ đón bạn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Enchanted Rock State, một mái vòm đá granit hồng khổng lồ mang đến một số hoạt động đi bộ đường dài, leo núi và ngắm sao tuyệt vời nhất của Texas. Cảnh quan toàn cảnh từ đỉnh núi xứng đáng với từng bước chân và trải nghiệm này là điều khó quên đối với những người yêu thiên nhiên.
Galveston: Khách sạn hàng đầu tại Galveston, TX từ 50 đô la
Galveston là nơi nghỉ dưỡng hoàn hảo cho những ai tìm kiếm ánh nắng và cát. Với nhiều dặm bãi biển của Bờ biển Vịnh, đây là thiên đường cho những người đi biển, lướt sóng và bất kỳ ai muốn thư giãn bên bờ biển. Seawall mang đến tầm nhìn tuyệt đẹp và nhiều không gian để đạp xe, chạy bộ hoặc chỉ đơn giản là đi dạo. Corpus Christi: Khách sạn hàng đầu tại Corpus Christi, TX từ 54 đô la
Corpus Christi là thiên đường cho những người đam mê thể thao dưới nước. Từ chèo thuyền ván đứng và lướt ván buồm đến câu cá và ngắm cá heo, không thiếu cách để tận hưởng nước. Những người ngắm chim cũng sẽ thấy mình bị cuốn hút bởi động vật hoang dã ven biển đa dạng. Thủy cung Tiểu bang Texas là điểm tham quan thân thiện với gia đình, nơi bạn có thể tìm hiểu về sinh vật biển và thậm chí chạm vào cá đuối gai độc. Gần đó, USS Lexington—một tàu sân bay thời Thế chiến II—mang đến cái nhìn hấp dẫn về lịch sử hải quân. Amarillo: Khách sạn hàng đầu tại Amarillo, TX từ 48 đô la
Được mệnh danh là "Hẻm núi lớn của Texas", Hẻm núi Palo Duro là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Du khách có thể đi bộ đường dài, đạp xe hoặc cưỡi ngựa qua những cảnh quan ngoạn mục của nơi này hoặc thưởng thức buổi biểu diễn âm nhạc ngoài trời tại Nhà hát ngoài trời Pioneer.
Amarillo có những địa danh kỳ lạ như Cadillac Ranch, nơi du khách có thể phun sơn lên những chiếc xe Cadillac mang tính biểu tượng được chôn mũi xuống đất. Những người đam mê Tuyến đường 66 sẽ đánh giá cao nét quyến rũ cổ điển và những quán ăn ven đường của thành phố.
Waco: Khách sạn hàng đầu tại Waco, TX từ $72
Nhờ Chip và Joanna Gaines của Fixer Upper nổi tiếng, Waco đã trở thành thánh địa cho những người hâm mộ phong cách trang trại sang trọng. Chợ Magnolia tại Silos thu hút du khách từ khắp cả nước với các cửa hàng độc đáo, xe tải bán đồ ăn và phong cảnh đẹp như tranh vẽ trên Instagram.
Waco không chỉ có Chợ Magnolia. Di tích quốc gia voi ma mút Waco là một địa điểm cổ sinh vật học hấp dẫn với các hóa thạch voi ma mút được bảo quản tốt. Trong khi đó, Cầu treo Waco mang tính biểu tượng là địa điểm tuyệt đẹp để chụp ảnh và dã ngoại ven sông.

Sưu tầm