Để thấy cuộc sống trên trần gian này tràn đầy ý nghĩa cao đẹp tình người, mỗi khi bạn có cơ hội được phục vụ tha nhân vô vụ lợi, bạn sẽ nhận lại nhiều được hơn những gì bạn đã cho đi.
Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland. Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó. Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu. Cậu bé đang giãy giụa gào khóc. Người nông dân liền lập tức cứu cậu bé lên bờ.
Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. Một người đàn ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé được ông cứu sống ngày hôm qua.
Ông ta nói: "Tôi đến để cảm ơn và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi!"
Ông Fleming đáp: "Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu."
Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều.
Ông nhà giàu hỏi: "Đây là con trai anh phải không?". "Vâng." Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào.
Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé: "Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?" Cậu bé nhỏ nhẹ thưa: "Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu." Nhà quý tộc lại gặng hỏi: "Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?"
Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời: "Dạ thưa ông, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?"
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình: "Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì"
Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà: "Thưa ông, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!"
Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming: "Hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện."
Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý.
Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London. Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu cũng được cả thế giới công nhận.
Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming.
Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming sáng chế ra thuốc kháng sinh Penicillin cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới. Năm 1945, ông được trao giải Nobel về y học.
Vài năm sau, người con trai của ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ thuốc Pénicillin này đã cứu cậu thoát chết. Tên cậu là Winston Churchill. Sau này cậu trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là Thủ tướng trứ danh của nước Anh -- Thủ Tướng Winston Churchill.
Điều thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời.
Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.
Điều này chứng minh rằng hành thiện nhất định sẽ gặp thiện báo. Tất cả những gì ta cho ra đều sẽ được nhận lại; những gì bạn đã cho, tặng cho người khác bằng cả trái tim thì nhất định sẽ không mất.
Chuyện không cách nào thay đổi, thì cứ để nó tự nhiên đi
Vào một ngày của năm 1082, Tô Đông Pha trên đường gặp mưa, không mang theo đồ che mưa. Với người thường thì chỉ có hai chữ là ‘thê thảm’, nước mưa đổ xuống trong rừng trúc phát ra âm thanh rất rõ ràng, không tránh khỏi chạnh lòng.
Tô Thức lạ thường thay, cứ như vậy mà viết ra: “Mạc thính xuyên lâm đả diệp thanh, hà phướng ngâm khiếu thả từ hành” (Chẳng nghe tiếng xuyên rừng gõ lá, sao không ngâm vang chậm rãi bước), hai câu thơ mà tôi thích nhất trong Tống từ. Không dùng “bất thính” (không nghe) mà dùng “mạc thính”(chẳng nghe).
“Bất thính”, tính cương quyết đó, là phải vận dụng sức mạnh của ý chí, để đối kháng lại với tiếng mưa. Còn “mạc thính”, thì ta có thể lựa chọn nghe, nhưng âm thanh đó cũng chỉ là ngoại cảnh, tâm của ta có thể quyết định nghe thấy, hay không nghe thấy. Chỉ với một chữ “mạc” mà cảnh giới đã trở nên thung dung tự chủ.
“Hà phướng ngâm khiếu”, từ “hà phướng” cũng là một sự thư thái, dù sao thì cái hiện thực bị ướt như chuột lột cũng không thể thay đổi, vậy chi bằng ngâm lên khúc du hành của lúc đó. Chuyện không cách nào thay đổi, thì cứ để nó tồn tại một cách tự nhiên đi.
Tô lão lúc đó chỉ cầm một cây gậy trúc, chân đi loại giày cỏ như trong “Thiến nữ u hồn”, từ đầu đến chân đều bị ướt, cũng không cưỡi ngựa. Nhưng ông nói: “Trúc trượng mang hài khinh thắng mã, thùy phạ?” (Gậy trúc giày rơm nhẹ hơn ngựa, ai sợ?), từ sự tự chế giễu tiêu cực mà bộc phát thành thú vui, trong mưa cầm gậy đi giày rơm nhẹ nhàng thoải mái, còn tiện lợi hơn là cưỡi ngựa.
Mưa tạnh rồi, lại có lời vàng: “Hồi thủ hướng lai tiêu sắt xứ, quy khứ, dã vô phong vũ dã vô tình” (ngoảnh nhìn chốn hiu hắt trước nay, về thôi, cũng không mưa gió không trời trong). Cảnh giới đã tương đối cao: được rồi, mưa tạnh rồi, khô người rồi, mưa xong tự nhiên trời sẽ trong, làm người không cần phải phát hoảng khi đang trong nghịch cảnh. Tô Đông Pha lại có thể hiểu thấu đáo không chút chướng ngại, mưa có thể không phải mưa, trong nghịch cảnh dựa vào tâm cảnh mà tự thấy an vui, vì vậy, trời trong cũng không phải trời trong, sự biến hóa của vạn pháp vô thường đã không liên quan đến tâm cảnh của ông nữa.
Tôi thường hay nghĩ, lỡ như vận số yếu gặp phải ma, cũng sẽ học tập Tô lão, trong lòng không có ma, nên là, không nhìn thấy. Không nhìn thấy, sau đó quay lưng bỏ đi, ngâm vang: “cũng không mưa gió không trời trong”.
Cảnh giới của bảy chữ này, đáng để chúng ta dùng làm khẩu thiền trong hoàn cảnh biến hóa của vô thường.
Chú thích:
*Tô Thức: Tô Đông Pha
*Tống từ : là một loại thơ ca được xem là văn chương thành tựu trong đời nhà Tống, câu cú có thể dài ngắn khác nhau nhưng âm tiết rất nhịp nhàng, có thể ngâm đọc hoặc hát.
*Thiến nữ u hồn: thiến nữ u hồn trong bài nhắc đến hình như là một bộ phim của Trung Quốc.
Châu Yến biên dịch