Cầu Rama VI là cây cầu đường sắt quan trọng nhất của Thái Lan, nằm tại quận Bang Sue, Bangkok, bắc qua sông Menam tức sông Chaophraya ngày nay.
Khởi công vào năm 1922 dưới triều đại vua Rama VI, cầu được thiết kế và thi công hoàn tất vào cuối năm 1926 cũng bởi Công ty Daydé & Pillé của Pháp, là công ty từng thiết kế và thi công cầu Paul Doumer (cầu Long Biên) của Đông Dương từ 1898-1902. Cầu Rama VI được khánh thành ngày 1/1/1927. Cầu có bề rộng 10m và dài 442m, chỉ bằng khoảng 1/4 chiều dài cầu Doumer (1682m). Trong thời đệ nhị thế chiến, cùng với nhiều cầu đường sắt và các cơ sở hỏa xa khác của Thái Lan, cầu Rama VI đã bị máy bay đồng minh oanh tạc phá sập nhằm ngăn cản người Nhật dùng làm đường tiếp tế từ Thái Lan lên cho quân Nhật tại Miến Điện.
Hình ảnh Cầu Long Biên chụp năm 1950 |
Đầu thập niên 1950 cầu được sửa chữa lại với toàn bộ kết cấu giàn cầu mới khác với cây cầu ban đầu và đưa vào sử dụng từ năm 1953. Ngày nay còn lại rất ít hình ảnh và tư liệu về cây cầu Rama VI nguyên thủy, là một cây cầu anh em song sinh của cầu Long Biên tại Việt Nam về phương diện hình dáng...
Cầu Rama VI, trên sông Menam, tại Bangkok tuy không còn hình dáng như ban đầu, song vẫn còn nhiều nét tương đồng với cầu Long Biên hiện nay |
Những đỉnh núi tốn tiền tỉ để chinh phục.
VOV.VN - Chinh phục một đỉnh núi là mơ ước của rất nhiều người, cho dù đó là một ngọn núi gần nhà hay những đỉnh cao nhất thế giới. Tuy nhiên dù là nhà leo núi chuyên nghiệp hay du khách nghiệp dư, bạn phải dồi dào cả thể chất và tài chính để theo đuổi ước mơ này.
Theo công bố của Outforia, những đỉnh núi nổi tiếng và được khát khao nhất có thể tiêu tốn hàng chục nghìn USD của mỗi du khách. Chi phí này đắt đỏ vì khi tham gia vào một nhóm leo núi chuyên nghiệp, bạn sẽ có hướng dẫn viên, người hỗ trợ, các thiết bị cần thiết phải mua hoặc thuê mang theo.
Outforia cũng thống kê 10 đỉnh núi tốn nhiều tiền nhất để chinh phục, và Everest đứng đầu cả về độ cao và chi phí. Một nửa trong số này tốn hơn 10.000 Euro cho cuộc leo núi, chưa tính tới các khoản tiền để di chuyển và những chi tiêu khác.
Everest, Nepal
Không có gì ngạc nhiên khi đỉnh núi cao nhất và được đánh giá cao nhất trên thế giới, đỉnh Everest, đứng đầu danh sách này. Tuy nhiên, điều có lẽ gây sốc hơn là giá cả, với một chuyến đi lên Everest có giá lên đến 70.921 Euro (khoảng 1,93 tỉ đồng).
Để dễ so sánh, theo trang Euronews mức lương trung bình hàng năm của một người dân châu Âu là 20.340 Euro. Như vậy, một người cần tiết kiệm tiền lương ít nhất trong ba năm rưỡi để có một chuyến chinh phục đỉnh Everest.
Vinson, Nam Cực
Nằm tại một trong những lục địa xa xôi nhất, Vinson ở Nam Cực là một trong những đỉnh núi tuyệt đẹp và dễ tiếp cận, với độ cao khoảng 4.892 m. Ngọn núi cách cực Nam của Trái đất khoảng 1.200 km.
Tuy nhiên, sự biệt lập và thời tiết phức tạp khiến chi phí tăng cao, cộng thêm sự cần thiết của một hướng dẫn viên giúp bạn tìm đường tại khu vực ít phổ biến này sẽ tiêu tốn của du khách khoảng 39.317 (khoảng 1,07 tỉ đồng), phân nửa chi phí để chinh phục Everest.
Cho Oyu, Trung Quốc
Với độ cao 8.188m, đỉnh Cho Oyu có nghĩa là "Nữ thần ngọc lam" trong tiếng Tây Tạng. Đây là ngọn núi cao thứ sáu trên thế giới, nằm ở biên giới Trung Quốc với Nepal. Với các sườn núi thường có độ dốc vừa phải của tuyến đường phía Tây Bắc, Cho Oyu được coi là đỉnh núi cao trên 8.000 m dễ leo nhất.
Tuy nhiên, để tránh các vụ tuyết lở vốn không hiếm gặp, cùng những sai sót kỹ thuật và tai nạn chết người, những du khách leo núi vẫn nên tìm đến các nhóm chuyên nghiệp để đảm bảo đi lại an toàn, với chi phí khoảng 28.420 Euro (khoảng 774 triệu đồng).
Puncak Jaya, Indonesia
Là đỉnh núi duy nhất thuộc một hòn đảo trong danh sách này, Puncak Jaya là đỉnh cao nhất tại Indonesia. Đỉnh núi đạt độ cao 4.884 mét và cao thứ năm của Đông Nam Á.
Một chuyến leo núi Puncak Jaya có mức giá 23.136 Euro (khoảng 630 triệu đồng). Để được leo núi, du khách cần phải có giấy phép của chính phủ. Ngọn núi từng đóng cửa đối với khách du lịch và người leo núi từ năm 1995 đến năm 2005. Từ năm 2006, mọi người có thể leo núi thông qua các công ty du lịch mạo hiểm.
Denali, Mỹ
Denali thuộc dãy núi Alaska ở phía trong tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. Năm 2015, tên của ngọn núi này đã được đổi từ núi McKinley thành tên ban đầu của nó, Denali, được đặt bởi những người bản địa đã sinh sống trên núi trong nhiều thế kỷ.
Denali có nghĩa là "Người cao lớn", ngọn núi có độ cao 6.190 m, là đỉnh cao nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Hành trình lên đỉnh núi phủ đầy tuyết này có khả năng tiêu tốn khoảng 10.187 Euro (khoảng 277 triệu đồng).
Monte San Lorenzo, Argentina
Ở về phía cực nam của Nam Mỹ, Monte San Lorenzo nằm giữa biên giới Chile và Argentina. Là ngọn núi thấp nhất trong danh sách, nó không phải là ngọn núi có chi phí rẻ nhất, với giá 7.768 Euro (khoảng 211 triệu đồng) cho một chuyến đi.
Tên tiếng Chile của ngọn núi, Monte Cochrane, đề cập đến ngôi làng Cochrane gần đó. Đây là một địa điểm phổ biến để khởi động các chuyến leo núi.
Mera, Nepal
Là một đất nước nổi tiếng với cảnh quan ấn tượng, đỉnh Mera ở Nepal có độ cao 6.476 m. Tuy sẽ phải chi khoảng 7.587 Euro (khoảng 206 triệu đồng) để chinh phục đỉnh núi, nhưng cảnh quan ngoạn mục trên đỉnh sẽ là phần thưởng xứng đáng. Nếu thời tiết tốt, du khách có thể ngắm cùng lúc năm ngọn núi cao nhất thế giới, khi đứng trên đỉnh Mera.
Eiger, Thụy Sĩ
Nổi lên cao giữa dãy Alps của Thụy Sĩ là Eiger, một ngọn núi cao chót vót sừng sững và tương đối nguy hiểm. Mặt phía Bắc của nó có những vách đá dựng đứng rất lớn. Kể từ năm 1935, ít nhất 65 người leo núi đã mất mạng trong những nỗ lực từ mặt phía Bắc của Eiger, mặc dù có những tuyến đường lên núi ít rủi ro hơn.
Tại một nơi vốn có chi phí du lịch đắt đỏ như Thụy Sĩ, việc leo lên Eiger sẽ tiêu tốn của những du khách dũng cảm số tiền tương đương 7.135 Euro (khoảng 194 triệu đồng).
Aconcagua, Argentina.
Được cho là một trong những đỉnh núi chết chóc nhất ở Nam Mỹ, Aconcagua không dành cho những người yếu tim. Với độ cao gần 7.000 mét và chi phí 7.078 Euro (khoảng 192 triệu đồng), du khách sẽ cần cả bản lĩnh và số dư ngân hàng lớn để lên đến đỉnh cao này.
Aconcagua được ghi nhận là đặc biệt nguy hiểm, với khoảng 3 ca tử vong được ghi nhận hàng năm, khiến nó có biệt danh là “Ngọn núi của cái chết”. Mặc dù vậy, chinh phục Aconcagua được coi là một chặng leo núi tương đối dễ dàng, nếu du khách đi bằng con đường truyền thống.
Matterhorn, Thụy Sĩ
Có độ cao 4.478 m, Matterhorn là một trong những đỉnh núi nổi tiếng nhất trong dãy Alps, với hình dạng tam giác gần như hoàn hảo. Tuy nhiên, với sự nổi tiếng của đỉnh núi đi kèm với một mức giá khoảng 6.924 Euro (khoảng 188 triệu đồng) cho mỗi lần leo lên.
Vẻ đẹp cân xứng giúp ngọn núi trở thành một hình ảnh biểu tượng cho Thụy Sĩ, tuy nhiên độ dốc này cũng là thử thách khiến cho nhiều người leo núi e dè. Từ năm 2005 đến năm 2015, trung bình có 12 người chết mỗi năm trong nỗ lực chinh phục Matterhorn. Trong đoàn khách đầu tiên leo lên đỉnh Matterhorn, bốn trong số bảy nhà leo núi đã thiệt mạng khi xuống khỏi đỉnh núi./.
Hải Nam/VOV.VN/Theo Outforia,Euronews
PPhục hồi bộ gen người cổ đại từ bùn trong hang động.
Một cốc bùn bị chôn vùi dưới nền hang hàng thiên niên kỷ vừa được các nhà khoa học phục dựng ra bộ gen của người cổ đại. Mẫu bùn cũng thu được DNA của loài sói và bò rừng cổ đại.
Hang động Satsurblia. (Ảnh: Anna Belfer-Cohen).
Bộ gen người là của một phụ nữ sống cách đây 25.000 năm, trước Kỷ Băng hà cuối cùng. Việc phục dựng này đánh dấu một thành tựu khoa học quan trọng, giúp các nhà khảo cổ học xác định các quần thể người cổ đại ngay cả khi không có xương để phục hồi. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Current Biology ngày 12/7.
Sàng lọc DNA từ trầm tích
Một nhóm các nhà khoa học do nhà sinh học tiến hóa Pere Gelabert và nhà khảo cổ học Ron Pinhasi của Đại học Vienna, Áo dẫn đầu đã đi tìm kiếm DNA từ môi trường trong hang động Satsurblia. Họ lấy sáu mẫu đất và cẩn thận sàng lọc chúng, tìm kiếm dấu vết của vật chất di truyền.
Họ tìm thấy chúng ở dạng DNA ty thể. Đó là những mảnh ghép không đầy đủ, nhưng khi được ghép lại với nhau một cách cẩn thận, đủ để cung cấp thông tin mới về các quần thể đã từng sinh sống trong khu vực.
Đầu tiên, đó là một người phụ nữ. Chỉ một phần nhỏ bộ gen của bà được phục hồi, nhưng từ đó, các nhà nghiên cứu có thể suy ra bà là thành viên của một nhóm người hiện đại chưa từng được biết đến trước đây. Nhóm này hiện đã tuyệt chủng, nhưng khi bộ gen cổ đại được so sánh với bộ gen người hiện tại, các nhà khoa học phát hiện nó đã đóng góp một phần gen vào các quần thể ngày nay ở châu Âu và châu Á.
Mô tả về vị trí của hang động Satsurblia. (Ảnh: Current Biology).
Các nhà nghiên cứu cho biết bộ gen của loài sói cũng đại diện cho một dòng dõi chưa từng được biết đến trước đây, nay đã tuyệt chủng. Điều này cho thấy quần thể sói đã thay đổi và định hình lại đáng kể vào cuối Kỷ Băng hà cuối cùng, khoảng 11.000 năm trước.
Cuối cùng, DNA ty thể được tìm thấy trong bộ gen bò rừng cũng có thể được tìm thấy trong loài bò rừng ngày nay còn sống. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra bộ gen của nó có liên quan chặt chẽ với bò rừng châu Âu và bò rừng Á-Âu hơn là bò rừng Bắc Mỹ. Đây là một phát hiện quan trọng, bởi vì nó cho thấy hai dòng họ đã khác nhau trước thời của bò rừng hang động Satsurblia. Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, bò rừng Mỹ có trước và tách sang các quần thể khác.
Mở ra hy vọng nghiên cứu gen thời kỳ cổ đại
Các nhà khoa học không biết liệu ba loài có sống trong hang cùng nhau hay không, hiện tại, rất khó để thu hẹp niên đại một cách chắc chắn. Ngoài ra, việc nghiên cứu DNA trong môi trường vẫn còn một số hạn chế đáng kể, chẳng hạn như bản chất phân mảnh của bất kỳ vật liệu di truyền nào được lấy ra, và khả năng bị nhiễm bẩn cao.
Tuy nhiên, phát hiện chứng minh rằng, nhờ công nghệ rẻ tiền và dễ tiếp cận, việc đào bới bùn đất có thể tiết lộ nhiều hơn những gì chúng ta từng tin là có thể.
Bộ gen người cổ đại được giải mã từ bùn đất trong hang động. (Ảnh: Current Biology).
Bài báo đánh giá: "Kết quả của chúng tôi cung cấp những hiểu biết mới về lịch sử di truyền của ba loài này vào thế Pleistocen muộn và chứng minh rằng việc xác định trình tự DNA trầm tích theo phương pháp shorgun mà không cần đến các phương pháp bổ sung, có thể mang lại dữ liệu thông tin về toàn bộ hệ gen tổ tiên và các mối quan hệ phát sinh loài".
Được biết, giải trình tự shotgun là một phương pháp giải trình tự, phân tách ngẫu nhiên các trình tự DNA thành nhiều đoạn nhỏ và ghép lại trình tự bằng cách quan sát các vùng chồng chéo.
Việc phục hồi của DNA cổ đại thường phụ thuộc khá nhiều vào xương và sự may mắn. Đầu tiên, cần tìm được xương đủ nguyên vẹn để bảo tồn DNA qua hàng nghìn năm. Sau đó, phải có khả năng khôi phục đủ vật liệu di truyền để giải trình tự.
Đó là công việc khó khăn nhưng bổ ích, DNA cổ đại có thể lấp đầy rất nhiều khoảng trống trong lịch sử tiến hóa, không chỉ của con người mà còn cả sự sống khác.
Tuy nhiên, rất nhiều địa điểm khảo cổ có nhiều bằng chứng về dấu tích con người hơn là xương. Hang động Satsurblia ở Georgia là một trong những địa điểm như vậy. Những đồ tạo tác như công cụ bằng đá tồn tại trong sự khắc nghiệt của thời gian tốt hơn so với xương. Mặc dù vậy, hang động đã được con người cổ đại sử dụng hàng nghìn năm, và trước đến nay chỉ có bộ gen của một người duy nhất người sống cách đây 15.000 năm từ khu vực này từng được giải mã trình tự.
Môi trường DNA có thể được tìm thấy được bảo quản trong lớp trầm tích, đây là phương pháp tuyệt vời để tìm hiểu thêm về quá khứ.
Các nhà nghiên cứu viết trong bài báo: “Kết quả của chúng tôi chứng minh rằng việc xác định trình tự theo phương pháp shotgun tìm DNA cổ trong trầm tích có thể mang lại dữ liệu toàn bộ bộ gen cung cấp thông tin về tổ tiên của một số phân loài”.
"DNA trầm tích cổ đại trên toàn bộ bộ gen có thể mở ra hướng mới cho việc nghiên cứu toàn bộ hệ sinh thái, bao gồm sự tương tác giữa các loài khác nhau và các khía cạnh của hoạt động con người liên quan đến việc sử dụng động vật hoặc thực vật", các nhà khoa học kết luận.
HOÀNG DƯƠNG (Theo Sciencealert, Current Biology)
+