a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

LỊCH SỬ SÀI GÒN HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG

 THỜI KỲ HOANG SƠ:

Con người xuất hiện ở Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy, ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp.
Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này.
Sau khi Đế quốc Khmer hình thành, lãnh thổ miền Nam Đông Dương thuộc quyền kiểm soát của đế chế này. Tuy nhiên, dân cư của Đế quốc Khmer sống ở vùng này rất thưa thớt, không có khu dân cư lớn nào hình thành tại đây. Sau khi Đế quốc Khmer sụp đổ, vùng đất này cũng trở thành vô chủ (không thuộc một nhà nước nào).
Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Sài Gòn – Gia Định vẫn là địa bàn của một vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.
KHAI PHÁ:
Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của Nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa Công Nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống.
Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Khmer, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
Giai đoạn từ 1623 tới 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn sau này.
Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu con rễ là vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prey Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Tuy đây là vùng rừng rậm hoang vắng, nhưng lại nằm trên đường giao thông của các thương nhân Việt Nam, Trung Quốc,... qua Campuchia và Xiêm.
Hai sự kiện quan trọng tiếp theo của thời kỳ này là lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần ngã tư Cống Quỳnh – Nguyễn Trãi ngày nay). Có thể nói Sài Gòn hình thành từ 3 cơ quan chính quyền này.
Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một số nhóm người Hoa tị nạn triều Mãn Thanh tới Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn.
Đến năm 1698, chúa Nguyễn sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý Miền Nam. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Đông Nam Bộ được sáp nhập vào cương vực Việt Nam.
Thời điểm ban đầu này, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000 khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức mới, mang lại hiệu quả hơn.
Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, Mỹ Tho và Cù lao Phố là hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 18, sau các biến loạn và chiến tranh, thương nhân dần chuyển về vùng Chợ Lớn. Khu vực Sài Gòn dần trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Nam Bộ.
Năm 1788, Nguyễn Ánh (vua Gia Long) tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại quân Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp là kỹ sư Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel (1768–1799), Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. "Gia Định Thành" khi đó được đổi thành "Gia Định Kinh".
Năm 1802, sau khi chiến thắng Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi và đẩy mạnh công cuộc khai khẩn Miền Nam. Miền Nam được chia thành 5 trấn, gọi là "Gia Định ngũ trấn". Các công trình kênh đào Rạch Giá – Hà Tiên, Vĩnh Tế... được thực hiện. Qua 300 năm, các trung tâm nông nghiệp phát triển bao quanh những đô thị sầm uất được hình thành.
Sáu năm sau, 1808, "Gia Định Trấn" lại được đổi thành "Gia Định Thành". Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại Nhà Nguyễn, Thành Bát Quái trở thành địa điểm căn cứ. Sau khi trấn áp cuộc nổi dậy, năm 1835, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái, xây dựng Phụng Thành thay thế.
THỜI KỲ PHÁP THUỘC:
Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, thực dân Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa. Đồ án thiết kế được Phó Đô đốc Pháp là Page (về sau là Charner) cử trung tá công binh Pháp là Paul Florent Lucien Coffyn (20/5/1810 – 5/8/1871), nguyên Lãnh sự Pháp ở Hoa Kỳ, thiết kế. Theo bản đồ của Coffyn được công bố vào ngày 13/5/1862, quy hoạch ban đầu của Sài Gòn bao gồm cả tỉnh Chợ Lớn với khoảng 500.000 dân (Saigon ville de 500.000 âmes), tức khoảng 20.000 dân/km².
Quy hoạch này tương ứng với quy hoạch khu vực phòng thủ của tướng Nguyễn Cửu Đàm năm 1772, khi dân số Sài Gòn chỉ khoảng 20.000–30.000 người. Nhưng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, Soái phủ Pháp ở Nam Kỳ (Gouverneur Amiral de la Cochinchine) lúc đó là Chuẩn Đô Đốc Pierre Rose quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn.
Ngày 3/10/1865, Pierre Rose ra lệnh quy hoạch lại Sài Gòn chỉ còn là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Toàn bộ quy hoạch chỉ còn rộng khoảng 3 km².
Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn Quyền, được Pháp thiết kế và huy động nhân công xây dựng. Sau 2 năm người Pháp xây dựng và cải tạo, khu quy hoạch rộng khoảng 3 km² nói trên đã hoàn toàn thay đổi.
Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình Châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như:
Dinh Thống Đốc, Nha Giám Đốc Nội Vụ, Tòa Án, Tòa Thượng Thẩm, Tòa Sơ Thẩm, Tòa Án Thương Mại, Tòa Giám Mục,... Nam Kỳ Lục tỉnh là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định.
Vào năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa.
Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban Thành Phố gồm 1 ủy viên và 12 hội viên; đứng đầu là viên Thị trưởng người Pháp tên là Charles Marie Louis Turc (1867–1871). Cho tới nửa đầu thập niên 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định.
Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn.Đứng đầu là viên Thị Trưởng người Pháp, đầu tiên là G. Vinson (1874 –1876).
Đến năm 1879 thì Pháp cho lập thêm Hội đồng thành phố Sài Gòn (hay đúng ra là Ủy hội thành phố – Commission municipale).
HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG:
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương, được thực dân Pháp mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông ("la perle de l'Extrême-Orient") hoặc một Paris nhỏ ở Viễn Đông ("le petit Paris de l'Extrême-Orient") trong số các thuộc địa của Pháp.Trước đó, thực dân Anh đã chiếm Ấn Độ và gọi nước này là "hòn ngọc trên vương miện của Nữ Hoàng Anh", vì vậy Pháp đặt ra danh xưng này cho Sài Gòn để tỏ ý muốn cạnh tranh việc xâm chiếm thuộc địa với đối thủ Anh.
Tuy được Pháp gọi là "Hòn Ngọc Viễn Đông", nhưng thực ra thời ấy Sài Gòn rất nhỏ, chỉ cần đi xa 20 km là có thể săn thú rừng. Theo quy hoạch của Pháp, Sài Gòn khi đó chỉ rộng khoảng 3 km²; gần bằng một nửa Quận 1 hiện nay (rộng khoảng 8 km²), bao bọc bởi sông Sài Gòn,Chính quyền thuộc địa Pháp tập trung tất cả những gì sang trọng, giàu có nhất mà họ có được ở diện tích 3 km² này, phần còn lại của Sài Gòn thì vẫn còn rất hoang sơ, đầm lầy ngổn ngang.
Theo Sơn Nam trong “Bến Nghé xưa” thì khi Chợ Bến Thành hoàn thành năm 1914, “trước mặt còn là ao vũng sình lầy. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp (…), còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn. Giữa Sài Gòn và ở phần đất cao còn nhiều chòm tre, cây da, mồ mả to xen vào những đám rẫy trồng rau cải và bông hoa, những xóm nhà ổ chuột; bầy bò,dê đi lang thang ăn cỏ”.
Khu Hòa Hưng (Quận 10 hiện nay) cho đến ngã tư Bảy Hiền hiện nay có vô số nghĩa trang, mồ mả. Khu Nguyễn Thiện Thuật, Lý Thái Tổ, Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3 hiện nay) toàn nhà lá nền đất xây dựng tạm bợ không theo quy hoạch nào. Khu Quận 4, Quận 7, khu Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho,… sát cạnh chợ Bến Thành đa số là nhà tranh vách lá tạm bợ.
Sau Thế Chiến thứ nhất, kiến trúc sư He’brerd được mời sang Đông Dương chỉnh lý lại các dự án quy hoạch Sài Gòn. Ông đề ra hướng phát triển công nghiệp và xuất khẩu cho Sài Gòn, điều chỉnh hệ thống kỹ thuật hạ tầng, củng cố thêm phố thị Khánh Hội và Nhà Bè. Nhưng kế hoạch bất thành do thiếu ngân sách.
ĐÔ THÀNH SAIGON:
Từ năm 1949, Sài Gòn đã là Thủ Đô của Quốc Gia Việt Nam. Đến năm 1955,Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn nhất tại Miền Nam Việt Nam đã được chọn làm Thủ Đô với tên gọi chính thức "Đô Thành Sài Gòn" (lưu ý, cách viết thông dụng là "Saigon"). Chiến tranh Đông Dương tác động khiến việc di dân từ nông thôn lên thành thị tăng nhanh.
Thời điểm 1948 dân số đã lên đến 1,179 triệu người, đến năm 1949 thì dân số khu vực đã tăng lên 1.200.000.
Năm 1954 với hàng trăm nghìn người Bắc di cư vào Nam sau khi chia đội đất nước từ vĩ tuyến 17 thì dân số Sài Gòn leo cao, đạt 2.000.000.Dân di cư tập trung tại các khu vực như Xóm Mới – Gò Vấp, Bình An – Quận 8, và rải rác tại các quận khác.
Với Nghị định số 110-NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia lại thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.
Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gòn trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại Miền Nam Việt Nam, là thành phố lớn nhất của kinh tế Việt Nam Cộng Hòa.
Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, việc Quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại Miền Nam Việt Nam nhiều công trình quân sự,cao ốc mọc lên.Lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây được du nhập từ binh lính và sách báo Mỹ.

Khu vực ĐH Y Khoa Saigon, mặt sau khuôn viên nhìn từ đường Nguyễn Trãi

Trường Y Khoa Saigon, do người VN xây dựng năm 1967 với kinh phí 2,5 triệu USD, gồm 3 khối nhà liên kết với nhau.
Tập san VIETNAM BULLETIN số cuối cùng do Tòa đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ phát hành ngày 15/4/1975, 

Saigon 1967 - ĐH Y Khoa Sài Gòn - The Saigon Medical School
bên trái là giảng đường lớn - Photo by Bill Mullin

SAIGON 1969 - Đại Học Y Khoa
Nhìn từ phía lối vào từ cổng sau trên đường Nguyễn Trãi.

Saigon 67-68 - Rạp ciné CASINO DAKAO
Photo by Henry Bechtold

Trường Đại Học Y Khoa Saigon
University of Saigon Medical Education Center - Jim Brown Collection (Mobile Riverine Force Association)

Tân BS Y Khoa SG đọc lời thề Hippocrates sau khi nhận văn bằng tốt nghiệp.
- Some of the 226 new physicians graduated last year by Saigon University's faculty of medicine swear the Hippocratic oath after receiving their doctorates

Saigon 1967 - Đường Trương Công Định đi qua giữa Vườn Tao Đàn
Đi thẳng tiếp qua khỏi vườn Tao Đàn là đường Đoàn Thị Điểm. Ngày nay cả hai đường Trương Công Định và Đoàn Thị Điểm nhập chung một tên là đường Trương Định. (Tên Trương Công Định ngày nay là của một con đường nhỏ ở Quận Tân Bình) - Photo by Bill Mullin




CHOLON 1972 - Đường Hồng Bàng - ĐH Y Khoa

Trường Đại Học Y Khoa Saigon
University of Saigon Medical Education Center - Jim Brown Collection (Mobile Riverine Force Association)

Saigon 1966-67 - Faculty of Medicine - Photo by Capt. Ted R. Snediker - Đại Học Y Khoa Saigon (đường Hồng Bàng, Cholon)

Đại lộ Hồng Bàng, gần sát đường có tòa nhà hình hộp chữ nhật là ĐH Y Khoa Sài Gòn
Saigon 1966-72 - Không ảnh khu vực chợ Bến Thành.

SAIGON 1969 - Đại Học Y Khoa



                                                       Trường Đại Học Y Khoa Saigon
University of Saigon Medical Education Center - Jim Brown Collection (Mobile Riverine Force Association)

Trường Đại Học Y Khoa Saigon
University of Saigon Medical Education Center - Jim Brown Collection (Mobile Riverine Force Association)

Trường Đại Học Y Khoa Saigon
University of Saigon Medical Education Center - Jim Brown Collection (Mobile Riverine Force Association)

Tiền Mẫu 1000 đồng năm 1955 (không phát hành)
Tên gọi: Ông Bà già
Mặt Trước: Hình Ông Già Ở Phía Bên Trái ,bên phải giống Phu Vân Lâu .

Không ảnh Sài Gòn 1964 - phía bên trái là đường Tô Hiến Thành - Photo by Warren Balish

Đại lộ Hồng Bàng, gần sát đường có tòa nhà hình hộp chữ nhật là ĐH Y Khoa Sài Gòn



Giấy Bạc 100 đồng VNCH 1964
Tên thường gọi: Đập Thủy Điện

Tiền Mẫu 1000 đồng năm 1955 (không phát hành)
Tên gọi: Ông Bà già
Mặt Sau: Hình Thuyền 3 Ván (Thuyền Tam Bản) kiểu thuyền giống ngoài Đà Nẵng.

Tiền giấy miền nam Việt nam 1962

Tiền giấy miền nam Việt Nam 1972

FACULTÉ MIXTE DE MÉDICINE ET DE PHARMACIE - Khoa Y & Dược tại số 28 đường Trần Quý Cáp, cơ sở ban đầu của trường Đại Học Y Khoa Saigon
Nay là 28 Võ Văn Tần, Q3, TPHCM. Trước 1975 là VP của Mỹ (US-ARV Office of Civilian Personnel and USAID Mission Warden’s Office). Nay là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (tòa nhà này đã bị phá bỏ)






Không có nhận xét nào: