Cuộc sống vội
vã, kiếp người bé nhỏ, ngoảnh đầu lại đã hơn nửa đời người. Thời gian trôi
nhanh như bóng cây lướt ngoài cửa sổ. Hôm qua còn vui vầy cùng bè bạn mà hôm
nay đã đôi ngả lìa tan. Người cũ lâu không gặp, chuyện cũ lâu không bàn. Chớp mắt
một cái, nhìn quanh mình chẳng còn lại mấy ai. Thời gian không đợi một ai, một
sớm soi gương thấy tóc Ta điểm bạc, hồng trần có khác nào cõi mộng vậy thôi
Đôi khi buồn phiền, hãy
nghĩ cuộc sống là phép trừ, gặp một lần bớt một lần, còn có gì phải khổ não
đây. Không quên ơn người giúp mình, không trách móc người xử tệ với mình, không
giữ mãi trong lòng hận thù người khác, tự khắc Ta sẽ thấy cuộc đời sao mà an
nhiên, bình lặng đến vậy!
Khi gặp phải
chuyện đau buồn, không như ý, hãy nghĩ rằng cuộc sống chính là một lần phải
vượt qua. Kiếp người khi đến tay không, ra đi cũng tay không, không mang đến hạt
cát mà cũng không mang đi một áng mây nào.
Khi Ta bất mãn, hãy
nghĩ đến những người nghèo khổ, kém may mắn hơn Ta, biết đủ mới là hạnh phúc.
So với người bệnh, hạnh phúc của Ta là sống khỏe mạnh. So với người đã khuất, hạnh
phúc của Ta là còn sống. Người ta muốn sống tốt thì tâm phải giản đơn, phải bớt
tranh giành một chút.
Khi Ta cảm thấy
không vui, hãy tự hỏi rằng mình còn lại bao nhiêu ngày để có thể dằn vặt.
Nghĩ kỹ rồi, Ta sẽ không buồn nữa. Khi Ta tức giận hãy nghĩ rằng liệu có cần phải
khổ tâm vì một người không đáng, tại sao Ta lại để người đó làm chủ trong tâm hồn
mình. Ta hãy quên đi cứ ăn ngon, ngủ ngon, chăm sóc tốt, biết cách tiêu tiền là
được rồi.
Khi Ta muốn so
đo tính toán, hãy nhớ lại rằng con người đến thế gian này là tay không, hà
cớ gì phải tính toán thiệt hơn, tại sao không chịu nhường một bước ? Nói nhiều
sẽ làm tổn thương người khác, so đo nhiều lại tổn hại tinh thần, vừa hại người
lại hại mình, kết quả là hao tâm tổn sức. Một đời người thực ra chỉ cần không
làm chuyện phải hổ thẹn với lương tâm, tự tại an nhàn đã là quý lắm rồi !
Hãy sống sao cho
thật vui vẻ. Có cơm để ăn, có quần áo để mặc, có núi để leo, có biển để ngắm,
có internet để vào, có xe để đi, có việc để làm, có thêm người bạn đời cùng
chung suy nghĩ nữa là … tuyệt vời !
Sống an nhiên
vui vẻ mới là tốt nhất, chẳng việc gì phải để ý đến tiền ít tiền nhiều Sau
này già rồi, chết đi ai còn để ý Ta là ăn mày hay là người giàu có? Ai cũng có
phiền muộn, hàng ngày đều có buồn phiền, quan trọng nhất là Ta không để ý đến
nó, sống vui vẻ thì buồn phiền sẽ tự nhiên tan mất. Phiền não ngày ngày đều có
nhưng nếu không tự tay nhặt lên thì người ta đâu phải u sầu nhiều đến vậy?
Tài sản quý giá
nhất là sức khỏe
Khi sinh mệnh của
con người chấm dứt, đến lúc sự sống không thể cứu vãn được nữa thì tiền tài là
gì, danh vọng là chi, thảy đều vô nghĩa.
Truy cầu giàu có
khiến người tham lam, biến thành ác quỷ. Trong mắt người sắp từ giã cõi đời, những
gì gọi là danh phận, địa vị, tiền bạc đều chỉ là vô giá mà thôi.
Sức khỏe là số một,
không có sức khỏe thì danh tiếng, địa vị, sỉ diện, xa hoa, xe sang, nhà cao cửa
rộng… thảy đều là mây bay, gió cuốn, mong manh, hư ảo cả.
Hãy luôn nhớ rằng
: chiếc điện thoại thông minh cao cấp, 70% chức năng là không hề dùng tới. Một
chiếc xe sang, 70% tốc độ là thừa. Một ngôi biệt thự nguy nga, 70% diện tích là
bỏ trống. Hàng loạt chuyện đời, 70% là vô vị, hư không. Một đời nỗ lực kiếm tiền,
70% là để lại cho người khác tiêu. Hãy sống thật đơn giản, tận hưởng cuộc đời,
giữ lấy 30% những gì vốn thuộc về mình mới mong thực sự có được hạnh phúc.
Đời người lại
như một hiệp đấu. Nửa trước là học hành, quyền lực, chức tước, thành tích, tăng
lương, tăng chức. Còn nửa sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn,
sầu não. Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông
xuôi. Cớ sao kiếp người mỏi mệt lắm vậy?
Hãy nhớ không có
bệnh cũng phải giữ gìn sức khỏe, không khát cũng phải uống nước, có phiền muộn
cũng phải nghĩ cho thông, có lý cũng phải nhường người, có quyền cũng phải thấp
giọng, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, không giàu cũng phải biết đủ, bận mấy
cũng phải luyện tập.
Bởi vì, một
cái áo giá $1,000, một vé First class $7,0000, một chiếc xe $50,000 tờ chi phiếu
nhỏ có thể chứng minh. Một căn nhà giá vài triệu, hợp đồng mua bán có thể chứng
minh. Nhưng một con người rốt cuộc trị giá bao nhiêu tiền, chỉ sức khỏe mới có
thể chứng minh.
Hãy nhớ, sức khỏe
chính là “giá trị” nhất ! Vì vậy cũng đừng bao giờ mang máy ra tính rằng
Ta đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe. Trên đời này Ta nhất định có một món tiền
phải tiêu, hoặc là để chăm sóc trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa
chọn món nào là quyền của Ta. Có sức khỏe gọi là
tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi.
Chiếc giường đắt
nhất trên thế giới chính là giường bệnh Trên thế giới này có thể có người lái
xe thay Ta, kiếm tiền thay Ta… nhưng không có ai mắc bệnh thay Ta được. Đồ mất
rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm
thấy, đó chính là sinh mệnh.
Sưu Tầm
LY SỮA CUỘC ĐỜI!
Hôm qua vào viện thăm bố người bạn đang điều trị trong bệnh
viện. Nằm giường kế bên là một ông cụ nhà quê khoảng 80 tuổi đang điều trị mổ
khối u ở mắt. Nhìn qua đã thấy gia cảnh nhà cụ quá nghèo, nhìn tủ đầu giường của
bố người bạn cơ man là hoa quả sữa ngon , bên đầu giường cụ già kia thì không
có gì ngoài một cái ca nhựa xỉn màu và một cái thìa cũng đen xỉn.
Hỏi thăm bố thằng bạn xong tôi quay sang hỏi về gia cảnh cụ, cụ nói:
-Tôi ở quê hoàn cảnh lắm chú ơi! Nhà có mỗi thằng con trai mới lấy vợ sinh được đứa con mới 6 tháng tuổi. Nó đi xe ôm bị tai nạn giờ ở nhà không làm được gì. Vợ nó đi bán rau rong lo cho cả nhà , nay tôi lại bị bệnh phải mổ. Có cái xe cà tàng bán nộp viện phí rồi chưa đủ!
Đang nói thì cửa phòng mở, một cô gái còn trẻ khoảng 25 tuổi nhưng nhìn lam lũ vất cả với khuôn mặt cùng những sợi tóc bết mồ hôi. Cô chào mọi người rồi ngồi xuống vội vã nâng ông cụ dậy, miệng nói:
- bố dậy ăn chút cháo để con còn về cho chồng và cu tý ăn.
Cô mở chiếc cặp lồng nhựa cũ xỉn ra bón cẩn thận cho cụ từng thìa cháo. Ăn chừng già nửa cặp lồng dường như ông cụ chủ động từ chối dứt khoát không ăn nữa. Sau khi ép cố cho bố chồng một vài thìa cô xúc nốt chỗ cháo tự mình ăn nốt. Tiếng thìa nhôm vét vào cạp lồng nhựa nghe đến xót xa...Đặt chiếc cặp lồng gọn gàng lại cô gái lấy chiếc ca nhựa quay sang xin chút nước sôi tráng qua rồi đi ra khe kín giữa chiếc tủ và tường nhà. Cô quay mặt vào trong vén áo lên vắt những giọt sữa từ cặp vú cũng không lấy gì làm căng đầy cho lắm.
Sau chừng 10 phút, cô vội vã quay ra một tay kéo vạt áo che cặp vú trần một tay bê nửa ca sữa đến bên giường nâng đầu ông cụ lên nói:
- ông cố uống thêm chút sữa cho mau khoẻ.
- sao ngày nào con cũng mua sữa làm gì cho tốn kém. Tiền lãi con bán rau rong nuôi ba bốn người đau ốm lấy đâu ra..??
Nói rồi nhưng ông cụ vẫn cố uống hết nửa ca sữa loãng.
Xong cô đi rửa ca để lại chỗ cũ rồi vội vã chào mọi người tất tả ra đi.
Chứng kiến từ đầu đến cuối tôi ngồi ngây người như kẻ mộng du.
Tiếng ho nhẹ của ông cụ kéo tôi về thực tại, tôi đứng dậy chào hai cụ rồi về, xuống đến căng tin bệnh viện tôi tạt vào mua một hộp sữa ensuaf rồi nhờ cô bán hàng mang lên số giường cho ông cụ và nói của người quen gửi biếu.
Trên đường lái xe về tôi lại nhìn thấy cô gái đáng kính đang cong người đạp chiếc xe cũ kỹ với mấy mớ rau thừa héo keo dưới cái nắng nghiệt ngã. Mắt tôi chợt nhoè cay...!
Nếu mỗi người trong chúng ta đều mang đến ca sữa tình yêu cho những người cần, hẳn cuộc sống này sẽ ấm áp và tràn đầy tình thương hơn phải không các bạn ?
Hỏi thăm bố thằng bạn xong tôi quay sang hỏi về gia cảnh cụ, cụ nói:
-Tôi ở quê hoàn cảnh lắm chú ơi! Nhà có mỗi thằng con trai mới lấy vợ sinh được đứa con mới 6 tháng tuổi. Nó đi xe ôm bị tai nạn giờ ở nhà không làm được gì. Vợ nó đi bán rau rong lo cho cả nhà , nay tôi lại bị bệnh phải mổ. Có cái xe cà tàng bán nộp viện phí rồi chưa đủ!
Đang nói thì cửa phòng mở, một cô gái còn trẻ khoảng 25 tuổi nhưng nhìn lam lũ vất cả với khuôn mặt cùng những sợi tóc bết mồ hôi. Cô chào mọi người rồi ngồi xuống vội vã nâng ông cụ dậy, miệng nói:
- bố dậy ăn chút cháo để con còn về cho chồng và cu tý ăn.
Cô mở chiếc cặp lồng nhựa cũ xỉn ra bón cẩn thận cho cụ từng thìa cháo. Ăn chừng già nửa cặp lồng dường như ông cụ chủ động từ chối dứt khoát không ăn nữa. Sau khi ép cố cho bố chồng một vài thìa cô xúc nốt chỗ cháo tự mình ăn nốt. Tiếng thìa nhôm vét vào cạp lồng nhựa nghe đến xót xa...Đặt chiếc cặp lồng gọn gàng lại cô gái lấy chiếc ca nhựa quay sang xin chút nước sôi tráng qua rồi đi ra khe kín giữa chiếc tủ và tường nhà. Cô quay mặt vào trong vén áo lên vắt những giọt sữa từ cặp vú cũng không lấy gì làm căng đầy cho lắm.
Sau chừng 10 phút, cô vội vã quay ra một tay kéo vạt áo che cặp vú trần một tay bê nửa ca sữa đến bên giường nâng đầu ông cụ lên nói:
- ông cố uống thêm chút sữa cho mau khoẻ.
- sao ngày nào con cũng mua sữa làm gì cho tốn kém. Tiền lãi con bán rau rong nuôi ba bốn người đau ốm lấy đâu ra..??
Nói rồi nhưng ông cụ vẫn cố uống hết nửa ca sữa loãng.
Xong cô đi rửa ca để lại chỗ cũ rồi vội vã chào mọi người tất tả ra đi.
Chứng kiến từ đầu đến cuối tôi ngồi ngây người như kẻ mộng du.
Tiếng ho nhẹ của ông cụ kéo tôi về thực tại, tôi đứng dậy chào hai cụ rồi về, xuống đến căng tin bệnh viện tôi tạt vào mua một hộp sữa ensuaf rồi nhờ cô bán hàng mang lên số giường cho ông cụ và nói của người quen gửi biếu.
Trên đường lái xe về tôi lại nhìn thấy cô gái đáng kính đang cong người đạp chiếc xe cũ kỹ với mấy mớ rau thừa héo keo dưới cái nắng nghiệt ngã. Mắt tôi chợt nhoè cay...!
Nếu mỗi người trong chúng ta đều mang đến ca sữa tình yêu cho những người cần, hẳn cuộc sống này sẽ ấm áp và tràn đầy tình thương hơn phải không các bạn ?
Nguồn fb
TÔI VẪN BIẾT BÀ ẤY LÀ AI
Lúc đó khoảng 8 giờ sáng, phòng cấp cứu rất bận rộn. Một ông cụ khoảng trên 80 tuổi bước vào phòng và yêu cầu được cắt chỉ khâu ở ngón tay cái. Ông cụ nói ông rất vội vì ông có một cuộc hẹn vào lúc 9 giờ…
Tôi bắt mạch, đo huyết áp cho ông cụ xong, tôi bảo ông ngồi chờ vì tôi biết phải hơn một tiếng đồng hồ nữa mới có người đến cắt chỉ khâu cho ông. Tôi thấy ông nôn nóng nhìn đồng hồ nên tôi quyết định sẽ đích thân khám vết thương ở ngón tay cái của ông cụ. Vì lúc đó tôi cũng không bận với một bệnh nhân nào khác cả.
Khi khám tôi nhận thấy vết thương đã lành tốt vì vậy tôi đi lấy dụng cụ để tháo chỉ khâu ra và bôi thuốc vào vết thương cho ông cụ. Trong khi săn sóc vết thương cho ông cụ tôi hỏi ông là ông vội như vậy chắc là ông có một cuộc hẹn với một bác sĩ khác sáng hôm nay phải không.
Ông nói không phải vậy nhưng ông cần phải đi đến nhà dưỡng lão để ăn điểm tâm với bà vợ của ông ở đó. Tôi hỏi thăm sức khỏe của bà cụ thì ông cho biết là bà đã ở viện dưỡng lão một thời gian khá lâu rồi và bà bị bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi).
Khi nói chuyện, tôi có hỏi ông cụ là liệu bà cụ có buồn không nếu ông đến trể một chút. Ông cụ nói bà ấy không còn biết ông là ai nữa và đã 5 năm nay rồi , bà không còn nhận ra ông nữa. Tôi ngạc nhiên quá và hỏi ông cụ “và Bác vẫn đến ăn sáng với Bác gái mỗi buổi sáng mặc dù Bác gái không còn biết Bác là ai nữa?” Ông cụ mĩm cười, vỗ nhẹ vào tay tôi rồi nói “Bà ấy không còn biết tôi nữa nhưng tôi vẫn còn biết bà ấy là ai”.
Khi ông cụ bước ra khỏi phòng, tôi phải cố gắng lắm để khỏi bật khóc. Tôi vô cùng xúc động và thầm nghĩ, “Ước gì đời mình có được một tình yêu như thế!”
SƯU TẦM